Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Giăng 12:1-9: "Chân Dung Sự Thờ Phượng Quá Độ"


Giăng 12:1-9
CHÂN DUNG
SỰ THỜ PHƯỢNG QUÁ ĐỘ

Phần giới thiệu: Từ ngữ “quá độ” được xác định là: “1. chi tiêu quá nhiều: được đánh dấu bởi sự chi tiêu quá sức hoặc lãng phí; 2. vượt quá những gì là hợp lý: phóng đại hoặc không hợp lý; 3. giá cao bất hợp lý; 4. rực rỡ quá đáng: phô trương hay trang trí lòe loẹt”. Từ ngữ ấy có ý tưởng “quá mức, quá nhiều việc phải làm”. Phân đoạn Kinh thánh của chúng ta nói tới một người nữ tên là Mary. Kinh thánh cho chúng ta biết rằng nàng có một món quà tặng cho Chúa Jêsus mà một số người nghĩ là quá mấu. Có người nghĩ những điều Mary đã làm cho Chúa Jêsus là quá đắt đỏ, tột đỉnh, quá cao giá, đơn giản là quá nhiều. Nói khác đi, nhiều người nghĩ món quà của Mary tặng cho Chúa Jêsus là quá độ.
Giờ đây, tôi sẽ là người trước tiên đồng ý là có nhiều việc trong xã hội chúng ta là quá độ. Khi tôi nghe ai đó xài 2 triệu USD vào một tiệc cưới, tôi nghĩ như thế là quá độ, tột đỉnh, đơn giản là quá nhiều! Khi tôi nghe ai đó xài 10.000USD cho một đêm nghỉ ở phòng khách sạn, tôi nghĩ như thế là quá độ. Tôi nghĩ xài 250.000USD cho một chiếc xe hơi là quá độ. Tôi có thể tiếp tục và nói cho bạn biết những gì tôi nghĩ là quá độ.
Giờ đây, thường thì từ ngữ “quá độ” có ý nghĩa tiêu cực. Từ ngữ ấy được sử dụng theo một cách xấu xa. Và, khi chúng ta nhìn thấy người ta nhận lãnh các ơn phước họ có một khi Chúa ban cho họ rồi lãng phí chúng, đấy là một việc xấu. Tuy nhiên, khi một người thể hiện tình cảm và sự thờ lạy của họ dành cho Đức Chúa Jêsus Christ theo một tư thế quá độ, thì chẳng có gì tiêu cực hơn thế nữa! Rốt lại, Ngài rất xứng đáng trong mọi sự mà chúng ta có thể dâng lên cho Ngài, vì mọi sự chúng ta có đều đến từ Ngài đấy thôi. Không một món quà nào là đắt đỏ hết; không một thể hiện tình cảm nào là tột đỉnh cả, và chẳng có một hình thức thờ phượng nào sẽ bị xem là quá độ khi hiến cho Chúa Jêsus.
Tôi muốn dành ra một vài phút để nhìn vào bối cảnh nầy như phân đoạn Kinh thánh của chúng ta đã ghi lại hôm nay. Tôi nghĩ sự thờ lạy của Mary có nhiều điều để dạy dỗ chúng ta về Chúa Jêsus. Chúng ta hãy cùng nhau nhìn vào mấy câu nầy rồi tiếp thu cách thức thờ phượng Cứu Chúa của chúng ta theo một tư thế quá độ. Tôi muốn rao giảng trong vài phút về đề tài Chân Dung Sự Thờ Phượng Quá Độ.

I. PHÍ TỔN SỰ THỜ LẠY CỦA NÀNG LÀ QUÁ ĐỘ
A. Nàng đã đập vỡ chiếc bình dầu rồi đổ nó ra trên đầu của Chúa Jêsus và xức nơi chơn của Chúa Jêsus, xem Mác 14:3. Bình dầu nầy có giá là 300 đơniê. Một đơniê là tiền lương công nhựt của một nhân công trung bình. Vì lẽ đó, theo giá trị ngày nay, bình dầu ấy sẽ có giá từ 15.000 đến 20.000 USD!
Cam tùng hương nầy được chế ra từ một thực vật rất hiếm mọc ở Ấn độ. Rất khó tìm được cây ấy và nó rất đắt đỏ. Người ta buộc phải để ra nhiều năm trời mới có thể cung ứng được đủ số dầu cho tang lễ của chính họ.
B. Trong việc đập bễ bình dầu nầy, có hai tục lệ xưa ở đông phương rơi vào tầm nhìn. Tục lệ thứ nhứt cần phải làm với việc đập bễ mấy cái ly. Khi một người khách đặc biệt dùng bữa trong một ngôi nhà, thường thì cái ly họ dùng bị đập bễ để ngăn nhân vật kém địa vị hơn không còn dùng nó nữa trong tương lai. Có thể điều nầy đã có trong lý trí của Mary khi nàng đập bễ bình dầu.
Một thói tục khác cần phải nghĩ đến là các nghi thức chôn cất. Sau khi thi thể của người quá cố đã được rửa ráy sạch sẽ và được xức dầu, bình dầu có chứa các chất liệu thơm phức bị đập bễ ra và các mảnh vỡ sẽ được chôn cùng với người ấy.
Có lẽ mọi sự nầy đã có trong lý trí của Mary. Tuy nhiên, tôi muốn hình dung nàng đã đập bễ bình dầu để nàng có thể rưới từng giọt dầu lên Chúa Jêsus.
C. Bất kể là lý do nào, có một việc rất là rõ ràng: Mary đã cung ứng mọi sự nàng có cho Đức Chúa Jêsus Christ! Tôi tự hỏi, chúng ta có đập bễ bình dầu thơm đắt tiền (alabaster) của đời sống chúng ta rồi rưới từng giọt lên Ngài không? Đây là tư tưởng đã chiếm hữu lý trí của Phaolô khi ông đối diện với cái chết của chính ông, II Timôthê 4:6!
D. Chúng ta nên nhìn vào chính đời sống của chúng ta rồi tự hỏi không biết chúng ta có cung ứng mọi sự chúng ta có hết thảy cho Ngài không!?! Bạn thấy đấy, của lễ của Mary là sự thể hiện hoàn toàn tình cảm và sự thờ phượng của nàng dành cho Chúa Jêsus. Nàng đã dâng mọi sự nàng có! Rốt lại, Chúa Jêsus phán: “Người đã làm điều mình có thể làm được” Mác 14:8.
Chúng ta có đặt mọi sự chúng ta có trên bàn thờ dâng lên Ngài không? Hãy suy nghĩ việc nầy theo cách thật long trọng xem. Bạn đã dâng cho Ngài điều gì và bạn đã giữ lại cho mình điều gì thế? Khi chúng ta hết lòng kính sợ Chúa Jêsus, và khi Ngài chiếm lấy vị thế thích ứng trong tấm lòng chúng ta, không một giá nào là quá lớn lao và không một của dâng nào là quá độ khi dâng cho Ngài vì mọi sự mà Ngài đã ban cho chúng ta!

(Minh họa: Câu chuyện ngắn của Henry có đề tựa là "Món Quà Của Mấy Thầy Bác Sĩ", minh họa ý tưởng nầy rất là hay. Đây là một câu chuyện nói tới đôi vợ chồng trẻ có tên là Della và Jim. Họ là đôi vợ chồng nghèo, song họ rất mực yêu thương nhau. Mỗi người đều có của cải riêng của mình. Mái tóc của Della là niềm tự hào và vui mừng của nàng. Khi nàng trải mái tóc ra thì nó giống như chiếc áo choàng phủ xuống lưng nàng vậy. Jim có một chiếc đồng hồ vàng, là thứ mà cha chàng đã tặng cho.
Vào ngày trước Lễ Giáng Sinh, Della có đúng 1,87USD để mua cho Jim một món quà. Nàng muốn có món quà mà chàng sẽ rất ưa thích, nhưng nàng biết rõ nàng chẳng thể mua món chi được một khi chỉ có 1,87USD. Nàng đã làm việc duy nhứt mà nàng có thể làm. Nàng ra ngoài rồi bán đi mái tóc của mình để có được 20USD. Với số tiền ấy, nàng đã mua một sợi dây chuyền bằng platin để đeo chiếc đồng hồ quí giá của Jim.
Jim từ sở làm về nhà tối hôm ấy. Khi chàng nhìn thấy mái tóc ngắn ngủn của Della, chàng đứng thừ ra đấy không nói gì được. Từ từ, chàng trao cho nàng món quà của mình. Món quà của chàng là một bộ lược rất đắt tiền thích hợp với mái tóc đẹp của nàng. Chàng đã bán chiếc đồng hồ vàng của mình để mua bộ lược đó cho nàng. Mỗi người đều đã trao mọi sự mình đã có).

II. CÁCH THỂ HIỆN SỰ THỜ PHƯỢNG CỦA NÀNG LÀ QUÁ ĐỘ
A. Trong thời của Đấng Christ, người ta không ngồi tại bàn để dùng bữa đâu. Loại bàn họ sử dụng thì thấp đến tận sàn nhà, và người ta nằm tựa quanh bàn mà dùng bữa. Thường thì đầu của họ ở gần bàn trong khi chơn của họ thì ở phía xa hơn. Điều nầy có nghĩa là bất cứ ai bước tới gần một người đang trong tư thế ấy sẽ được xem là bậc cao hơn người đang dùng bữa. Vì lẽ đó, chắc chắn là Mary được xem như đang ở trong tư thế quì gối gần Chúa Jêsus, để xức dầu cho đầu và chơn của Ngài với cam tùng hương đó.
Trong chính thời điểm nầy, Mary đã đưa ra một câu nói long trọng chỉ ra sự đầu phục. Bằng cách quì gối trước mặt Ngài và xức dầu cho Ngài, nàng đang tuyên bố đức tin của mình đặt nơi Ngài là Đấng Mêsi. Nàng đang nói cho những ai đang nhìn thấy việc nàng đã làm, có nghĩa là đức tin của nàng đã đặt nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Trong giây phút đó, nàng đã đem mọi sự mà đầu phục Ngài!
B. Bởi hành động yêu thương và thờ lạy vô kỷ của mình, Mary đang đưa ra một câu nói long trọng về Đấng mà nàng tin sẽ trở thành. Bốn giai cấp con người được xức dầu trong thời ấy: Vua (II Các Vua 9:3), Thầy Tế Lễ (Xuất Êdíptô ký 29:7), Tiên tri (I Các Vua 19:16)người chết (Giăng 19:39-40; Luca 23:56; Mác 16:1). Tôi tin rằng bởi hành động thờ phượng của nàng, Mary đang công nhận Chúa Jêsus trở nên mọi sự trong mọi sự ấy nơi tấm lòng của nàng.
Chắc chắn, Chúa Jêsus là mọi sự trong mọi sự ấy. Ngài là Vua các vua, Khải huyền 19:16. Ngài là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm, Hêbơrơ 3:1. Ngài là Tiên tri, Mathiơ 13:31. Ngài đã chết, nhưng vẫn sống cho đến đời đời, Khải huyền 1:18. Đây là những gì Mary đã tin về Chúa Jêsus và nàng đã chứng tỏ sự đầu phục của nàng đối với Ngài trong mọi sự đó bởi hành động yêu thương và thờ phượng của nàng.
C. Mary đã chạm nhiều tới việc Ngài đã và đang là ai còn hơn cả các môn đồ của Ngài nữa. Nàng đã tin rằng Ngài sắp sửa chịu chết. Họ không tin! Rõ ràng, nàng vốn biết rõ thi thể của Ngài sẽ không sẵn sàng để xức dầu sau khi chết, vì vậy nàng đã làm điều đó trước thời điểm. Chắc chắn đức tin của nàng đã giúp cho nàng nhìn thấy bên kia thập tự giá và ngôi mộ đến một ngày khi Chúa Jêsus sống lại từ kẻ chết và chiếm lấy ngôi vinh hiển ở trên Trời. Nàng đã đầu phục đối với Đức Chúa Jêsus Christ một cách tuyệt đối.
D. Thái độ hạ mình của nàng được tỏ ra theo hai cách rất quan trọng. Thứ nhứt, Mary đã bằng lòng làm công việc của một người nô lệ tầm thường cho Chúa Jêsus. Tiếp đến, nàng cũng bằng lòng để cho mọi người nhìn thấy với mái tóc nàng xổ xuống hết. Đây là một dấu hiệu nói tới một người phụ nữ phi đạo đức. Như vậy, Mary hoàn toàn có lương tâm vô kỷ trong sự tôn kính và tình cảm của nàng dành cho Chúa Jêsus.
Nàng không quan tâm người khác sẽ nghĩ gì!?! Nàng chẳng màng về những điều họ ao ước, thể trạng hay sự chế nhạo của họ! Không những nàng đã đem của cải mình mà đầu phục, mà nàng còn đem cả lòng tự hào của mình ra mà phục theo nữa. Mục tiêu chính của nàng là phục vụ và tôn vinh Chúa.
E. Còn chúng ta thì sao? Có phải chúng ta biết đầu phục như Mary? Có phải đời sống bạn đang sống tỏ ra bạn đang quì gối trước mặt Ngài là Chúa và là Đức Chúa Trời tuyệt đối không? Khi Mary đến nơi chơn Chúa Jêsus rồi dâng lên mọi sự mình có; thực sự nàng đã làm tất cả những gì nàng có thể làm. Khi chúng ta đến tại mức ấy, chúng ta đừng đi xa hơn với Chúa Jêsus. Giống như Mary đã đập bễ bình dầu cam tùng hương để từng giọt dầu sẽ được rưới lên, chúng ta hãy tan vỡ đời sống của mình trên bàn thờ của Ngài hầu cho Ngài sẽ nhận lãnh từng giọt vinh hiển ra từ chúng ta. Đấy là cái giá của sự đầu phục!
Chúng ta cần phải biết ơn về mọi sự mà Ngài đã làm cho chúng ta đến nỗi chúng ta hoàn toàn không bị ngăn trở và không xấu hổ trong sự thể hiện tình cảm và sự thờ lạy của chúng ta dành cho Chúa Jêsus. Vì lẽ đó, chúng ta phải làm cho lòng kiêu ngạo của chúng ta chết đi và tỏ ra cho thế giới hư mất và đang dãy chết biết rằng chúng ta chẳng xấu hổ khi thờ phượng, làm chứng, hay làm việc vì sự vinh hiển của Ngài là Đấng đã chịu chết để buông tha cho chúng ta được tự do. Rốt lại, tình cảm của chúng ta dành cho Ngài nằm ở phần đáp ứng trực tiếp đối với tình yêu của Ngài dành cho chúng ta , I Giăng 4:19.

III. SỰ RỘNG RÃI TRONG VIỆC THỜ LẠY CỦA NÀNG LÀ QUÁ ĐỘ
A. Mary xuất hiện ở sân khấu trung tâm ba lần trong bản tường trình Tin Lành. Mỗi lần nàng xuất hiện, nàng đang làm cùng một công việc: nàng được tìm gặp nơi chơn của Chúa Jêsus. Lần thứ nhứt nàng xuất hiện là ở tại nhà riêng của nàng. Mathê đang lo nấu dọn bữa ăn cho Chúa Jêsus và nhiều người khác nữa, còn Mary thì ngồi bên chơn Ngài lắng nghe Ngài dạy dỗ, Luca 10:38-42. Lần kế, chúng ta gặp nàng bên ngôi mộ của Laxarơ. Ông mới vừa chết và Chúa Jêsus đã đến bên mộ. Mary chạy đến với Chúa Jêsus rồi sấp mình xuống nơi chơn Ngài mà thỉnh cầu, Giăng 11:28-32. Lần sau cùng chúng ta gặp nàng là ở đây, trong phân đoạn Kinh thánh tối nay. Nàng cung hiến sự thờ phượng cho Ngài vì cớ những gì Ngài có ý nghĩa đối với nàng. Giăng 12:1-12; Mác 14:1-9; Mathiơ 26:6-13.
Khi chúng ta nhìn thấy Mary trong ba cơ hội mà tôi vừa nhắc đến, thật là dễ làm chứng cho sự rời rộng của tấm lòng nàng trong sự thờ phượng, và về khả năng thờ phượng của nàng dành cho Chúa Jêsus. Lần thứ nhứt, chúng ta gặp nàng ở Luca 10, nàng đang ngồi bên chơn Ngài như một người đang học tập. Nàng mong muốn nghe Lời của Ngài. Lần kế đó, chúng ta gặp nàng, ở Giăng 11, nàng đang ở bên chơn của Ngài như một người biết nương cậy. Nàng mong muốn kinh nghiệm mọi việc làm của Ngài. Ở đây, nàng đang có mặt bên chơn của Ngài như một người rất mực yêu thương. Nàng muốn công bố ra mọi giá trị của Ngài.
B. Mary đang tỏ ra loại tiến trình ổn định sẽ đánh dấu từng con cái của Đức Chúa Trời! Khi chúng ta trưởng thành trong Chúa, khi chúng ta học tập từ Lời của Ngài; nương cậy vào Ngài và kinh nghiệm mọi công tác đầy năng quyền của Ngài trong đời sống của chúng ta và khi chúng ta học biết yêu thương Ngài nhiều hơn bất cứ điều chi khác, sự thờ phượng của chúng ta sẽ trở nên càng quá độ nhiều hơn.
C. Bạn thấy đấy, mọi người có mặt ở đó ngày ấy đều có một lý do để thờ lạy Chúa Jêsus. Chúng ta hãy nhìn vào bằng chứng đây:
1. Laxarơ được sống lại từ kẻ chết; nhưng ông không thờ lạy, ông đang quan sát!
2. Simôn người phung đã được chữa lành khỏi bịnh phung, và Đức Chúa Trời của sự sáng tạo đang ăn tối tại nhà của ông; nhưng ông không thờ lạy, ông cũng đang quan sát.
3. Mathê đã chứng kiến Chúa Jêsus làm cho Laxarơ sống lại từ kẻ chết cũng y như Mary đã chứng kiến vậy; song nàng không thờ lạy, nàng mãi lo làm việc.
4. Mười một môn đồ đã kinh nghiệm cái chạm cứu rỗi của Đức Chúa Jêsus Christ và đã được kêu gọi bước theo Vua các vua và Chúa các chúa; song họ không thờ lạy, họ chỉ đứng quan sát mà thôi.
5. Giuđa Íchcariốt ở trong sự hiện diện của Đấng có thể cứu ông ra khỏi tội lỗi và giải phóng ông ra khỏi Địa Ngục; nhưng ông mãi than phiền và cứ lo tìm vết, thay vì thờ lạy. Thực vậy, mọi mắt đều nhắm vào Chúa Jêsus cho tới chừng Giuđa mở miệng hắn ra! (Minh họa: Một số người nên suy nghĩ về sự việc nầy!)
6. Tiếp đến, có Mary! Nàng đã làm điều mà bất cứ ai trong số những người khác đều có thể làm. Nhưng, thay vì lui lại, nàng đã chủ động tôn vinh Chúa Jêsus. Ở đây là một phụ nữ kính mến Chúa nhiều hơn bất cứ điều chi khác. Kết quả là, nàng dấn thân vào sự thờ lạy quan trọng nơi chơn của Ngài. Nàng đã tự sấp mình xuống trước mặt Ngài. Nàng chẳng màng đến những điều người khác sẽ suy nghĩ. Nàng mở lòng mình ra, và tiếp đến nàng mở hai bàn tay của mình ra, dâng mọi sự nàng có trong sự thờ phượng khiêm nhu dành cho Chúa.
D. Có phải kinh nghiệm thờ phượng của bạn ngày càng sâu sắc hơn khi thời gian trôi qua chăng? Khi bạn bước đi trong ánh sáng của Ngài, hãy tận hưởng ơn cứu rỗi của Ngài và kinh nghiệm quyền phép của Ngài từng ngày một, có phải bạn thành thực nói rằng sự thờ phượng của bạn đang rộng mở chăng? Nếu bạn chịu dừng lại và suy nghĩ chừng một giây đồng hồ thôi, bạn sẽ nhận ra bạn có rất nhiều lý do tuyệt vời để mà thờ lạy. Hãy suy nghĩ về mọi sự mà Ngài đã làm cho bạn đi! Hãy suy nghĩ về ơn cứu rỗi, tình yêu, sự tiếp trợ, ân điển, sự thương xót, sự hiện diện của Ngài, v.v... Hãy suy nghĩ Ngài là Ai, những gì Ngài đã làm và Ngài đã hứa gì với bạn, khi ấy hãy sống giống như Mary, chớ đừng giống như bao người khác, và hãy dành cho Ngài sự thờ lạy mà Ngài đáng được.

Phần kết luận: Khi Mary đập bễ bình ấy rồi đổ dầu ra trên đầu của Chúa Jêsus, Kinh thánh chép rằng “cả nhà thơm nức mùi dầu đó”. Mọi người ở đó đã dự vào một phần kinh nghiệm. Chẳng có ai chối cãi rằng Mary đang dâng hiến mọi sự nàng có với một nổ lực tôn vinh Chúa Jêsus. Ngay cả những kẻ hay chỉ trích phê phán nàng có thể tận hưởng được mùi hương của lễ mà nàng đem dâng cho Chúa. Có lẽ không lâu trước khi mùi hương bay ra bên ngoài để những người ở chung quanh nhà cũng có thể ngửi được mùi dầu đó.
Bạn thấy đấy, khi Chúa được thờ lạy bởi dân sự Ngài bằng tâm thần và lẽ thật, thật khó mà giữ im lặng cho được. Mùi hương sự thờ lạy của chúng ta sẽ đầy dẫy ngôi nhà và theo chúng ta vào trong một thế giới đang hư mất và dãy chết. Giống như Mary, sẽ có những kẻ chỉ trích phê phán chúng ta, câu 5, nhưng bất chấp mọi sự ấy, luôn luôn có Đấng sẽ tiếp nhận sự thờ lạy của chúng ta và tôn cao những ai chịu tôn vinh Ngài, Mathiơ 23:12; I Phierơ 5:5-6.
Quí bạn ơi, khi dân sự Ngài bày tỏ ra tình cảm của họ dành cho Chúa Jêsus trong sự thờ lạy quá độ, điều đó tôn vinh Chúa. Chúng ta phải xét xem chẳng có món quà nào là quá đáng đâu. Chúng ta phải nhìn thấy chẳng có của lễ nào là quá vĩ đại đâu. Chúng ta phải ngợi khen Đức Chúa Trời vì từng cơ hội để dâng mọi sự của chúng ta cho Ngài là thờ lạy và phục vụ khiêm nhường.
Có cái bình nào trong đời sống của bạn cần được đập bễ không? Có phải sự thờ phượng trong đời sống của bạn đang đổ ra nơi chơn của Chúa Jêsus chăng? Có phải mùi hương tình cảm của bạn dành cho Ngài đang dầm thấm đời sống của bạn với mùi hương dịu dàng của Thiên Đàng? Hay, có chỗ nào dành cho sự hy sinh nhiều hơn; tình cảm nhiều hơn và sự thờ phượng nhiều hơn chăng? Tại sao bạn không mang mọi sự bạn có và mọi điều bạn đang sống đến với Ngài tối nay? Tại sao bạn không đặt nó xuống nơi chơn của Ngài như sự bày tỏ tối hậu về tình cảm và sự thờ lạy của bạn chứ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét