Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

Giăng 5:1-9: "Chúa Jêsus: Vị Y Sĩ Đại Tài"



Giăng 5:1-9
Chúa Jêsus: Vị Y Sĩ Đại Tài

Phần giới thiệu: Sách Tin Lành Giăng rất khác biệt đối với các sách khác, mục tiêu chính của ông không nhằm vào việc cung ứng cho con người cách xử lý về mặt lịch sử nói tới đời sống của Chúa Jêsus. Mục đích của Giăng là tôn cao Thân Vị Chúa Jêsus hầu cho con người tin nơi Ngài và được cứu, Giăng 20:30-31. Để nâng Chúa Jêsus cao lên tới cấp độ thích ứng, Giăng trình bày Chúa Jêsus theo một cách mới trong từng chương sách của ông. Chúng ta đang nhìn vào những chân dung Chúa Jêsus trong phòng triễn lãm của Giăng khi chúng ta cùng nhau hành trình qua sách Giăng. Trong mấy câu nầy, Chúa Jêsus được trình bày cho chúng ta trong vai trò Vị Y Sĩ Đại Tài.
"Nước thiên đàng giống như một vị y sĩ kia rất giàu có, đã khám phá ra phương chữa lành cho chứng bịnh nan y. Sau một thời gian, khi ông biết mình sẽ chẳng còn sống được lâu nữa, ông quyết định bố thí tài sản của mình cho những người đang thực sự có cần.
"Một ngày kia, ông ra ngoài phố và thấy một người kia đang nằm bên lề đường, đói khát, vô hy vọng, và gần như là trần truồng. Vị bác sĩ lấy làm thương hại người ấy rồi trao cho ông ta một thẻ ngân hàng. Ông nói với người ấy: 'Hãy cầm lấy tấm thẻ nầy. Nó ứng cho ông tài khoản ngân hàng với 100.000.000$US. Ông nên đi rút ra mỗi ngày cho mọi nhu cần của ông và giúp đỡ cho người khác thật nhiều một khi ông có thể
"Người kia nhìn vào tấm thẻ. Ông ta ngước lên nhìn vị y sĩ. Ông ta nhìn tấm thẻ một lần nữa. Ông ta không thể tin nổi điều mà người tốt bụng kia đã nói. Ông ta suy nghĩ: 'Có lẽ nào người lạ nầy đã mất trí rồi chăng?' Một cách giận dữ, ông ta chụp lấy tấm thẻ rồi quăng thật xa, khạc nhổ vào ân nhân của mình, rồi trở lại với cái giường mình trên lề đường
"Vị y sĩ tiếp tục cuộc tìm kiếm của mình. Ông gặp một người đàn bà nghèo khổ đang sống trong một hoàn cảnh đáng buồn tương tự. Ông cũng làm y như thế với bà ta, và bà ta đã nhận lấy tấm thẻ cách vui sướng song không ra ngân hàng liền đâu. Rồi khi ban ngày qua đi, bà ta quẫn trí vì mọi nan đề của mình rồi quên đi tấm thẻ ấy – chính tấm thẻ có khả năng giải quyết mọi nan đề của mình. Và bà ta không ra sức để đi khám bác sĩ.
"Không lâu sau đó, vị y sĩ gặp một người khác sống trong cảnh tuyệt vọng và hiến cho người ấy cùng một cách như thế. Người kia cầm lấy tấm thẻ theo cách biết ơn rồi cẩn thật giữ nó bên mình suốt mọi khi. Bất cứ đi đến đâu, ông tự hào rút tấm thẻ nhà băng ra rồi nôn nả nói về số lượng lớn tiền bạc mà mình có trong tài khoản đó. Người ầy nói: 'Ta giàu rồi, và chẳng cần gì hết nữa'. Nhưng ông ta vẫn ăn mặc rách rưới, vẫn đau bịnh nhiều lắm, vẫn bẫn thỉu, tóc tai rối nùi, và đói khát, và vẫn còn nương vào của bố thí. Bất cứ lúc nào ông ta nói mình giàu, chẳng có ai tin ông ta vì ông ta đã sống giống như ông ta đã sống trước khi nhận lấy tấm thẻ ngân hàng kia.
"Một phụ nữ khác bắt mắt vị y sĩ nổi tiếng kia. Bà ta đã ở trong cảnh cần đủ thứ hết: bịnh sắp chết, gầy gò và yếu sức. Người nhà giàu cũng làm y như thế cho bà ta: 'Hãy cầm lấy tấm thẻ nầy. Nó tiêu biểu cho mọi sự mà bà cần đấy và nhiều nữa. Bà phải đi rút mỗi ngày cho mọi nhu cần của mình và cho nhu cần của những kẻ ở xung quanh bà'. Bà ta cầm lấy tấm thẻ với hai bàn tay run rẩy và nhìn thấy tên của mình trên đó. Bà ta cảm ơn người nhà giàu rồi đi thẳng đến ngân hàng. Bà ta bước tới gặp người kiểm tra, trình tấm thẻ đó, rồi đã hỏi rút 100$US. Bà ta không hiểu hết sự giàu sụ trong việc tùy nghi sử dụng của mình. Nhân viên kiểm tra là bạn của người vị bác sĩ giàu có kia vốn biết rõ hình thức bố thí của ông ấy. Cô có thể nhìn thấy nổi khổ thực của bà nầy và tử tế đáp ứng lại: 'Đấy có phải là mọi thứ bà có cần không? Bà có nhiều hơn số bà yêu cầu nữa đấy!' Bà kia, trong sự hoàn toàn vô tín, khi ấy đưa ra con số mà bà ta nghĩ là sẽ rất choáng váng -- 5.000$US.
"Bà nầy thuê một căn hộ nhỏ, mua thức ăn và quần áo mới, tắm một cái đã, rồi đến gặp vị bác sĩ nhà giàu xin chữa lành căn bịnh của mình cũng như xin lời khuyên làm sao ngăn cho căn bịnh đừng quay trở lại nữa. Bà nầy bắt đầu sống giống như người nhà giàu nọ khi bà ta biết cách thức và tìm phương bắt chước người giàu có duy nhứt mà bà ta quen biết – vị bác sĩ. Theo những lời căn dặn trao cho bà, bà đến ngân hàng mỗi ngày để rút tiền và chia sẻ sự giàu có của mình với những người khác đang có cần".
Thí dụ nhỏ nầy minh họa cho chúng ta thấy lẽ thật nơi những gì Chúa Jêsus ao ước muốn thực hiện cho mọi người chúng ta sáng nay. Ngài ước ao đưa chúng ta ra khỏi nơi chúng ta đang sinh sống rồi đưa chúng ta đến nơi mà chúng ta đáng phải sinh sống. Khi chúng ta nếm trải sứ điệp nầy sáng nay, chúng ta sẽ có cơ hội nhìn thấy Vị Y Sĩ Đại Tài đang hành động. Chúng ta hãy quan sát Ngài khi Ngài cứu người nầy ra khỏi vòng nô lệ đau khổ của người và khi chúng ta quan sát, làm ơn nhận biết rằng Ngài có thể làm y như vậy cho bạn nếu bạn chịu để cho Ngài có cơ hội. Sáng nay, chúng ta hãy cùng nhau nhìn vào Chúa Jêsus: Vị Y Sĩ Đại Tài.
I. MỘT NGƯỜI BỊ BỊNH (các câu 1-5)
A. Tình trạng cùng khổ của người (câu 5)
1. Ông ta là một người tàn tật – Theo Kinh thánh, người nầy đã sống với tình trạng bịnh hoạn nầy trong 38 năm. Ông đã mắc bịnh lâu hơn Chúa Jêsus sống ở trên đất! Kinh thánh nói rằng người nầy "bị bịnh". Từ ngữ nầy có ý nói rằng ông có một sự yếu đuối hay nhu nhược đã ngăn trở ông không đi đứng được giống như bao người khác.
(Minh họa: Đúng là một hình ảnh nói tới tội nhân nào bị hư mất và bị phân cách ra khỏi Đức Chúa Trời do tội lỗi của người – Êsai 59:2; Rôma 3:23. Cho dù người có cố gắng thể nào, tội nhân vẫn bị hư mất và không thể bước đi theo những đường lối của Chúa. Tội nhân có thể khoác lấy cái bề ngoài tốt đẹp và có vẻ như đã hòa thuận lại với Đức Chúa Trời, song kỳ thực Đức Chúa Trời biết rõ tấm lòng của hạng tội nhân và Ngài biết rõ tội nhân vẫn phải chết cho tới chừng nào người nếm trải sự sống mà chỉ có thể tìm được nơi Đức Chúa Jêsus Christ – Êphêsô 2:1-3).
(Minh họa: Nhiều người bị hư mất cảm thấy rằng đời sống của họ sẽ suông sẻ và họ chẳng cần chi hết. Buồn thay, tội nhân hư mất đang ở trong chỗ rối rắm nhiều hơn là người có thể tưởng được nữa. Sống đời sống của bạn mà không có Đức Chúa Trời là một việc. Rốt lại, bạn thực sự chưa hề biết thứ gì mà bạn chưa hề có. Thế nhưng, chết mà không có Đức Chúa Trời là một việc rất kinh khiếp! Vì chỉ có một số phận duy nhứt dành cho hạng tội nhân, và đó là địa ngục – Thi thiên 9:17; II Têsalônica 1:8-9).
2. Ông ta là một con người sống trong tuyệt vọng – Sự thực là ông ta có mặt ở đây tại cái ao nầy trong tình trạng như thế là minh chứng tích cực cho thấy rằng con người đang tuyệt vọng muốn tìm kiếm sự chữa lành. Hãy tưởng tượng ông ta đang lê lết cái thân bịnh tật của mình hướng tới cái ao ấy xem.
(Minh họa: Buồn thay, có quá ít tội nhân đang sống tuyệt vọng về tình trạng thuộc linh của mình. Nhiều người sống đời sống của họ giống như thể họ sẽ mãi tiếp tục sống cho tới vô định vậy. Thực thế, cuộc sống không khác gì một cú ngắt dừng ở giữa hai cõi đời đời rất dài vậy. Cuộc sống nầy chỉ là một thời gian để chuẩn bị. Một ngày kia, nó sẽ kết thúc và rồi sẽ là quá trễ không làm được gì hết về số phận hư mất của bạn. Làm ơn đừng phạm vào tội quá tự phụ về ngày mai nhé! Thời gian sẽ trôi qua rất nhanh đấy – Giacơ 4:14; Châm ngôn 27:1).
(Minh họa: Tôi tin chắc rằng có một vài người thành thực muốn đi địa ngục khi họ qua đời. Hầu hết, nếu không phải là tất cả, con người muốn biết chắc rằng họ sẽ ở trong thiên đàng khi thì giờ của họ ở đây kết thúc. Chỉ có một phương thức để hoàn thành sự việc nầy; bạn phải đến với Đức Chúa Jêsus Christ và tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của bạn. Công Vụ các Sứ Đồ 4:12; Giăng 14:6).
3. Ông ta là một con người đầy thất vọng (câu 7) Ông ta trình với Chúa Jêsus rằng cứ mỗi lần ông ta sắp sửa nhào vào trong ao, thì có người khác gạt ông ta ra rồi trở về với tình trạng được lành. Hết năm nầy sang năm khác, ông ta đã nhìn thấy mọi hy vọng và mơ ước của mình như tan biến đi khi người khác gạt ông ta ra rồi nhảy xuống nước được chữa lành.
(Minh họa: Một lần nữa, chúng ta có thể nhìn thấy tội nhân trong bối cảnh nầy. Một người có thể thử nhiều việc hầu đem lại sự bình an và sự cứu rỗi cho linh hồn. Người có thể thử bằng các việc làm, tôn giáo, sự lành, bố thí, cầu nguyện, v.v…, song chẳng có việc nào trong các việc nầy có thể cứu được linh hồn của con người cả. Cần phải có huyết của Chúa Jêsus để hoàn thành công việc nầy. Cho dù bạn quyết định thử bất cứ điều gì, ngoài Chúa Jêsus, bạn sẽ thấy thất vọng đáng buồn mà thôi. Người ta có thể chấp nhận bạn là sống công nghĩa và xứng đáng, song phải có huyết đổ ra của Chúa Jêsus mới khiến cho tội nhân thực sự xứng đáng với Thiên đàng, I Phierơ 1:18-19!)
B. Những bạn bè bịnh hoạn của ông ta (câu 3) Người nầy có nhiều người khác vây quanh, họ đều ở trong một khuôn khổ như bản thân ông ta vậy. Họ chẳng hiến cho ông ta được một chút yên ủi nào và họ cũng chẳng hiến cho ông ta một sự trợ giúp nào hết. Họ đã sống tuyệt vọng giống như ông ta, họ cũng cần phải được phóng thích ra khỏi chính nhà tù của họ. Nếu như mấy kẻ ấy có thể giúp cho người nầy nhảy vào cái ao khi nước động, tôi dám chắc rằng ai nấy đều lo cho chính bản thân mình! Họ sẽ không trợ giúp ông ta đâu, vì họ cần sự chữa lành cho chính bản thân của họ nữa!
(Minh họa: Một lần nữa, đây là một hình ảnh đáng buồn, song lại là sự thực nói tới hạng tội nhân bị hư mất. Bức tranh nói tới hạng tội nhân buồn rầu nầy trong tình trạng vô hy vọng, tan vỡ, mù quáng và vô dụng ở trước mặt Chúa, Êphêsô 2:12. Có nhiều người khác đang vây quanh người, họ đang ở trong cùng một con thuyền. Nhiều người khác nữa bị hư mất một khi ông ta và những người kia không trợ giúp được cho ông ta cũng như ông ta chẳng giúp chi được cho họ. Thế nhưng, như họ nói, kẻ đau khổ yêu thương người cùng cảnh ngộ! Thường thì hạng tội nhân sẽ tự vây lấy với nhiều người khác, họ còn xấu xa, hay họ thường tệ lậu hơn nhiều, đích thực là như thế. Đây là một nổ lực hư không để xưng công bình cho tình trạng của họ).
I. Con Người bịnh hoạn
II. ĐẤNG MÊSI CẢM THÔNG
(câu 6a)
(Minh họa: Chúa Jêsus được phác họa ở đây là Đấng Cứu Thế hay thương xót. Ngài được tỏ ra đang làm ba việc quan trọng minh chứng cho sự thực nầy).
A. Ngài được chỉ ra là đang lựa chọn tội nhân – Theo phần làm chứng của chính Kinh thánh, đã có một "đoàn dân đông" trong ngày ấy. Chúa Jêsus có thể đến với bất kỳ người nào ở địa điểm đó, tuy nhiên vì những lý do riêng của Ngài, Ngài đã đến với con người nầy. Đây chẳng khác gì ân điển thanh sạch!
(Minh họa: Đúng là một hình ảnh nói tới Chúa Jêsus cùng công việc của Ngài trong sự cứu rỗi. Ngài đi ngang qua và gõ nơi cửa lòng của bạn, Giăng 6:44. Ngài chìa tay ra cho chúng ta bằng tình yêu thương rồi kêu gọi chúng ta đến với chính mình Ngài, Giêrêmi 31:3; Mathiơ 11:28. Khi tội nhân đáp ứng lại với đức tin, Rôma 10:9-10, Chúa Jêsus ngự vào lòng và thực thi công tác cứu rỗi trong tấm lòng và trong đời sống của chúng ta, Rôma 10:13. Đây là việc làm của ân điển và chỉ có ân điển mà thôi! Rốt lại, chúng ta chẳng làm điều chi xứng đáng với tình yêu thương của Ngài. Chúng ta chẳng làm điều chi để kiếm được ơn cứu rỗi của mình. Chúng ta chẳng làm được một điều gì để khiến cho Đức Chúa Trời phải lưu ý. Tuy nhiên, Ngài chọn yêu chúng ta vì Ngài là Đức Chúa Trời! Tôi ngợi khen Chúa vì những tháng ngày Ngài đã chọn lấy tôi! Ngài có quyền đi ngang qua rồi bỏ tôi lại trong địa ngục, nhưng Ngài không làm thế! Cảm tạ Ngài vì Ngài đã đứng lại nơi tôi sinh sống, bất lực và tan nát tim gan bởi tội lỗi và Ngài đã chìa tay ra cùng tôi! Mọi sự tôi phải làm là nói: "Vâng!").
(Minh họa: Giờ đây, đừng hiểu lầm tôi! Tôi không nói rằng Đức Chúa Trời đã chọn một số người lên Thiên đàng và nhiều người khác phải bị đi Địa Ngục. Mọi sự tôi đang nói, ấy là tội nhân chết trong tội lỗi mình cho tới chừng Chúa Jêsus ngự đến và làm cho tấm lòng phải thức tỉnh. Khi ấy và chỉ khi ấy thì tội nhân mới được cứu! Mọi người đều được kêu gọi, song chỉ có một ít người được chọn!)
B. Ngài được chỉ ra là rất quan tâm đến hạng tội nhân – Chúa Jêsus vốn biết rõ mọi sự cần phải biết về con người nầy! Ngài biết rõ ông ta đã bị bại xuội, và ông ta không thể đi được, ông ta không thể đứng được mà vác lấy giường của mình. Chúa Jêsus biết rõ con người nầy hoàn toàn nương cậy vào người khác trong mọi sự có cần trong đời sống của ông ta. Tuy nhiên, Chúa Jêsus đã chìa tay ra với ông ta dù là thế nào! Đúng là một hình ảnh nói tới ân điển của Ngài!

(Minh họa: Bêtếtđa = "Nhà ân điển").
(Minh họa: Chúa Jêsus biết rõ mọi sự về tình trạng của tội nhân. Ngài biết chúng ta ưa thích tội lỗi, chúng ta không thể kềm chế được tình cảm của mình, chúng ta muốn có mọi sự trong thế gian làm hài lòng xác thịt nầy, thế mà Ngài vẫn yêu chúng ta! Chúa Jêsus từ chối không nhìn vào con người nầy giống như đang trong hiện tại và thay vì thế chọn nhìn xem con người khi ông ta phải trở thành qua quyền phép của ân điển. Chúa Jêsus nhìn qua bên kia lầm lỗi và thất bại của chúng ta và quan tâm đến chúng ta bất chấp tội lỗi của chúng ta. Há đấy chẳng phải là một tư tưởng đáng sợ sao một khi Chúa Jêsus biết rõ từng việc đáng khinh mà chúng ta đã làm, vậy mà Ngài yêu chúng ta ư? Ngài biết rõ mọi tư tưởng gian ác của chúng ta thế mà Ngài yêu chúng ta sao? Ngài biết rõ chúng ta sẽ thất bại thật nhiều lần như năm tháng trôi qua, thế mà Ngài yêu chúng ta ư? Tôi nói khoe về Đức Chúa Trời! Đúng là một bằng chứng của ân điển lạ lùng của Đức Chúa Trời Toàn Năng! Tôi vui sướng vì Đức Chúa Trời yêu thương hạng tội nhân – Mác 2:17).
C. Ngài được chỉ ra đang đến với hạng tội nhân – Đúng là một hành động cao trọng nhất trong mọi sự, Chúa Jêsus đến tận chỗ người nghèo khổ nầy đang nằm rồi chìa tay ra cho ông ta với ân sũng chân chính và tình yêu thương.
(Minh họa: Chúa Jêsus yêu thương chúng ta và làm như thế bất chấp tình trạng gian ác của chúng ta là một việc. Tuy nhiên, cho tới chừng nào Ngài đến với chúng ta thì chúng ta mới có cơ hội để được cứu. Có ba cách Chúa Jêsus đến với hạng tội nhân trong đó).
1. Ngài đã đến như một sự hy sinh – Lần đầu tiên Chúa Jêsus đến, Ngài đã đến để chịu chết! Ngài bước lên đồi Gôgôtha rồi phó mạng sống Ngài làm giá chuộc tội nhân. Khi Ngài gục chết trên thập tự giá, Ngài gánh lấy tội lỗi của bạn trên chính mình Ngài và đã trả giá để chuộc lấy bạn. Chúa Jêsus đã gánh chịu từng sự thương khó ở đồi Gôgôtha trong chỗ của bạn. Ngài trở nên tội lỗi của bạn và đã gánh chịu cơn thạnh nộ đáng sợ của Đức Chúa Trời hầu cho bạn sẽ không phải gánh chịu nữa, II Côrinhtô 5:21.
2. Ngài đã đến như một Cứu Chúa – Hôm nay, khi Chúa Jêsus đến với tội nhân, Ngài ngự đến như một Cứu Chúa. Ngài đến như Đấng ban hiến sự sống đời đời cho hết thảy những ai chịu tiếp nhận Ngài ngự vào tấm lòng và đời sống của họ. Chúa Jêsus đang hiện diện ở đây sáng nay trong nơi nhóm lại nầy. Ngài mong muốn rất nhiều hơn bất cứ điều chi khác, ấy là bạn phải được cứu và để cho bạn quên Địa Ngục đi. Ngài biết rõ mọi sự cần phải biết về bạn và đời sống của bạn, thế mà Ngài vẫn kêu gọi bạn đến cùng Ngài. Nếu bạn chịu đáp ứng với đức tin, Ngài sẽ không từ chối ơn cứu rỗi dành cho bạn đâu, Giăng 6:37.
3. Ngài đã đến như Đấng Tối Cao – Một ngày kia, nếu tội nhân không đáp ứng với sứ điệp Tin Lành mà đến với Chúa Jêsus, con người sẽ thấy mình đối diện với Chúa Jêsus trong vai trò Quan Án. Cũng chính Chúa Jêsus ấy là Đấng có quyền phép cứu lấy bạn hôm nay, một ngày kia sẽ có quyền phép kết án bạn trong hồ lửa, Khải huyền 20:11-15. Nếu Chúa Jêsus chưa được tiếp nhận làm Cứu Chúa, bạn sẽ gặp Ngài với tư cách là Quan Án - Giăng 5:22. (Làm ơn đừng lạm dụng ân điển và sự nhơn từ của Đức Chúa Trời. Nếu được, hãy nắm lấy cơ hội Đức Chúa Trời ban cho rồi chạy đến với Ngài để được cứu).
I. Con Người bịnh hoạn
II. Đấng Mêsi cảm thông
III. PHÉP LẠ ĐÁNG KINH NGẠC
(các câu 6b-9)
A. Có sự ban hiến cho – Chúa Jêsus hỏi người nầy không biết ông có muốn được lành hay không!?! Người nầy đáp bằng cách chỉ ra phần xác thịt rồi nói cho Chúa Jêsus biết rằng ông chẳng có ai trợ giúp ông để nhảy xuống ao cả.
(Minh họa: Người nầy phạm vào cùng một việc mà có nhiều người phạm phải, ông ta đang nhầm lẫn giữa thuộc thể và thuộc linh. Chúa Jêsus đã đến hiến cho ông ta sự chữa lành thuộc thể từ một nguồn thuộc linh, thế nhưng người nầy vẫn có con mắt nhìn vào những gì mình có thể thành tựu).
(Minh họa: Ngay cả hôm nay, Chúa Jêsus đến với tội nhân hư mất và đưa ra một sự ban hiến cho ơn cứu rỗi. Những đáp ứng thông thường là, tôi chưa tốt đủ, tôi chưa nắm bắt được, tôi sống quá gian ác, sự cứu ấy chẳng hiệu lực nơi tôi đâu, v.v… Vấn đề, ấy là hạng tội nhân đang tìm kiếm một giải pháp thuộc thể cho một nan đề thuộc linh. Tội nhân cần được cứu! Đấy là một việc mà chẳng có người nào có thể làm cho bản thân mình được! Điều đó cần đến quyền phép của Đức Chúa Trời, sự thuyết phục của Đức Thánh Linh và huyết của Chúa Jêsus để hoàn tất ơn cứu nầy cho tội nhân. Nếu Chúa Jêsus đang kêu gọi bạn đến với Ngài, thế thì đừng chần chứ nữa, nhưng hãy vâng theo rồi đến với Chúa để được cứu).
B. Có một trình tự – Chúa Jêsus bảo người nầy hãy đứng dậy mà đi. Chúa Jêsus chỉ bảo người nầy phải làm một việc mà ông ta không thể làm được trong 38 năm qua. Đối với tôi, đây là một mạng lịnh không thể tin được! Tuy nhiên, mọi sự buộc nơi phần hành của người nầy là đức tin đơn sơ, như con trẻ và vâng theo lời kêu gọi của Chúa Jêsus.
(Minh họa: Kih tiếng gọi đến với tội nhân hư mất trong tội lỗi của người, đáp ứng cần thiết duy nhứt là đức tin! Chúa Jêsus đến với hạng người đã sống toàn bộ đời sống của họ trong cái nắm bắt của tội lỗi. Ngài đi ngang qua rồi nói: "Hãy ra khỏi chỗ cặn bã ấy mà theo ta!" Con người từ chối vì tiếng ấy đơn giản quá. Thực vậy! Chúa Jêsus không đòi hỏi sự trọn vẹn; Ngài chỉ đòi hỏi đức tin nơi Ngài mà thôi! Tôi nghĩ đấy là lý do tại sao thật là dễ dàng cho con trẻ khi được cứu. Chúng thường nương cậy vào người khác đối với những gì chúng cần. Bố mẹ lo toan mọi sự, cũng một thể ấy thật là dễ dàng cho họ khi tin cậy Chúa Jêsus để được cứu! Dù vậy, người lớn lại rất khác biệt. Chúng ta đặt điều kiện hầu mở ra phương thức riêng của mình trong thế gian. Chúng ta được dạy dỗ phải đứng trên chơn của mình. Tôi tin rằng chúng ta cần một lượng hình thái con trẻ trong đời sống của mình – Mác 10:15).
C. Có một sự đổ ra – Khi người nầy đáp ứng lại với mạng lịnh của Chúa Jêsus bởi đức tin, ông ta ngay lập tức được chữa lành và ông ta có thể đứng dậy rồi bước đi. Phép lạ nầy chẳng đòi hỏi chi nơi kẻ bại xuội kia, mọi sự ông ta cần phải làm là đứng dậy rồi bước đi nơi mạng lịnh của Đấng Christ.
(Minh họa: Sự cứu rỗi tác động theo cùng một cách ấy. Chúa Jêsus đến với tội nhân rồi kêu gọi người để được cứu. Mọi sự buộc nơi tội nhân là hạ mình vâng phục trước sự kêu gọi của Chúa Jêsus. Khi sự vâng phục nầy đến, tội nhân ngay lập tức phục hòa lại với Đức Chúa Trời, được biến đổi thành con cái của Đức Chúa Trời, được giải cứu khỏi cơn thạnh nộ và được lập làm kẻ kế tự mọi sự mà Thiên đàng hiến cho. Mọi sự nầy rất đơn giản vì tội nhân xây sang Cứu Chúa với đức tin hạ mình, thanh sạch).
(Minh họa: Đức Chúa Jêsus Christ có quyền phép bắt lấy bất kỳ đời sống nào bị tan vỡ và bị tội lỗi tàn phá rồi tái tạo nó lại. Ngài là Đấng Toàn năng, Toàn Cứu và Đáng Kính Sợ! Ngài sẽ nhấc bạn ra khỏi nỗi khổ ải của tội lỗi bạn nếu bạn chịu đến với Ngài khi Ngài kêu gọi bạn).
Phần kết luận: Chúa Jêsus bày tỏ quyền phép của Ngài là Y Sĩ Đại Tài bằng cách chữa lành thân thể của người nầy. Tuy nhiên, chẳng có một hàm ý nào cho rằng người nầy từng trở thành một tín đồ trong Chúa Jêsus, các câu 10-15. Đúng là một việc đáng buồn khi phải đến mặt đối mặt với Chúa Jêsus, kinh nghiệm quyền phép của Ngài và nhận biết cái chạm của Ngài, thế mà cứ tiếp tục sống trong tội lỗi không có Ngài, hư mất, lạc mất trong Địa Ngục cho đến đời đời. Đúng là một việc đáng buồn! Bạn thấy đấy, việc quan trọng phải nhớ đến Chúa Jêsus là Y Sĩ Đại Tài không phải là việc Ngài có thể chữa lành thân thể, mà Ngài có thể chữa lành linh hồn! Nếu Ngài chữa lành thân thể, điều đó là kỳ diệu, nhưng chắc chắn thân thể vẫn sẽ bị hư mất. Tuy nhiên, những gì Chúa Jêsus làm cho linh hồn là đời đời. Bạn có được cứu hôm nay chưa? Có thể bạn sẽ phải xưng nhận rằng Chúa đã xử lý với bạn và bạn biết bạn cần phải đến với Chúa Jêsus. Tại sao còn chần chừ chứ? Trong khi Ngài đi ngang qua, hãy tận dụng thì giờ đến với Ngài sáng nay. Ngài sẽ cứu bạn ra khỏi tội lỗi rồi giải cứu bạn ra khỏi Địa Ngục. Và rốt lại, đấy là những gì bạn thực sự mong muốn và cần đến.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét