Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Giăng 21:1-22: "Cách Thức Thay Đổi Hội Thánh Của Bạn Cho Đến Đời Đời"



Giăng 21:1-22
CÁCH THỨC THAY ĐỔI HỘI THÁNH CỦA BẠN 
CHO ĐẾN ĐỜI ĐỜI
Phần giới thiệu: "Ngày kia, vị Mục sư về nhà thì thấy con gái mình đang tranh luận với bạn bè của nó trong phòng ngủ. Từ hành lang phía trước, ông có thể nghe thấy chúng la hét và gọi tên nhau, vì vậy ông nhanh bước đến cầu thang.
            Ông hỏi khi bước vào phòng: "Chuyện gì đang xảy ra ở đây vậy?'
            Đứa con 5 tuổi của ông ngước mắt nhìn ông  mĩm cười rồi đáp: `Ba ơi, không có gì đâu! Chúng con đang chơi trò hội thánh đấy thôi!'
            Chúng ta bật cười khi bối cảnh xảy ra là như thế, song thực tế thì có nhiều tối tăm và nghiêm trọng hơn là chúng ta nhìn biết. Một sự thực đáng buồn nhưng rất thực, ấy là nhà thờ thường bị xem là gò bó quá và chẳng nhạy cảm với những gì đang diễn ra trong thế gian. Thường thì hội thánh bị xem là tự đóng khố chẳng có lòng thương xót, hay ít thời gian cho thế giới đang bị hư mất. Thực vậy, có nhiều người đang ở ngoài nhà thờ sẽ xây sang đâu đó để tìm kiếm sự trợ giúp trừ ra nhà thờ.
            (Minh họa: Philip Yancey thuật lại về người bạn của ông, người bạn nầy đã làm việc với hạng người vô gia cư ở thành phố Chicago. Một phụ nữ bạn ông đang ra sức giúp đỡ là một người nghiện cocaine: "Cô ấy tuyệt vọng đến nỗi bán đứa con hai tuổi của mình đi để mấy người đàn ông có thể quan hệ tình dục với cô ấy. Người phụ nữ nầy sẽ chi $100 cho người đàn ông nào đủ sức cho một đêm khác. Cô ta sống vô gia cư, có sức khỏe tồi, cô ta chẳng có ai chăm sóc cho mình. Cô ta kể lại câu chuyện của cô ta cho bạn tôi là một Mục sư Tin Lành, và ông bị choáng ngợp và kinh ngạc. Cuối cùng, ông bảo cô ta: 'Khi cô trải qua mọi sự nầy, có có bao giờ nghĩ đến việc tới nhà thờ để xin giúp đỡ không?' Ông nói xong, ông không bao giờ quên được cái nhìn tuyệt đối ngây thơ song bị sốc trải ra trên gương mặt khi cô ấy nói: 'Nhà thờ hả! Sao tôi lại phải đến đó? Tôi đã cảm thấy mình tồi tệ đủ rồi, họ sẽ biến tôi ra tồi tệ hơn nữa mà thôi!'")
            Tại sao người ta lại có suy nghĩ như thế nầy về nhà thờ? Chúng ta phạm sai lầm ở chỗ nào? Thật vậy, có phải chúng ta phạm sai lầm chăng? Tôi tin câu trả lời thành thực nhất là đây: "Đúng, chúng ta đã tẻ tách ra khỏi chương trình của Chúa và chúng ta cần phải tìm con đường quay trở về nhà lại". Cảm tạ Chúa, Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta một cái nhìn vào những gì chúng ta có cần trong giờ nầy khi chúng ta sinh sống trong đó. Trong mấy câu Kinh thánh nầy xử lý với thời điểm mà các môn đồ sinh sống lúc họ lạc lối, chúng ta có ở đây ba bài học quan trọng, mà nếu được chú ý và được thực thi trong các nhà thờ, thì sẽ làm thay đổi họ cho đến đời đời. Tôi không biết nhiều về bạn, và tôi không thể nói thay cho nhà thờ của bạn, song sự ao ước của lòng tôi dành cho Hội thánh nhà, ấy là chúng tôi sẽ trở thành loại nhà thờ mà kẻ bị hư mất có thể đến và tìm được sự giúp đỡ, một nơi mà ở đó các thánh đồ có thể đến và tìm đặng ngôi nhà và niềm hy vọng cho cuộc sống của họ. Tôi tin bạn muốn y như thế cho nhà thờ mà bạn gọi là nhà nữa kia. Vì vậy, chúng ta cần phải lắng nghe mấy bài học được đề ra qua mấy câu Kinh thánh nầy. Tối nay, khi Chúa ban cho sự tự do để đứng mà giảng dạy, tôi muốn rao giảng về tư tưởng nầy: Cách Thức Thay Đổi Hội Thánh Của Bạn Cho Đến Đời Đời.
I. Bài #1: NƯƠNG CẬY VÀO ĐỨC CHÚA TRỜI (các câu 1-14)
A. Một đêm làm việc uổng công (các câu 1-3)
1. Trở lại với đời sống cũ Bảy trong số các môn đồ của Chúa đã đưa ra quyết định trở lại với biển cả để tìm những gì họ có cần. Đây là một bức tranh nói tới một đời sống đã sống theo năng lực của xác thịt. Họ đã sống trong xứ Galilê vì Chúa Jêsus đã căn dặn họ là Ngài sẽ gặp họ ở đó, Mathiơ 28:10. Họ đã ở đúng chỗ rồi, song họ đang sử dụng sai phương pháp. Thay vì chờ đợi Chúa đến và ban lịnh lạc cho họ, họ đã khởi sự làm những việc theo cách của họ, dựa theo công việc và cách thức mà họ biết là phải làm.
(Minh họa: Há chúng ta chẳng làm như thế nầy tại nhà thờ? Chúng ta nghe nói một phương pháp tác động vào siêu nhà thờ nầy và chúng ta hình dung: "Được rồi, nếu phương pháp ấy hữu hiệu ở kia, thì nó sẽ hữu hiệu ở đây!" Nếu Chúa hướng dẫn bạn thực hiện một chương trình mà bạn đọc hay nghe thấy, thế thì hãy đến với chương trình đó, nhưng trừ phi Chúa lèo lái nó, nó sẽ chẳng có hiệu quả gì đâu. Chúng ta cần phải quan tâm nhiều đối với những gì Chúa muốn chúng ta làm hơn là sao chép kế hoạch tăng trưởng của nhà thờ kia).
2. Một sự nhắc nhớ từ đời sống mới Họ đã đánh cá suốt đêm mà chẳng bắt được gì cả! Sự việc khiến cho Anhrê, Phierơ, Giacơ và Giăng phải nản lòng. Rốt lại, mấy người nầy đều là tay ngư phủ chuyên nghiệp cả. Họ biết rõ nơi nào có cá và họ biết cách thức để đánh bắt chúng nữa. Đúng vậy, chúng ta vừa nói mọi việc đà thay đổi! Bạn thấy đấy, khi mấy người nầy được kêu gọi để đi theo Chúa Jêsus, họ đã bỏ tàu thuyền và lưới của họ lại mà đi theo Chúa Jêsus. Họ được kêu gọi để trở thành "tay đánh lưới người", Mác 1:17. Họ đã thất bại vì họ đang bước đi theo xác thịt thay vì theo Thánh Linh! Đánh bắt cá thì chẳng có gì là sai quấy cả, song đấy chẳng phải là công việc mà Chúa Jêsus muốn họ phải lo làm.
            (Cũng có một lời ở đây cho chúng ta. Chúng ta cần phải hiểu rằng trong thời buổi hiện đại với các tòa nhà cao tầng, ngân sách lớn và dân số đông, cuộc sống của chúng ta sẽ chẳng bao giờ là đầy đủ đâu. Khi chúng ta được cứu, chúng ta được đưa vào một mối quan hệ mới nương cậy hoàn toàn vào Đức Chúa Jêsus Christ. Cá nhân tôi tin rằng đây là ý chỉ của Chúa dành cho chúng ta không những trong vai trò cá nhân, mà còn là một hội thánh nữa. Chúng ta cần phải bước đi trong sự nương cậy hoàn toàn vào Chúa Jêsus, với sự nhìn biết rằng không có Ngài, chúng ta chẳng làm được chi hết - Giăng 15:5. Tuy nhiên, nhìn biết rõ rằng với quyền phép của Ngài, chúng ta có thể làm bất cứ điều gì - Philíp 4:13).
B. Một buổi sáng dư dật thật kỳ diệu (các câu 4-14) Khi Chúa Jêsus xuất hiện, mọi sự đà thay đổi!
1. Thách thức từ Chúa (câu 5) Câu hỏi nầy được ấn định để chỉ ra thực tế thất vọng của họ. Họ đã đánh cá suốt cả đêm. Có lẽ thấm mệt và đói bụng, giờ đây gã nầy xuất hiện hỏi họ chẳng có gì ăn cả sao!?! Câu trả lời ngắn ngủn của họ là một hàm ý chỉ ra sự thực mà hết thảy họ đều cảm nhận được. Ở giây phút này, họ đã cảm nhận được mọi thất bại).
(Minh họa: Bạn không thấy vui sướng lúc Chúa thách thức nhằm khi chúng ta nếm trải mọi việc theo sức riêng của mình sao? Khi Ngài thách thức, ấy chẳng phải để vùi hai lỗ mũi chúng ta trong thất bại với nổ lực hạ chúng ta xuống. Khi Ngài làm vậy, mọi nổ lực thất bại của chúng ta đang ở chỗ tự tín, động cơ của Ngài ấy là làm thức tỉnh trong một sự nương cậy mới mẻ ở nơi Ngài. Chúng ta cần sự nhắc nhở thường xuyên rằng "người công bình sống bởi đức tin mình", Rôma 1:17; "phàm làm điều chi không bởi đức tin thì điều đó là tội lỗi", Rôma 14:23; và "Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài", Hêbơrơ 11:6. Cuộc sống của chúng ta sẽ thất bại đấy, còn ý chỉ của Ngài sẽ không hề thất bại đâu!)
2. Mạng lịnh từ Chúa (câu 6) Chúa Jêsus bảo họ thả lưới bên hữu thuyền với lời hứa là khi họ làm theo, họ sẽ thấy số cá mà họ đã săn lùng suốt cả đêm. Khi họ vâng theo mạng lịnh của Chúa, họ đã được ban thưởng với một mẻ cá thật là lớn. Những gì họ đã thất bại không hoàn thành được với tài năng, hiểu biết và năng lực của họ, thì sẽ đạt được trong một khoảnh khắc ngắn ngủi do sự họ vâng theo ý chỉ của Đức Chúa Trời.
(Minh họa: Đúng là một bài học cho chúng ta trong hội thánh hôm nay! Chúng ta có nhiều chương trình, thủ tục, kế hoạch, v.v… Hết thảy chúng ta đều có tổ chức và cổ máy chạy bằng dầu rất tốt để chúng ta có thể sử dụng và chúng ta vẫn không đánh cá được theo như chúng ta đáng phải có. Đâu là nan đề? Có lẽ đó cũng chính là nan đề mà các môn đồ đã gặp phải. Có lẽ chúng ta đang tin đủ thứ thay vì tin Chúa Jêsus sẽ thực thi công việc. Chúng ta đừng mong làm công việc của Chúa cho tới khi nào chúng ta nếm trải công việc ấy trong ý chỉ của Chúa! Có lẽ thì giờ đã đến cho chúng ta phải giải quyết sự việc hắc búa và trở lại với công việc. Có lẽ đây là thời điểm cho hội thánh hiện đại phải tái viếng các đại lộ nhóm lại cầu nguyện bị bỏ quên, các buổi thờ phượng, mở cửa truyền giảng Tin Lành và có tình yêu thương chân thành giữa vòng các anh em. Khi chúng ta học đánh cá theo cách của Chúa, chúng ta sẽ có được một mẻ lưới lớn sau đó!)
3. Khả năng của Chúa (các câu 7-14) Có phải bạn để ý, trong mấy câu nầy, Chúa Jêsus đã chăm sóc từng nhu cần mà họ muốn không? Họ đã lao động vô hiệu quả khi đánh cá và lúc họ vào đến bờ rồi, Chúa Jêsus đã có bánh và cá được dọn sẵn. Có lẽ họ ráng sức để bắt một vài con cá để làm đồ ăn, Chúa Jêsus đã ban cho họ một mẻ cá thật lớn. Họ đã thấm mệt và lạnh lẽo từ một đêm trên biển, Chúa Jêsus đã có một lò lửa sẵn sàng để sưỡi ấm và yên ủi cho họ. Bài học ở đây là không thể lầm lẫn được. Nhu cần của chúng ta là bằng chứng sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời trong sự chờ đợi. Khi chúng ta thiếu thốn, Ngài là sự tiếp trợ của chúng ta! Ngài có khả năng làm thỏa mãn nhu cần của dân sự Ngài, Philíp 4:19.
(Minh họa: Trong mấy câu nầy, có một vài lẽ thật được tỏ ra về Chúa Jêsus có thể và sẽ làm thay đổi từng cá nhân ở đây cũng như hội thánh của bạn và của tôi).
1. Chúa Jêsus sống lại từ kẻ chết  (câu 1) Chẳng cần thiết gì phải sợ hãi phần việc ở trước mặt. Chúa Jêsus đang sống và sẽ chẳng lìa bỏ chúng ta, nhưng Ngài hằng sống để thực hiện sự cầu thay cho chúng ta ở bên tay hữu của Đức Chúa Cha.
2. Chúa Jêsus có khả năng kiểm soát mọi hoàn cảnh (câu 6) Ngài thay đổi trong một thoáng những gì họ bất khả thay đổi trong cả một đêm! Đừng thối lui! Hãy học biết tin cậy vào quyền phép của Cứu Chúa chúng ta - Mathiơ 17:20.
3. Chúa Jêsus có khả năng kiểm soát sự thành công (câu 6) Sự thành công của các môn đồ trong trường hợp nầy hoàn toàn nằm trong tay của Đức Chúa Jêsus Christ. Họ cứ tiếp tục trong thất bại trừ phi Ngài bắt tay vào can thiệp! Khi Ngài can thiệp, họ thưởng thức sự thành công rất lớn. Quí vị ơi, sự việc nầy cất bỏ áp lực đối với bạn và tôi! Khi chúng ta nhận ra mùa gặt ở trong tay Chúa và bổn phận của chúng ta là bước đi theo ý chỉ của Ngài và làm theo những gì Ngài bảo chúng ta làm, chúng ta đạt tới chỗ nhìn nhận rằng Ngài cũng chịu trách nhiệm cho bất cứ lượng thành công nào đã nhận được. Việc của tôi là vâng lời. Bổn phận của Hội thánh chúng ta là vâng lời. Sự thành công đang ở trong tay của Chúa!
4. Chúa Jêsus có khả năng tể trị từ đàng xa (câu 4) Chúa Jêsus đang đứng ở trên bờ, các môn đồ còn ở trên thuyền ngoài biển, Chúa vẫn có khả năng chỉ đạo cho họ và can thiệp vì ích của họ. Đúng là một bài học cho hội thánh! Trong khi chúng ta dong buồm trong đại dương sóng gió cuộc sống, Chúa Jêsus đang ngự ở trên Trời. Từ điểm thuận lợi ấy, Ngài có khả năng dời đổi mọi hoàn cảnh của chúng ta, Ngài có khả năng làm thỏa mãn mọi nhu cần của chúng ta, Ngài có khả năng lèo lái cuộc sống của chúng ta và Ngài có khả năng truyền lịnh cho các hội thánh của Ngài. Ngài không ở ngoài cái chạm của chúng ta, Ngài tuyệt đối đang tể trị!
5. Chúa Jêsus có khả năng mặc lấy quyền phép cho dân sự (câu 6) Chúa Jêsus có khả năng hoàn thành trong một phút mà họ tự nổ lực không thể làm trong cả một đêm. Cũng một thể ấy trong sinh hoạt của Hội thánh Ngài!
6. Chúa Jêsus có khả năng tiếp trợ mọi nhu cần của dân sự Ngài (các câu 10-11) Khi các môn đồ lên bờ, họ thấy công lao động của họ thật là uổng. Nổ lực của họ với sự tự tín đã mất công toi. Khi họ đối diện tận mặt với Chúa Jêsus, họ thấy rằng Ngài có mọi sự họ cần đã sẵn sàng rồi và đang chờ đợi họ. Tối nay, tôi muốn nhắc cho bạn nhớ rằng Ngài vẫn là Đức Giêhôva Dirê (Jehovah-Jireh)?
I. Bài #1: Nương Cậy Vào Đức Chúa Trời
II. Bài #2: BỔN PHẬN CỦA CHÚNG TA TRƯỚC MẶT ĐỨC CHÚA TRỜI (các câu 15-17)
A. Bổn phận chính của chúng ta (các câu 15-17) Ba lần, môn đồ đã chối Chúa được gọi đến để tái khẳng định tình yêu của ông dành cho Chúa Jêsus. Giờ đây, có nhiều điều được nói về sự xưng tội của Phierơ và cách chơi chữ xảy ra giữa ông và Chúa. Sự thực là ở hai lần đầu, Chúa Jêsus đã hỏi Phierơ là nếu Ngài yêu ông với tình yêu mặc dầu (agape), và hai lần Phierơ trả lời rằng ông yêu mến Chúa Jêsus bằng tình yêu phileo. Tuy nhiên, trước khi chúng ta thấy khó chịu với Phierơ, chúng ta hãy nhớ rằng đây là người đã đưa ra lời khoe khoang cùng đi với Chúa Jêsus cho đến chết, rồi trước khi đêm đó kết thúc, đã chối Chúa Jêsus ba lần. Tôi thấy Phierơ đã hạ mình xuống và thành thực ở trước mặt Chúa.
(Minh họa: Qua phân đoạn nầy, thì đâu là lời lẽ của Hội thánh? Yêu mến Đấng Christ! Chúng ta, là một hội thánh, phải làm sao trổi hơn tình yêu phileo khi nói: "Tôi ưa thích Ngài, tôi sống với Ngài như một người anh em", và chúng ta phải đạt tới chỗ chúng ta yêu mến Chúa với tình yêu chân chính agape. Nghĩa là, chúng ta cần thứ tình yêu tự hy sinh, tự chối bỏ mình, vô điều kiện, không thay đổi, bất tận dành cho Đấng Christ tỏa khắp từng lãnh vực của đời sống chúng ta. Khi chúng ta đạt tới điểm nầy, Mathiơ 22:39 sẽ chẳng áp đặt nan đề nào cho chúng ta. Khi ấy chúng ta sẽ ở trong chỗ bày tỏ ra cho thế giới bị hư mất ở xung quanh chúng ta thấy Chúa Jêsus là mọi sự mà Ngài xưng nhận về chính mình Ngài - Giăng 13:35).
B. Bổn phận suốt đời của chúng ta (các câu 15-17) Tình yêu chân chính dành cho Chúa Jêsus được tỏ ra bằng cách nào? Đối với tôi, nói như vầy là đủ: "Con yêu Chúa!"? Hội thánh nói như thế nầy là đủ: "Chúng ta thực sự yêu mến Chúa ở đây!"? Không! Tình yêu chơn thật dành cho Chúa luôn luôn tự tỏ ra trong sự vâng theo các mạng lịnh của Ngài, Giăng 14:15! Khi ấy, khi có sự vâng phục đối với các mạng lịnh của Chúa Jêsus, Ngài đã hứa tỏ ra sự hiện diện của Ngài ở giữa dân sự Ngài! Trong ba câu nầy, chúng ta nhìn thấy bổn phận trọn đời của hội thánh.
1. Tiếp trợ cho các thánh đồ - Phierơ được truyền cho phải chăn "chiên ta", câu 15, đây là những "con chiên nhỏ". Khi ấy, ông được truyền cho phải chăn "bầy chiên ta", câu 16. Đây là những người đã trưởng thành hơn. Mục tiêu rất rõ ràng. Chúa Jêsus trông mong Phierơ truyền đạt tâm trí của Đức Chúa Trời cho mọi thời đại. Ở đây đặt ra một vấn đề ngày càng phát triển trong hội thánh của chúng ta. Chúng ta có những người hay truyền đạt ý kiến của họ. Có những người lo truyền đạt tiến trình chính trị và xã hội. Có những người lo truyền đạt tâm trí của Hội nghị giáo phái. Có những người lo truyền đạt tâm trí của nhà truyền đạo mà họ ưa thích. Tuy nhiên, nếu chúng ta lo chăn bầy, khi ấy chúng ta phải mở Lời Đức Chúa Trời ra rồi truyền đạt tâm ý của Đức Chúa Trời cho dân sự của Ngài. Khi họ nhận được thực đơn: "Đức Giêhôva phán vậy", họ sẽ lớn lên!
(Minh họa: Có người phát biểu tối nay: "Đấy là công việc của nhà truyền đạo! Có chi phải làm với tôi đâu?" Tôi sẽ đáp: "Mọi sự!" Bổn phận của con cái Đức Chúa Trời trong vấn đề nầy không thể nói hết được. Rốt lại, có nhiều người trong quí vị lo dạy dỗ trong nhà thờ. Khi bạn đứng trước Lớp Trường Chúa Nhật hay lớp dạy Giáo lý, có một lời đến từ Đức Chúa Trời! Đối với phần còn lại, hãy nắm lấy bàn tay của những người đang đứng ở đây rồi truyền đạt lẽ thật cho bầy chiên của Đức Chúa Trời. Hãy cầu nguyện để có người của Đức Chúa Trời và có những người đứng dạy dỗ trong các nhà thờ của chúng ta. Tối nay, tôi muốn nhắc cho bạn nhớ rằng từng thuộc viên trong thân thể đang hoạt động đúng chức năng đúng vị trí để lo làm công việc cho Chúa Jêsus? Chúng ta hãy làm bổn phận của mình!)
(Minh họa: Một vị khách xuất hiện quanh khu vực người phung ở Ấn độ. Ngay giữa trưa, có tiếng cồng đánh lên báo hiệu đến giờ ăn trưa. Người ta từ các nơi trong trại đến ngay chỗ dùng bữa. Ngay khi có một tràng cười lớn tiếng. Hai thanh niên, người nầy cỡi trên lưng người kia, một người đang giả vờ làm ngựa và một người cỡi làm cho vui vẻ rộn ràng.
            Khi người khách quan sát, ông ta nhìn thấy người làm ngựa kia đã bị mù, và người cỡi ngựa nọ là kẻ bị què. Người không thấy đường đã sử dụng chơn của mình; người không đi được đã sử dụng đôi mắt của mình. Họ cùng giúp đỡ nhau, và họ tìm thấy niềm vui rất lớn khi làm như vậy.
            Hãy hình dung một hội thánh giống như thế xem – mỗi thuộc viên sử dụng năng lực mình để giúp đỡ cho sự yếu đuối của người kia. Đấy là những gì sẽ xảy ra trong từng hội chúng các tín hữu).
2. Ung hộ các thánh đồ Ở câu 16, chữ "chăn" sát nghĩa có ý nói "trông nom, hay giữ gìn bầy chiên". Phierơ được truyền cho rằng bầy chiên cần nhiều thứ hơn là đồ ăn. Chúng cần được trông coi và mọi nhu cần của chúng cần phải được tiếp ứng. Một lần nữa, có một sứ điệp cho quí Mục sư ở đây, nhưng cũng có một phần ứng dụng cho tất cả các thánh đồ của Đức Chúa Trời. Tư tưởng nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng Galati 6:2: "Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau, như vậy anh em sẽ làm trọn luật pháp của Đấng Christ". cần phải trở thành một thực tại trong hội thánh ngày nay. Khi dân sự bước vào nhà thờ, họ sẽ biết ngay họ là chi thể của một nhóm quan tâm đến họ, họ là những người được yêu mến. Chúng ta cần phải đi từng bước khả thi để bảo đảm rằng Mathiơ 22:39 được nhận biết đầy đủ trong từng hội thánh tiêu biểu ở đây tối nay.
(Minh họa: "Một phương châm của người Zulu nói rằng khi bị gai đâm vào chân, cả thân thể phải khòm xuống để gỡ nó ra. Loại hổ tương nầy là đặc điểm cơ bản của hội thánh")
            Nói như thế có nghĩa là gạt qua một bên những dị biệt và các cuộc cãi vã vô ích, nhưng khi chúng ta yêu nhau một cách chân chính, thế gian sẽ để ý thấy và chính mình Đức Chúa Trời sẽ tỏ ra trong quyền phép và sự hiện diện của Ngài giữa vòng dân sự Ngài một lần nữa.
I. Bài #1: Nương Cậy Vào Đức Chúa Trời
II. Bài #2: Bổn phận của chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời
III. Bài #3: SỰ TIN KÍNH CỦA CHÚNG TA ĐỐI VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI (các câu 18-22)
A. Một lời nói về sự thực (câu 18) - Phierơ được nhắc nhớ rằng vâng theo Chúa Jêsus đem theo với nó một cái giá. Phierơ được dặn dò loại sự chết mà ông phải chết cho Chúa. Dù là hội thánh, hay là cá nhân, chúng ta quyết định rằng chúng ta sẽ bước đi theo ý chỉ của Chúa và sẽ yêu mến Ngài và với nhau như chúng ta đáng phải có, khi ấy chúng ta có thể trông mong phải chịu sự tấn công đến từ Satan. Phaolô nói đơn giản với chúng ta rằng người nào sống cho Chúa sẽ bị bắt bớ, II Timôthê 3:12. Thực tế cho thấy rằng có một giá cần phải trả, nhưng đến cuối cùng, tiền công xứng đáng với cái giá ấy! Đâu là tiền công? Sự hiện diện và quyền phép của Đức Chúa Trời năng động trong đời sống chúng ta và trong hội thánh chúng ta là lợi tức cổ phần thật là dư dật.
B. Một lời về điều kiện cần thiết  (câu 19) Sự kêu gọi nguyên thủy của Phierơ được tái khẳng định, Mathiơ 4:18-19, và vị Sứ đồ được phục hồi lại chức vụ của mình. Trong sự việc nầy, chúng ta được nhắc nhớ rằng Chúa Jêsus có những trông mong nhất định về sự ăn ở của chúng ta với Ngài. Thật là đơn giản, điều kiện cần thiết là như nhau cho từng người trong nhà thờ nầy tối nay, Mathiơ 16:24. Khi chúng ta tự chối bỏ mình một cách chân chính, vác lấy thập tự giá của mình rồi bước theo Chúa Jêsus, chúng ta sẽ nhìn thấy đời sống, thái độ, hay tình trạng hiệu quả và hội thánh của chúng ta được thay đổi cho đến đời đời. Một lần nữa, cái giá thường rất cao, nhưng tiền công là vô giá!
C. Một lời về sự tranh đua (các câu 20-22) Khi Phierơ được dặn dò về sự suy sụp tối hậu của mình, ông hỏi Chúa Jêsus về Giăng. Điều nầy giống như thể có một loại tranh đua nào đó trong lý trí của Phierơ so với Giăng. Chúa Jêsus đáp lại bằng cách bảo Phierơ hay lo về chính mạng sống của mình và Chúa sẽ chăm sóc cho Giăng. Đúng là một bài học cho Hội thánh tối nay!
(Minh họa: Ganh đua sẽ bị tiêu diệt ra khỏi từ vựng của chúng ta tối nay! Ấy chẳng phải là chúng ta có nhiều bao nhiêu so với những gì bạn có ở chỗ của bạn. Đấy là lý do tại sao tôi nghĩ những buổi thờ phượng chung như thế nầy là quan trọng trong thời buổi nầy. Họ là một bằng chứng cho thế gian thấy chúng ta có thể thờ phượng chung với nhau, rằng chúng ta không bước ra ngoài để đối kháng nhau. Các thánh đồ của Đức Chúa Trời, mặc dù họ khác nhau trong kiểu cách thờ phượng, thị hiếu âm nhạc hay bất cứ điều chi xảy đến cho sự vinh hiển Đức Chúa Trời và họ có thể làm việc chung với nhau để chạm đến thế gian cho Chúa Jêsus. Vì lẽ đó, thay vì tự hỏi làm cách nào để đẩy mấy người kia xuống đường, chúng ta hãy bắt đầu cầu thay cho nhau. Chúng ta hãy bắt đầu làm việc chung với nhau hầu xây dựng Nước của Đức Chúa Trời trong thế gian nầy).
Phần kết luận: Sau buổi nhóm điểm tâm ngẫu hứng sáng nay, các môn đồ không còn như trước nữa. Phierơ đã trở thành trụ cột cho Chúa Jêsus, những người khác đã phục vụ với sự độc đáo và làm vinh hiển Đức Chúa Trời trong đời sống của họ và tối hậu bởi sự chết của họ. Tại sao có sự thay đổi chứ? Tôi nghĩ có lẽ câu trả lời nằm ở sự thực họ đã học một số bài học không bao giờ quên được vào buổi sáng hôm ấy. Một số bài học mà họ đã đem vào lòng và được phép tác động trong đời sống của họ.
            Có phải Chúa đã phán với tấm lòng bạn tối nay không? Có lẽ ở một cấp độ riêng tư, Đức Chúa Trời đã phán với bạn và bạn nhận ra rằng sự ăn ở của mình với Ngài cần được cải thiện. Có lẽ bạn là cấp lãnh đạo Hội thánh và bạn biết rằng cần có sự cải thiện trong cách bạn ăn ở với Chúa. Có thể Đức Chúa Trời đang phán với toàn thể hội chúng tối nay và bạn nhìn biết rằng một số bài học nầy cần phải được lưu ý và thể hiện trong hội thánh của bạn. Có lẽ, có những người ngồi đây tối nay chưa từng được cứu và Đức Chúa Trời đang kêu gọi bạn hãy đến với Ngài. Tại sao không quan tâm đến các nhu cần nầy ngay bây giờ!?! Chắc chắn, có một nhu cần rất lớn cho chúng ta phải hiệp tấm lòng cùng với sự cầu nguyện cho từng buổi nhóm. Đức Chúa Trời sẽ vận hành trong sự đáp ứng trước tiếng kêu xin của dân sự Ngài! Tôi tin rằng bạn sẽ làm theo như Đức Chúa Trời muốn bạn phải làm ngay bây giờ.




Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Giăng 21:1-22: "Nếu Hỏi Chứng Cớ Chúa Sống Đâu Nào!?!"



Giăng 21:1-22
NẾU HỎI CHỨNG CỚ
CHÚA SỐNG ĐÂU NÀO!?!
Phần giới thiệu: Minh họa: Sự đóng đinh trên thập tự giá và sự sống lại. Chúa Jêsus chịu chết vì tội lỗi nhân loại rồi Ngài sống lại thắng hơn sự chết, Địa ngục và mồ mả. Sự sống lại của Ngài là lý do chúng ta nhóm lại hôm nay. Hôm nay, chúng ta kỷ niệm ngày Con của Đức Chúa Trời đạt được chiến thắng cho từng con người một!
            Sau khi Chúa Jêsus sống lại từ kẻ chết, Ngài đã hiện ra nhiều lần cho nhiều người thấy. Ngài đã hiện ra cho mấy người đàn bà ở tại mộ, Mathiơ 27; Mác 16; Luca 24; Giăng 20. Ngài đã hiện ra cho các môn đồ Ngài, Giăng 20. Ngài đã có một cuộc xuất hiện đặc biệt cho các môn đồ khi Thôma có mặt, Giăng 20. Ngài cũng hiện ta với hơn 500 anh em cùng một lúc, I Côrinhtô 15:6. Ngài cũng hiện ra với các môn đồ Ngài trong phân đoạn chúng ta cùng nhau đọc sáng nay.
            Khi tôi đọc câu chuyện nầy nói tới Đấng Christ gặp gỡ với người của Ngài, tôi nhận ra sự thực rằng Ngài đã làm một số việc cho họ mà chỉ có Cứu Chúa phục sinh mới có thể làm được. Tôi muốn chia sẻ những việc làm đặc biệt nầy mà chỉ có Chúa Jêsus mới có thể làm trong đời sống của dân sự Ngài. Giờ đây, e là bạn nghĩ tôi dựng những việc nầy lên, chỉ hãy hỏi bất cứ môn đồ thực nào thì họ sẽ thuật lại câu chuyện của tôi sáng nay! Tại sao chứ? Vì chỉ có Cứu Chúa phục sinh mới có thể làm những gì Đấng Christ có thể làm trong đời sống của dân sự Ngài.
            Có một bài hát mà chúng ta cất tiếng lên hát vào thời điểm nầy trong năm. Một bài hát mà chúng ta thực sự sẽ muốn hát lên suốt cả năm! Có một câu của bài hát ấy chép như sau:

Hầu việc Jêsus Đấng sống nay,
ngự trong dương thế rõ ràng.
Lòng biết chắc Chúa sống trăm phần,
mặc ai đa nghi vấn nan.
Lời Ngài tôi nghe thỏa thích thay,
nhìn tay thương xót rõ ràng,
Ngài hằng gần tôi khi nhu yếu,
phỉ phu mọi đàng.
Ngài sống! Ngài sống! Chúa Jêsus sống hiện rày!
Đi chung trò chuyện suốt lối hẹp hòi,
Tâm tôi vui mừng thơ thái.
Ngài sống! Ngài sống! Để ban ơn cứu ta đấy!
Nếu hỏi chứng cớ Chúa sống đâu nào,
Rằng Chúa sống trong lòng nầy!

            Mục tiêu của tôi hôm nay là chỉ ra lý do tại sao tôi biết Ngài đang sống. Bạn hỏi tôi chứng cớ Chúa sống đâu nào? Tôi biết rõ là vì Ngài có thể làm những việc mà chẳng có ai khác có thể làm được. Cho phép tôi chia sẻ những việc làm ấy, những việc mà Ngài đang làm vì ích cho dân sự của Ngài.
I. TÌM KIẾM CHIÊN NGÀI (các câu 1-4)
A. Minh họa: Nội dung. Mấy người nầy đã làm công việc mà họ đã từ bỏ nhiều năm trước đó, Mác 1:16-18. Giờ đây, họ đã nổ lực quay trở lại với lối sống cũ. Tuy nhiên, mọi việc không diễn ra như họ tưởng chúng sẽ diễn ra. Thực vậy, các ngư phủ chuyên nghiệp nầy đã đánh bắt suốt đêm mà chẳng thu được gì hết. Khi ban ngày ló dạng, họ nhìn thấy một người đứng trên bờ biển. Mặc dù họ chưa nhìn biết sự ấy, Ngài là Chúa Jêsus và Ngài đang tìm kiếm họ. Tôi e rằng Ngài là Đấng đã khiến cho bầy cá chẳng đớp mồi trong cả đêm đó! Ngài đã đến để tìm kiếm họ vì Ngài không cứu họ và kêu gọi họ để rồi họ sẽ trở thành những tay ngư phủ. Ngài có một chương trình tốt hơn cho đời sống của họ!
B. Cũng thực như thế cho đời sống của bạn và tôi! Khi chúng ta thực sự thuộc về Chúa và phiêu bạt ra khỏi con đường mà Ngài đã ấn định cho chúng ta, chúng ta sẽ chẳng tẻ tách khỏi Ngài cho đến đời đời được! Ngài có một sở thích nơi chúng ta và Ngài sẽ săn tìm chúng ta cho tới chừng nào chúng ta xử lý với tình trạng tái phạm của chúng ta, II Timôthê 2:13.
C. Tôi biết Ngài đang sống vì Ngài biết rõ đúng nơi để tìm kiếm Chiên của Ngài khi chúng lạc lối! Không một điều gì chúng ta làm mà giấu được Ngài và cái thấy của Ngài, Châm ngôn 15:3; Hêbơrơ 4:13. Ngài biết cách thức tìm gặp chúng ta và Ngài biết cách thức để lôi cuốn sự chú ý của chúng ta! Ngài sẽ không để chúng ta lạc lối cho đến đời đời được. Nếu bạn thuộc về Ngài, Ngài sẽ kêu gọi bạn quay trở về nhà, Hêbơrơ 12:6-11; Khải huyền 3:19.
D. Đồng thời, đây chẳng phải là một việc xấu xa đâu! Tôi rất vui sướng khi Ngài biết chỗ tìm gặp chúng ta và làm thể nào để đưa chúng ta về quê hương nữa!
E. Đồng thời, Ngài vẫn tìm kiếm ai đó trong các bạn để biến bạn trở thành chiên của Ngài. Ngài muốn giải cứu linh hồn bạn. Ngài sẽ xử lý với tấm lòng của bạn và Ngài sẽ kêu gọi bạn đến với Ngài. Tại sao không biến sáng nay thành ngày phục sinh của bạn chứ? Tại sao không đến với Chúa Jêsus đang khi Ngài xử lý với tấm lòng của bạn và tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của bạn? Cánh cửa đang rộng mở và Ngài đang kêu gọi bạn, vì vậy hãy đến và được cứu! (Minh họa: Tính cách đơn sơ của ơn cứu rỗi! Công Vụ các Sứ Đồ 16:31; Giăng 3:16; Êsai 45:22).
II. CHO TÔI TỚ NGÀI ĂN (các câu 5-11)
A. Minh họa: Nội dung. Chúa Jêsus đã để cho họ đánh bắt một mẻ cá lớn. Khi điều nầy xảy ra, họ liền nhớ Ngài là ai. Họ đã nhớ tới thời điểm khác, khi họ đánh bắt suốt đêm mà chẳng được gì, nhưng với Lời của Chúa Jêsus, họ đã có một mẻ lưới thật lớn và bắt được nhiều cá, Luca 5:3-7. Vào buổi sáng nầy, Chúa Jêsus đã ban cho họ một mẻ lưới lớn và thậm chí còn sửa soạn bữa ăn cho họ, Ngài đã ngồi xuống và cùng ăn với họ nữa. Ngài có khả năng cung ứng mọi sự mà họ thiếu thốn vào buổi sáng hôm ấy!
B. Tôi chỉ muốn nhắc cho bạn nhớ sáng nay rằng chúng ta đang hầu việc một Đấng Cứu Thế, Ngài có khả năng cho các tôi tớ Ngài ăn! Dù chúng ta thiếu thốn điều gì, Ngài có khả năng tiếp trợ cho! Nguyện chúng ta không bao giờ quên Ngài đang nắm quyền tể trị tuyệt đối trên đời sống chúng ta và Ngài biết rõ về mọi sự sẽ sắp xảy ra nữa. Khi nhu cần phát sinh, Ngài có những khoản mà chúng ta có cần, Philíp 4:19; Mathiơ 6:25-33. (Minh họa: Nếu Ngài thực sự hằng sống, nếu Ngài thực sự là Đức Chúa Trời, nếu Ngài thực sự đang nắm quyền tể trị, thế thì Ngài đáng tin cậy! Nếu mọi việc ấy về Ngài là thực, thế thì lo lắng là dại dột, thiếu thốn không tồn tại và các tôi tớ Ngài chẳng có một điều gì phải lo sợ cả! Nếu món kia đến với đời sống của bạn, Đức Chúa Trời đã bảo nó đến, và nếu Ngài gửi nó tới, thì món đó chẳng tệ hại đâu, Rôma 8:28).
C. Hãy chú ý số lượng cá, câu 11. Ngài đã ban cho họ một sự dư dật. Sẽ có những lúc Đức Chúa Trời chất đầy cả xe cho bạn! Ngài sẽ chúc phước dư dật cho bạn, Luca 6:38; Malachi 3:10. Tuy nhiên, có những lúc khi Ngài đưa bạn vào ngôi nhà đầy sự túng thiếu! Khi điều đó xảy ra, thì không có nghĩa là bạn chưa được cứu. Nó có nghĩa là Đức Chúa Trời có mọi lý do của Ngài vì những gì Ngài đang làm và Ngài có một số bài học dành cho bạn phải tiếp thu. Giống như các môn đồ. Họ đã đánh bắt suốt đêm mà chẳng được gì hết. Chúa Jêsus xuất hiện và họ có sự dư dật. Bài học rất rõ ràng! Không có Ngài, chúng ta không thể làm chi được, Giăng 15:5. Nhưng với quyền phép của Ngài, chúng ta là những kẻ kế tự của Đức Chúa Trời và đồng kế tự với Đấng Christ, Rôma 8:17.
III. TƯƠNG GIAO VỚI CÁC THÁNH ĐỒ CỦA NGÀI (các câu 12-14)
A. Minh họa: Nội dung. Khi bữa ăn sẵn sàng, Chúa Jêsus đã mời số người mệt lã nầy đến hiệp cùng Ngài ở bữa ăn mà Ngài đã dọn sẵn cho họ. Không một người nào nói cho họ biết Đấng mà họ đang tương giao với là ai, họ biết rõ đấy là Chúa Jêsus.
B. Tôi chỉ muốn nhắc cho bạn nhớ rằng chúng ta đang hầu việc một Đấng Cứu Thế hằng sống, và một Cứu Chúa hằng sống duy nhứt có thể tương giao với các thánh đồ của Ngài! Khi chúng ta trải qua đời nầy, sẽ có những lúc Ngài sẽ hiện ra, và khi Ngài xuất hiện, mọi việc của tôi đà thay đổi! Thật khó giải thích lắm, tôi biết rõ Ngài luôn luôn có mặt ở đó, Mathiơ 28:20; Hêbơrơ 13:5, và tôi biết Ngài đã hứa gặp gỡ Hội thánh của Ngài, Mathiơ 18:20. Nhưng có một việc đặc biệt về các thời điểm đó, khi Chúa Jêsus chọn nhóm lại với dân sự của Ngài. Tôi không thể giải thích niềm vui của giây phút tương giao ngọt ngào ấy. “Thuật lại” chúng thì tốt hơn là “cảm nhận” chúng. Nhưng theo tôi thì tôi thích cả hai.
C. Có cái gì quí giá đến nỗi Ngài sẽ xuất hiện nhiều lần trong đời sống của chúng ta, câu 14. Ngài sẽ đến thật nhiều lần khi chúng ta trải qua cuộc lữ hành nầy. Cảm tạ Đức Chúa Trời, Ngài chỉ nhắc cho chúng ta nhớ rằng Ngài đang ở cùng chúng ta khi chúng ta trên cuộc hành trình.
(Minh họa: Có những lúc trong Kinh thánh, khi Ngài "chỉ xuất hiện"; Sađơrắc, Mêsắc và Abếtnêgô; Đaniên và hang sư tử; Quan Tướng Đạo Binh của Đức Giêhôva ở bên ngoài thành Giêricô; Đi bộ  trong giông bão mà đến với các môn đồ; bên ngôi mộ của Laxarơ; tại thành Nain; trong nhà của Giairu; bên Biển Đỏ, còn nhiều nữa, nhưng khi Ngài xuất hiện, mọi sự đà thay đổi!)
IV. THA TỘI CHO BẠN (các câu 15-17)
A. Minh họa: Nội dung. Chúa Jêsus đối diện với Phierơ ba lần về tình cảm của ông dành cho Cứu Chúa. Ba câu hỏi nầy tương xứng với ba lần chối bỏ mà Phierơ đã đưa ra trong đêm Chúa Jêsus bị nộp, Mathiơ 26:69-75. Tôi nghĩ Chúa Jêsus đang ban cho Phierơ một cơ hội phải xử lý với mọi thất bại của mình. Ông đã chối bỏ Chúa và đã nổ lực trở lại với đời sống cũ mà ông đã sống trước khi ông gặp gỡ Chúa Jêsus. Câu hỏi của Đấng Christ: "ngươi yêu ta hơn những kẻ nầy chăng?" là một tham khảo đến mẻ cá lớn mà họ vừa bắt được. Chúa Jêsus muốn biết Phierơ yêu mến Ngài nhiều hơn số cá kia. Đáp ứng của Phierơ là "Yes!" (“vâng ạ!”)
B. Không có một tín hữu nào trong phòng nhóm nầy là người không làm buồn lòng Chúa Jêsus vào một giây phút nào đó trong đời sống của quí vị. Tôi chỉ muốn bạn nhìn biết sáng nay rằng chúng ta đang hầu việc một Cứu Chúa phục sinh và Ngài đang sống hôm nay trên Thiên Đàng bên tay hữu của Đức Chúa Cha. Một trong các hoạt động của Ngài ở đó là cầu thay cho bạn đấy, Hêbơrơ 7:35; Rôma 8:34. Ngài phục vụ trên Thiên Đàng trong vai trò "Trạng Sư" của chúng ta, 1 Giăng 2:1. Ngài nắm lấy vai trò của chúng ta rồi nài xin trường hợp của chúng ta trên Thiên Đàng khi chúng ta thất bại. Cái điều tôi đang ra sức nói cho bạn biết, ấy là bạn không tệ hại đến nỗi Đức Chúa Trời sẽ xây lưng Ngài về phía bạn. Ngài sẽ tha thứ cho bạn về mọi tội lỗi của bạn và chỉ có một Chúa phục sinh duy nhứt mới có thể làm việc ấy!
C. Đức Chúa Trời đã đề ra một chương trình trong như pha lê cho con cái Ngài phải bước theo khi họ xa cách Ngài. Đây là một kế hoạch đơn giãn, nhưng nó tuyệt đối là cần thiết cho mọi sự cần phải được làm hòa lại với Đức Chúa Trời. Chương trình của Ngài là đây: "Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác" (1 Giăng 1:9). Nếu bạn làm theo y như thế, quí bạn ơi, bất chấp bạn có sa ngã ngần nào, Ngài sẽ làm sạch tấm lòng của bạn, làm cho bầu không khí được cởi mở và khẳng định quê hương của bạn!
D. Đồng thời, nếu bạn có mặt ở đây và bạn đang bị hư mất sáng nay, tôi muốn nhắc cho bạn nhớ rằng Chúa Jêsus cũng đang sống cho bạn nữa đấy! Lời hứa của Ngài với bạn, ấy là nếu bạn tìm kiếm Ngài bởi đức tin, và kêu cầu Ngài để được cứu, Ngài sẽ cứu vớt linh hồn bạn. Đấy là lời hứa của Ngài, Rôma 10:13. Ngài sẽ không xua bạn đi đâu, Giăng 6:37. Hêbơrơ 7:25 chép rằng mọi sự sẽ suông sẻ! Bạn sẽ không đến với Ngài đang khi Ngài kêu gọi bạn sao?
V. TRỌNG TÂM SỰ PHỤC VỤ CỦA BẠN (các câu 15-22)
A. Trong mấy câu nầy, Phierơ có một hướng mới cho đời sống của bạn. Ông được truyền cho phải chăn dân sự của Chúa. Ông được ban cho chức vụ lãnh đạo trong Hội thánh đầu tiên. Ông được phục hồi tới chỗ phải phục vụ và được căn dặn rằng ông sẽ hầu việc Chúa trong nhiều năm trời, và thậm chí trong cái chết của ông, ông sẽ làm vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus chẳng để lại một chút nghi ngờ nào trong lý trí của Phierơ về những gì ông sẽ làm trong phần đời còn lại của ông. Thực vậy, sự kêu gọi và sứ mệnh của Phierơ có thể được tóm tắt trong hai từ được thấy ở câu 19, "Follow me" [Hãy Theo Ta]. Chỉ có một Chúa hằng sống mới có thể lèo lái đường lối của một người trong một tư thế giống như vậy!
(Minh họa: Có lẽ Phierơ nghĩ sự phục vụ của ông đã xong hết rồi. Có lẽ ông nghĩ rằng Chúa đã xong việc với ông vĩnh viễn rồi. Quí bạn ơi, bao lâu có sự sống thì có hy vọng đấy! Nếu bạn đã làm buồn Chúa với một phương thức nào đó và cảm thấy rằng những ngày phục vụ Ngài của bạn đã xong vĩnh viễn rồi, hãy nhớ, Ngài là Đấng Phục Hưng vĩ đại đấy! Ngài bắt lấy một kẻ giết người như Môise rồi sử dụng ông. Ngài bắt lấy một kẻ tà dâm như David rồi sử dụng ông. Ông bắt lấy một gã Do thái hay nóng giận, thù ghét Đấng Christ có tên là Phaolô và Ngài đã sử dụng ông ấy. Ngài bắt lấy một gã luôn mồm, hay rủa sả, chối bỏ Đấng Christ như Phierơ và Ngài đã sử dụng ông. Quí bạn ơi, tôi nghĩ Ngài cũng có thể sử dụng bạn nữa đấy!)
B. Các thánh đồ của Ngài đều có lời hứa của Ngài rằng họ, cũng có loại chức vụ ấy từ nơi Chúa. Ngài lèo lái mọi bước chân của hết thảy con cái Ngài, Thi thiên 37:23. Ngài sẽ tỏ cho bạn thấy cách thức để bước vào cuộc sống và Ngài sẽ đầy dẫy bạn với sự phục vụ đó, I Côrinhtô 12:4-31. Ngài sẽ chỉ cho bạn thấy những gì Ngài muốn bạn phải lo làm, cách thức bạn sẽ làm công việc ấy và nơi chốn việc ấy cần phải được thực hiện. Ngài sẽ hướng đời sống bạn cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
C. Một Đấng Christ phục sinh tạo ra mọi sự khác biệt giữa một đời sống bị phung phí và một đời sống gặt hái những phước hạnh đời đời cho sự vinh hiển Đức Chúa Trời! Bạn có thể thành thật nói sáng nay rằng bạn đang sống đời sống của mình dưới sự dẫn dắt của Đấng Christ phục sinh không? Bạn có thể thành thật nói rằng Chúa Jêsus đang lèo lái mọi đường lối của bạn và ngay giờ phút nầy, bạn đang ở đúng chỗ mà Đức Chúa Trời muốn bạn phải ở? Có phải tấm lòng của bạn đang đặt ở đúng chỗ nó phải đặt chăng? Có phải cấp độ dâng hiến của bạn cho mọi vụ việc của Đức Chúa Trời đúng chỗ mà chúng phải có cần không?
Phần kết luận: Quí bạn ơi, chẳng có chút nghi ngờ nào trong lý trí của tôi sáng nay rằng Chúa Jêsus đang sống và mạnh giỏi! Làm sao tôi biết được Ngài đang sống chứ? Tôi đã gặp gỡ Ngài trong ơn cứu rỗi cách đây 19 năm và Ngài đã làm cho đời sống tôi thay đổi. Kể từ thuở ấy, tôi đã kinh nghiệm sự sống của Ngài trong từng phương thức mà tôi đã nhắc tới sáng nay và trong nhiều cách thức khác nữa. Ngài đang sống hôm nay ư? Bây giờ, đây là câu hỏi mà bạn phải trả lời: Có phải Ngài đang sống ở trong bạn? Bạn có từng được cứu chưa? Nếu chưa, Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá và đã sống lại ngày thứ ba để làm Cứu Chúa của bạn. Nếu bạn chịu tiếp nhận Ngài, Ngài sẽ cứu linh hồn bạn ngay hôm nay và bạn sẽ biết rõ rằng Ngài đang sống. Nếu bạn đã được cứu và có những việc đã đến giữa bạn và Chúa, bạn biết Ngài đang sống, nhưng bạn không thể kinh nghiệm Ngài và sự hiện diện của Ngài sáng nay. Quí bạn ơi, bạn cần phải thực hiện một chuyến hành trình đến với bàn thờ nầy. Bạn cần phải quì gối xuống và làm mới lại sự cam kết của bạn đối với Chúa hôm nay. Ngài đang ở trong công tác làm sự phục hồi.
            Bất cứ bạn cần gì từ Đức Chúa Trời, bạn sẽ tìm thấy nơi tay của Chúa Jêsus phục sinh. Hãy đến trước mặt Ngài và để Ngài làm thay đổi bạn ngay hôm nay. Khi ấy, bạn cũng sẽ nhìn biết Ngài đang sống nữa đấy!


Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Giăng 21:1-19: "Chúa Jêsus: Thiết Hữu Của Kẻ Sa Ngã"



Giăng 21:1-19
Chúa Jêsus: Thiết Hữu của Kẻ Sa Ngã
Phần giới thiệu: Sau mấy tháng, cuối cùng thì chúng ta cũng đến với phần cuối cuộc hành trình qua Gian Triễn Lãm Huy Hoàng của Giăng về chân dung của Đức Chúa Jêsus Christ. Tôi muốn nói là tôi cảm thấy giống như Chúa đã phán qua Lời của Ngài khi chúng ta tìm cách lập Chúa Jêsus làm tiêu điểm chính của các bài giảng nầy. Ở chương sau cùng nầy của quyển sách vĩ đại, chúng ta gặp bức chân dung Chúa Jêsus thật cảm động để cho các thánh đồ của Đức Chúa Trời phải nắm giữ lấy. Trong mấy câu nầy, Chúa Jêsus được tỏ ra là Thiết Hữu Của Kẻ Sa Ngã.
            Đây là một khía cạnh của Chúa Jêsus mà tôi rất quen thuộc trong hơn 16 năm qua. Có nhiều cơ hội khi tôi phải đến với Chúa xưng ra mọi tội lỗi và thất bại của mình rồi tìm kiếm sự tha thứ và sự phục hồi. Mỗi lần như thế, tôi đã thấy Ngài là Thiết Hữu thành tín cho những ai sa ngã do lầm đường lạc lối. Trong khi mục tiêu của chương nầy nhắm vào Chúa Jêsus, cũng có phần nhấn mạnh chủ yếu đặt vào việc đối đáp của Chúa Jêsus và Phierơ. Chính lẽ đạo ấy mà tôi muốn nhắm vào sáng nay. Khi tôi giảng, tôi muốn nói thẳng với những ai không sống gần gũi với Chúa hôm nay như quí vị đáng phải có. Có thể những vụ việc của Đức Chúa Trời không ngọt ngào giống như chúng đáng phải có. Có thể chẳng có tình yêu thương nóng cháy, bùng phát dành cho Chúa, cho Nhà Ngài, cho Lời Ngài và cho dân sự Ngài như chúng đáng phải có. Có thể ngay cả sự nhóm lại của hội thánh đã trở thành một việc thật nhọc nhằn. Bổn phận của tôi sáng nay là nói cho bạn biết rằng sự việc không phải là như thế đâu! Đức Chúa Jêsus Christ vẫn là Thiết Hữu của kẻ sa ngã sáng nay. Khi chúng ta nhìn vào mọi điều mà Chúa đã làm cho Phierơ, tôi muốn bạn nhìn biết rằng Ngài có thể và sẽ làm y như vậy cho bạn nếu bạn chịu đáp ứng đúng với tư thế đó. Với điều đó trong trí, chúng ta hãy dành ra ít phút để cùng nhau xem xét Chúa Jêsus: Thiết Hữu Của Kẻ Sa Ngã.
I. THẤT BẠI CỦA PHIERƠ (Mathiơ 26:69-75)
(Minh họa: Trước khi chúng ta có thể nhìn thấy cách thức Chúa phục hồi nhà truyền đạo sa ngã nầy, trước hết chúng ta phải hiểu mọi điều đã xảy ra với Phierơ và thể nào ông đã sa ngã ở chỗ thứ nhứt).
1. Chốn thất bại của ông - Phierơ đã ở không đúng chỗ. Ban đầu, Phierơ đã đưa ra lời khoe khoang rằng ông sẽ không bao giờ từ bỏ Chúa, Luca 22:33-34. Tuy nhiên, khi thời điểm đến và Chúa Jêsus bị bắt, Phierơ, giống như bao người khác đã từ bỏ Chúa Jêsus rồi đi trốn, Mathiơ 26:56. Tuy nhiên, câu 58 cho chúng ta biết Phierơ đã quyết định đi theo Chúa và nhìn thấy mọi điều đã xảy ra, nhưng ông đã đi theo Chúa Jêsus xa xa. Khi Phierơ thấy nhiều kẻ thù của Chúa vây quanh mình, thật là khó cho ông giữ vững được lời khoe khoang trước kia. Giờ đây, ông đi trên con đường hèn hạ và chối bỏ rằng thậm chí ông không quen biết Chúa Jêsus, các câu 69-74.
(Minh họa: Về cơ bản, mọi sự tái phạm bắt đầu theo cùng một tư thế! Thay vì ở lại gần bên Chúa như chúng ta đáng phải có, chúng ta bắt đầu đi theo Ngài “xa xa”. Có thể việc ấy khởi đi đơn giãn là bỏ sót vài buổi thờ phượng ở đây hay ở đó.  Có thể bạn thôi không cầu nguyện như bạn đáng phải có. Có thể Kinh thánh chưa mở ra và được đọc thường xuyên như đáng phải có. Bất cứ đâu và cách thức nào việc ấy xảy ra, chắc chắn là nó sẽ dẫn đến cùng một chỗ. Chắc chắn là nó sẽ dẫn dắt bạn đến tình trạng nguội lạnh và tái phạm! Nan đề của Phierơ, ấy là ông thấy mình đang ở chỗ không đúng cùng với hạng người không tốt! 
            Quí bạn yêu dấu ơi, tôi có thể nói rõ với bạn, một số người trong quí vị cũng đang có mặt không đúng chỗ đấy! Bạn không ở gần Chúa như bạn đáng phải có. Bạn cần phải nhen lại ngọn lửa xưa và sửa lại mọi việc với Ngài. Ở một chỗ sai trật là điều rất nguy hiểm! Hãy đi mà hỏi David - II Samuên 11:1-17).
2. Nổi đau thất bại của ôngKhi Phierơ chối Chúa trong đêm đó, Kinh thánh cho chúng ta biết ông đã đi ta ngoài và khóc lóc cách cay đắng.  Phierơ rất khốn khổ trong tình thế mới của mình. Ông biết rõ mình đã sai trái đối với Chúa. Ông biết rằng ông đã vi phạm một việc rất quí báu và rất thánh. Ông là một con người khốn khổ!

(Minh họa: Cũng một thể ấy với từng con cái của Đức Chúa Trời nào quyết định tẻ tách ra khỏi ý chỉ của Đức Chúa Trời. Chẳng chóng thì chày, bạn sẽ nhận ra tội lỗi đem đau khổ theo với nó, Châm ngôn 13:15. Sự bình an của Đức Chúa Trời và ý thức về sự hiện diện của Đức Chúa Trời không còn có nữa. Quyền phép của Ngài và sự vui mừng trong linh hồn đáng giá hơn ngàn vàng không còn có nữa. 
            Tội lỗi là một tên trộm cướp! Nó cướp đi tuổi thanh xuân và vẻ đẹp. Nó hủy diệt tình trạng vô tội và tình trạng hiệu quả. Tội lỗi có khả năng biến bạn thành một con người đầy khốn khổ! Minh họa: Người Con Trai Hoang Đàng - Luca 15:11-17. Có phải anh ta sung sướng trong chuồng lợn khi bạn bè và tiền bạc không còn nữa? Không!  Tư tưởng chính của anh ta là muốn quay trở về nhà của cha mình là điều tốt hơn. Tội lỗi sẽ khiến cho bạn ra khốn khổ, và nếu không phải như thế, có lẽ bạn sẽ không được cứu, Hêbơrơ 12:8!)
3. Cái giá sự thất bại của ông Sau khi Phierơ phạm tội, ông cảm thấy mất mát mối tương giao, sự bình an và sự vui mừng. Ông biết rõ có nhiều việc đã ra khác biệt.

(Minh họa: Tôi chủ yếu đang nói tới những ai xưng mình biết Chúa Jêsus là Cứu Chúa cho riêng mình hôm nay. Bạn cần phải biết rằng khi bạn quyết định đi theo một con đường khác hơn Chúa định, quyết định của bạn mang theo với nó một hóa đơn có giá rất cao. Nếu bạn đã được cứu, thế thì bạn sẽ mong mất mát nhiều thứ khi bạn tẻ tách ra khỏi Chúa. Bạn không hề mất ơn cứu rỗi, nhưng bạn sẽ cảm thấy như bạn đã đánh mất rồi vậy. Bạn dám chắc mình đánh mất mối tương giao với Chúa. Sẽ có mất mát sự bình an, vui mừng và thỏa lòng. Sẽ có mất mát nhiều phước hạnh và phần thưởng. Tội lỗi là một tên cai ngục nghiệt ngã và nó sẽ đánh bạn tơi bời. Đồng thời, nếu bạn cứ khăng khăng trong tội lỗi và loạn nghịch chống lại mọi nổ lực của Chúa hầu kêu gọi bạn quay về nhà, thế thì có một tội lỗi cho đến chết dành cho con cái của Đức Chúa Trời, 1 Giăng 5:16, Minh họa: I Côrinhtô 5:5).

(Minh họa: Phierơ đã thất bại và ông đã thất bại thật chua cay! Tuy nhiên, phần nhiều người trong chúng ta nói rằng chúng ta sẽ chẳng bao giờ phạm một việc thể ấy, song chúng ta cũng đang phạm tội chối bỏ Chúa nữa! Tôi dám chắc rằng có vài người cần phải đến trước mặt Chúa hôm nay và sửa ngay lại một số việc với Ngài. Nếu đấy là bạn, bạn vẫn có một Thiết Hữu!)
I. Thất bại của Phierơ
II. SỰ DẠI DỘT CỦA PHIERƠ (câu 3) (được tỏ ra trong):
1. Những sự lựa chọn của ông Sau sự sống lại, Phierơ tưởng rằng chức vụ của ông đã xong rồi. Ông đã chối Chúa và vì vậy ông quyết định trở lại với đường lối sống cũ. Tôi dám chắc rằng ông đã tìm cách xưng công bình việc ấy bằng cách nói: Được, tôi có một gia đình ủng hộ. Bất cứ là động cơ nào, Phierơ được kêu gọi bỏ hết mọi sự mà đi theo Chúa Jêsus, Mathiơ 4:19. Sự kêu gọi của Chúa là một sự kêu gọi hãy đến và trở nên tay đánh lưới người!
(Minh họa: Người nào đang ở ngoài ý chỉ của Đức Chúa Trời luôn luôn đưa ra những sự lựa chọn sai trái! Họ luôn luôn đặt các quyết định trên các động cơ thuộc xác thịt thay vì đặt trên những động lực thuộc linh. Họ đã mất đi khả năng nghe thấy tiếng phán của Đức Thánh Linh. Ngài là chiếc la bàn đạo đức của bạn và thất bại không nghe thấy Ngài sẽ khiến cho bạn phải tẻ tách ra khỏi đường! Có người ở đây hôm nay đã khởi sự quay trở lại với lối sống cũ. Thậm chí bạn còn xưng công bình việc ấy theo một cấp độ nào đó, ít nhất là với sự thỏa mãn của chính bạn. Nhưng, bạn cần phải biết hôm nay rằng nếu bạn không bước theo Chúa và yêu mến Ngài như bạn đáng phải có, giống như Phierơ, bạn cũng đang tái phạm và tẻ tách ra khỏi ý chỉ của Đức Chúa Trời! Nói như thế thì khó nghe lắm, song đấy là sự thực cho số người đó!)
(Minh họa: Tình trạng thuộc linh của bạn đang chỉ ra bạn đấy! Nó tỏ ra thứ tự ưu tiên mà bạn đặt vào các vụ việc của Đức Chúa Trời. Đừng suy nghĩ  trong một phút là bạn đang đánh lừa ai đó. Không có ai khác đâu, nghĩa là, trừ ra chính bạn đó!)
2. Bạn đồng hành của ông Khi Phierơ trở lại với đời sống cũ, ông đem theo nhiều người khác cùng đi với ông. Các môn đồ khác nầy không phản bội Chúa như họ đã có! Nếu thực vậy, họ sẽ đợi mọi lịnh lạc ra quân của họ. Rốt lại, Chúa Jêsus đã bảo họ phải đi đến xứ Galilê rồi chờ đợi Ngài, Mathiơ 28:10.
(Minh họa: Bạn có để ý thấy tội lỗi rất yêu thích bạn bè chăng? Khi một người tái phạm, họ thường không muốn ở một mình và họ sẽ tìm cách lôi kéo nhiều người khác cùng đi xuống với họ. Bạn nhìn thấy việc nầy trong nhiều gia đình lắm! Một người sẽ nguội lạnh đối với Chúa và mong muốn ai nấy trong gia đình nên ở ngoài ý chỉ của Đức Chúa Trời. Minh họa:  Đúng là một sự xấu hổ khi chúng ta cảm thấy nhu cần phải lôi kéo nhiều người khác vào cùng cái hố dại dột, mà chúng ta đã đưa bản thân mình vào đó! Cái điều đáng buồn, ấy là dường như luôn luôn có những người bằng lòng bước theo con cái lạc lầm của Đức Chúa Trời! Tại sao lại có những việc xảy ra theo chiều hướng nầy chứ? Vì chúng ta thích vây chung quanh mình với hạng người có cùng trình độ giống như chúng ta. Nếu chúng ta sống hợp lẽ với Đức Chúa Trời, chúng ta mong muốn những người nào sống hợp lẽ với Đức Chúa Trời ở xung quanh mình. Nếu chúng ta ra ngoài ý chỉ của Đức Chúa Trời, chúng ta cảm thấy mình bị quở trách bởi đời sống của những người đang sống cho Chúa và tìm cách lôi kéo người nào đang sống giống như chúng ta. Buồn thay, chúng ta sẽ thường tìm cách tái tạo ra nhiệt độ thuộc linh của mình nơi đời sống của những người đang ở gần chúng ta. Đây chỉ là một nổ lực làm cho bản ngã thấy dễ chịu hơn mà thôi).
 3. Hậu quả - Phierơ và đồng bạn của ông đã đánh bắt suốt đêm mà chẳng bắt được con cá nào cả! Phần lớn những người nầy đều là loại ngư phủ chuyên nghiệp trước khi họ gặp Chúa và đây là sự việc gây tàn phá cần phải được xử lý. Họ đã lao động vất vả suốt đêm mà chẳng được ích gì hết!

(Minh họa: Đây đúng là điều đã tác động cho hầu hết những ai đang sống trong tội lỗi. Bất luận họ ráng sức như thế nào để hoàn tất bằng sức riêng của họ, thì sự việc luôn luôn cho thấy họ đã mất công toi! Người Con Trai Hoang Đàng đã nhìn biết sự việc nầy khi anh ta ngồi trong chuồng lợn quan sát bầy heo đang ăn ở mấy cái máng kia. Anh ta thậm chí không thể làm cho no bụng mình với nổ lực riêng! Tôi muốn nhắc cho từng người trong phòng nhóm nầy nhớ rằng bạn cần phải hoàn toàn nương cậy vào Đức Chúa Jêsus Christ trong mọi sự, Giăng 15:5. Bạn có thể chẳng tạo ra được một giá trị sau cùng nào với nổ lực riêng của mình! Có người luận rằng họ đã sống một đời sống Cơ đốc  trì trệ mà họ vẫn phát đạt và thịnh vượng về thể chất và vật chất. Nguyện tôi đang nhắc cho bạn  nhớ rằng cả hai sự việc trên đều là tạm thời và chẳng bao lâu nữa chúng sẽ qua đi? Trong phần phân tích sau cùng, những gì còn lại là những việc mà bạn làm qua Chúa Jêsus, I Côrinhtô 3:11-15.  Nhiều Cơ đốc nhân sẽ nhìn thấy toàn bộ đời sống của họ đang nướng trong ngọn lửa ngay trước mắt họ! Điều chi sẽ xảy ra khi bạn đối diện với Chúa Jêsus?)
 I. Thất bai của Phierơ
II. Sự dại dột của Phierơ
III. THIẾT HỮU CỦA PHIERƠ (các câu 4-17)
(Minh họa: Mặc dù Phierơ đã phiêu bạt ở trong tội lỗi, ông vẫn chưa đi quá xa đến nỗi Chúa thôi không còn yêu ông nữa! Phierơ vẫn có một Thiết Hữu ở ngay cao điểm nầy. Vị Thiết Hữu ấy đã tạo ra mọi sự khác biệt cho Phierơ và Ngài sẽ làm thế cho bạn nữa đấy).
 A. Chúa Jêsus tìm gặp Phierơ  (các câu 4-7) Sau sự việc tội lỗi ấy, sau khi trở lại với đời sống cũ, sau một đêm dài thất bại, Chúa Jêsus đã bước vào bối cảnh rồi trong một vài phút đã chuyển hóa mọi sự và làm cho nhiều việc ra giống như chúng đáng phải có. Điều chi đã tạo ra sự khác biệt? Đã có một sự đổi thay nơi Phierơ.  Hãy chú ý ba việc đã thay đổi khi Chúa Jêsus ngự đến:
1. Phierơ buộc phải nhìn nhận thất bại của mình (câu 5) Đây là bước đầu tiên khi trở lại với gia đình. Cần phải có một sự công nhận về tội lỗi và việc làm sai trái, 1 Giăng 1:9. (Minh họa: Người Con Trai Hoang Đàng cũng đã công nhận như thế - Luca 15:18).
2. Phierơ khởi sự vâng theo Chúa Jêsus trở lại (câu 6) Ông thôi không làm những việc theo cách của Phierơ nữa rồi khởi sự làm chúng theo cách của Chúa. Điều nầy đem lại sự thành công ở chỗ chỉ có thất bại trước đây!
3. Phierơ có một quyết định mới mẻ phải ở gần Chúa (câu 7) Ông không bằng lòng chờ đợi đến một thời điểm thích nghi hơn, nhưng đã đi gặp Chúa ngay tức khắc. (Minh họa: Điều nầy cũng rất thực nơi người con trai hoang đàng - Luca 15:20a.)

(Minh họa: Nếu bạn là một trong những người đã phiêu bạt xa khỏi nhà Cha và hiện đang ở trong một xứ xa, vậy thì bạn cần phải biết rằng bạn vẫn có một Thiết Hữu trong Chúa Jêsus. Ngài không quên bạn đâu. Ngài không lìa bạn đâu. Ngài vẫn yêu thương bạn trong lúc bây giờ y như Ngài đã từng yêu thương. Ngài chỉ muốn bạn bước tới chỗ mà Phierơ đã tới đến. Ngài muốn bạn phải bằng lòng xưng ra mọi tội lỗi, bắt đầu bước theo Ngài trở lại và chỉ yêu mến Ngài như bạn đáng phải yêu mến. Đồng thời, bất luận bạn chạy tới đâu, Chúa sẽ tìm thấy bạn. Ngài không thể cho bạn bỏ đi đâu. Ngài đã đầu tư rất nhiều vào đời sống của bạn. Tại sao không đến ngay bây giờ trước khi mọi việc trở nhọc nhằn hơn? Tại sao không ăn năn trong khi vẫn còn có thì giờ để hầu việc Chúa ở phía bên nầy của mồ mả?)
 B. Chúa Jêsus cho Phierơ ăn (các câu 9-14) Khi Phierơ, và các môn đồ khác, đã lên bờ biển; họ thấy rằng Chúa Jêsus đã nhóm một bếp lửa sẵn sàng để nướng cá rồi. Họ thấy ở đó, với Cứu Chúa, đủ mọi thứ mà họ có cần sau khi bước ra khỏi thuyền suốt cả đêm. Họ thấy đồ ăn, sự ấm áp và mối tương giao. Họ thấy một Cứu Chúa là Đấng yêu thương họ và Ngài có mọi khoản cung ứng đúng nơi mà họ có cần. Mọi sự họ thiếu mất khi bước ra khỏi chiếc thuyền kia, họ đã tìm gặp khi họ đến với Chúa Jêsus!

(Minh họa: Hỡi quí bạn yêu dấu, một số người trong quí vị đã miệt mài lao động kể từ lúc quí vị rời khỏi Chúa. Quí bạn đáng thương lắm, sẽ chẳng có bình an và chẳng có vui mừng trong đời sống của bạn và bạn cần phải làm hòa lại với Chúa. Cho phép tôi khích lệ bạn hôm nay hãy quay trở lại với Chúa Jêsus. Khi bạn quay lại, bạn sẽ thấy rằng Ngài vẫn yêu thương bạn và Ngài có đủ mọi sự bạn thiếu mất khi bạn rời khỏi Ngài). 
            Điều nầy được minh họa rõ ràng trong thí dụ nói tới Người Con Trai Hoang Đàng. Khi người con trai ấy phung phí hết tài sản của gia đình mình, làm hư danh gia đình và tự mình bị chìm sâu ở trong tội lỗi, đã trở về nhà, anh ta nhìn thấy một người cha có mọi sự đang chờ đợi anh ta, là những thứ anh ta thiếu mất trong một xứ xa.  Anh ta tìm gặp:
            1.  Câu 20  Một người cha ngóng đợi
            2.  Câu 20  Sự thương xót
            3.  Câu 20  Tình yêu thương
            4.  Câu 20  Sự tha thứ
            5.  Câu 22  Sự thanh tẩy
            6.  Câu 22  Sự phục hồi hoàn toàn
            7.  Câu 23  Đồ ăn cho một linh hồn bị đói
            Hôm nay tôi có mặt ở đây để nói cho bạn biết rằng nếu bạn chịu trở về với Đức Chúa Cha, bạn tìm gặp đủ hết mọi sự nầy và sự chờ đợi rất nhiều nơi bạn trong Chúa Jêsus. Ngài yêu thương bạn và ao ước có mối tương giao với bạn. Tại sao không trở về nhà ngay hôm nay và tìm gặp cho mình có một Thiết Hữu
C. Chúa Jêsus buông tha cho Phierơ (các câu 15-17) Trong các câu nầy, chúng ta thấy Chúa Jêsus tái ủy thác công việc cho Simôn Phierơ. Tôi dám chắc Phierơ cảm nhận rằng công việc và chức vụ của ông đã qua đi đời đời rồi, song Chúa Jêsus ngự đến kêu gọi ông quay trở lại bước vào cuộc chiến! Đây là thời điểm tương giao và phục hồi có một không hai giữa Chúa Jêsus và Simôn Phierơ.  Trong mấy câu nầy, Chúa Jêsus đã buông tha cho Phierơ ra khỏi vòng nô lệ của tội lỗi và sự thất bại của ông, rồi đưa ông trở lại với công tác hầu việc Chúa và phục vụ Hội thánh của ông.

(Minh họa: Cũng thực như thế cho từng con cái tái phạm của Đức Chúa Trời, người nào trở lại với nhà Cha hôm nay. Không những Ngài sẽ tha thứ cho bạn, mà Ngài còn phục hồi bạn đến một địa vị phục vụ cho sự vinh hiển của Ngài. Ngài sẽ đưa bạn trở lại với bãi chiến trường. Ngài ao ước gặp gỡ bạn hôm nay rồi đưa bạn trở lại với chốn phục vụ. Bạn vẫn có một Thiết Hữu trong Chúa Jêsus bất chấp bạn có sa ngã đến ngần nào!)

 I. Thất bai của Phierơ
II. Sự dại dột của Phierơ
III. Thiết hữu của Phierơ
IV. TƯƠNG LAI CỦA PHIERƠ (các câu 18-19)
(Minh họa: Tương lai nắm giữ điều gì cho người của Đức Chúa Trời vừa được phục hồi?) Mấy câu nầy cho chúng ta biết câu trả lời cho thắc mắc ấy.  Hãy chú ý:
 A. Lời hứa về sự hy sinh (các câu 18-19a) - Phierơ chắc chắn đã phó mạng sống của ông cho Chúa là Đấng đã cứu ông và Ngài đã phục hồi ông. Sự kêu gọi của Phierơ chắc chắn là phải đi theo Chúa Jêsus cho đến chết. Truyền khẩu cho biết rằng Phierơ đã bị đóng đinh trên thập tự giá và theo yêu cầu của ông; ông bị đóng đinh ngược đầu xuống vì ông không thấy xứng đáng để chịu chết giống như Chúa của mình.

(Minh họa: Nếu bạn quyết định trở về nhà ngay hôm nay và đưa ra một sự cam kết được làm cho mới lại với Chúa Jêsus, bạn cần phải biết rằng việc nầy là quan trọng lắm! Đức Chúa Trời trông mong bạn phải nghiêm trọng về sự quyết định của mình và Ngài mong bạn bước theo Ngài với một lối sống hy sinh đặt Ngài lên trên hết mọi sự bạn có. Đấy là công thức duy nhứt cho sự thành công thực trong đời sống Cơ đốc!)
B. Lời hứa phục vụ (câu 19b) - Phierơ được truyền cho biết rằng đời sống của ông, kể từ giờ phút nầy trở đi, là phải làm vinh hiển cho Chúa!  Ông không còn sống cho bản ngã nữa, nhưng trong mọi sự, ông cần phải sống cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.

(Minh họa: Chương trình của Đức Chúa Trời cũng là chương trình dành cho từng con cái Đức Chúa Trời được lại sanh! Ý chỉ Ngài, ấy là bạn và tôi sống những đời sống làm đẹp lòng Ngài và đem sự vinh hiển và tôn cao danh lạ lùng của Ngài, I Côrinhtô 10:31. Nhất định là có nhiều người cần phải đến hôm nay và ăn năn vì đã sống cho bản ngã, tạo ra một sự thay đổi và chổi dậy để sống cho Chúa Jêsus!)

C. Lời hứa của sự đầu phục (câu 19c) Những vụ việc sau cùng Chúa Jêsus làm là ban cho Phierơ mạng lịnh nầy: Hãy theo Ta! Sự kêu gọi sau cùng cũng là sự kêu gọi như lúc ban đầu. Khi Chúa Jêsus tìm gặp Phierơ và kêu gọi ông lần đầu tiên, đây là mạng lịnh của Ngài, Mathiơ 4:19.  Khi Ngài tái ủy thác cho Phierơ, Ngài phát ra chính lời kêu gọi ấy. Điều nầy cho chúng ta biết rằng Chúa đã không đổi ý của mình về Phierơ, hay về bổn phận của Phierơ ở trước mặt Chúa.
(Minh họa: Bất chấp bạn lún sâu vào tội lỗi như thế nào đi nữa, làm ơn ngày nay nhìn biết rằng Chúa không đổi ý của Ngài về bạn! Bạn muốn ăn năn và trở về nhà với Ngài, nhưng lại cảm thấy rằng nếu bạn làm theo, bạn sẽ trở thành loại thánh đồ giai cấp phụ. Điều nầy không thực đâu! Đức Chúa Trời ban ra chính mạng lịnh ấy cho bạn hôm nay y như Ngài đã ban cho Phierơ thuở ấy vậy, “Hãy theo Ta!” Mọi sự Chúa Jêsus mong muốn từ nơi bạn là một đời sống biết đầu phục; một đời sống cần phải sống cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời; một đời sống tôn cao Ngài và một đời sống sống cho ý chỉ Ngài và phục vụ Ngài. Ngài chỉ muốn bạn bước theo Ngài!)
Phần kết luận: Tôi muốn đưa sứ điệp nầy đến phần kết thúc bằng cách hỏi: “Tương lai của bạn đang nắm giữ điều gì cho bạn vậy?” Có phải nó giữ sự sửa phạt, đau khổ và khó khăn không? Hay, có phải nó giữ sự vui mừng, bình an, phước hạnh và sự vinh hiển cho Chúa? Câu trả lời hết thảy đều nương vào những gì bạn làm trong lúc bây giờ.
            Một số người trong quí vị, giống như Phierơ, có thể rất nhọc nhằn trong khi Chúa Jêsus đang đứng kêu gọi bạn hôm nay. Làm ơn hãy hiểu cho rằng bạn không nên giữ khoảng cách với Ngài hôm nay. Nếu sứ điệp nầy đã tìm gặp bạn đang bị hư mất và đang trên đường đến với Địa Ngục, khi ấy tôi mời bạn hãy đến với Chúa Jêsus ngay bây giờ. Ngài yêu thương bạn và muốn cứu lấy linh hồn bạn. Tôi biết tôi đã rao giảng chủ yếu là cho người đã được cứu, và những gì họ sẽ đối diện với nếu họ không chịu ăn năn là tồi tệ. Nhưng, hỡi bạn bị hư mất kia, nếu bạn không đến với Chúa Jêsus, bạn bị hư mất cho đến đời đời và bị định phải vào Địa Ngục mà chẳng có hy vọng gì hết. Bị hư mất cho đến đời đời, bị định đời đời và bị rủa sả cho đến đời đời. Đừng để cho việc ấy xảy ra cho bạn. Nếu sứ điệp nầy tìm gặp bạn đã tái phạm, thế thì tôi mời bạn hãy quay trở lại với Nhà Cha ngay bây giờ. Ngài đang đứng sẵn sàng để tiếp nhận, để tha thứ và để phục hồi, nếu bạn chịu trở về nhà.
            Tôi đã phát ra sứ điệp y như nó đã được phát ra cho tôi. Giờ đây, quyết định sau cùng là thuộc về bạn đấy. Quyết định đó là thể nào vậy? Phước hạnh hay rủa sả, bạn quyết định đi!