Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Giăng 19:16-37: "Thập Tự Giá Xù Xì Cũ Kỹ Kia Tạo Ra Sự Khác Biệt"



Giăng 19:16-37
THẬP TỰ GIÁ XÙ XÌ CŨ KỸ KIA
TẠO RA SỰ KHÁC BIỆT
Phần giới thiệu: Đây là thời điểm rất đặc biệt trong năm đối với những người nào trong chúng ta vốn yêu mến Đức Chúa Jêsus Christ. Đối với tôi, thời điểm nầy còn đặc biệt hơn cả Lễ Giáng Sinh nữa. Khi chúng ta tiếp cận với thời điểm nầy, chúng ta sẽ kỷ niệm sự sống lại của Chúa Jêsus từ kẻ chết, đây là thời điểm dành cho các tín hữu suy nghĩ đến những vụ việc thực sự là vấn đề trong cuộc sống. Những vụ việc khiến cho cuộc sống nầy thêm phần giá trị và những vụ việc đã nắn đúc chúng ta thành những gì chúng ta đang trở thành sáng nay.
            Đối với tôi, đây là thời điểm để nhớ đến thập tự giá. Đây là thời điểm để nhớ lại rằng cách đây 2.000 năm, Đức Chúa Trời đã yêu thương tôi nhiều đến nỗi Ngài đã sai Chúa Jêsus Con Ngài đến để chịu chết trên một cây thập tự để tôi sẽ được cứu. Đây là thời điểm cho tôi để nhớ lại rằng, khi tôi chào đời và lớn lên, học vấn, và mọi kinh nghiệm của tôi đã góp phần cho thấy tôi là ai, chính thập tự giá ở đồi Gôgôtha đã tạo ra sự khác biệt trong đời sống của tôi. Nếu bạn đã được cứu, bạn sẽ phải đưa ra cùng câu nói ấy hôm nay!
            Sáng nay, tôi muốn đưa bạn trở lại với cái ngày mà Thiên đàng đã chết vì trần gian. Tôi muốn đưa bạn trở lại với đồi Gôgôtha và tỏ ra cho bạn thấy lý do tại sao cây thập tự xù xì cũ kỹ kia đã tạo ra sự khác biệt. Nếu bạn đã được cứu, tôi hy vọng rằng bạn sẽ nhớ lại những điều Chúa Jêsus đã làm cho bạn ngày ấy và tôi nguyện rằng bạn sẽ đem lòng yêu mến Ngài nhiều hơn nữa. Nếu bạn hãy còn bị hư mất, tôi muốn bạn ngày nay tiếp thu thập tự giá của đồi Gôgôtha có thể tạo ra mọi sự khác biệt trong đời sống của bạn ngay bây giờ và trong cõi đời đời sau đó của bạn nữa. Khi chúng ta hành trình ngược trở lại thời điểm đó cách đây lâu lắm, và hãy nhìn vào một sứ điệp hãy còn tươi mới ngay hôm nay, tôi muốn rao giảng với đề tài: Cây thập tự xù xì cũ kỹ kia tạo ra sự khác biệt. Cho phép tôi đưa ra vài lưu ý từ phân đoạn Kinh thánh nầy, nó nói cho chúng ta biết lý do tại sao và thể nào Cây thập tự xù xì cũ kỹ kia tạo ra sự khác biệt.
I. HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI THẬP TỰ GIÁ (các câu 16-18)
A. Kế hoạch của hành trình ấy (câu 16) - Philát đã giao tên tù phạm của mình cho thập tự giá, còn Đức Chúa Trời thì đang làm ứng nghiệm kế hoạch xưa cũ nhiều thế đại bằng cách phó Con của Ngài, I Phierơ 1:20; Khải huyền 13:8. Đồi Gôgôtha không phải là một sự tình cờ đâu, đây là một nhiệm vụ rất thiêng liêng. Được ấn định để mua sự cứu rỗi cho hạng tội nhân.
B. Địa điểm của hành trình ấy (câu 17) - "Nơi gọi là Cái Sọ". Một địa điểm gắn với sự chết trong lý trí của dân cư thành Jerusalem. Tuy nhiên, đây là địa điểm được sửa soạn bởi chính mình Đức Chúa Cha (Minh họa: Sự biết trước và hoạch định của Đức Chúa Cha!) Một địa điểm được ấn định để tỏ ra cái chết của Chiên Con Đức Chúa Trời.
C. Nổi đau của hành trình ấy (các câu 17, 18) - Câu 17 cho chúng ta biết rằng Ngài đã vác thập tự giá ra đến đồi Gôgôtha. Các trước giả Tin Lành khác nhắc nhớ rằng có một người tên là Simôn người Siren đã vác lấy thập tự giá cho Ngài. Chẳng có gì mâu thuẫn hết! Ngài rời khỏi tòa phán xét của Philát vác lấy thập tự giá. Simôn đã được chọn ở dọc đường để trợ giúp. Lời lẽ của Giăng đưa vào lý trí biểu tượng của thập tự giá. Chúa Jêsus đang vác trên vai Ngài mọi tội lỗi của thế gian! Thập tự giá đó còn hơn là khúc gỗ nữa. Nó tiêu biểu cho sự nát lòng, nỗi đau đớn, tình trạng nô lệ và mắc nợ đối với tội lỗi. Đấy là những gì Chúa Jêsus đang vác lấy ngày ấy!
            Khi họ đến tại đồi Gôgôtha, câu 18 nhắc cho chúng ta nhớ rằng Chúa Jêsus đã bị đóng đinh trên thập tự giá. Họ đã đóng Chúa chúng ta trên thập tự giá với những mũi đinh xuyên qua hai bàn tay và hai bàn chân Ngài. (Minh họa: Nổi thống khổ của kinh nghiệm ấy! Êsai 53:4-5; Êsai 52:14).
D. Quyền phép của hành trình ấy (câu 18) - Câu 18 ghi lại rằng Chúa Jêsus ở "chính giữa" hai tên cướp trong ngày ấy. Quí bạn ơi, khi Chúa Jêsus xen vào giữa, có nhiều việc bắt đầu xảy ra! Luca 23:42-43 cho chúng ta biết rằng một trong hai tên cướp đã đạt tới chỗ tin theo Chúa Jêsus trong ngày ấy và đã được cứu. Tên kia đã chết, vì hắn đã chối bỏ Chúa Jêsus. Sự thực của câu nầy, ấy là người ta không thể tránh né Chúa Jêsus được. Giống như hai tên cướp kia, mỗi người trong phòng nhóm nầy sẽ đưa ra một quyết định về Đức Chúa Jêsus Christ! Người ta không thể lẫn trốn hay tránh né Ngài. Bạn sẽ phải quyết định!
II. CHỨNG CỚ CỦA THẬP TỰ GIÁ (các câu 19-24)
(Minh họa: Hai biến cố xảy ra ở đồi Gôgôtha ngày ấy cung ứng chứng cớ lớn tiếng về những gì đã xảy ra).
A. Tấm bảng là bằng chứng (các câu 19-22) Minh họa: Tấm bảng của Philát. Được viết ra theo tiếng Hybálai, ngôn ngữ tôn giáo; tiếng Hylạp, ngôn ngữ của triết lý và văn hóa (tiếng Hylạp cũng là ngôn ngữ cho người phổ thông!); và tiếng Latinh, ngôn ngữ của luật pháp và nhà cầm quyền; tấm bảng nói cho mọi người đi ngang qua đó biết rằng Chúa Jêsus là Vua của người Do thái. Thập tự giá của Đấng Christ đã trở thành một chứng đạo đơn Tin Lành khỗng lồ cho mọi người đi ngang qua nơi ấy.
            Tầm quan trọng của sự việc nầy, ấy là Chúa Jêsus được phác họa như một Đấng Cứu Thế của vũ trụ. Nói như thế không có nghĩa là Ngài sẽ máy móc cứu rỗi mọi người, nhưng Ngài sẽ cứu bất cứ người nào đến với Ngài bởi đức tin bất chấp vị thế hay lai lịch xã hội. Ngài là Cứu Chúa của "hầu cho hễ ai tin", Giăng 3:16; Khải huyền 22:17.
B. Những kẻ bóc thăm là bằng chứng (các câu 23-24) Minh họa: tấm vải không có đường may. Mấy tên lính đã bóc thăm để lấy tấm vải đó y như Kinh thánh đã mô tả, Thi thiên 22:18. Hình ảnh về áo xống nầy rất là đặc biệt. Thứ nhứt, áo xống không có đường may đã bị thầy tế lễ thượng phẩm xé ra như một phần của cái áo nghi thức của ông ta, Xuất Êdíptô ký 39. Điều nầy nhắc cho ông ta nhớ rằng ông ta sẽ bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời không tì không vít. Đây là hình ảnh nói tới Chúa Jêsus và những gì Ngài sắp sửa làm trong vai trò Thầy tế lễ thượng phẩm cao cả của chúng ta, Hêbơrơ 9:24-28; 10:12. Thứ hai, ngay trong đêm trước đó, Thầy tế lễ thượng phẩm của Israel đã xé áo xống mình trong sự hiện diện của Chúa Jêsus. Điều nầy bị cấm đoán bởi luật pháp, Lêvi ký 21:10, và là một hình ảnh nói tới sự cuối cùng của hệ thống thầy tế lễ trong xứ Israel. Khi Chúa Jêsus gục chết, chúng ta cũng được thuật cho biết rằng bức màn trong Đền Thờ đã bị xé làm hai từ trên chí dưới, Mathiơ 27:51. Đây cũng là một hình ảnh nói tới sự cuối cùng của hệ thống Cựu Ước. Khi Chúa Jêsus gục chết, Ngài là Đấng duy nhứt có áo xống Ngài không bị xé làm hai! Đây là phương thức phác họa của Đức Chúa Trời cho chúng ta thấy rằng hệ thống cũ đã qua đi cho đến đời đời và giờ đây chúng ta có một Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm mới. Một mình Ngài xứng đáng cho công việc đó! Cảm tạ Đức Chúa Trời, Ngài hiện đang ở trong Thiên Đàng sáng nay lo liệu công việc đó cho bạn và tôi, Hêbơrơ 7:25.
III. SỰ ĐẮC THẮNG CỦA THẬP TỰ GIÁ (các câu 25-30)
(Minh họa: E là chúng ta sẽ không suy nghĩ rằng đồi Gôgôtha chỉ là một địa điểm của chết chóc và đau khổ mà thôi, chúng ta được ban cho ba câu nói do Chúa thốt ra đang khi Ngài bị treo trên cây thập tự. Mấy câu nói nầy dạy chúng ta lẽ thật là đồi Gôgôtha cũng là một nơi đắc thắng nữa).
A. Đắc thắng của lòng thương xót (các câu 25-27) Ở giữa giờ hấp hối của Ngài, với những kẻ thù đang say sưa nơi sự chết của Ngài, và với một nhóm nhỏ các môn đồ trung tín nơi chơn Ngài, Chúa Jêsus đã dành thì giờ để đưa ra điều khoản về mẹ của Ngài. Có nhiều lẽ thật ở đây, là lẽ thật mà tôi muốn chỉ ra ngay cả trong sự chết, Ngài không quên nhiều người khác! Ngài đang chịu chết để cứu lấy nhiều người và Ngài nhớ đến mẹ Ngài trong ngày ấy. Ngài biết chắc rằng Mary sẽ phải lo liệu cho phần đời còn lại của bà.
            Mọi hành động của Ngài là biểu tượng của sự thực là qua sự chết của Ngài, người nào tiếp nhận Ngài bước vào một mối quan hệ mới mẻ với Đức Chúa Trời. Mối quan hệ trong đó họ cũng được quan phòng cho đến đời đời, Giăng 10:28. Có thể Ngài không nhắc tới danh tánh của chúng ta, nhưng chúng ta đã ở trong tấm lòng và lý trí của Ngài trong ngày ấy!
B. Đắc thắng của sự kết nối (các câu 28-29) Câu kế tiếp ra từ Chúa là: "Ta khát!" Minh họa: Nổi thống khổ của Ngài và mọi điều kiện Ngài đã gánh chịu trong ngày ấy! Cái điều mỉa mai, Ngài là Đấng đã dựng nên các dòng suối, những con lạch và dòng sông, Đấng đã làm đầy tràn các đại dương, lại khát trong ngày ấy!
            Chắc chắn cơ thể Ngài rất khát nước trong ngày ấy, song còn có nhiều thứ hơn ở đây! Nếu bạn kể đến mọi điều kiện của đồi Gôgôtha. Nếu bạn xem xét sự tối tăm, nổi đau, sự cô độc, sự phân rẻ ra khỏi Đức Chúa Cha và cơn khát của thể xác, Luca 16:24, bạn có ngay một hình ảnh rõ ràng của Địa Ngục. Khi Chúa Jêsus ở trên thập tự giá, Ngài đang gánh chịu Địa Ngục trên đất. Ngài đang chịu đựng Địa Ngục của chúng ta hầu cho chúng ta sẽ vui hưởng Thiên Đàng của Ngài!
            Đừng hiểu lầm tôi, có một Địa Ngục bừng cháy, ở đó kẻ bị mất sẽ kinh nghiệm đau khổ, hành hình, đói khát, cô độc và sự phân rẻ ra khỏi Đức Chúa Trời cho đến đời đời. Đấy là sự thực! Cũng rất thực khi Chúa Jêsus gánh chịu mọi sự khổ nạn của Địa Ngục đang khi Ngài bị treo trên thập tự giá vì bạn và tôi. Ngài gánh chịu Địa Ngục cho hàng tỉ tỉ vô số con người trong sáu giờ đồng hồ trên thập tự giá ngày ấy! Ngài gánh lấy địa ngục của bạn thay cho bạn, hầu cho bạn sẽ không phải gánh lấy nữa! Mọi sự bạn phải làm là đến với Ngài và được cứu!
C. Đắc thắng của sự hoàn tất (câu 30) Lời lẽ sau cùng do Giăng ghi lại là "Mọi sự đã được trọn". Từ nầy được dịch từ chữ Hylạp "tetelestai". Chính trong thì hoàn thành, từ ngữ nầy có ý nói việc gì đó đã diễn ra trong quá khứ đều đã an bài trong thời hiện tại. Câu nói đó có thể được dịch theo cách nầy: "Sự việc đã hoàn tất và luôn luôn hoàn tất!" Nói khác đi, Chúa Jêsus đang phán rằng mọi công việc đều đã "xong rồi!”
            Đây là câu nói thông thường trong xã hội thời đó. Câu nói nầy được sử dụng bởi người nô lệ nào đã hoàn tất trách nhiệm được chủ giao cho mình. Người ấy sẽ tường trình lại: "Mọi sự đã được trọn!" Câu nói ấy được một họa sĩ sử dụng khi công việc hoàn tất trên một bức họa. Ông ta sẽ bước lùi lại rồi nói: "Mọi sự đã được trọn!" Câu nói ấy cũng được sử dụng bởi một thương nhân đã bán hết hàng hóa khi hóa đơn đã được chi trả đầy đủ. Ông ta sẽ viết trong quyển sổ cái của mình: "Tetelestai! Mọi sự đã được trọn!"
            Khi Chúa Jêsus sử dụng câu nói nầy từ trên thập tự giá, Ngài đang phán: "Lạy Cha, con đã làm xong phần nhiệm vụ mà Cha đã giao cho con! Con đã hoàn thành những đường nét sau cùng cho bức tranh cứu rỗi, mọi sự đã được trọn. Con đã trả giá án phạt dành cho tội lỗi. Mọi sự đã được trọn!" Cảm tạ Đức Chúa Trời, sự cứu rỗi của chúng ta đặt trên công tác đã được trọn của Chúa Jêsus trên thập tự giá! Mọi sự đã được trọn! Công tác đã làm xong! Muốn được cứu, tôi chẳng phải làm gì hết trừ ra nương vào những gì Ngài đã làm rồi cho tôi! Chẳng có một việc gì còn chừa lại cho tôi để lo làm!

(Minh họa: Có một thanh niên, sau buổi thờ phượng phấn hưng, đã đến với nhà truyền đạo và họ sẵn sàng bàn bạc mọi sự suốt cả đêm. Chàng thanh niên đó đã ra về sau lời mời gọi, khi bị thuyết phục, anh ta đã trở lại nơi phần kết của buổi thờ phượng rồi đi lên gặp nhà truyền đạo và anh ta hỏi: "Thưa ông, tôi phải làm gì để được cứu”. Và nhà truyền đạo ngước mặt lên, ông đáp: "Xin lỗi, con trai, con quá muộn rồi". Và chàng ta nói: "Được, được, có thể là không trễ đâu nhé. Chắc chắn là tôi không muộn đâu. Ông hãy còn ở đây kia mà. Ông không nói cho tôi biết tôi phải làm gì để được cứu sao?" Và nhà truyền đạo ngưng lại mọi việc đang làm, nhìn thẳng vào anh ta, rồi ông nói: "Ta xin lỗi, con trai à, con đã quá trễ rồi. Chúa Jêsus đã làm mọi sự cần thiết cho con được cứu cách đây những 2.000 năm. Mọi sự con phải làm là chỉ tiếp nhận công tác đã hoàn tất của Ngài để con được cứu rỗi mà thôi").
            (Minh họa: Đấy là phần chính của các tin tức tốt lành của Tin Lành! Mọi sự đã được trọn! Có phải bạn đang tin cậy vào công tác đã hoàn tất cho đến đời đời của Chúa Jêsus mà chẳng tin vào bất cứ điều chi khác không? Đúng là quá trễ cho bạn để làm bất cứ điều chi khác!)
IV. BÁU VẬT CỦA THẬP TỰ GIÁ (các câu 31-37)
A. Báu vật của sự hoàn tất Có phải bạn để ý thấy rằng sự chết của Chúa Jêsus đã diễn ra y như Kinh thánh Cựu Ước đã nói trước không? Hai chơn Ngài không bị gãy, Thi thiên 34:20. Hông Ngài bị đâm, Xachari 12:10. Thực vậy, hơn 300 lời tiên tri quý báu đã được ứng nghiệm từng chữ một từ chỗ ra đời, sống và chết của Chúa Jêsus. Ngài đã hoàn thành chương trình của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại hư mất hầu cho chúng ta sẽ được cứu ra khỏi án phạt, quyền lực và sự hiện diện của tội lỗi! Ngài đã làm đúng những gì Cha Ngài đã phán rằng Ngài sẽ làm!
B. Báu vật của sự chuộc tội - Câu 34 ghi lại lẽ thật quý báu là khi Chúa Jêsus gục chết, và họ đã đâm thủng hông Ngài, huyết và nước cả hai đều đổ ra. Điều nầy cho biết rằng Ngài đã chết trước khi họ đâm thủng hông Ngài bằng ngọn giáo. Các y bác sĩ đã nghiên cứu cái chết của Chúa Jêsus và bản tường trình của Kinh thánh đã kết luận rằng tim Ngài có lẽ đã bung ra trong khi Ngài còn ở trên thập tự giá. Khi nó bung vỡ ra, các tiểu cầu và huyết thanh trong máu Ngài đã tách ra. Khi họ đâm bằng mũi giáo, huyết và nước đã tràn ra. Chúa Jêsus đã chết với một trái tim tan vỡ! Tan vỡ là vì bạn!
            Quí bạn ơi, huyết kia tuôn ra trong ngày ấy là huyết quý báu! Đây là huyết của sự chuộc tội. Huyết ấy, và chỉ có huyết ấy mà thôi, là cái giá làm thỏa lòng Đức Chúa Trời và mở ra cánh cửa Thiên đàng cho những ai mà huyết được áp dụng cho. Chỉ có một phương tiện của sự cứu rỗi! Bạn phải tắm mình trong huyết, I Phierơ 1:18-19. Bạn sẽ chẳng phải làm một việc gì khác và trong mọi vấn đề của cuộc sống cho tới chừng nào bạn đã tắm mình trong huyết, Hêbơrơ 9:22. Một người tắm mình trong huyết bằng cách nào chứ? Khi bạn nhìn xem Chúa Jêsus bởi đức tin để linh hồn bạn được cứu rỗi, huyết của Ngài được tính như sự trả giá cho tội lỗi của bạn. Nói khác đi, huyết được áp dụng và bạn được cứu bởi ân điển. Sự chuộc tội chúng ta có qua huyết của Chúa Jêsus là báu vật vô giá trong giá trị của nó cho linh hồn của con người!
C. Báu vật của sự đến gần Khi mũi giáo kia đâm thủng hông của Chúa chúng ta, nó mở ra con đường đến với Đức Chúa Trời dành cho hết thảy những ai chịu đến bởi đức tin! Nếu bạn chỉ tin thôi, con đường đến với Đức Chúa Trời đã được mở ra rồi. Con đường dẫn đến Thiên Đàng đã được lót bằng huyết. Giờ đây, có sự tiếp cận với Đức Chúa Trời cho "hễ ai tin".
         Bạn có đến với Chúa Jêsus bởi đức tin không? Cánh cửa đang mở ra cho bạn hôm nay, Giăng 10:9!
Phần kết luận: Hãy chú ý những gì câu 30b nói về sự chết của Đấng Christ. Câu ấy nói rằng Ngài "gục đầu mà trút linh hồn". Giờ đây, khi con người chết họ hiếm khi gục đầu xuống lắm. Thực vậy, thường thì con người ngước đầu lên tìm cách và hít thêm một hơi thở nữa. Còn Chúa Jêsus thì không phải như vậy! Khi Ngài biết rõ Đức Chúa Cha đã lấy làm thỏa mãn và cái giá của sự cứu rỗi đã được trả cho đến đời đời rồi, Ngài bằng lòng để cho linh hồn Ngài rời khỏi thân thể Ngài, Giăng 10:18. Ngài đã gục chết chỉ khi Ngài biết rõ Ngài đã mở ra một con đường trọn vẹn cho bạn và tôi để được cứu rỗi!
            Khi chúng ta đưa các tư tưởng nầy đến chỗ kết thúc hôm nay, tôi muốn hỏi quí vị một câu. Có phải cây thập tự xù xì cũ kỹ kia đã tạo ra sự khác biệt cho bạn không? Có phải bạn gán mọi kỳ vọng của mình về thiên đàng trên những gì Chúa Jêsus đã làm ngày ấy không? Có phải bạn tin cậy vào sự chết của Ngài vì bạn giống như sự trả giá cho tội lỗi của bạn không? Hoặc, có phải bạn vẫn tìm cách tự mình làm điều đó? Quí bạn ơi, bạn không thể làm được đâu, và bạn sẽ không bao giờ có thể cung ứng ơn cứu rỗi! Ơn ấy đã được làm xong rồi! Mọi sự bạn phải làm là tin mà thôi!
            Có phải sự thực Chúa Jêsus đã làm mọi sự nầy cho bạn cảm động tấm lòng của bạn không? Có phải bạn ý thức được rằng bạn cần được cứu hôm nay không? Bạn có muốn được tự do ở ngoài mọi tội lỗi của bạn không? Bạn có muốn biết chắc rằng bạn sẽ gạt bỏ Địa Ngục và lên thẳng Thiên đàng khi bạn rời khỏi thế gian nầy không? Nếu câu trả lời cho các câu hỏi nầy là "Yes". Khi ấy, bạn cần phải chuyển từ chỗ bạn đang đứng mà xuống tới chỗ tôi đang đứng đây. Chúng ta sẽ lấy Kinh thánh ra và chỉ cho bạn xem phải đến với Đức Chúa Trời như thế nào!?! Cây thập tự xù xì cũ kỹ kia có thể tạo ra mọi sự khác biệt cho bạn, nhưng chỉ nếu bạn bằng lòng tiếp nhận công tác đã hoàn tất của Chúa Jêsus là làm cho chính mình bạn. Liệu bạn có làm theo điều đó ngày bây giờ không?




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét