Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Giăng 20:19-29: "Sự Biến Đổi Của Thôma"



Giăng 20:19-29
SỰ BIẾN ĐỔI CỦA THÔMA
Phần giới thiệu: Ai nấy đều quen biết một số môn đồ của Chúa chúng ta.  Nhiều sách có thể và đã được viết ra về Phierơ, Giăng, và Giuđa. Nhưng, về những người còn lại, dường như chúng ta biết rất ít. Tôi muốn nhìn vào những gì Kinh thánh đã nói về một trong những người của Chúa ít ai biết đến. Tôi muốn nhìn vào đời sống của  môn đồ có tên là Thôma.
      Chúng ta chẳng biết gì về đời sống trước kia của nhân vật nầy hay về sự kêu gọi đi theo Chúa Jêsus của ông. Từ sự thực ông đi đánh cá với Phierơ cùng những người khác ở Giăng 21, có thể ông là một ngư phủ trước khi ông trở thành một môn đồ. Tên Thôma là tiếng Aram nói tớianh em sanh đôi. Tên khác ông có trong Kinh thánh là Didymus [Đi-đim). Từ ngữ nầy có ý nói tớianh em sanh đôi trong tiếng Hylạp.  Hiển nhiên là Thôma có một anh hay chị em sanh đôi, song người ấy không được nói tới trong Kinh thánh. Có người nghĩ rằng Thôma và Mathiơ là hai anh em sanh đôi, vì họ luôn luôn được nhắc tới với nhau trong danh sách của các môn đồ, song chúng ta không biết chắc lắm.
      Thôma chỉ xuất hiện ở 12 câu trong bản tường trình Tin Lành. Ở Mathiơ, Mác và Luca, Thôma chỉ được nhắc tới ba lần. Mỗi lần ông được nhắc tới, tên của ông xuất hiện khi ông được liệt kê với các môn đồ khác của Chúa Jêsus, Mathiơ 10:3; Mác 3:18; Luca 6:15. Ông được nhắc tới trong Công Vụ các Sứ Đồ 1:3 là một trong các môn đồ hiện diện tại phòng cao vào ngày lễ Ngũ Tuần. 
      Tám trong số những câu nói nhắc tới Thôma có ở đây trong sách Tin Lành Giăng. Ông được nhắc tới ở Giăng 11:16Giăng 14:5. Trong cả hai câu đó, lời lẽ của Thôma được trưng dẫn bởi sứ đồ Giăng. Chúng ta sẽ dành ra một phút để nhìn vào mấy câu nầy. Ở Giăng 21:2, Thôma được liệt kê là một trong 7 môn đồ đã đi đánh cá sau sự sống lại của Chúa Jêsus ra khỏi kẻ chết. Năm câu kia nhắc tới Thôma có trong phân đoạn Kinh thánh mà chúng ta đã đọc sáng nay.
      Trong gần 2.000 năm, Thôma đã nhận được nhiều phê phán xấu xa. Ông được ban cho cái tên Thôma nghi ngờ. Ông được phác họa là một nhân vật đầy dẫy với nghi ngờ và sợ hãi. Tôi muốn nói thẳng ra ở đây hôm nay. Tôi nghĩ rằng Kinh thánh đang tỏ ra góc cạnh khác của Thôma. Nan đề chính của ông chẳng phải là sự ông hồ nghi đâu; Thôma là một người bi quan! Ông là loại người có mắt kiếng tròng có tròng không. Dường như ông tìm kiếm trước tiên là mặt tiêu cực của từng tình huống. Ông là loại người luôn luôn nhắm vào mặt tối của mọi việc.
      Khi chúng ta nhìn xem những gì Kinh thánh nói về Thôma, tôi muốn bạn nhìn thấy ông đã có những đức tính rất đáng khen. Giữa vòng chúng là các đức tính nầy đây: Ông rất trung thành với Chúa. Ông kính mến Chúa Jêsus. Ông có một tinh thần luôn học hỏi.  Ông hay hoài nghi, song hình thái hoài nghi của ông là loại hình thái đúng đắn. Đây là loại hình thái hoài nghi rộng mở để rồi tin. Chúng ta hãy nhìn vào Thôma y như ông đã được tỏ ra trong Kinh thánh. Tôi muốn rao giảng về đề tài Sự Biến Đổi Của Thôma. Tôi muốn bạn nhìn thấy cách thức Chúa hành động nơi đời sống của nhân vật nầy để cảm hóa ông từ nghi ngờ đến chỗ hét lên vui mừng. Hãy chú ý những cách thức Thôma được tỏ ra trong các câu nầy.

I. THÔMA, KẺ NHĂN NHÓ KHÓ CHỊU (câu 24)
A. (Minh họa: Nội dung) – Tại sao các môn đồ lại có mặt tại nơi đó, câu 19, và họ đang làm gì ở đó.
B. Kinh thánh cho chúng ta biết rằng Thôma không có ở đó với họ, câu 24. Chúng ta không biết ông ở đâu trong ngày ấy, nhưng một cái nhìn vào mọi điều chúng ta biết về ông có thể cung ứng một số giải đáp. Có hai trường hợp được đưa ra trong Kinh thánh cho thấy tấm lòng của Thôma.
1. Giăng 11:16 (Minh họa: Nội dung). Chúa Jêsus đã làm cho Laxarơ sống lại và Thôma biết rõ kẻ thù của Chúa Jêsus đang theo sau Ngài và Chúa Jêsus sẽ phải chết. Ông bằng lòng cùng đi với Chúa Jêsus, chịu chết với Ngài một khi cần thiết. Thôma đã thách thức phần còn lại các môn đồ cùng đi với Chúa Jêsus.
2. Giăng 14:5 (Minh họa: Nội dung) – Chúa Jêsus dặn dò các môn đồ rằng Ngài sẽ ra đi. Ngài cũng nói với các môn đồ rằng họ biết nơi Ngài đi đến và họ biết cách để tự họ đến được nơi đó. Thôma đáp lại bằng cách nói rằng ông cần thêm lượng thông tin. Ông không e sợ khi đưa ra các thắc mắc. Mọi thắc mắc của ông không bị tác động bởi sự nghi ngờ, mà bởi một sự ham muốn cần phải biết rõ thêm!
C. Hai phân đoạn Kinh thánh nầy chỉ ra một người không e dè chi hết. Đối với tôi dường như Thôma rất can đảm vậy. Ông trung thành với Chúa Jêsus cho tới chết. Ông yêu mến Chúa của ông nhiều hơn chính mạng sống của ông. Thà là ông chết còn hơn là phải sống mà không có Chúa của ông.
            Khi Chúa Jêsus gục chết trên thập tự giá, thế giới của Thôma đã bị tan tác hết! Chắc chắn là ông đã suy nghĩ đến điều tệ hại nhất! Nhất định là ông đã thất vọng, ngã lòng và mất hết dũng khí. Ông không có mặt với các môn đồ khác bởi sự lựa chọn. Ông không hiện diện ở đó vì ông đã nát lòng và cảm thấy mơ ước của họ đã đến điểm tận cùng rồi. Chắc chắn có một dòng cảm xúc tranh đấu đã đánh trận dành quyền điều khiển tấm lòng và đời sống của Thôma. Thôma đã ở đâu đó nhăn nhó khó chịu vào ngày Chúa nhật phục sinh đầu tiên ấy.
D. Nhưng, bất cứ lý luận của ông có là gì đi nữa đối với việc vắng mặt vào buổi nhóm ngày ấy, Thôma đã bỏ lỡ nhiều việc vì ông không có mặt ở đó. Hãy chú ý những điều mà ông bỏ lỡ trong ngày đó:
1.  câu 19 – Ông bỏ lỡ Sự Hiện Diện Của Chúa.
2.  câu 19 – Ông bỏ lỡ Quyền Phép Của Chúa.
3.  câu 19 – Ông bỏ lỡ Sự Bình An Của Chúa.
4.  câu 20 – Ông bỏ lỡ Sự Ngợi Khen Của Chúa.
5.  câu 21 – Ông bỏ lỡ Sự Khích Lệ Của Chúa.
6.  câu 22-23 – Ông bỏ lỡ Những Sự Tiếp Trợ Của Chúa.
            Thôma đã bỏ lỡ rất nhiều thứ khi ông vắng mặt vào buổi nhóm hôm ấy. Bất chấp lời cáo lỗi của ông về việc vắng mặt tại đó, ông đã bỏ lỡ một số việc không bao giờ có thể tái hiện lại được. Nhiều người khác đã nói với ông về việc ấy, câu 25, nhưng Thôma đã học biết theo cách khó nhọc rằng có một số việc mà bạn phải nhìn thấy tận mắt mình.
E. Thôma là một hình ảnh tốt cho thấy lý do tại sao việc trung tín với Hội thánh rất là quan trọng như thế.  Bạn không bao giờ biết điều chi bạn sẽ bỏ lỡ khi bạn không đến với Hội thánh. 
            Người ta có đủ loại lý do và cáo lỗi đối với những buổi thờ phượng mà họ vắng mặt. Chúng ta đang sống trong thời buổi mà con người rất bận rộn, đời sống của họ rất nhiệt cuồng, con cái của họ bận bịu với các bộ môn thể thao và nhiều sinh hoạt khác, và đôi khi Đức Chúa Trời không chiếm được chỗ ưu tiên trong mọi thứ ưu tiên của họ. Có khi Đức Chúa Trời thậm chí không được xếp ở hàng thứ hai, thứ ba hay thứ tư nữa là. Ngay cả Ngài không có mặt trong nhóm “top ten” nữa. Sự thờ lạy Ngài phải đến trước tiên! Nhiều người khác đang điên cuồng về một việc gì đó, hay họ đang dại dột với ai đó. Có người không ưa nhà truyền đạo, ban chấp sự, hay một quyết định nào đó đã được đưa ra. Người ta có đủ loại cáo lỗi mà họ đưa ra cho thấy lý do tại sao họ chẳng có mặt ở nhà thờ.

(Minh họa: Ba lý do của Mục sư cho việc muốn vắng mặt ở nhà thờ – Người chồng và người vợ thức dậy vào sáng Chúa nhật, và người vợ lo thay y phục để đi nhà thờ. Gần tới giờ nhóm lại rồi mà nàng để ý thấy chồng mình chưa động ngón tay vào việc thay y phục nữa. Hơi bối rối, nàng hỏi: "Sao anh chưa thay đồ để đi nhà thờ?" Chàng đáp: "Vì anh không muốn đi". Nàng nói: "Anh có lý do nào không?" Chàng đáp: "Có chứ, anh có ba lý do rất hay đây. Thứ nhứt, hội chúng thì nguội lạnh. Thứ hai, chẳng có ai giống như anh hết. Và thứ ba, anh chỉ không muốn đi mà thôi". Người vợ nói, thật khéo léo: "Được thôi, anh yêu, em có ba lý do tại sao anh nên đi. Thứ nhứt, hội chúng rất nồng ấm. Thứ hai, có mấy người giống như anh. Và thứ ba, anh là Mục sư! Vậy, hãy thay y phục đi!"
            Hết thảy chúng ta đều có những lời cáo lỗi, song chẳng có lời nào trong số đó là xứng đáng để thốt ra cả. Một lời cáo lỗi chẳng khác gì hơn là một lời nói dối, dù gì đi nữa. 
            Tại sao không nói ra sự thực chứ? Bạn không đến vì bạn không muốn đến. Bạn không đến vì Chúa Jêsus chưa hiện hữu trước tiên trong đời sống của bạn.  Bạn không đến vì bạn không thích hội thánh. Bạn không đến vì tấm lòng của bạn chưa ở chỗ mà nó đáng phải ở).

            Cho phép tôi chạm đến vấn đề nầy trong một phút.
1. Nhóm lại với Hội thánh là vấn đề của sự lựa chọn; đây là mạng lịnh ra từ Chúa, Hêbơrơ 10:25-26. (Minh họa: Một sự vắng mặt ở nhà thờ là lá phiếu quyết định đóng cửa lại! Đây là một bằng chứng cho thế gian biết rằng đời sống của bạn thì quan trọng hơn sự thờ phượng Ngài). 
2. Khi bạn  bỏ lỡ một buổi thờ phượng, bạn đang bỏ lỡ một cơ hội tự nó sẽ chẳng hề tái hiện nữa.  (Minh họa: Từng nom thấy một buổi thờ phượng nào tốt đẹp là buổi thờ phượng tốt lành chưa?) Vấn đề bạn đang gặp phải, nó có cần trong đời sống của bạn; câu hỏi ấy là tai dịch hành hại bạn; bạn sẽ xử lý với sự thờ phượng mà bạn chọn bỏ lỡ. Bạn chưa bao giờ biết mình đã đánh mất điều gì bạn sẽ bỏ lỡ khi bạn không đến với Hội thánh.
3. Đức Chúa Trời có đôi điều đặc biệt dành cho mỗi một chúng ta. Nếu chúng ta chịu đến với một tấm lòng cởi mở, thanh sạch, chúng ta sẽ nhận được một phước hạnh từ nơi Ngài,” Mathiơ 18:20.
         (Minh họa: Thiếu đèn – Trong một ngôi làng vùng núi bên châu Âu cách đây mấy thế kỷ, một nhà quí tộc tự hỏi ông sẽ để lại di sản nào cho dân làng của mình. Sau cùng, ông quyết định xây cho họ một nhà thờ. Không một ai nhìn thấy kế hoạch hoàn chỉnh của nhà thờ cho tới chừng nó hoàn tất. Khi dân sự nhóm lại, họ lấy làm lạ nơi vẻ đẹp và sự trọn vẹn của nó. Thế rồi có người lên tiếng hỏi: "Còn mấy ngọn đèn thì đặt ở chỗ nào? Làm sao nó chiếu sáng được?" Nhà quí tộc chỉ vào mấy cái giá treo trên tường. Khi ấy, ông trao cho mỗi gia đình một ngọn đèn, họ sẽ mang tới mỗi lần họ đến để thờ phượng. Nhà quí tộc nói: "Mỗi lần các ngươi có mặt ở đây nơi chỗ các ngươi ngồi sẽ được thắp sáng lên. Mỗi lần các ngươi không có mặt ở đây, khu vực nầy sẽ bị tối tăm. Điều nầy nhắc cho các ngươi nhớ rằng bất cứ khi nào các ngươi không đến nhà thờ, một phần nào đó của nhà Đức Chúa Trời sẽ bị tối om".
         Có cái gì đó thiếu mất trong mối tương giao khi các ngươi không có mặt ở đây). 

4. Bạn cần Hội thánh và những gì Hội thánh cung ứng cho Khi bạn đến nhà thờ để thờ phượng, bạn đang công bố ra đức tin của mình đặt nơi một Chúa phục sinh. Bạn đang dạy cho con cái mình tầm quan trọng của nhà Đức Chúa Trời. Bạn đang xây dựng một bức tường bảo hộ xoay quanh tấm lòng và đời sống của bạn. Bạn đang củng cố đức tin và sự tấn tới của mình trong Chúa.

II. THÔMA, KẺ NGHI NGỜ (câu 25)
A. (Minh họa: Nội dung) – Thôma không có mặt tại đó khi Chúa Jêsus hiện ra. Các môn đồ khác đã có mặt và họ nói cho ông biết về mọi sự mà họ đã nhìn thấy khi Chúa Jêsus hiện ra với họ. Động từ nói ở thì chủ động” [active voice].  Nói khác đi, họ cứ nói cho ông biết về việc nhìn thấy Chúa Jêsus và tìm cách thuyết phục ông tin rằng Chúa đã thực sự sống lại ra khỏi kẻ chết.
            Bất chấp những lời bảo đảm và làm chứng của họ, Thôma không thể tự đặt mình vào chỗ tin được. Ông đi xa hơn khi nói: Ta không tin!  Đây là một câu nói rất mạnh mẽ. Câu nầy đang ở trong chỗ phủ định gấp bằng hai. Thôma đang nói: Nhất quyết là ta sẽ không tin!
            Giờ đây, trước khi chúng ta hạ quyết tâm đối với Thôma, chúng ta cần phải suy nghĩ về các môn đồ khác. Khi họ lần đầu tiên hay được các tin tức cho rằng Chúa Jêsus hãy còn sống, họ cũng không tin, Luca 24:11; Mác 16:11. Cả nhóm phủ lút với buồn rầu và thất vọng đến nỗi họ không thể đặt mình vào chỗ tin theo được. Lý do duy nhứt 10 người tin là vì họ đích thân nhìn thấy Chúa Jêsus. Thôma chỉ yêu cầu cùng minh chứng mà họ đã nhận được rồi kia.
            Đây là nan đề của Thôma: ông là một nhân vật tiêu cực. Ông luôn luôn tìm kiếm đám mây ở đàng sau tấm màn màu bạc. Ông đã mong chống lại hy vọng cho rằng Chúa Jêsus là Đấng Mêsi và Cứu Chúa. Giờ đây, ký ức sau cùng của ông là về một người đã chết treo trên một cây thập tự.  Thế giới của ông đã sụp đổ ở quanh ông và ông không thể tự đặt mình vào chỗ tin theo được nữa. Vì vậy, ông từ chối mọi lời lẽ của bạn hữu mình rồi trải qua cả tuần lễ trong tình trạng tự đặt mình vào chỗ cô độc và thất vọng.
B. Có một số người trong phòng nhóm nầy có thể thích nghi với Thôma. Quí vị có một thời khó nhọc khi tin theo những gì quí vị không thể nhìn thấy tận mắt mình. Vì lý do đó, bạn đã không tin cậy nơi Chúa Jêsus. Mọi lời xưng nhận của Ngài rất đáng kinh ngạc! Những gì Kinh thánh chép về Ngài rất khó cho lý trí con người nắm bắt được. Cho phép tôi cứ khích lệ quí vị đừng trì hoãn nữa! Hãy nhìn xem Chúa Jêsus và tin theo chứng cớ của Lời Ngài và chứng cớ của những người đã đích thân nhìn thấy Ngài. Hãy nhìn xem Ngài và được cứu; Ngài là sự trông cậy duy nhứt mà bạn có, Giăng 14:6; Công Vụ các Sứ Đồ 4:12; Giăng 8:24.
C. Nhiều người khác ở đây đã sống loại đời sống bị lay động bởi hết thất vọng nầy đến thất vọng khác. Bạn thấy chao đảo rồi nghĩ mọi lời xưng nhận của Chúa Jêsus quá tốt đẹp không thể là sự thực được.  Thế nhưng, cái điều khiến cho chúng ra tốt đẹp vì chúng là sự thật! Chúa Jêsus có thể làm cho bạn những gì Ngài đã hứa Ngài sẽ làm. Ngài sẽ làm cho bạn những gì Ngài đã làm cho nhiều người khác. Ngài có thể cứu linh hồn của bạn; tha thứ mọi tội lỗi của bạn; khiến bạn trở nên con cái của Đức Chúa Trời; buông tha bạn ra khỏi sự chết thuộc linh và khỏi tình trạng nô lệ cho tội lỗi của bạn. Ngài có thể làm điều đó cho bạn, và Ngài sẽ làm điều đó cho bạn chỉ khi bạn chịu tin nơi Ngài, Rôma 10:9, 13; Công Vụ các Sứ Đồ 16:31.
D. Có một thời gian khi chúng ta hết thảy đều là những kẻ hay nghi ngờ. Nhưng, Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã thuyết phục chúng ta về sự thật. Chúng ta, giống như 10 môn đồ kia, đã tin, được cứu, đầy dẫy với sự bình an, vui mừng và sự sống thuộc linh. Chính những ơn phước đó có thể là thuộc về bạn đấy, nếu bạn chịu tin. Và, bạn có thể tin như thế ngay hôm nay!

III. THÔMA, NGƯỜI ĐÃ VUI MỪNG HÉT LÊN (các câu 26-29)
A. (Minh họa: Nội dung) – Có lẽ các môn đồ đã nài nĩ với Thôma tới điểm mà ở đó ông quyết định phải đến gặp gỡ họ vào Chúa nhật tới. Trong khi họ đang ở đó, một lần nữa Chúa Jêsus xuất hiện ở giữa họ. Lần nầy, Ngài hướng sự chú ý của Ngài vào Thôma. Ngài lặp lại từng lời nói của Thôma (câu 25) rồi mời ông đến gần Ngài rồi rờ vào Ngài và thấy nhu cần “biết” của mình đã được thỏa. Khi ấy, Chúa Jêsus bảo ông hãy bỏ đi mọi sự hồ nghi và tin cậy những gì ông biết rõ là thật.
            Có một sự khác biệt giữa hồ nghi và vô tín.  Nghi ngờ là một nan đề của trí khôn. Người muốn tin, nhưng có những thắc mắc. Còn vô tín là nan đề của tấm lòng. Vô tín sẽ không tin cho dù nó có nhìn thấy đi nữa. Thôma đã bị nghi ngờ hành hại. Khi những thắc mắc của ông đã được giải đáp, ông không cần rờ đến Chúa Jêsus đã phục sinh; nhìn thấy Ngài là đủ rồi. Thôma thốt ra một trong những lời tuyên xưng long trọng nhất trong Kinh thánh. Ông gọi Chúa Jêsus cả hai từ: Chúa và Đức Chúa Trời và ông xưng Chúa là Chúa của riêng ông. Mọi sự nhăn nhó khó chịu và hồ nghi của ông giờ đây đã được an bài. Thôma nhận được những gì các môn đồ khác đã tận hưởng trong cả một tuần lễ. Ông nhận lãnh mọi sự mà họ đã lãnh hội ở các câu 19-23.
B. Hiển nhiên, Thôma không còn hồ nghi nữa. Sau Lễ Ngũ Tuần, Kinh thánh không hề nhắc tới ông nữa. Tuy nhiên, lịch sử cho chúng ta biết những gì đã xảy ra cho các môn đồ được gọi làanh em sanh đôi.  Thôma đã đi qua phía Đông, giảng Tin Lành ở xứ Batư. Sau cùng, ông đến Ấn độ, ở đó ông có một chức vụ rất kết quả. Có vài Hội thánh ở Ấn độ ngày nay lần ngược lại lịch sử của họ cho đến thời của Thôma. Hiển nhiên, kẻ thù của Chúa đã bắt Thôma rồi giết ông bằng một mũi giáo. Ông đã chết cho Chúa mà ông đã từng nghi ngờ.
C. Ồ, người nào hồ nghi có thể làm những gì mà Thôma đã làm. Ồ, bạn chỉ cần vượt qua những nghi ngờ, sợ hãi, kiêu ngạo, tội lỗi và những việc nào ngăn trở bạn không đến với Chúa Jêsus. Nếu bạn chịu đến với Ngài và không nên vô tín, mà chỉ tin thôi, bạn sẽ thấy rằng Chúa Jêsus có thể làm cho đời sống bạn đầy dẫy với bình an, vui mừng, ngợi khen, và phước hạnh. Ngài có thể bắt lấy bạn như bạn vốn có rồi biến đổi bạn giống như Ngài đã biến đổi Thôma vậy. Ngài sẽ sử dụng bạn, ban phước cho bạn, giữ gìn bạn, làm cho bạn rung động và ngạc nhiên. Mọi sự bạn phải làm là tin thôi!
            Bất luận bạn là ai; bạn đã làm gì; hay bạn sống ở đâu, bạn cần phải biết rằng Đức Chúa Jêsus Christ có thể và sẽ cứu bạn một khi bạn chịu đến với Ngài, Giăng 6:37. Hãy đến với Ngài và quan sát Chúa Jêsus nắm lấy những khó chịu nhăn nhó, hồ nghi của bạn rồi đổi chúng thành những tiếng hét to vui mừng.

Phần kết luận: Ở câu 29, Chúa Jêsus nói cho Thôma biết một việc mà bạn cần phải nghe hôm nay. Ngài bảo Thôma rằng Thôma đã tin vì cớ những điều ông nhìn thấy tận mắt mình. Khi ấy, Chúa Jêsus thốt ra một việc rất là quan trọng. Ngài phán rằng người nào không thấy mà tin thậm chí còn có phước hơn Thôma nữa. Đấy là những tin tức tốt lành cho hôn nay! Không một ai trong chúng ta từng nhìn thấy Thân Vị vật lý của Chúa Jêsus trong đời nầy. Những gì chúng ta phải làm là tin bởi đức tin theo như Kinh thánh nói về Chúa Jêsus. Nếu chúng ta vượt qua hết mọi nghi ngờ và tin theo Ngài, chúng ta sẽ được cứu bởi Ngài!
            Nếu bạn bị hư mất, điều chi đã giữ không cho bạn tin theo Chúa Jêsus chứ? Nó làm gì để thuyết phục bạn vậy? Điều chi đã trì kéo lấy bạn vậy?  Bất luận đó là gì, nó không xứng đáng với cái giá đời đời bạn sẽ trả cho việc không đến với Ngài, Mác 8:36-37.
            Có thể có nhiều người khác ở đây giống như Thôma. Bạn đã tự cho phép mình vắng mặt ở chỗ mà ở đó Đức Chúa Trời gặp gỡ với và chúc phước cho dân sự Ngài.
            Nếu Chúa đã phán với bạn và thuyết phục bạn về nhu cần phải được cứu, hay về nhu cần kéo đến gần hơn trong sự bạn bước đi với Ngài, bạn cần phải đến với Ngài ngay hôm nay rồi xử lý với các vấn đề kia. Hãy để cho Chúa Jêsus nắm lấy mọi điều nhăn nhó khó chịu, nghi ngờ của bạn rồi đổi chúng thành những tiếng hét to vui mừng vì sự vinh hiển của Ngài.

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Giăng 20:1-10: "Sứ Điệp Nói Tới Vải Liệm"



Giăng 20:1-10
SỨ ĐIỆP NÓI TỚI VẢI LIỆM
Phần giới thiệu: Cách đây mấy năm, tôi có xem một tài liệu liên quan đến cái chết của Medgar Evers, một nhân sự tranh đấu nhân quyền người da đen, ông bị bắn chết trên đường về nhà mình ở Mississippi năm 1963. Vào đầu thập niên 90, theo yêu cầu của con trai ông, thi thể của Ông Evers đã được khai quật. Hy vọng của gia đình, ấy là một cuộc khám nghiệm tử thi mới sẽ làm sáng tỏ cái chết của ông. Tôi đã xem họ mở quan tài đã đóng kín trong 30 năm. Bên trong là một thi thể được gìn giữ rất tốt. Thi thể và y phục mặc cho thi thể ấy vẫn còn ở trong tình trạng gần như là nguyên vẹn.
            Khi tôi xem chương trình đó, ngay lập tức tôi liên tưởng đến một chỗ khác khi mồ mả được mở ra. Đó là một ngôi mộ đã được mở toang ra, không phải do ý muốn của con người, mà là do ý muốn của Đức Chúa Trời! Trong ngôi mộ đó, người nào nhìn vào thì thấy vải liệm mà thi thể đã mặc, nhưng họ không nhìn thấy thi thể đâu hết! Tại sao chứ? Vì đây là thi thể của Đức Chúa Jêsus Christ và Ngài đã sống lại từ kẻ chết và đã đi ra khỏi ngôi mộ đó. Mọi sự còn lại trong mộ địa ấy, bằng chứng duy nhứt cho thấy Ngài từng có mặt ở đó, là sự hiện diện của tấm vải liệm của Ngài.
            Bây giờ, có nhiều phương diện của sự sống lại mà chúng ta sẽ tra xét sáng nay. Hết thảy chúng đều rất quan trọng, là một phước hạnh và là một sự khích lệ cho con cái của Đức Chúa Trời. Nhưng sáng nay, tôi muốn nhìn vào sứ điệp nhắc tới vải liệm còn bị để lại trong ngôi mộ ấy bởi Chúa Jêsus. Tôi muốn chúng ta hôm nay nhận thấy rằng Chúa Jêsus đã bỏ tấm vải liệm lại sau vì một lý do. Ngài bỏ chúng lại sau để chúng có thể rao ra một sứ điệp cho hết thảy những ai nhìn thấy chúng vào sáng sớm Chúa nhật đó. Đây là một sứ điệp quí báu mà tôi muốn chúng ta tìm cách nắm lấy hôm nay. Chúng ta hãy nhìn vào mấy câu Kinh thánh tuyệt vời nầy và kinh nghiệm Sứ Điệp Nói Tới Vải Liệm.
I. ĐÂY LÀ MỘT SỨ ĐIỆP BÌNH AN  (các câu 5-7)
A. Sau khi Chúa Jêsus gục chết trên thập tự giá, Giôsép người Arimathê và Nicôđem lấy thi thể của Chúa Jêsus xuống rồi sửa soạn thi thể ấy cho sự chôn cất và đặt thi thể ấy vào một ngôi mộ mới thuộc về Giôsép, Giăng 19:38-42. Sau khi họ đặt thi thể của Ngài vào trong mộ, các cấp lãnh đạo người Do thái đã yêu cầu Bôntu Philát đóng ấn ngôi mộ rồi đặt một phân đội lính Lamã tại mộ để ngăn ngừa các môn đồ đến lấy cắp thi hài, Mathiơ 27:62-66.
            Tất nhiên, Kinh thánh cho chúng ta biết vào sáng sớm Chúa nhật, một số việc kỳ lạ bắt đầu xảy ra gần ngôi mộ đó trong Vườn, Mathiơ 28:1-4. Một biến cố siêu nhiên đã xảy ra và hòn đá đã được dùng đóng ấn ngôi mộ bị lăn lùi lại bởi Thiên Sứ của Đức Giêhôva. Điều nầy đã được làm ra không phải bởi các môn đồ. Không! Họ đã trốn trên phòng cao trong sợ hãi, e là họ cũng bị bắt và bị đóng đinh trên thập tự giá, Giăng 20:19. Tuy nhiên, điều nầy đã được thực hiện để cho hết thảy những ai đến gần thấy rằng thi thể của Chúa Jêsus không còn có ở đó nữa.
            Bây giờ, khi Mary thấy ngôi mộ trong tình trạng nầy, nàng chạy đi báo cho các môn đồ biết, Phierơ và Giăng chạy đến mộ. Chắc chắn là nàng đã tới với một ngôi mộ không đúng. Chắc chắn, phải có cái gì đó sai trật rồi! Tuy nhiên, khi họ đến tại hiện trường, đúng đây là ngôi mộ ấy. Thế nhưng, ngôi mộ thì trống trơn! Mọi sự họ nhìn thấy khi họ nhìn vào là tấm vải liệm của Chúa Jêsus, một là nó bị dồn lại thành một đống giống như thể thi hài của Ngài đã bước ra khỏi chúng, hoặc bị khô cứng do các thứ hóa chất mà Giôsép và Nicôđem sử dụng, khi liệm xác Ngài, nó giống như cái tổ kén mà Ngài đã thoát ra. Dù là cách nào, sự việc ấy tô vẽ một bức tranh thật hoàn toàn! Khi ấy họ nhìn thấy, ở ngay chỗ đó, tấm khăn che mặt mà Giôsép và Nicôđem đã sử dụng để che đầu và mặt của Chúa Jêsus lại.
            Ngôi mộ là một bức tranh trọn vẹn nói tới trật tự thật tuyệt đối!
B. Sau khi các tin tức nói tới sự phục sinh đã được ai nấy đều hay biết hết, các cấp lãnh đạo người Do thái đã bịa ra một câu chuyện để cố gắng che giấu sự thực Chúa Jêsus hãy còn sống, Mathiơ 28:11-15. Tuy nhiên, tình trạng của ngôi mộ minh chứng câu chuyện của họ là một sự dối trá. Hãy xét xem:
1. Nếu chính các môn đồ đã di dời thi hài của Chúa Jêsus theo như người Do thái loan báo, làm sao họ di dời thi thể mà không phiền phức với tấm vải liệm chứ? Họ có thì giờ để lo liệu trật tự như thế không? Rốt lại, họ sẽ nổ lực làm một việc như vậy không, hết thảy họ đều bỏ Chúa Jêsus lại rồi trốn đi ngay đêm Ngài bị bắt? Mác 14:50.
2. Nếu là những tên trộm mộ như bao người khác đề nghị, họ di dời thi hài bằng cách nào chứ? Họ chịu mọi sự khổ sở như thế sao? Tất nhiên là không rồi!
3. Nếu các cấp lãnh đạo Do thái lấy thi hài của Ngài đi vì e sợ mọi điều mà các môn đồ sẽ sử dụng thi hài của Ngài, hay người Lamã về vấn đề ấy, họ sẽ chẳng có thì giờ để di dời thi thể ra khỏi những vòng vải liệm bao quấn chặt chẽ kia. Thực vậy, họ chỉ tạo ra thây ma khi các môn đồ bắt đầu tuyên bố sự sống lại và Cơ đốc giáo sẽ giải thể như Alka-Seltzer [một chất hòa tan] trong nước.
C. Phần kết luận hợp lý duy nhứt cho vấn đề, ấy là ngôi mộ đang ở trong bối cảnh trật tự và yên tĩnh vì Chúa Jêsus đã ra khỏi tấm vải liệm của Ngài rồi. Ngài đã xếp tấm khăn che mặt mình lại rồi để nó qua một bên. Ngài rời khỏi bối cảnh bình an để hết thảy những ai nhìn vào và tin sẽ có sự bình an ở trong lòng rằng Ngài vẫn còn sống và mạnh giỏi. Đấy là loại bình an mà chỉ có Chúa Jêsus mới có thể cung ứng cho, Giăng 14:27!
I. Đây là một sứ điệp bình an
II. ĐÂY LÀ MỘT SỨ ĐIỆP ĐẦY NĂNG QUYỀN (câu 5)
A. Cái tổ kén vải liệm trống rỗng kia đã giảng ra một sứ điệp đầy năng quyền vào sáng sớm Chúa nhật ấy. Sứ điệp ấy thuật lại một câu chuyện sống động nói tới một Cứu Chúa phục sinh. Tấm vải liệm đang nằm trong tư thế ấy đã công bố cho thế gian biết rằng mọi sự mà Đức Chúa Jêsus Christ đã xưng nhận, mọi sự Ngài đã rao giảng, mọi sự Ngài đã hứa thảy đều là sự thực!
         Chỉ ba ngày trước, các môn đồ đã thấy Chúa của họ bị bắt, bị xét xử, bị kết án rồi bị đóng đinh trên thập tự giá. Bây giờ, họ có bằng chứng xác thực rằng Chúa Jêsus hãy còn sống và mạnh giỏi!
B. Sự thực cho thấy Chúa Jêsus còn sống cung ứng quyền phép cho mọi lời hứa của Ngài! Nó xác nhận lời xưng nhận của Ngài là con đường duy nhứt đến với Đức Chúa Trời, Giăng 14:6. Chính quyền phép ấy cung ứng hy vọng cho hết thảy những ai chịu đến với Ngài để được cứu, Hêbơrơ 7:25; Giăng 6:37-40. Quyền phép ấy cung ứng lòng tin cậy cho người nào bị hư mất trong tội lỗi! Quyền phép ấy nói cho họ biết rằng họ có thể chạy đến với Chúa Jêsus rồi ở đó tìm gặp Chúa hằng sống là Thiết Hữu của hạng tội nhân.
C. Đây là một sứ điệp đầy quyền phép vì nó cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Cha đã chấp nhận sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá là sự trả giá cho món nợ tội lỗi của con người. Tân Ước cho chúng ta biết khoảng 35 lần rằng Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết bởi Đức Chúa Cha. Nếu Chúa Jêsus là một người khác, hài cốt của Ngài sẽ bị mục nát ở chỗ mà họ đặt thi hài của Ngài. Nhưng, vì Ngài là Con vô tội của Đức Chúa Trời, cho nên sự chết giữ lấy Ngài là điều bất khả thi, Công Vụ các Sứ Đồ 2:24. Và, vì Ngài đã chết một cái chết vô tội trên thập tự giá, Đức Chúa Trời đã chấp nhận sự hy sinh của Ngài trong chỗ của chúng ta và cung ứng cho chúng ta lời hứa cho rằng chúng ta cũng sẽ sống lại từ kẻ chết nữa, ***II Côrinhtô 4:14***. Hết thảy mọi sự ấy là do Ngài đã để lại áo xống của Ngài ở sau lưng!
I. Đây là một sứ điệp bình an
II. Đây là một sứ điệp đầy năng quyền
III. ĐÂY LÀ MỘT SỨ ĐIỆP ĐẦY HỨA HẸN (câu 7)
A. Giăng kêu gọi chúng ta chú ý vào sự kiện tấm khăn liệm đã được sử dụng để che gương mặt phước hạnh của Ngài khi chết đã được xếp lại gọn gàng rồi đặt qua một bên. Có một sứ điệp trong hành động nầy mà chúng ta không muốn bỏ qua.
(Minh họa: Phong tục của Đông phương về cái khăn đó. Khi một người cùng với các tôi tớ đang dự một bữa ăn, người ấy thường dùng cái khăn của mình ra dấu cho họ trong suốt bữa ăn. Nếu người ấy rời bàn ăn rồi vò cái khăn lại, hành động ấy có nghĩa là người đã ăn xong và không quay trở lại. Tuy nhiên, nếu người xếp cái khăn lại cho gọn gàng, hành động ấy nói cho các tôi tớ người biết rằng người sẽ đi đâu đó trong một lúc, nhưng người sẽ quay trở lại! Chúa Jêsus đang nói cho các môn đồ Ngài biết: "Ta sẽ vắng mặt trong một lúc, nhưng ta sẽ quay trở lại ngay!" Khi Phierơ và Giăng đến tại mộ, họ sợ điều tệ hại nhất. Có lẽ họ nghĩ mấy tên trộm đã đến, hay người Do thái đã lấy thi hài của Ngài đi. Ngay cả Mary đã bỏ qua cái khăn liệm rồi tưởng người làm vườn đã dời thi hài của Chúa đi, Giăng 20:15. Tuy nhiên, Giăng, là người cùng lớn lên với các tôi tớ, Mác 1:20, có lẽ biết rõ phong tục nầy và mau chóng nắm bắt được ý nghĩa, câu 8).
B. Bây giờ, sáng nay, bạn và tôi đang có mặt giữa vòng những người chấp nhận sứ điệp Tin Lành nói tới sự sống lại bởi đức tin đơn sơ. Chúng ta không nhìn thấy Chúa Jêsus sống. Chúng ta không nhìn thấy Ngài chết và chúng ta không nhìn thấy ngôi mộ. Tuy nhiên, cái khăn xếp lại vẫn đang được rao giảng hôm nay. Sự việc đang nhắc nhở mỗi một người chúng ta sáng nay rằng mặc dù chúng ta không nhìn thấy Ngài ngay bây giờ, Ngài sẽ trở lại ngay và rồi chúng ta sẽ nhìn thấy Ngài, Khải huyền 22:20.
C. Vì lẽ đó, đừng mất hy vọng, hỡi quí bạn yêu dấu! Chúa của chúng ta đã rời khỏi chúng ta, sự bảo đảm của Ngài là không bao lâu nữa Ngài sẽ tái lâm rồi cất chúng ta đi ở với Ngài trong Nhà của Cha Ngài, Giăng 14:1-3. Vì Ngài sống, chúng ta có một tương lai trong quê hương của Ngài ở trên trời!
I. Đây là một sứ điệp bình an
II. Đây là một sứ điệp đầy năng quyền
III. Đây là một sứ điệp đầy hứa hẹn
IV. ĐÂY LÀ MỘT SỨ ĐIỆP ĐẦY THUYẾT PHỤC (các câu 5-8)
A. Mấy câu nầy cho chúng ta biết về những điều Phierơ và Giăng đã làm khi họ đến tại mộ. Thật là thú vị khi đào sâu một chút vào lời lẽ được sử dụng ở đây. Hãy chú ý ba tư tưởng:
1. Câu 5 Từ ngữ "thấy" [saw] ý nói "liếc nhìn vào vật gì đó". Từ nầy đề cập đến cái nhìn thoáng qua, ngắn ngủi. Đây là điều Giăng đã thấy khi người đến nơi ấy. Ông có cái nhìn mau lẹ vào mộ rồi thấy Chúa Jêsus không còn có ở đó, nhưng tấm vải liệm vẫn còn có ở đó.
2. Câu 6-7 Từ ngữ "thấy" [seeth] ý nói "rà soát". Từ nầy mang ý tưởng nhìn quanh với con mắt tinh tường để nắm bắt mọi sự kiện. Cái thấy nầy đem vào lý trí con mắt của nhà điều tra. Đây là điều mà Phierơ đã thấy. Ông đã nhìn thấy tấm vải liệm và cái khăn che mặt đang nằm ở đó.
3. Câu 8 từ ngữ "thấy" [saw] ý nói "nhìn với sự hiểu biết". Từ nầy mang ý tưởng nắm bắt được mọi điều bạn nhìn thấy. Khi Giăng để thì giờ quan sát kỹ hơn, ông nhìn thấy sự thực nơi tấm vải liệm và hiểu rằng Chúa Jêsus hãy còn sống!
B. Nếu một tội nhân hư mất nhìn vào ngôi mộ trống, người ấy có thể dấy lên hàng tá lý do tại sao sự việc không thể là sự thực. Rốt lại, khi người ta chết, họ không còn có nữa. Họ không chổi dậy được, và thậm chí nếu họ chổi dậy đi nữa, họ sẽ không thể thoát ra khỏi phần vải liệm của mình! Họ sẽ làm giống như Laxarơ và họ sẽ được tự do, Giăng 11:44.
C. Nhưng, khi một tấm lòng chân thành dành thì giờ xem xét kỹ lưỡng các chứng cớ, họ sẽ đạt tới chỗ mà Giăng đã đạt tới. Sự sống lại phải là điều có thực. Không có một cách giải thích hợp lý nào khác nữa. Bạn có bị thuyết phục không?
(Minh họa: Người Do thái vẫn tin cho tới ngày nay rằng các môn đồ của Chúa Jêsus đã đem thi thể của Ngài đi. Nếu họ làm thế, có ai làm ơn giải thích cho tôi biết lý do tại sao từng người một trong số các môn đồ của Ngài, với ngoại lệ của Giăng, đã chịu chết vì rao giảng sự sống lại của Chúa Jêsus từ kẻ chết. Người ta không chết vì sự việc mà họ biết rõ là dối trá! Muốn sống còn thì mạnh mẽ đến nỗi họ sẽ xưng ra sự dối trá của họ cho nhà cầm quyền hầu cứu lấy mạng của họ. Tuy nhiên, hết thảy họ, không có ngoại lệ chi hết, đều bước vào mồ mả với lời rao giảng sự thực về một Chúa phục sinh! Đối với tôi, chết như thế là chứng minh thật là hùng hồn!)
I. Đây là một sứ điệp bình an
II. Đây là một sứ điệp đầy năng quyền
III. Đây là một sứ điệp đầy hứa hẹn
IV. Đây là một sứ điệp đầy thuyết phục
V. ĐÂY LÀ MỘT SỨ ĐIỆP RIÊNG TƯ (các câu 1-29).
A. Khi chương nầy mở ra, từng người nào đối diện với ngôi mộ trống và tấm vải liệm buộc phải đưa ra một quyết định. Đối với Giăng, tin là điều cần kíp, câu 8. Đối với Phierơ, sự thực xảy đến tiệm tiến hơn. Mary Mađờlen thấy rằng tấm lòng của nàng vẫn còn bị buồn rầu bắt lấy, 11-17. Tuy nhiên, nàng bị thuyết phục khi nàng nhìn thấy chính mình Chúa. Các môn đồ khác thì không dám chắc về những gì đã xảy ra cho tới chừng Chúa Jêsus hiện ra ở giữa họ với một sứ điệp bình an và bảo đảm, các câu 19-23. Tuy nhiên, Thôma, người hồ nghi luôn luôn lại không có mặt ở đó và ông từ chối không chịu nghe một lời mà họ đang nói, các câu 24-25. Những điều ông nghi ngờ cũng được đề ra cho các sự khác bởi sự xuất hiện riêng tư của Cứu Chúa phục sinh, các câu 26-28. Rõ ràng, đây là một sứ điệp tác động dân sự bằng nhiều cách thức khác nhau. Tất nhiên, thực sự chỉ có hai cách để đáp ứng với sứ điệp: 1. Bằng cách chấp nhận sứ điệp 2. Bằng cách chối bỏ sứ điệp.
B. Ai có lòng tin, họ sẽ đáp ứng bằng cách chấp nhận sứ điệp nói tới Chúa Jêsus phục sinh. Thắc mắc đọng lại với chúng ta sáng nay là: còn bạn thì sao? Có phải bạn chấp nhận sự thực Đức Chúa Jêsus Christ đã chịu chết trên thập tự giá, đổ huyết Ngài ra để trả giá cho tội lỗi của bạn và đã sống lại từ kẻ chết ba ngày sau đó với thân thể vật lý? Hôm nay có người đang nói cho chúng ta biết rằng tin sự sống lại là thực thì không quan trọng. Chúng ta chỉ cần chấp nhận sự ấy theo cách biểu tượng mà thôi! Phải, Kinh thánh có một ý tưởng khác, Rôma 10:9-10. Thực vậy, nếu bạn loại bỏ thành phần cốt lõi nói tới sự sống lại ra khỏi lẽ đạo của Cơ đốc giáo, thế thì đức tin của chúng ta sẽ rơi rụng giống như ngôi nhà được dựng lên bằng những lá bài vậy.
C. Có phải bạn tin vào Chúa Jêsus phục sinh không?
Phần kết luận: Tôi dám nói rằng không một tấm vải liệm nào trong lịch sử đã rao giảng một sứ điệp phi thời gian, vinh hiển như tấm vải liệm của Chúa Jêsus đã rao giảng. Tôi cảm tạ Chúa vì Ngài đang sống sáng nay và Ngài đã để lại bằng chứng trọn vẹn, không thể tranh cãi trong ngôi mộ của Ngài cho biết Ngài đang sống! Có phải sự sống lại của Ngài là thực trong tấm lòng của bạn sáng nay? Có phải bạn đã kinh nghiệm quyền phép sự sống lại của Ngài trong đời sống của bạn? Bạn thấy đấy, một Cứu Chúa phục sinh có quyền phép tác động cụ thể vào hết thảy những ai bởi đức tin chịu đến với Ngài. Đây là những gì Phaolô đã nói: "cho đến nỗi tôi được biết Ngài, và quyền phép sự sống lại của Ngài", Philíp 3:10a. Có phải quyền phép ấy đang năng động trong đời sống bạn sáng nay?



Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Giăng 20:1-18: "Chúa Jêsus: Đấng Cứu Chuộc Phục Sinh"



Giăng 20:1-18
Chúa Jêsus:
Đấng Cứu Chuộc Phục Sinh
Phần giới thiệu: Hôm nay, chúng ta kỷ niệm ngày long trọng nhất trong lịch sử thế giới. Hôm nay, chúng ta kỷ niệm lẽ thật quan trọng nói tới Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng bị đóng đinh trên thập tự giá của người Lamã và chịu chết, đã sống lại từ kẻ chết chỉ ba ngày sau đó! Lẽ thật duy nhứt nầy là điều biệt riêng Cơ đốc giáo ra khỏi từng hệ thống niềm tin khác trong thế gian! Hết thảy cấp lãnh đạo tôn giáo khác đều đã chết. Phật Thích Ca đã chết! Mohammed đã chết! Khỗng Phu Tử đã chết! Từng nhà sáng lập từng tôn giáo từng hiện hữu đã chết. Tuy nhiên, chỉ có Một Đấng duy nhứt đã sống lại từ kẻ chết! Nếu chúng ta tách khỏi Cơ đốc giáo lẽ đạo nói tới sự phục sinh theo phần xác của Đức Chúa Jêsus Christ, thế thì đức tin của chúng ta sẽ chẳng khác gì hơn một hệ thống tôn giáo khác xét đoán linh hồn của con người với một sự đời đời trong Địa Ngục mà thôi! Nếu Chúa Jêsus không sống lại từ kẻ chết và ngày nay không sống, thế thì mọi sự Ngài đã làm đều rơi vào chỗ hư không, sự chết của Ngài là một đời sống phung phí và mọi sự dạy của Ngài chỉ là sao chép của một gã điên mà thôi! Nếu Đức Chúa Jêsus Christ không sống, thế thì bạn chẳng có một sự cứu rỗi nào cả, không có hy vọng cho thế gian và hết thảy chúng ta đều bị định cho Địa Ngục!
            Giờ đây, như đã nói, tôi muốn nói rằng NGÀI HIỆN ĐANG SỐNG! Tôi ngợi khen Chúa vì chương 20 nầy trong sách Tin Lành Giăng trong mọi câu nói của nó, chúng ta đều được cung ứng cho một phác họa về Chúa Jêsus là Đấng Cứu Chuộc Phục Sinh! Chúng ta có thể thấy trong mấy câu nầy Chúa Jêsus đang sống và rất mạnh giỏi sáng nay! Khi chúng ta kỷ niệm lẽ thật nói rằng Chúa Jêsus đang sống động sáng nay, tôi muốn chúng ta dành ra ít phút để nhìn vào mấy câu nầy rồi có được một cái nhìn thật tươi mới về sự sống lại và sự sống ấy có ý nghĩa như thế nào cho mỗi một người chúng ta hôm nay. Cảm tạ Đức Chúa Trời, vì chúng ta phục vụ một Đấng Cứu Chuộc Phục Sinh, chúng ta có sự trông cậy trong đời nầy và ngay cả qua đời nầy và vào trong cõi đời đời nữa. Chúng ta hôm nay hãy cùng nhau nhìn xem Chúa Jêsus: Đấng Cứu Chuộc Phục Sinh.
I. MARY NƠI MỘ ĐỊA (các câu 1-11)
A. Sự khám phá của nàng (các câu 1-10) - Mary ra đến mộ trước khi bình minh. Khi nàng đến nơi, nàng thấy hòn đá đã lăn ra và ngôi mộ thì trống trơn. Ngay lập tức, nàng chạy tìm các môn đồ của Chúa Jêsus và nàng nói cho họ biết thi thể của Chúa họ không còn ở trong mộ địa nữa. Khi họ nghe được các tin tức nầy, Phierơ và Giăng chạy ra mộ để xem coi có chuyện gì xảy ra. Khi họ đến nơi, cả hai đều nhìn thấy vải liệm cùng tấm khăn đắp mặt Ngài được gấp lại ngay chỗ  đó, các câu 5-7. Sau khi họ xem thấy mọi việc nầy rồi, họ trở về nhà. Ít nhất là Giăng, tỏ ra đã tin rằng Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết, (câu 8).
(Minh họa: Một lời về tấm vải liệm được xếp lại ngay ngắn ở đây. Kinh thánh chép rằng tấm vải liệm còn ở đó. Một bản dịch về cụm từ nầy chép rằng chúng "hãy còn nếp gấp". Điều nầy có ý nói rằng trông chúng y như lúc chúng mới quấn quanh thi thể của Chúa Jêsus vậy. Bạn thấy đấy, hương liệu khi chôn xác sẽ làm cho cứng lớp vải bao quanh thi thể và  hình thành một cái kén. Rõ ràng là các lớp vải vẫn còn mang lấy hình thể của thân Chúa Jêsus. Lẽ thật khác cần phải chú ý: ấy là bối cảnh rất có thứ tự và không bị xới tung lên. Nếu như thi thể bị kẻ cắp lấy đi, thì lớp vải quấn quanh thi thể sẽ không bị dời đi, và nếu chúng bị dời đi, chúng sẽ không bị để lại trong một tư thế gọn gàng như vậy. Khi ấy, có vấn đề của cái khăn đắp mặt nữa. Nếu thi thể bị người khác lấy đi, cái khăn sẽ bị rơi xuống. Thay vì thế, nó đã được gấp lại rồi đặt đúng vị trí của nó. Mọi sự chỉ ra sự yên tĩnh và trật tự trong ngôi mộ trống của Chúa Jêsus!)
B. Sự tin kính của nàng (câu 11) Phierơ và Giăng rời khỏi mộ, còn Mary thì ở lại sau, nàng đứng khóc vì sự mất mát Chúa của nàng. Tại sao nàng ở lại chứ? Vì nàng yêu mến Chúa Jêsus! Kinh thánh cho chúng ta biết rằng Mary đã được cứu ra khỏi một đời sống tội lỗi thật sâu sắc và kinh khủng, Mác 16:9. Nàng yêu mến Chúa Jêsus vì mọi điều Ngài đã làm trong đời sống của nàng. Nàng thật tôn kính Chúa Jêsus.
(Minh họa: Linh hồn được chuộc sẽ yêu mến Chúa Jêsus! Khi bạn dừng lại để suy nghĩ về mọi sự mà Ngài đã làm trong đời sống của bạn, làm sao mà bạn không thể yêu mến Ngài cho được? Mary đặt ra một tấm gương về sự yêu mến và tôn kính cho hết thảy các môn đồ của Chúa. Thắc mắc đến với lý trí sáng nay là: "Bạn có yêu mến Ngài như đáng phải có sáng nay không?")
C. Sự tối tăm của nàng (câu 11) - Mary có đôi mắt chú vào bằng chứng thuộc thể thay vì giải đáp về mặt thuộc linh! Mọi sự nàng nom thấy là một ngôi mộ trống. Cái điều chưa bao giờ bước vào lý trí của nàng là phải xem xét lẽ thật quan trọng hơn: ấy là Chúa Jêsus hãy còn sống. Chúng ta sẽ bật khóc với nàng, song phải vì sự thực là Ngài đang sống và không còn chết nữa! Ồ, nếu sự thực Chúa Jêsus đã chết hôm nay, Phaolô nói cho chúng ta biết trong tất cả mọi người, chúng ta là kẻ khốn nạn hơn hết, I Côrinhtô 15:19.
(Minh họa: Phần nhiều con cái của Đức Chúa Trời sống giống như thể họ tin Chúa Jêsus đã chết rồi. Chẳng có một sự vui vẻ và phấn khích nào hết trong đời sống của họ. Chẳng có một sự khát khao nồng cháy sâu sắc nào để thờ lạy và phục vụ Đức Chúa Trời là Đấng đã tìm kiếm, mua lấy chúng ta bởi tình yêu thương và sự chết của Ngài tại thập tự giá. Chúng ta thường hành động giống như thể chúng ta bị bẫy trong một thứ tôn giáo hay chết giết chết sự vui mừng của chúng ta rồi để chúng ta lại với cảm xúc đáng thương hại. Nguyện sáng nay, tôi nhắc cho bạn nhớ rằng bạn và tôi đang phục vụ Đức Chúa Jêsus Christ? Chúng ta phục vụ chính Đấng đã bước lên đồi Gôgôtha, đã chịu chết vì tội lỗi và ba ngày sau đã sống lại từ kẻ chết để sống cho đến đời đời!) Cảm tạ Đức Chúa Trời
Hầu việc Jesus Đấng sống nay;
Ngự trong dương thế rõ ràng;
Lòng biết chắc Chúa sống trăm phần;
Mặc ai đa nghi vấn nan.
Lời Ngài tôi nghe thỏa thích thay;
Nhìn tay thương xót rõ ràng;
Ngài hằng gần tôi khi nhu yếu;
Phỉ phu mọi đàng!
Ngài sống! Ngài sống!
Chúa Jêsus sống hiện rày;
Đi chung trò chuyện suốt lối hẹp hòi;
Tâm tôi vui mừng thơ thái.
Ngài sống! Ngài sống!
Để ban ơn cứu ta đấy!
Nếu hỏi chứng cớ Chúa sống đâu nào;
Rằng: Chúa sống trong lòng nầy.
Nầy cùng vui lên giáo hữu ơi;
Hòa thanh tâu khúc khải hoàn;
Bài Halêlugia muôn đời;
Jêsus Christ Vua hiển vang.
Nguồn cậy trông cho kẻ kiếm nay;
Hộ phương cho kẻ đã gặp;
Không người nào hiền lành ân ái;
Sánh Jêsus kịp!
(Minh họa: Với điều đó trong trí, chúng ta hãy quyết định sáng Chúa nhật Phục sinh nầy, chúng ta sẽ không còn cúi đầu xuống trong sự tan vỡ và buồn rầu. Nhưng thay vì thế, chúng ta học biết vui vẻ trong một Cứu Chúa hằng sống!)
(Minh họa: Một gia đình kia mất ba đứa con vị bệnh bạch hầu trong cùng một tuần. Chỉ có bé gái ba tuổi thoát được căn bệnh. Vào sáng Chúa nhật phục sinh sau đó, bố, mẹ và đứa con đến nhóm ở nhà thờ. Vì người cha là là giáo viên Lớp Trường Chúa Nhật, ông đã hướng dẫn bài học khi mọi người đến nhóm lại đông đủ. Khi ông đọc sứ điệp Phục sinh từ Kinh thánh, nhiều người đã bật khóc, nhưng người cha và người mẹ vẫn giữ được sự bình tỉnh và thanh thản. Khi Lời Trường Chúa Nhật xong rồi, một thiếu niên 15 tuổi cùng bước về nhà với cha mình. Nó nói: "Vị giáo viên cùng vợ của ông ấy phải thực sự tin câu chuyện Phục sinh". Cha nó đáp: "Hết thảy Cơ đốc nhân đều tin, con ạ". Người con nói: "Dẫu thế nào thì họ cứ tin”).
(Minh họa: Mối quan hệ của bạn với Chúa đưa bạn đến với tình cảm và sự tôn kính Ngài như thế nào vậy? Nếu Ngài thực sống và đang sống ở trong lòng bạn, sẽ có một sự bày tỏ về sự hiện diện của Ngài và về sự vui vẻ của Ngài trong đời sống của bạn!)
I. Mary Nơi Mộ Địa
II. CÁC SỨ GIẢ BÊN MỘ ĐỊA (các câu 12-13)
A. Sự hiện diện của họCó hai thiên sứ ở bên mộ. Hai là con số của nhân chứng. Hai thiên sứ nầy đã được sai đến từ Đức Chúa Trời để làm chứng cho sự thực là Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết. Thuộc về họ là một sứ điệp nói tới sự trông cậy tuyệt đối và sự bảo đảm trọn vẹn - Mathiơ 28:5-6!
B. Tư thế của họ - Ngồi Một tư thế bình an tuyệt đối! Nếu thi thể của Chúa Jêsus đã bị mất đi và nếu có rắc rối tại ngôi mộ, bạn có thể quyết chắc rằng các thiên sứ nầy sẽ rất bận rộn. Tuy nhiên, họ ngồi giống như đang nói: "Mọi sự đều suông sẻ hết!"
C. Hình ảnh của họ Yên nghỉ – Hai thiên sứ nầy trông như yên nghỉ thật bình an. Mọi sự giống như thể họ đang nói với chúng ta: "Việc qua rồi, hết thảy chúng ta giờ đây có thể yên nghỉ!" Thực vậy, cứ mỗi lần các thiên sứ được chỉ ra trong Kinh thánh, họ đều rất bận rộn. Họ đang mang lấy các sứ điệp, thanh toán quân đội kẻ thù và tham dự vào công việc của Đức Chúa Trời. Giờ đây, họ đang yên nghỉ!
(Minh họa: Đúng là một bài học cho linh hồn bị hư mất sáng nay! Vì Chúa Jêsus sống, bạn có thể nghỉ ngơi khỏi công việc mình. Đức Chúa Trời không muốn bạn cố gắng và làm đẹp lòng Ngài để được cứu. Ngài không muốn bạn làm lành để được lên Thiên Đàng đâu. Ngài muốn bạn tin cậy vào sự chết và sự sống lại của Jêsus Con Ngài mà chẳng tin cậy vào một chuyện gì khác! Nếu bạn chịu đến với Ngài chỉ bởi đức tin, Ngài sẽ cứu linh hồn bạn và để cho bạn yên nghỉ khỏi việc tự xưng công bình, mọi việc làm tôn giáo của bạn và mọi nổ lực hư không của bạn để làm đẹp lòng Ngài. Mọi sự Ngài mong muốn là đức tin của bạn!)
D. Kế hoạch của họCâu 13 chỉ ra rằng hai thiên sứ nầy muốn khuấy đảo một việc trong tấm lòng của Mary. Thắc mắc của họ được hoạch định để bật lên ngọn đèn ở trong đầu của Mary. Giống như thể họ đang hỏi: "Sao ngươi khóc? Ngôi mộ trống thế nầy không đáng để vui mừng sao?" Nhưng, Mary, giống như bao người trong chúng ta, dường như quyết định sống bởi mắt thấy hơn là bước đi bởi đức tin. Thường thì chúng ta thất bại không khám phá được các ơn phước thuộc linh và chúng ta từ chối không nhìn vào bên dưới bề mặt để nhìn thấy những gì Chúa đang ra sức bày tỏ cho chúng ta!
I. Mary Nơi Mộ Địa
II. Các sứ giả bên mộ địa
III. ĐẤNG MÊSI BÊN MỘ ĐỊA (các câu 14-17)
A. Sự nhầm lẫn của Mary (câu 14) Khi bật khóc, nàng nhận ra rằng không phải chỉ có một mình nàng bên mộ. Nàng nhìn thấy một người đang đứng gần mình, nhưng không nhận ra đó là Chúa Jêsus. Nàng tiếp tục khóc.
(Minh họa: Bộ không giống như chúng ta sao? Chúng ta có lời hứa của Ngài - Hêbơrơ 13:5, thế mà chúng ta không nhìn thấy Ngài trong mọi hoàn cảnh của chúng ta từng hồi từng lúc. Ngài là Cứu Chúa phục sinh và Ngài luôn luôn dính dáng vào mọi điều có liên quan tới bạn. Nếu bạn chịu nhìn xem, bạn sẽ luôn luôn thấy Chúa Jêsus trong suốt thời gian có cần của bạn đấy).
B. Đối diện (câu 15) Giờ đây Chúa Jêsus hỏi Mary 2 câu hầu chỉ cho nàng nhìn thấy sự thực.
1. Sao ngươi khóc? – Tại sao lại khóc khi bạn lẽ ra phải vui mừng?
2. Ngươi tìm ai giữa vòng kẻ chết vậy? Tại sao bạn tìm kiếm Ngài một khi Ngài đang sống giữa vòng kẻ chết chứ?
            Hai câu hỏi nầy được đưa ra để nhắc cho Mary nhớ Chúa Jêsus là:
1. Sự sống lại và sự sống - Giăng 11:25
2. Chúa của sự sống - Công Vụ các Sứ Đồ 3:12
3. Đấng phó mạng sống Ngài và có quyền lấy lại - Giăng 10:18
4. Đường đi, lẽ thật và sự sống - Giăng 14:6
(Minh họa: Thật là thú vị khi thấy rằng Mary cứ nói lòng vòng khi nhắc đến Chúa Jêsus rồi tiếp tục nhìn vào mộ mà khóc. Đúng là một bài học cho những ai mất mát người thân trong sự chết. Khi chúng ta đối diện với sự chết, chúng ta sẽ nhìn xem Chúa, chớ không nhìn vào mộ địa. Mộ địa là chỗ chết, nhưng Cứu Chúa là Sự Sống! Bạn đang nhìn vào điều gì hôm nay? Có nhiều người khác, họ biết rằng họ là hay chết và rồi một ngày kia, họ sẽ chết. Họ e sợ ngày ấy và biết rằng họ cần được cứu trước khi họ đi Địa Ngục, tuy nhiên, họ lại từ chối không nhìn xem Đấng duy nhứt có thể cứu họ ra khỏi một cõi đời đời trong Địa Ngục. Bạn đang nhắm đến đường nào sáng nay? Hướng tới Chúa Jêsus, hay hướng tới mộ địa?)
C. Sự kêu gọi (câu 16) Khi Mary không đáp lại câu hỏi của Ngài, Chúa chỉ gọi đích danh nàng và dịu dàng nói: "Hỡi Mary". Đây không phải là giọng nói của Đấng Tạo Hóa kêu gọi loài thọ tạo. Đây không phải là giọng nói của Chủ gọi đầy tớ. Đây là giọng nói của Đấng Chăn Chiên đang kêu gọi một con chiên đáng thương. Có 3 lẽ thật quan trọng tỏ ra ở đây cần phải được nhắc tới.
1. Tiếng gọi của Ngài là dấu ấn của sự cứu chuộc Êsai 43:1; Giăng 10:3.
2. Tiếng gọi của Ngài được bầy chiên của Ngài nhận ra ngay - Giăng 10:4. Một lời ra từ Đấng Chăn Chiên Trưởng và kẻ khóc lóc được đổi thành người thờ phượng! Buồn rầu được đổi thành vui mừng. Mọi sự đều có trong tiếng gọi yêu thương của Ngài.
3. Mary lập tức gọi Ngài là Chúa Nàng đáp lại với giọng nói của Ngài bằng cách khẳng định tình yêu và sự tôn kính của nàng đối với Đức Chúa Jêsus Christ. Đây đáng phải là sự đáp ứng tức thì của từng con cái của Đức Chúa Trời khi họ nghe tiếng phán của Ngài. Khi tiếng ấy đến trên đường lối chúng ta, Đức Chúa Trời giúp chúng ta thốt ra: "Vâng, thưa Chúa!"
D. Mạng lịnh (câu 17a) - Mary phải vòng tay mình quanh chơn của Chúa Jêsus, vì Ngài bảo nàng thôi đừng làm thế nữa. Mạng lịnh của Ngài chiếu theo 2 lẽ thật quan trọng:
1. Chẳng cần gì phải nắm chặt nơi Ngài nữa, vì Ngài sống cho đến đời đời!
2. Ngài sắp sửa bước vào sự hiện diện của Cha Ngài và dâng huyết Ngài lên ngôi thương xót như sự chuộc tội trọn vẹn và sau cùng vì tội lỗi của nhân loại, Hêbơrơ 9:6-13! Chúa Jêsus sắp sửa trở thành của lễ đưa qua đưa lại tối hậu ở trước mặt Cha ở trên trời.
(Minh họa: Của lễ bó lúa đưa qua đưa lại - Lêvi ký 23:10-11. Vào ngày đầu tuần lễ, ngay khi sau Lễ Vượt Qua, thầy tế lễ sẽ cầm bó lúa lấy từ ở ngoài đồng về. Ông ta sẽ đưa qua đưa lại bó lúa nầy ở trước mặt Đức Giêhôva và điều đó làm biểu tượng rằng đây là hoa quả đầu tiên và còn nhiều nữa sẽ theo sau. Khi Chúa Jêsus hiện ra trên Thiên đàng trước mặt Đức Chúa Cha, Ngài trình diện như của lễ đưa qua đưa lại. Ngài đứng đó như trái đầu mùa tuyên bố rằng sẽ có nhiều nữa theo sau, I Côrinhtô 15:23. Thực vậy, người nào tin theo Chúa Jêsus sẽ sống vì Ngài sống! - I Côrinhtô 15:51-58).
I. Mary Nơi Mộ Địa
II. Các sứ giả bên mộ địa
III. Đấng Mêsi bên mộ địa
IV. SỨ ĐIỆP TỪ MỘ ĐỊA (các câu 17b-18)
A. Đây là một sứ điệp bất thường - Mary được truyền cho phải đi thuật lại cho các môn đồ biết rằng Chúa Jêsus hiện sống và Ngài đã trở về với Đức Chúa Cha. Đây là một sứ điệp nói tới hy vọng và phước hạnh cho người nào than khóc sự chết của Ngài. Loại sứ điệp nầy không được phân phát ra mỗi ngày!
B. Đây là một sứ điệp không thay đổi Có ba phần trong sứ điệp nầy sẽ không bao giờ thay đổi.
1. Chúa Jêsus hiện đang sống - Khải huyền. 1:18
2. Chúng ta vẫn được truyền cho phải đến và xem, đi và thuật lại. Thế gian cần phải lắng nghe từ một người đã có mặt ở mộ địa và biết rằng Chúa Jêsus hiện đang sống. Thế gian cần phải nghe nói về Cứu Chúa mà bạn đang phục vụ!
3. Hết thảy những ai đến bên mộ và thấy, và ai sẽ đặt đức tin mình nơi Đức Chúa Jêsus Christ sẽ được cứu ra khỏi tội lỗi của họ và sẽ được sanh lại.
Phần kết luận: Trong 6.000 năm lịch sử con người được ghi lại, sứ điệp quan trọng nhất từng được nghe thấy là đây: "Ngài không còn ở đây nữa, Ngài đã sống lại rồi!" Bạn có nhìn biết Cứu Chúa phục sinh nầy hôm nay chưa? Có phải bạn đang tin cậy Chúa Jêsus để linh hồn bạn được cứu không? Là một Cơ đốc nhân, rõ ràng là bạn đã đến và đã xem thấy, thắc mắc là: bạn có đi ra và thuật lại không? Sự sống lại của Chúa Jêsus tạo ra sự khác biệt nào trong đời sống của bạn trên cơ sở từng ngày một? Hôm nay bạn đã nghe nói rằng Ngài hiện đang sống, thắc mắc của tôi là: "Bạn có thể sống đời sống của bạn như hiện nay nếu Ngài không còn sống chăng?" Bạn có nhìn biết Chúa Jêsus sáng nay chưa?