Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Giăng 12:12-19: "Chúa Jêsus: Nhà Vua"


Giăng 12:12-19
CHÚA JÊSUS: NHÀ VUA
Phần giới thiệu: Trong hàng ngàn năm, dân Do thái đã tìm kiếm một Đấng Mêsi. Họ trông mong một nhà lãnh đạo quân sự tài ba, một người sẽ lật đổ mọi kẻ thù của họ và phục hưng Israel đến sự cao trọng và vinh hiển trước kia của nó. Cái điều họ không trông mong ấy là Vua của họ sẽ xuất hiện trong vai trò người thợ mộc. Họ không hề mong Ngài chẳng có vũ khí, chẳng có quân đội và một thế lực chính trị nào hết. Chắc chắn là họ không hề biết Ngài sẽ bị đóng đinh trên thập tự giá nghiệt ngã của kẻ áp bức họ. Tuy nhiên, xuyên suốt cuộc đời trên đất của Chúa Jêsus, họ được trao cho bằng chứng ở đỉnh cao nhất cho thấy Chúa Jêsus chính là Đấng mà Ngài đã phán dạy. Ngài minh chứng lai lịch của Ngài rất nhiều lần bởi các phép lạ, bởi phổ hệ, bởi nơi chào đời, bởi các phép kỳ dấu lạ của Ngài nhiều vô số không thể kể hết được. Tuy nhiên, họ từ chối không chịu tin rằng thực sự Ngài chính là Đấng Mêsi. Rất nhiều lần Ngài bày tỏ chính mình Ngài ra cho họ, và rất nhiều lần họ đã chối bỏ Ngài. Chính vì thế nên Giăng mới trình bày như sau: "Ngài đã đến trong xứ mình, song dân mình chẳng hề nhận lấy", Giăng 1:11. Nghĩa là, Chúa Jêsus đã đến với “những kẻ cật ruột” của Ngài, tỉ như gia đình và bạn hữu, thế mà họ đã từ chối không nhận Ngài!
Trong chương 12 nầy của sách Tin Lành Giăng, Chúa Jêsus một lần nữa tỏ ra lai lịch của Ngài cho dân Israel. Họ sẽ được trao cho một cơ hội sau cùng để tiếp nhận Vua của họ. Chương nầy, ghi lại chi tiết mấy ngày sau cùng chức vụ công khai của Đấng Christ vẽ ra bức tranh nói tới Chúa Jêsus: Nhà Vua. Trong mấy câu nầy, chúng ta sẽ nhìn thấy Ngài là Ai, những gì Ngài đến để lo làm và thể nào Ngài đã gánh vác nó. Khi chúng ta xem xét các lẽ thật nầy nói về Chúa Jêsus, tôi thách bạn nhìn vào tấm lòng của mình và nhìn thấy chỗ mình đang đứng liên quan thế nào với nhà Vua. Có phải bạn đã tiếp nhận Ngài, hay có phải bạn đang sống trong sự chối bỏ Đấng nầy là Đấng yêu thương bạn nhiều như thế? Hãy để cho Lời của Đức Chúa Trời nói tới nhu cần của riêng bạn hôm nay khi chúng ta cùng nhau xem xét Chúa Jêsus: Nhà Vua.
I. PHẦN GIỚI THIỆU NHÀ VUA (các câu 12-19)
A. Phương pháp giới thiệu Ngài – Rõ ràng Chúa Jêsus đã minh chứng lai lịch của Ngài bởi sự ứng nghiệm lời tiên tri của Xachari - câu 15
(Minh họa: Khi người Lamã nhìn thấy Chúa Jêsus cỡi một con lừa, có lẽ họ nghĩ việc nầy giống như một trò đùa vậy. Rốt lại, vị vua nào lại đi cỡi một con lừa chứ? Họ không nhìn thấy Ngài là mối đe dọa đối với thế lực của Lamã. Nhiều người Do thái có lẽ lấy làm lạ, tại sao Đấng nầy sẽ trở thành Vua lại đi cỡi một con lừa chậm chạp như thế. Rốt lại, Đấng Mêsi sẽ chẳng cỡi một con ngựa chiến đầy sức lực sao chứ?) Ngay cả các môn đồ của Đấng Christ cũng không hiểu rõ tầm quan trọng của những điều họ đang chứng kiến, câu 16. Dù vậy, bất cứ ai trong đám đông đều biết rõ lời tiên tri của Xachari: "Hỡi con gái Si-ôn, hãy mừng rỡ cả thể! Hỡi con gái Giê-ru-sa-lem, hãy trổi tiếng reo vui! Nầy, Vua ngươi đến cùng ngươi, Ngài là công bình và ban sự cứu rỗi, nhu mì và cỡi lừa, tức là con của lừa cái" (Xachari 9:9), khi họ nhìn thấy Chúa Jêsus đang vào thành với phương thức đặc biệt nầy, họ sẽ nhận biết chính xác điều gì đang xảy ra. Chúa Jêsus tự giới thiệu mình y như vị tiên tri đã nói đến Ngài. Ngài đến trong vai trò Nhà Vua!
B. Thời điểm giới thiệu Ngài – Chúa Jêsus đang trên đường vào thành Jerusalem vào cái ngày mà chúng ta gọi là Chúa Nhật Lễ Lá. Chỉ mấy ngày trước khi sự chết của Ngài, đúng một tuần lễ trước sự sống lại của Ngài. Ngài vào thành Jerusalem vào cái ngày đặc biệt nầy chẳng có gì là tình cờ hay ngẫu nhiên cả. Thay vì thế, việc Ngài vào thành Jerusalem trùng hợp chính xác với lời tiên tri của Đaniên như được thấy ở Đaniên 9:24-27. Trong mấy câu nầy, chương trình của Đức Chúa Trời dành cho dân Israel đang diễn ra. Đức Chúa Trời sẽ hoàn tất công việc của Ngài với Israel trong một thời kỳ 70 tuần lễ.
1. Có nhiều tuần năm chớ không phải nhiều ngày - Đaniên 9:27; Đaniên 12:11
2. Đây là thời kỳ 490 năm.
3. Một biên niên sử chung là:
a. Chúng sẽ bắt đầu với trình tự tái thiết thành Jerusalemcâu 25a (Ứng nghiệm Nêhêmi 2:1-6, bởi Attaxétxe, nhằm ngày 14 tháng 3 năm 445TC).
b. Cụm từ kế tiếp bao gồm 69 tuần năm chia ra thành hai phần, câu 25b
1. Phải mất 7 tuần năm, hay 49 năm để tái thiết thành Jerusalem. Mọi sự nầy diễn ra vào các thời điểm rối rắm. (Minh họa: Nêhêmi)
2. Từ thời điểm đó, có 62 tuần năm, hay 434 năm cho tới khi Đấng Mêsi ngự đến. Nếu hiểu theo nghĩa đen, 83 năm nầy dẫn tới việc ngự đến của Đấng Mêsi sẽ tương ứng với 173.880 ngày. Kết thúc vào ngày 6 tháng 4 năm 32SC, hay ngày chính xác Chúa Jêsus vào thành Jerusalem trên lưng con lừa! Cũng đúng vào ngày nầy Ngài chính thức bị chối bỏ bởi dân Do thái, đóng ấn số phận của họ. (Minh họa: Đây là 400 năm im lặng giữa sách Malachi và sách Mathiơ).
c. Sau khi Đấng Mêsi ngự đến, có vài biến cố tiên tri đã diễn ra:
1. Đấng Mêsi sẽ bị dứt bỏ – Đóng đinh trên thập tự giá! (Minh họa: Đây là lý do tại sao người Do thái đã chối bỏ Ngài, và vẫn còn đang chối bỏ - I Côrinhtô 1:23; (Minh họa: bị giấu kín đối với người Do thái - Mathiơ 16:21)
2. Thành Jerusalem một lần nữa sẽ bị hủy diệt - Mathiơ 24:1-2. Được ứng nghiệm vào năm 70SC bởi tướng Lamã là Titus.
3. Sẽ có đại chiến nuốt chửng cả Israel – Êxêchiên 38-39. Nga cùng các đồng minh của nó sẽ xâm lược Israel.
4. 69 tuần lễ, hay 483 năm của lời tiên tri sẽ được ứng nghiệm, có một tuần lễ, hay 7 năm còn lại.
(Minh họa: Gộp hết mọi điều nầy lại, Chúa Jêsus tự giới thiệu mình là Vua của người Do thái vào đúng cái ngày vị tiên tri đã nói Ngài sẽ hiển hiện. Nói cách đơn giản, Chúa Jêsus đã đến trong vai trò Nhà Vua! Ngài đã làm chính xác những gì Đức Chúa Trời đã phán Ngài sẽ làm, từng chữ một).
C. Đoàn dân đông nơi sự giới thiệu Ngài – Người nào nhìn thấy Chúa Jêsus vào thành đều hiểu mọi hàm ý những gì Ngài đã làm. Vì lẽ đó, tiếng kêu "Hôsana" có ý nói "Xin cứu ngay bây giờ đi". Trong ánh sáng các phép lạ của Ngài, đáng chú ý nhất, là phép lạ làm cho Laxarơ sống lại, và vì cớ sự Ngài công khai xưng nhận, dân chúng tưởng rằng Chúa Jêsus sẽ trở thành Đấng đến để lật đổ nhà cầm quyền Lamã. Số dân nầy đang tìm kiếm một vị vua. Tuy nhiên, họ dễ thay đổi là dường nào. Mới có 5 ngày thôi, một số trong các người nầy sẽ hiệp giọng của họ với những kẻ kêu la: "hãy đóng đinh hắn trên cây thập tự", Giăng 19:6. Trong khi họ trông mong Ngài ngự đến trong vai trò một vì Vua, họ không hề trông mong Ngài phải chịu chết đâu. Khi qua mấy ngày kế đó, Chúa Jêsus sẽ không lật đổ Rome, cũng chính số người nầy đã vỗ tay hoan hô Ngài, đã xây lại cùng Ngài rồi chối bỏ Ngài.
(Minh họa: Theo nghĩa đen, Chúa Jêsus đã tự tỏ chính mình Ngài ra là Vua của người Do thái. Ngài đã đến trong xứ mình, y như các vị tiên tri đã nói, và Ngài chẳng được dân Ngài tiếp nhận, y như các vị tiên tri đã loan báo trước, Xachari 13:6).
I. Phần giới thiệu nhà vua
II. MỤC ĐÍCH CỦA NHÀ VUA (các câu 20-28; 32)
A. Chịu chết vì tội lỗi (các câu 24, 27, 32-33) Mấy câu nầy tô vẽ một bức tranh rõ nét nói tới lý do tại sao vì Vua nầy đã ngự đến trần gian. Ngài đến để chịu chết! Chức vụ của Ngài ở đây không phải là giảng đạo, làm phép lạ hay có môn đệ. Toàn bộ cuộc sống của Ngài tựu trung quanh cái ngày Ngài sẽ leo lên đồi Gôgôtha rồi bị đóng đinh trên thập tự giá. Toàn bộ mục đích của Ngài trong cuộc sống là chịu chết trên cây thập tự! (Minh họa: Chúa Jêsus trước mặt Philát - Giăng 18:37!)
(Minh họa: Sẽ ra sao nếu người Do thái tiếp nhận Ngài là Vua của họ vào ngày Chúa nhật Lễ Lá kia? Thập tự giá vẫn sẽ diễn ra chăng? Nhà Vua vẫn sẽ chịu chết ư? Chắc chắn thôi! Hãy chú ý, Chúa Jêsus là "chiên con đã bị giết từ buổi sáng thế ", Khải huyền 13:8. Nếu Ngài không chết, sẽ chẳng có sự tha tội, Hêbơrơ 9:22. Nếu Ngài không chết, sẽ chẳng có một ơn cứu rỗi nào cả cho bất kỳ ai. Nếu người Do thái tiếp nhận Chúa Jêsus làm Vua của họ, Ngài vẫn phải đi đến đồi Gôgôtha, Ngài vẫn sống lại từ kẻ chết rồi thăng thiên về Trời, nhưng Cơn Đại Nạn sẽ xảy ra 7 năm sau đó và rồi sẽ có thời kỳ thiên hy niên. Tuy nhiên, vì họ đã chối bỏ không chịu để cho "người nầy cai trị họ", họ đã mở ra cánh cửa cho thời kỳ Hội thánh và ơn cứu rỗi của kỷ nguyên Hội thánh. Chúa Jêsus đã ngự đến thế gian nầy vì mục đích chịu chết vì tội lỗi của bạn, vì Ngài yêu thương bạn - Rôma 5:8!)
B. Để kéo mọi người đến với chính mình Ngài (các câu 32, 20-22) Chúa Jêsus Nhà Vua rất ưa thích việc kéo người ta đến với chính mình Ngài. Trước khi Ngài chịu chết, có nhiều người chạy đến với Ngài bởi đức tin, các câu 20-22. Tuy nhiên, Chúa Jêsus nói cho chúng ta biết việc ấy là bởi sự chết của Ngài trên thập tự giá, (Minh họa: "treo lên" – đề cập tới việc bị đóng đinh trên thập tự giá), nhiều người sẽ được kéo đến với Ngài. Có cái gì đó rất hấp dẫn ở thập tự giá, khi sau cùng nó chiếu trên tội nhân hư mất để họ thấy rằng Chúa Jêsus bị treo ở đó là vì họ. Khi Thánh Linh của Đức Chúa Trời làm cho việc nầy ra rõ ràng, thì thập tự giá không còn là một việc rồ dại nữa, thập tự giá không còn là một thứ để người ta nhiếc móc và chê cười nữa. Thay vì thế, nó trở thành một thứ có quyền phép rất lớn và đáng kinh ngạc. Khi suy nghĩ rằng Đức Chúa Trời sẽ gánh chịu sự chết để cứu một kẻ bị chìm đắm giống như tôi đây! Sự ấy quá cao cả lý trí khó mà hiểu cho nổi được! Hỡi quí bạn yêu dấu ơi, hãy xem xét những gì Chúa Jêsus đã gánh chịu vì ích của bạn xem! Nguyện điều ấy sẽ ra thực đối với bạn. Tôi dám tin chắc rằng sự thiếu thành thực trong Hội thánh có thể được gán trực tiếp cho việc thiếu tình cảm khi đối diện với đồi Gôgôtha. Sự thực của ngày tàn bạo ấy thậm chí chẳng cảm động phần lớn nhiều người dám xưng mình đã bị chạm đến bởi quyền phép đáng sợ, làm thay đổi đời sống của nó! Thập tự giá vẫn có quyền phép để cảm động! Quyền phép ấy có cảm động bạn không? Có phải quyền phép ấy vẫn còn đang cảm động bạn?
(Minh họa: Mong ước chính của Đấng Christ dành cho từng đời sống, ấy là con người đạt tới mức nhìn biết Ngài, II Phierơ 3:9. Ao ước của Đức Chúa Trời, ấy là bạn sẽ được cứu. Mong mỏi của Ngài là nhìn thấy bạn được chuộc qua huyết của Đức Chúa Jêsus Christ. Điều nầy chỉ xảy ra khi bạn tiếp nhận Chúa Jêsus bởi đức tin và tin cậy công tác đã hoàn tất của Ngài trên thập tự giá để cứu vớt linh hồn bạn - I Côrinhtô 1:18).
C. Bản sao cuộc sống của Ngài nơi những ai chịu đến bởi đức tin (câu 24). (Minh họa: Chúa Jêsus nhìn thấy sự chết sắp xảy ra của Ngài là một thời điểm rất vinh quang, câu 23. Tại sao chứ? Ngài không định phải chết luôn đâu! Bởi sự sống lại của Ngài, Chúa Jêsus sẽ mở ra con đường để mọi người đều được cứu).
(Minh họa: Chúa Jêsus sử dụng một hình ảnh rất quen thuộc đối với hết thảy những ai lắng nghe ngài giảng luận. Ai nấy đều biết rằng trước khi mùa vụ có thể được gặt hái, hột giống cần phải được gieo ra trước tiên. Khi những hột giống ấy được đặt vào trong đất và đã chết đi, chúng cung ứng phương tiện bởi đó sản phẩm sẽ được trình ra. Cây mới nầy có khả năng mang cả ngàn hột giống mới. Vì Chúa Jêsus đã chịu chết và đã sống lại từ kẻ chết, Ngài có quyền sao y đời sống của Ngài trong từng người một biết đặt đức tin nơi Ngài. Đấy là lý do tại sao Phaolô đã nói như vầy: "Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi", Galati 2:20. Không những Chúa Jêsus cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi chúng ta, mà Ngài còn ban cho chúng ta một đời mới nữa! Ngài để cho chúng ta sống một đời sống mà người khác không thể sống được. Đây là cốt lõi của việc "sanh lại". Chúa Jêsus bắt lấy chúng ta y như chúng ta hiện có đây và Ngài cứu chúng ta bởi ân điển của Ngài, rồi Ngài thay đổi chúng ta bởi quyền phép của Ngài. Ngài khởi sự sống qua chúng ta và tạo ra mọi sự khác biệt trên thế gian!)
(Minh họa: Chúa Jêsus đã có một minh họa sống động nơi con người Laxarơ! Laxarơ đã sống một đời sống bất khả! Tuy nhiên, đó là một thực tại vì cớ quyền phép của Đức Chúa Trời nơi Chúa Jêsus. Cũng một thể ấy với chúng ta. Mỗi Cơ đốc nhân đều sống một đời sống bất khả! Bất khả là chúng ta không thể sống cuộc sống đó theo sức riêng của chúng ta, chúng ta không thể tạo ra chính những kết quả bằng năng lực của xác thịt. Khi chúng ta để cho Chúa Jêsus sống qua chúng ta, chúng ta đang sống "sự sống dư dật". Ngài đã phán ở Giăng 10:10. Điều nầy được xem là kinh nghiệm Cơ đốc bình thường. Có phải bạn đang sống một đời sống bất khả không? Nếu đúng vậy, thế thì hãy dâng cho Đức Chúa Trời sự vinh hiển vì cớ đó, vì mọi sự đấy là công việc của Ngài!)
I. Phần giới thiệu nhà vua
II. Mục đích của nhà vua
III. ĐỊNH KIẾN CHỐNG NHÀ VUA (các câu 24-43)
A. Họ chối bỏ sứ điệp của Ngài (câu 34) Khi những người Do thái nầy nghe Chúa Jêsus nói tới việc bị "treo lên", họ biết Ngài đang đề cập tới sự đóng đinh trên thập tự giá. Họ gặp rắc rối trong việc nắm bắt lẽ thật nói về Đấng Mêsi của họ, trong khi Ngài sẽ trở thành vị lãnh tụ tài ba và chinh phục kẻ thù của họ, trước tiên phải nếm lấy sự chết dành cho mọi người. Vì lẽ đó, giống như bao người đang thể hiện hôm nay, họ đã chối bỏ sứ điệp nói tới thập tự giá rồi tiếp tục sống trong tội lỗi của họ.
(Minh họa: Con người ngày hôm nay vẫn còn chối bỏ sứ điệp nói tới thập tự giá. Có nhiều người cảm thấy rằng họ có thể làm nhiều việc lành, sống tôn giáo, hay làm việc gì đó để tự khen ngợi mình trước mặt Chúa. Thực vậy, chúng ta chẳng thể làm gì để tự cứu lấy mình được. Nếu chúng ta chối bỏ sứ điệp của Ngài, sứ điệp yêu thương qua sự chết của Ngài trên thập tự giá, thì chẳng có hy vọng gì cả, Hêbơrơ 2:3; Êphêsô 2:8-9; Hêbơrơ 10:26: "Vì nếu chúng ta đã nhận biết lẽ thật rồi, mà lại cố ý phạm tội, thì không còn có tế lễ chuộc tội nữa").
B. Họ chối bỏ chức vụ của Ngài (câu 34) Hãy chú ý câu hỏi của dân chúng: "Con Người đó là ai?" Họ đã lấy mọi sự giảng dạy, mọi dấu lạ của Ngài rồi quăng đi hết thảy. Đúng ra họ đang chối bỏ từng giây đồng hồ chức vụ của Ngài dành cho nhân loại.
(Minh họa: Một lần nữa, con người vẫn còn làm việc nầy hôm nay. Họ sợ đạo Tin Lành và họ nói: "Tôi sẽ không muốn người nầy cai trị tôi!" Khi họ nói như thế, họ đang chối bỏ nguồn hy vọng duy nhứt để họ có thể được cứu. Bạn thường nghe câu nói ấy, nhưng nó vẫn còn lặp lại sáng nay: "Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu”, Công Vụ các Sứ Đồ 4:12. Đức Chúa Jêsus Christ là "đường đi, lẽ thật và sự sống, chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha!" Bạn có thể chối bỏ Ngài nếu đấy là ao ước của bạn, nhưng khi bạn muốn như thế, hãy nhớ rằng bạn đang chối bỏ Thiên Đàng, sự cứu rỗi, hy vọng và sự sống. Thay vì thế, bạn đang vòng tay ôm lấy Địa Ngục, sự đày đọa, thất vọng, và sự chết. Sự chọn lựa thuộc về bạn!)
C. Họ chối bỏ các phép lạ của Ngài (câu 37) (Minh họa: Rõ ràng Chúa Jêsus tự minh chứng Ngài là Đấng Mêsi, Luca 4:18-19; Êsai 61:1-2, thế mà dân chúng đã từ chối không nghe hay nhìn thấy sự thực. Điều nầy vẫn còn đang diễn ra hôm nay! Người ta chế nhạo sứ điệp nói tới thập tự giá và ơn cứu rỗi qua huyết của Chúa Jêsus, I Côrinhtô 1:18. Mặc dù họ có bằng chứng nói tới nhiều đời sống được thay đổi và sự tin quyết ở trong chính tấm lòng của họ, họ gọi sứ điệp là lỗi thời, hẹp hòi v.v… Bất cứ lý do nào, con người vẫn phải đi địa ngục thay vì chỉ đơn sơ tiếp nhận những lời xưng nhận của Chúa Jêsus).
(Minh họa: Con Rắn Bằng Đồng – Dân số ký 21:4-9. Nhiều người trong xứ Israel bị rắn cắn và ngã chết, tuy nhiên, người nào nhìn lên con rắn bị treo trên cây cột sẽ đem lại sự chữa lành và sự sống. Tôi dám chắc đã có một số người từ chối không chịu nhìn lên. Bất chấp bằng chứng nơi đời sống của nhiều người khác, bất chấp quyền phép chữa lành lạ lùng của con rắn, có người không chút hồ nghi từ chối không nhìn lên mà sống. Có nhiều việc chẳng có gì khác biệt khi đến với đạo Tin Lành. Ở chung quanh là những người đã được chữa lành bởi đức tin đặt nơi Chúa Jêsus, thế mà có nhiều người ưa thích tội lỗi của họ nhiều hơn chính đời sống của họ và từ chối không nhìn xem Chúa Jêsus. (Minh họa: Tôi biết có một số người nói họ đã được lành, họ vẫn sống giống như họ mắc bịnh vậy. Tin theo Kinh thánh không phải là đời sống của một vài Cơ đốc nhân! Đừng để cho một tội lỗi nhỏ đưa bạn xuống Địa Ngục! Hãy lắng nghe hôm nay, bạn có thể được cứu bởi cái nhìn lên của bạn đấy – Êsai 45:22!)
I. Phần giới thiệu nhà vua
II. Mục đích của nhà vua
III. Định kiến chống nhà vua
IV. LỜI HỨA CỦA NHÀ VUA (các câu 44-50)
(Minh họa: Mặc dù hầu hết đều chối bỏ Ngài, Ngài đã ban ra một số lời hứa nhất định, đặc biệt cho hết thảy những ai chịu tin nơi danh của Ngài).
A. Lời hứa mặc khải (các câu 44-45)Trong hai câu nầy, Chúa Jêsus hứa với những ai tiếp nhận Ngài rằng họ có thể nhìn thấy Đức Chúa Trời. Tôi có thể nhắc cho bạn nhớ rằng Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời mặc lấy xác thịt, Giăng 1:1; 14. Ngài đã đến để tỏ Đức Chúa Cha ra cho chúng ta biết, Hêbơrơ 1:3, và nếu bạn đã nhìn thấy Ngài, bạn đã nhìn thấy Đức Chúa Cha, Giăng 14:9. Nếu có người nào muốn gặp Đức Chúa Trời, Ngài sẽ cho gặp qua Thân vị của Đức Chúa Jêsus Christ - I Timôthê 2:5; Giăng 14:6. Có nhiều người tìm kiếm Đức Chúa Trời ở nhiều địa điểm khác nhau, trong khi Ngài chỉ gặp được nơi một Thân Vị: là Đức Chúa Jêsus Christ!
B. Lời hứa giải phóng (câu 46)Chúa Jêsus cũng hứa với hết thảy những ai tin theo Ngài rằng họ sẽ được giải phóng ra khỏi bóng tối tăm của tội lỗi. Tôi muốn bạn nhận biết sáng nay rằng Chúa Jêsus và chỉ một mình Chúa Jêsus mới có quyền phép phá vỡ xiềng xích của tội lỗi! Ngài cứu bất cứ tội nhân nào, Ngài cứu họ bởi ân điển của Ngài, ban cho họ một đời sống mới và buông tha họ cho đến đời đời! (Minh họa: Rôma 6:14; Giăng 8:36). Chúa Jêsus chuyên môn bắt lấy những đời sống đổ nát, tan vỡ rồi làm cho họ được mới lại bởi quyền phép của Ngài, II Côrinhtô 5:17! Chúa Jêsus sẽ buông tha cho bạn được tự do!
C. Lời hứa cứu vớt (các câu 47-50) Ngài hứa hẹn xa hơn với hết thảy những ai tiếp nhận Ngài rằng Ngài sẽ giải cứu họ ra khỏi cơn thạnh nộ và sự xét đoán của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Khi bạn tiếp nhận Chúa Jêsus bởi đức tin, bạn được giải cứu ra khỏi án phạt của tội lỗi bạn. Bạn được đưa từ sự chết sang sự sống và mọi sự xét đoán đều được dời khỏi bạn (Rôma 5:9; Rôma 8:1; Giăng 5:24; Rôma 4:7-8). Vinh hiển quy cho Đức Chúa Trời! Đây là điều đáng tung hô!
Phần kết luận: Người Do thái có thể nói bất cứ điều gì họ muốn, Chúa Jêsus vẫn là Vua! Nhiều người ngày nay có thể làm bất cứ điều chi họ thích, Chúa Jêsus vẫn là Vua! Người ta có thể sống theo như họ muốn, nhưng Chúa Jêsus vẫn là Vua và Ngài sẽ có lời nói sau cùng! Thắc mắc duy nhứt còn lại sáng nay là đây: "Chúa Jêsus có phải là Vua không?" Bạn có nhận biết Ngài là Chúa và Cứu Chúa của cá nhân bạn chưa? Mọi sự tôi muốn hỏi là đây: "Bạn được cứu chưa?" Với mọi minh chứng đã được trao cho chúng ta, với các phần Kinh thánh mà chúng ta đã nhìn vào hôm nay, có ai lại không hiểu Chúa Jêsus quả thật là Vua? Nếu Ngài là Vua, thế thì bạn: một là đối mặt với Ngài tại bàn thờ ăn năn, ở đó bạn sẽ đến với Ngài bởi đức tin và được cứu, hay bạn sẽ đối mặt với Ngài tại ngai phán xét, ở đó bạn sẽ bị phán xét cho đến đời đời. Rồi sẽ ra sao nào? Nhà vua đang ở trong nhà thờ hôm nay và Ngài đang hiện diện ở đây vì bạn. Liệu bạn có chịu đến với Ngài sáng nay không?





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét