Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Giăng 21:1-22: "Cách Thức Thay Đổi Hội Thánh Của Bạn Cho Đến Đời Đời"



Giăng 21:1-22
CÁCH THỨC THAY ĐỔI HỘI THÁNH CỦA BẠN 
CHO ĐẾN ĐỜI ĐỜI
Phần giới thiệu: "Ngày kia, vị Mục sư về nhà thì thấy con gái mình đang tranh luận với bạn bè của nó trong phòng ngủ. Từ hành lang phía trước, ông có thể nghe thấy chúng la hét và gọi tên nhau, vì vậy ông nhanh bước đến cầu thang.
            Ông hỏi khi bước vào phòng: "Chuyện gì đang xảy ra ở đây vậy?'
            Đứa con 5 tuổi của ông ngước mắt nhìn ông  mĩm cười rồi đáp: `Ba ơi, không có gì đâu! Chúng con đang chơi trò hội thánh đấy thôi!'
            Chúng ta bật cười khi bối cảnh xảy ra là như thế, song thực tế thì có nhiều tối tăm và nghiêm trọng hơn là chúng ta nhìn biết. Một sự thực đáng buồn nhưng rất thực, ấy là nhà thờ thường bị xem là gò bó quá và chẳng nhạy cảm với những gì đang diễn ra trong thế gian. Thường thì hội thánh bị xem là tự đóng khố chẳng có lòng thương xót, hay ít thời gian cho thế giới đang bị hư mất. Thực vậy, có nhiều người đang ở ngoài nhà thờ sẽ xây sang đâu đó để tìm kiếm sự trợ giúp trừ ra nhà thờ.
            (Minh họa: Philip Yancey thuật lại về người bạn của ông, người bạn nầy đã làm việc với hạng người vô gia cư ở thành phố Chicago. Một phụ nữ bạn ông đang ra sức giúp đỡ là một người nghiện cocaine: "Cô ấy tuyệt vọng đến nỗi bán đứa con hai tuổi của mình đi để mấy người đàn ông có thể quan hệ tình dục với cô ấy. Người phụ nữ nầy sẽ chi $100 cho người đàn ông nào đủ sức cho một đêm khác. Cô ta sống vô gia cư, có sức khỏe tồi, cô ta chẳng có ai chăm sóc cho mình. Cô ta kể lại câu chuyện của cô ta cho bạn tôi là một Mục sư Tin Lành, và ông bị choáng ngợp và kinh ngạc. Cuối cùng, ông bảo cô ta: 'Khi cô trải qua mọi sự nầy, có có bao giờ nghĩ đến việc tới nhà thờ để xin giúp đỡ không?' Ông nói xong, ông không bao giờ quên được cái nhìn tuyệt đối ngây thơ song bị sốc trải ra trên gương mặt khi cô ấy nói: 'Nhà thờ hả! Sao tôi lại phải đến đó? Tôi đã cảm thấy mình tồi tệ đủ rồi, họ sẽ biến tôi ra tồi tệ hơn nữa mà thôi!'")
            Tại sao người ta lại có suy nghĩ như thế nầy về nhà thờ? Chúng ta phạm sai lầm ở chỗ nào? Thật vậy, có phải chúng ta phạm sai lầm chăng? Tôi tin câu trả lời thành thực nhất là đây: "Đúng, chúng ta đã tẻ tách ra khỏi chương trình của Chúa và chúng ta cần phải tìm con đường quay trở về nhà lại". Cảm tạ Chúa, Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta một cái nhìn vào những gì chúng ta có cần trong giờ nầy khi chúng ta sinh sống trong đó. Trong mấy câu Kinh thánh nầy xử lý với thời điểm mà các môn đồ sinh sống lúc họ lạc lối, chúng ta có ở đây ba bài học quan trọng, mà nếu được chú ý và được thực thi trong các nhà thờ, thì sẽ làm thay đổi họ cho đến đời đời. Tôi không biết nhiều về bạn, và tôi không thể nói thay cho nhà thờ của bạn, song sự ao ước của lòng tôi dành cho Hội thánh nhà, ấy là chúng tôi sẽ trở thành loại nhà thờ mà kẻ bị hư mất có thể đến và tìm được sự giúp đỡ, một nơi mà ở đó các thánh đồ có thể đến và tìm đặng ngôi nhà và niềm hy vọng cho cuộc sống của họ. Tôi tin bạn muốn y như thế cho nhà thờ mà bạn gọi là nhà nữa kia. Vì vậy, chúng ta cần phải lắng nghe mấy bài học được đề ra qua mấy câu Kinh thánh nầy. Tối nay, khi Chúa ban cho sự tự do để đứng mà giảng dạy, tôi muốn rao giảng về tư tưởng nầy: Cách Thức Thay Đổi Hội Thánh Của Bạn Cho Đến Đời Đời.
I. Bài #1: NƯƠNG CẬY VÀO ĐỨC CHÚA TRỜI (các câu 1-14)
A. Một đêm làm việc uổng công (các câu 1-3)
1. Trở lại với đời sống cũ Bảy trong số các môn đồ của Chúa đã đưa ra quyết định trở lại với biển cả để tìm những gì họ có cần. Đây là một bức tranh nói tới một đời sống đã sống theo năng lực của xác thịt. Họ đã sống trong xứ Galilê vì Chúa Jêsus đã căn dặn họ là Ngài sẽ gặp họ ở đó, Mathiơ 28:10. Họ đã ở đúng chỗ rồi, song họ đang sử dụng sai phương pháp. Thay vì chờ đợi Chúa đến và ban lịnh lạc cho họ, họ đã khởi sự làm những việc theo cách của họ, dựa theo công việc và cách thức mà họ biết là phải làm.
(Minh họa: Há chúng ta chẳng làm như thế nầy tại nhà thờ? Chúng ta nghe nói một phương pháp tác động vào siêu nhà thờ nầy và chúng ta hình dung: "Được rồi, nếu phương pháp ấy hữu hiệu ở kia, thì nó sẽ hữu hiệu ở đây!" Nếu Chúa hướng dẫn bạn thực hiện một chương trình mà bạn đọc hay nghe thấy, thế thì hãy đến với chương trình đó, nhưng trừ phi Chúa lèo lái nó, nó sẽ chẳng có hiệu quả gì đâu. Chúng ta cần phải quan tâm nhiều đối với những gì Chúa muốn chúng ta làm hơn là sao chép kế hoạch tăng trưởng của nhà thờ kia).
2. Một sự nhắc nhớ từ đời sống mới Họ đã đánh cá suốt đêm mà chẳng bắt được gì cả! Sự việc khiến cho Anhrê, Phierơ, Giacơ và Giăng phải nản lòng. Rốt lại, mấy người nầy đều là tay ngư phủ chuyên nghiệp cả. Họ biết rõ nơi nào có cá và họ biết cách thức để đánh bắt chúng nữa. Đúng vậy, chúng ta vừa nói mọi việc đà thay đổi! Bạn thấy đấy, khi mấy người nầy được kêu gọi để đi theo Chúa Jêsus, họ đã bỏ tàu thuyền và lưới của họ lại mà đi theo Chúa Jêsus. Họ được kêu gọi để trở thành "tay đánh lưới người", Mác 1:17. Họ đã thất bại vì họ đang bước đi theo xác thịt thay vì theo Thánh Linh! Đánh bắt cá thì chẳng có gì là sai quấy cả, song đấy chẳng phải là công việc mà Chúa Jêsus muốn họ phải lo làm.
            (Cũng có một lời ở đây cho chúng ta. Chúng ta cần phải hiểu rằng trong thời buổi hiện đại với các tòa nhà cao tầng, ngân sách lớn và dân số đông, cuộc sống của chúng ta sẽ chẳng bao giờ là đầy đủ đâu. Khi chúng ta được cứu, chúng ta được đưa vào một mối quan hệ mới nương cậy hoàn toàn vào Đức Chúa Jêsus Christ. Cá nhân tôi tin rằng đây là ý chỉ của Chúa dành cho chúng ta không những trong vai trò cá nhân, mà còn là một hội thánh nữa. Chúng ta cần phải bước đi trong sự nương cậy hoàn toàn vào Chúa Jêsus, với sự nhìn biết rằng không có Ngài, chúng ta chẳng làm được chi hết - Giăng 15:5. Tuy nhiên, nhìn biết rõ rằng với quyền phép của Ngài, chúng ta có thể làm bất cứ điều gì - Philíp 4:13).
B. Một buổi sáng dư dật thật kỳ diệu (các câu 4-14) Khi Chúa Jêsus xuất hiện, mọi sự đà thay đổi!
1. Thách thức từ Chúa (câu 5) Câu hỏi nầy được ấn định để chỉ ra thực tế thất vọng của họ. Họ đã đánh cá suốt cả đêm. Có lẽ thấm mệt và đói bụng, giờ đây gã nầy xuất hiện hỏi họ chẳng có gì ăn cả sao!?! Câu trả lời ngắn ngủn của họ là một hàm ý chỉ ra sự thực mà hết thảy họ đều cảm nhận được. Ở giây phút này, họ đã cảm nhận được mọi thất bại).
(Minh họa: Bạn không thấy vui sướng lúc Chúa thách thức nhằm khi chúng ta nếm trải mọi việc theo sức riêng của mình sao? Khi Ngài thách thức, ấy chẳng phải để vùi hai lỗ mũi chúng ta trong thất bại với nổ lực hạ chúng ta xuống. Khi Ngài làm vậy, mọi nổ lực thất bại của chúng ta đang ở chỗ tự tín, động cơ của Ngài ấy là làm thức tỉnh trong một sự nương cậy mới mẻ ở nơi Ngài. Chúng ta cần sự nhắc nhở thường xuyên rằng "người công bình sống bởi đức tin mình", Rôma 1:17; "phàm làm điều chi không bởi đức tin thì điều đó là tội lỗi", Rôma 14:23; và "Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài", Hêbơrơ 11:6. Cuộc sống của chúng ta sẽ thất bại đấy, còn ý chỉ của Ngài sẽ không hề thất bại đâu!)
2. Mạng lịnh từ Chúa (câu 6) Chúa Jêsus bảo họ thả lưới bên hữu thuyền với lời hứa là khi họ làm theo, họ sẽ thấy số cá mà họ đã săn lùng suốt cả đêm. Khi họ vâng theo mạng lịnh của Chúa, họ đã được ban thưởng với một mẻ cá thật là lớn. Những gì họ đã thất bại không hoàn thành được với tài năng, hiểu biết và năng lực của họ, thì sẽ đạt được trong một khoảnh khắc ngắn ngủi do sự họ vâng theo ý chỉ của Đức Chúa Trời.
(Minh họa: Đúng là một bài học cho chúng ta trong hội thánh hôm nay! Chúng ta có nhiều chương trình, thủ tục, kế hoạch, v.v… Hết thảy chúng ta đều có tổ chức và cổ máy chạy bằng dầu rất tốt để chúng ta có thể sử dụng và chúng ta vẫn không đánh cá được theo như chúng ta đáng phải có. Đâu là nan đề? Có lẽ đó cũng chính là nan đề mà các môn đồ đã gặp phải. Có lẽ chúng ta đang tin đủ thứ thay vì tin Chúa Jêsus sẽ thực thi công việc. Chúng ta đừng mong làm công việc của Chúa cho tới khi nào chúng ta nếm trải công việc ấy trong ý chỉ của Chúa! Có lẽ thì giờ đã đến cho chúng ta phải giải quyết sự việc hắc búa và trở lại với công việc. Có lẽ đây là thời điểm cho hội thánh hiện đại phải tái viếng các đại lộ nhóm lại cầu nguyện bị bỏ quên, các buổi thờ phượng, mở cửa truyền giảng Tin Lành và có tình yêu thương chân thành giữa vòng các anh em. Khi chúng ta học đánh cá theo cách của Chúa, chúng ta sẽ có được một mẻ lưới lớn sau đó!)
3. Khả năng của Chúa (các câu 7-14) Có phải bạn để ý, trong mấy câu nầy, Chúa Jêsus đã chăm sóc từng nhu cần mà họ muốn không? Họ đã lao động vô hiệu quả khi đánh cá và lúc họ vào đến bờ rồi, Chúa Jêsus đã có bánh và cá được dọn sẵn. Có lẽ họ ráng sức để bắt một vài con cá để làm đồ ăn, Chúa Jêsus đã ban cho họ một mẻ cá thật lớn. Họ đã thấm mệt và lạnh lẽo từ một đêm trên biển, Chúa Jêsus đã có một lò lửa sẵn sàng để sưỡi ấm và yên ủi cho họ. Bài học ở đây là không thể lầm lẫn được. Nhu cần của chúng ta là bằng chứng sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời trong sự chờ đợi. Khi chúng ta thiếu thốn, Ngài là sự tiếp trợ của chúng ta! Ngài có khả năng làm thỏa mãn nhu cần của dân sự Ngài, Philíp 4:19.
(Minh họa: Trong mấy câu nầy, có một vài lẽ thật được tỏ ra về Chúa Jêsus có thể và sẽ làm thay đổi từng cá nhân ở đây cũng như hội thánh của bạn và của tôi).
1. Chúa Jêsus sống lại từ kẻ chết  (câu 1) Chẳng cần thiết gì phải sợ hãi phần việc ở trước mặt. Chúa Jêsus đang sống và sẽ chẳng lìa bỏ chúng ta, nhưng Ngài hằng sống để thực hiện sự cầu thay cho chúng ta ở bên tay hữu của Đức Chúa Cha.
2. Chúa Jêsus có khả năng kiểm soát mọi hoàn cảnh (câu 6) Ngài thay đổi trong một thoáng những gì họ bất khả thay đổi trong cả một đêm! Đừng thối lui! Hãy học biết tin cậy vào quyền phép của Cứu Chúa chúng ta - Mathiơ 17:20.
3. Chúa Jêsus có khả năng kiểm soát sự thành công (câu 6) Sự thành công của các môn đồ trong trường hợp nầy hoàn toàn nằm trong tay của Đức Chúa Jêsus Christ. Họ cứ tiếp tục trong thất bại trừ phi Ngài bắt tay vào can thiệp! Khi Ngài can thiệp, họ thưởng thức sự thành công rất lớn. Quí vị ơi, sự việc nầy cất bỏ áp lực đối với bạn và tôi! Khi chúng ta nhận ra mùa gặt ở trong tay Chúa và bổn phận của chúng ta là bước đi theo ý chỉ của Ngài và làm theo những gì Ngài bảo chúng ta làm, chúng ta đạt tới chỗ nhìn nhận rằng Ngài cũng chịu trách nhiệm cho bất cứ lượng thành công nào đã nhận được. Việc của tôi là vâng lời. Bổn phận của Hội thánh chúng ta là vâng lời. Sự thành công đang ở trong tay của Chúa!
4. Chúa Jêsus có khả năng tể trị từ đàng xa (câu 4) Chúa Jêsus đang đứng ở trên bờ, các môn đồ còn ở trên thuyền ngoài biển, Chúa vẫn có khả năng chỉ đạo cho họ và can thiệp vì ích của họ. Đúng là một bài học cho hội thánh! Trong khi chúng ta dong buồm trong đại dương sóng gió cuộc sống, Chúa Jêsus đang ngự ở trên Trời. Từ điểm thuận lợi ấy, Ngài có khả năng dời đổi mọi hoàn cảnh của chúng ta, Ngài có khả năng làm thỏa mãn mọi nhu cần của chúng ta, Ngài có khả năng lèo lái cuộc sống của chúng ta và Ngài có khả năng truyền lịnh cho các hội thánh của Ngài. Ngài không ở ngoài cái chạm của chúng ta, Ngài tuyệt đối đang tể trị!
5. Chúa Jêsus có khả năng mặc lấy quyền phép cho dân sự (câu 6) Chúa Jêsus có khả năng hoàn thành trong một phút mà họ tự nổ lực không thể làm trong cả một đêm. Cũng một thể ấy trong sinh hoạt của Hội thánh Ngài!
6. Chúa Jêsus có khả năng tiếp trợ mọi nhu cần của dân sự Ngài (các câu 10-11) Khi các môn đồ lên bờ, họ thấy công lao động của họ thật là uổng. Nổ lực của họ với sự tự tín đã mất công toi. Khi họ đối diện tận mặt với Chúa Jêsus, họ thấy rằng Ngài có mọi sự họ cần đã sẵn sàng rồi và đang chờ đợi họ. Tối nay, tôi muốn nhắc cho bạn nhớ rằng Ngài vẫn là Đức Giêhôva Dirê (Jehovah-Jireh)?
I. Bài #1: Nương Cậy Vào Đức Chúa Trời
II. Bài #2: BỔN PHẬN CỦA CHÚNG TA TRƯỚC MẶT ĐỨC CHÚA TRỜI (các câu 15-17)
A. Bổn phận chính của chúng ta (các câu 15-17) Ba lần, môn đồ đã chối Chúa được gọi đến để tái khẳng định tình yêu của ông dành cho Chúa Jêsus. Giờ đây, có nhiều điều được nói về sự xưng tội của Phierơ và cách chơi chữ xảy ra giữa ông và Chúa. Sự thực là ở hai lần đầu, Chúa Jêsus đã hỏi Phierơ là nếu Ngài yêu ông với tình yêu mặc dầu (agape), và hai lần Phierơ trả lời rằng ông yêu mến Chúa Jêsus bằng tình yêu phileo. Tuy nhiên, trước khi chúng ta thấy khó chịu với Phierơ, chúng ta hãy nhớ rằng đây là người đã đưa ra lời khoe khoang cùng đi với Chúa Jêsus cho đến chết, rồi trước khi đêm đó kết thúc, đã chối Chúa Jêsus ba lần. Tôi thấy Phierơ đã hạ mình xuống và thành thực ở trước mặt Chúa.
(Minh họa: Qua phân đoạn nầy, thì đâu là lời lẽ của Hội thánh? Yêu mến Đấng Christ! Chúng ta, là một hội thánh, phải làm sao trổi hơn tình yêu phileo khi nói: "Tôi ưa thích Ngài, tôi sống với Ngài như một người anh em", và chúng ta phải đạt tới chỗ chúng ta yêu mến Chúa với tình yêu chân chính agape. Nghĩa là, chúng ta cần thứ tình yêu tự hy sinh, tự chối bỏ mình, vô điều kiện, không thay đổi, bất tận dành cho Đấng Christ tỏa khắp từng lãnh vực của đời sống chúng ta. Khi chúng ta đạt tới điểm nầy, Mathiơ 22:39 sẽ chẳng áp đặt nan đề nào cho chúng ta. Khi ấy chúng ta sẽ ở trong chỗ bày tỏ ra cho thế giới bị hư mất ở xung quanh chúng ta thấy Chúa Jêsus là mọi sự mà Ngài xưng nhận về chính mình Ngài - Giăng 13:35).
B. Bổn phận suốt đời của chúng ta (các câu 15-17) Tình yêu chân chính dành cho Chúa Jêsus được tỏ ra bằng cách nào? Đối với tôi, nói như vầy là đủ: "Con yêu Chúa!"? Hội thánh nói như thế nầy là đủ: "Chúng ta thực sự yêu mến Chúa ở đây!"? Không! Tình yêu chơn thật dành cho Chúa luôn luôn tự tỏ ra trong sự vâng theo các mạng lịnh của Ngài, Giăng 14:15! Khi ấy, khi có sự vâng phục đối với các mạng lịnh của Chúa Jêsus, Ngài đã hứa tỏ ra sự hiện diện của Ngài ở giữa dân sự Ngài! Trong ba câu nầy, chúng ta nhìn thấy bổn phận trọn đời của hội thánh.
1. Tiếp trợ cho các thánh đồ - Phierơ được truyền cho phải chăn "chiên ta", câu 15, đây là những "con chiên nhỏ". Khi ấy, ông được truyền cho phải chăn "bầy chiên ta", câu 16. Đây là những người đã trưởng thành hơn. Mục tiêu rất rõ ràng. Chúa Jêsus trông mong Phierơ truyền đạt tâm trí của Đức Chúa Trời cho mọi thời đại. Ở đây đặt ra một vấn đề ngày càng phát triển trong hội thánh của chúng ta. Chúng ta có những người hay truyền đạt ý kiến của họ. Có những người lo truyền đạt tiến trình chính trị và xã hội. Có những người lo truyền đạt tâm trí của Hội nghị giáo phái. Có những người lo truyền đạt tâm trí của nhà truyền đạo mà họ ưa thích. Tuy nhiên, nếu chúng ta lo chăn bầy, khi ấy chúng ta phải mở Lời Đức Chúa Trời ra rồi truyền đạt tâm ý của Đức Chúa Trời cho dân sự của Ngài. Khi họ nhận được thực đơn: "Đức Giêhôva phán vậy", họ sẽ lớn lên!
(Minh họa: Có người phát biểu tối nay: "Đấy là công việc của nhà truyền đạo! Có chi phải làm với tôi đâu?" Tôi sẽ đáp: "Mọi sự!" Bổn phận của con cái Đức Chúa Trời trong vấn đề nầy không thể nói hết được. Rốt lại, có nhiều người trong quí vị lo dạy dỗ trong nhà thờ. Khi bạn đứng trước Lớp Trường Chúa Nhật hay lớp dạy Giáo lý, có một lời đến từ Đức Chúa Trời! Đối với phần còn lại, hãy nắm lấy bàn tay của những người đang đứng ở đây rồi truyền đạt lẽ thật cho bầy chiên của Đức Chúa Trời. Hãy cầu nguyện để có người của Đức Chúa Trời và có những người đứng dạy dỗ trong các nhà thờ của chúng ta. Tối nay, tôi muốn nhắc cho bạn nhớ rằng từng thuộc viên trong thân thể đang hoạt động đúng chức năng đúng vị trí để lo làm công việc cho Chúa Jêsus? Chúng ta hãy làm bổn phận của mình!)
(Minh họa: Một vị khách xuất hiện quanh khu vực người phung ở Ấn độ. Ngay giữa trưa, có tiếng cồng đánh lên báo hiệu đến giờ ăn trưa. Người ta từ các nơi trong trại đến ngay chỗ dùng bữa. Ngay khi có một tràng cười lớn tiếng. Hai thanh niên, người nầy cỡi trên lưng người kia, một người đang giả vờ làm ngựa và một người cỡi làm cho vui vẻ rộn ràng.
            Khi người khách quan sát, ông ta nhìn thấy người làm ngựa kia đã bị mù, và người cỡi ngựa nọ là kẻ bị què. Người không thấy đường đã sử dụng chơn của mình; người không đi được đã sử dụng đôi mắt của mình. Họ cùng giúp đỡ nhau, và họ tìm thấy niềm vui rất lớn khi làm như vậy.
            Hãy hình dung một hội thánh giống như thế xem – mỗi thuộc viên sử dụng năng lực mình để giúp đỡ cho sự yếu đuối của người kia. Đấy là những gì sẽ xảy ra trong từng hội chúng các tín hữu).
2. Ung hộ các thánh đồ Ở câu 16, chữ "chăn" sát nghĩa có ý nói "trông nom, hay giữ gìn bầy chiên". Phierơ được truyền cho rằng bầy chiên cần nhiều thứ hơn là đồ ăn. Chúng cần được trông coi và mọi nhu cần của chúng cần phải được tiếp ứng. Một lần nữa, có một sứ điệp cho quí Mục sư ở đây, nhưng cũng có một phần ứng dụng cho tất cả các thánh đồ của Đức Chúa Trời. Tư tưởng nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng Galati 6:2: "Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau, như vậy anh em sẽ làm trọn luật pháp của Đấng Christ". cần phải trở thành một thực tại trong hội thánh ngày nay. Khi dân sự bước vào nhà thờ, họ sẽ biết ngay họ là chi thể của một nhóm quan tâm đến họ, họ là những người được yêu mến. Chúng ta cần phải đi từng bước khả thi để bảo đảm rằng Mathiơ 22:39 được nhận biết đầy đủ trong từng hội thánh tiêu biểu ở đây tối nay.
(Minh họa: "Một phương châm của người Zulu nói rằng khi bị gai đâm vào chân, cả thân thể phải khòm xuống để gỡ nó ra. Loại hổ tương nầy là đặc điểm cơ bản của hội thánh")
            Nói như thế có nghĩa là gạt qua một bên những dị biệt và các cuộc cãi vã vô ích, nhưng khi chúng ta yêu nhau một cách chân chính, thế gian sẽ để ý thấy và chính mình Đức Chúa Trời sẽ tỏ ra trong quyền phép và sự hiện diện của Ngài giữa vòng dân sự Ngài một lần nữa.
I. Bài #1: Nương Cậy Vào Đức Chúa Trời
II. Bài #2: Bổn phận của chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời
III. Bài #3: SỰ TIN KÍNH CỦA CHÚNG TA ĐỐI VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI (các câu 18-22)
A. Một lời nói về sự thực (câu 18) - Phierơ được nhắc nhớ rằng vâng theo Chúa Jêsus đem theo với nó một cái giá. Phierơ được dặn dò loại sự chết mà ông phải chết cho Chúa. Dù là hội thánh, hay là cá nhân, chúng ta quyết định rằng chúng ta sẽ bước đi theo ý chỉ của Chúa và sẽ yêu mến Ngài và với nhau như chúng ta đáng phải có, khi ấy chúng ta có thể trông mong phải chịu sự tấn công đến từ Satan. Phaolô nói đơn giản với chúng ta rằng người nào sống cho Chúa sẽ bị bắt bớ, II Timôthê 3:12. Thực tế cho thấy rằng có một giá cần phải trả, nhưng đến cuối cùng, tiền công xứng đáng với cái giá ấy! Đâu là tiền công? Sự hiện diện và quyền phép của Đức Chúa Trời năng động trong đời sống chúng ta và trong hội thánh chúng ta là lợi tức cổ phần thật là dư dật.
B. Một lời về điều kiện cần thiết  (câu 19) Sự kêu gọi nguyên thủy của Phierơ được tái khẳng định, Mathiơ 4:18-19, và vị Sứ đồ được phục hồi lại chức vụ của mình. Trong sự việc nầy, chúng ta được nhắc nhớ rằng Chúa Jêsus có những trông mong nhất định về sự ăn ở của chúng ta với Ngài. Thật là đơn giản, điều kiện cần thiết là như nhau cho từng người trong nhà thờ nầy tối nay, Mathiơ 16:24. Khi chúng ta tự chối bỏ mình một cách chân chính, vác lấy thập tự giá của mình rồi bước theo Chúa Jêsus, chúng ta sẽ nhìn thấy đời sống, thái độ, hay tình trạng hiệu quả và hội thánh của chúng ta được thay đổi cho đến đời đời. Một lần nữa, cái giá thường rất cao, nhưng tiền công là vô giá!
C. Một lời về sự tranh đua (các câu 20-22) Khi Phierơ được dặn dò về sự suy sụp tối hậu của mình, ông hỏi Chúa Jêsus về Giăng. Điều nầy giống như thể có một loại tranh đua nào đó trong lý trí của Phierơ so với Giăng. Chúa Jêsus đáp lại bằng cách bảo Phierơ hay lo về chính mạng sống của mình và Chúa sẽ chăm sóc cho Giăng. Đúng là một bài học cho Hội thánh tối nay!
(Minh họa: Ganh đua sẽ bị tiêu diệt ra khỏi từ vựng của chúng ta tối nay! Ấy chẳng phải là chúng ta có nhiều bao nhiêu so với những gì bạn có ở chỗ của bạn. Đấy là lý do tại sao tôi nghĩ những buổi thờ phượng chung như thế nầy là quan trọng trong thời buổi nầy. Họ là một bằng chứng cho thế gian thấy chúng ta có thể thờ phượng chung với nhau, rằng chúng ta không bước ra ngoài để đối kháng nhau. Các thánh đồ của Đức Chúa Trời, mặc dù họ khác nhau trong kiểu cách thờ phượng, thị hiếu âm nhạc hay bất cứ điều chi xảy đến cho sự vinh hiển Đức Chúa Trời và họ có thể làm việc chung với nhau để chạm đến thế gian cho Chúa Jêsus. Vì lẽ đó, thay vì tự hỏi làm cách nào để đẩy mấy người kia xuống đường, chúng ta hãy bắt đầu cầu thay cho nhau. Chúng ta hãy bắt đầu làm việc chung với nhau hầu xây dựng Nước của Đức Chúa Trời trong thế gian nầy).
Phần kết luận: Sau buổi nhóm điểm tâm ngẫu hứng sáng nay, các môn đồ không còn như trước nữa. Phierơ đã trở thành trụ cột cho Chúa Jêsus, những người khác đã phục vụ với sự độc đáo và làm vinh hiển Đức Chúa Trời trong đời sống của họ và tối hậu bởi sự chết của họ. Tại sao có sự thay đổi chứ? Tôi nghĩ có lẽ câu trả lời nằm ở sự thực họ đã học một số bài học không bao giờ quên được vào buổi sáng hôm ấy. Một số bài học mà họ đã đem vào lòng và được phép tác động trong đời sống của họ.
            Có phải Chúa đã phán với tấm lòng bạn tối nay không? Có lẽ ở một cấp độ riêng tư, Đức Chúa Trời đã phán với bạn và bạn nhận ra rằng sự ăn ở của mình với Ngài cần được cải thiện. Có lẽ bạn là cấp lãnh đạo Hội thánh và bạn biết rằng cần có sự cải thiện trong cách bạn ăn ở với Chúa. Có thể Đức Chúa Trời đang phán với toàn thể hội chúng tối nay và bạn nhìn biết rằng một số bài học nầy cần phải được lưu ý và thể hiện trong hội thánh của bạn. Có lẽ, có những người ngồi đây tối nay chưa từng được cứu và Đức Chúa Trời đang kêu gọi bạn hãy đến với Ngài. Tại sao không quan tâm đến các nhu cần nầy ngay bây giờ!?! Chắc chắn, có một nhu cần rất lớn cho chúng ta phải hiệp tấm lòng cùng với sự cầu nguyện cho từng buổi nhóm. Đức Chúa Trời sẽ vận hành trong sự đáp ứng trước tiếng kêu xin của dân sự Ngài! Tôi tin rằng bạn sẽ làm theo như Đức Chúa Trời muốn bạn phải làm ngay bây giờ.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét