Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011

Giăng 4:20-30: "Tóm Tắt Sự Thờ Phượng Theo Kinh Thánh"

Phần giới thiệu loạt bài học: Chúng ta đang nói tới sự thờ phượng trong các nhà thờ. Chúng ta khích lệ sự thờ phượng trong các nhà thờ ấy. Chúng ta tin chúng ta thờ phượng khi chúng ta bước vào nhà thờ. Đôi khi chúng ta thờ phượng và còn hơn thế nữa!
Chúng ta muốn thử và quyết định xem sự thờ phượng nào là theo Kinh thánh và sự thờ phượng nào là không theo Kinh thánh. Nhiều việc như ca hát, rao giảng, đi nhà thờ và cầu nguyện tự chúng không phải là thờ phượng. Có thể chúng góp phần để kích thích sự thờ phượng, và có thể chúng thể hiện ra một tinh thần thờ phượng, song bản thân chúng không phải là thờ phượng. Vì vậy, nếu hết thảy chúng ta tin những việc nầy là thờ phượng lại thực sự chẳng phải là thờ phượng, thì thờ phượng là gì nào? Đấy là một thắc mắc rất hay, và đấy là thắc mắc mà tôi hy vọng giải đáp với loạt bài giảng nầy.
Chúng ta sẽ dành những buổi tối Chúa nhật kế tiếp đây nghiên cứu về đề tài quan trọng nói tới sự thờ phượng theo Kinh thánh. Tôi muốn chia sẻ với bạn loạt sứ điệp mà tôi đặt tên là Thờ phượng theo Kinh thánh: Thờ phượng là gì và tại sao thờ phượng là vấn đề. Tôi muốn chúng ta nắm bắt được bản chất thực của sự thờ phượng theo Kinh thánh. Tôi muốn chúng ta phải đạt tới chỗ hiểu biết bản chất thực của sự thờ phượng theo Kinh thánh. Tôi muốn chúng ta phải nhìn thấy lý do tại sao sự thờ phượng thực theo Kinh thánh lại là vấn đề. Tôi muốn chúng ta phải hiểu rõ lý do tại sao chúng ta phải dấn thân vào sự thờ phượng thực theo Kinh thánh.

Giăng 4:20-30
TÓM TẮT SỰ THỜ PHƯỢNG THEO KINH THÁNH
Phần giới thiệu:
Đây là một phân đoạn Kinh thánh rất quen thuộc. Minh họa: Nội dung. Chúng ta đã nhìn vào phân đoạn nầy thật chi tiết cách đây mấy tuần. Chẳng có cách nào để chúng ta có thể rao giảng luôn một đề tài như thờ phượng trong một hay hai bài giảng. Vì vậy, tôi muốn bắt đầu linh trình của chúng ta với một sứ điệp mà tôi gọi là Tóm tắt sự thờ phượng theo Kinh thánh. Thay vì trụ ở một chỗ rồi giảng dạy từ một phân đoạn Kinh thánh theo thói quen của tôi, tôi muốn mời gọi sự chú ý của bạn nhắm vào một vài phân đoạn nói tới vấn đề thờ phượng. Tôi muốn cung ứng cho bạn một tóm tắt, một tóm lược chung, về thờ phượng là gì!?!
Trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta, tôi muốn mời gọi sự chú ý của bạn nhắm vào chữ “worship” [thờ phượng]. Chữ nầy xuất hiện tám lần trong phân đoạn Kinh thánh nầy, ở một vài hình thức. Mỗi lần chữ nầy xuất hiện trong phân đoạn Kinh thánh, nó chuyển dịch từ ngữ Hylạp “proskuneo”. Từ ngữ nầy sát nghĩa có ý nói “hôn tới tấp”.
Từ ngữ nầy được sử dụng nói tới truyền thống xa xưa chỉ về một người đang hôn tay của một người cao cấp hơn. Một người sẽ quì xuống đất, cúi đầu xuống rồi hôn bàn tay của người cao cấp hơn mình.
Từ ngữ nầy cũng được sử dụng theo ý nghĩa “sấp mình xuống, hay tự phủ phục xuống”. Một người phải sấp mình xuống trước mặt một người cao cấp hơn mình với một ý thức tôn trọng, kính nể, khâm phục.
Từ ngữ cũng được dùng để nói tới một con chó đang liếm tay chủ của nó. Đấy là một hình ảnh nói tới sự tin cậy, tôn trọng và kính nể.
Từ ngữ “worship” [thờ phượng] theo Anh ngữ ra từ chữ Anglo-Saxon xa xưa “weorthscipe”. Từ nầy đề cập đến việc cung hiến cho ai đó “giá trị” của mình. Khi từ ngữ nầy nói tới Đức Chúa Trời, nó muốn nói rằng chúng ta gán cho Đức Chúa Trời giá trị của Ngài. Nó có ý nói rằng chúng ta phát biểu, khẳng định giá trị và sự vinh hiển tối thượng của Ngài.
Khi chúng ta áp dụng các hình ảnh nầy vào mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời, điều nầy có ý nói rằng chúng ta tự hạ mình xuống và dâng lên sự vinh hiển, tôn trọng, đáng kính, đáng sợ, và sự thần phục đối với Đức Chúa Trời. Nói như thế có ý nói rằng chúng ta công nhận địa vị siêu việt cao cả của Ngài và chúng ta tự hạ mình xuống trước mặt Ngài và dâng lên cho Ngài sự vinh hiển.
Vì vậy, thờ phượng là dâng hiến. Về mặt cơ bản, thờ phượng là dâng hiến vinh quang và sự tôn trọng cho Đức Chúa Trời. Thật phấn khởi, đấy là lý do mà chúng ta thu thập được ở chỗ nầy. Chúng ta có mặt ở đây không phải để tôn vinh nhà truyền đạo, các ca viên, nhà thờ hay truyền thống của chúng ta. Chúng ta có mặt ở đây để tự hạ mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời cao cả của chúng ta và dâng lên Ngài sự vinh hiển mà Ngài đáng được. Vì vậy, chúng ta không nên đến nhà thờ “để nhận lấy một ơn phước”. Chúng ta nên đến trước mặt Đức Chúa Trời mỗi ngày, dù ở đây, ở nhà hay bất cứ đâu, để dâng lên sự vinh hiển, tôn vinh, kính trọng và tôn sùng cho Đức Chúa Trời Toàn năng.
Có hơn 87 từ ngữ Hybálai và Hylạp được sử dụng để mô tả những khái niệm về sự ngợi khen và sự thờ phượng. Có hơn 600 tham khảo đến ngợi khen và thờ phượng trong Kinh thánh. Rõ ràng, chúng ta sẽ không có thì giờ để xem xét hết thảy các từ ngữ ấy, nhưng chúng ta sẽ tìm cách chạm đến những đỉnh cao nhất khi chúng ta cứ lần theo chúng.
Thờ phượng thực sự đầy dẫy trong những trang Kinh thánh. Trong sách Sáng thế ký, Ađam và Êva đã sa vào trong tội lỗi vì họ đã thờ lạy bản ngã thay vì Đức Chúa Trời. Sách Khải huyền đẩy ngược bức màn giữa trời và đất lại rồi cung ứng cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về sự thờ phượng thánh sạch trong sự vinh hiển. Suốt linh trình qua Kinh thánh, bạn nhìn thấy những bối cảnh thờ phượng được ghi lại để giúp chúng ta hiểu biết thờ phượng là như thế nào!?!
Thờ phượng là con đường tuyệt đối không thương lượng chi hết trong đời sống Cơ đốc. Cơ đốc nhân phải thờ phượng. Tôi sẽ đi thật xa khi cho rằng con cái thực được chuộc của Đức Chúa Trời không thể không thờ phượng. Thờ phượng đối với người tin Chúa giống như cổ máy trong chiếc xe hơi của bạn vậy. Nó giống như những cây kim chỉ giờ trong chiếc đồng hồ. Thờ phượng, trong đời sống thuộc linh của chúng ta, là yếu tố tối cần thiết và rất quan trọng.
Thật là tự nhiên cho một Cơ đốc nhân thờ phượng giống như một người kia tự nhiên phải hít thở vậy. Đối với một Cơ đốc nhân sống mà không có sự thờ phượng thực thì giống như con cá đang tìm cách sống mà không có nước vậy. Sự thể giống như một con chim đang tìm cách bay mà không có đôi cánh. Giống như một ngôi nhà đang tìm cách đứng vững khi chẳng có cái nền. Thờ phượng là tối cần thiết trong mọi sự chúng ta hiện và đang có trong vai trò người tin Chúa. Đấy là lý do tại sao hiểu biết về sự thờ phượng lại quan trọng và năng động như thế.
Tôi muốn cung ứng cho bạn một số định nghĩa khả thi về sự thờ phượng. Thờ phượng là một khái niệm bất chấp sự xác định thích ứng. Chúng ta cần phải ra đòn và hy vọng chúng ta tiến tới sát gần với nó. Thí dụ, bạn mô tả một bối cảnh hiếm khi xinh đẹp sao cho thích ứng bằng cách nào? Bạn nói như thế nào với ai đó về mùi hương ngạt ngào hay một mùi vị đáng kinh ngạc ra sao? Bạn giải thích thời gian như thế nào? Thờ phượng là một việc cần phải được kinh nghiệm nhiều hơn là chỉ được định nghĩa.
Tôi vẫn còn muốn thử và thực hành việc bất khả thi. Tôi muốn thử định nghĩa sự thờ phượng. Một trong những định nghĩa hay nhất mà tôi từng đọc thấy đã được viết ra bởi một người có tên là William Temple. Temple là Giám Mục của xứ Canterbury từ năm 1942 đến năm 1944. Sau đây là cách thức mà ông đã định nghĩa sự thờ phượng:

Thờ phượng là đem mọi bản chất của chúng ta ra mà đầu phục Đức Chúa Trời.
Thờ phượng là gợi lương tâm của chúng ta tỉnh thức bởi sự thánh khiết của Đức Chúa Trời,
Lý trí cảm nhận với lẽ thật của Đức Chúa Trời,
Gột rửa trí tưởng tượng
bằng vẻ đẹp của Đức Chúa Trời,
Mở lòng ra với tình yêu của Đức Chúa Trời,
Hiến ý muốn cho mục đích của Đức Chúa Trời.
Và hết thảy mọi sự nầy tập trung lại trong sự tôn kính, là sự biểu hiện khả thi long trọng nhất
của con người chúng ta.

Warren Wiersbe định nghĩa thờ phượng là: “Người tin Chúa đáp ứng trong mọi sự họ có – lý trí, tình cảm, ý muốn và thân thể – với mọi sự chỉ ra Đức Chúa Trời, những gì Ngài phán và làm”.
Ngày nay, tôi muốn trưng dẫn một vài tác giả cùng mọi nổ lực của họ nơi phần định nghĩa. Khi chúng ta xem xét lời lẽ của họ, chúng ta sẽ nhìn vào những xác định của họ theo ánh sáng Lời của Đức Chúa Trời. Mọi điều họ đã nói về sự thờ phượng, cùng với những gì Lời của Đức Chúa Trời nói về sự thờ phượng, có thể giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề thờ phượng một chút rõ rệt hơn.
1. Thờ phượng là “sự dốc đổ của tấm lòng biết ơn, dưới nhận thức về sự ưu ái của Chúa”. Câu nầy viết ra để dạy dỗ chúng ta rằng thờ phượng là một sự kiện tự phát. Sự thờ phượng thực không cần phải đốc thúc và ra vẻ nghiêm nghị; đây là dự dốc đổ của tấm lòng đầy dẫy với nhận thức về sự nhơn từ, sự cao trọng và sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Ở Thi thiên 45:1, David đã nói như vầy: “Lòng tôi đầy tràn những lời tốt…”. Từ ngữ “đầy tràn” có ý nói “cứ tuôn ra”. Từ nầy được sử dụng nói tới một bình nước đang sôi. Nó có ý tưởng “sôi sụt, sủi bọt lên”. Khi David suy gẫm luôn về sự vinh hiển và nét oai nghi của Đức Chúa Trời như đã được tỏ ra trong sự sáng tạo của Ngài, Lời của Ngài và sự cứu rỗi của Ngài, tấm lòng của ông sôi sụt với tình cảm và sự ngợi khen dành cho Đức Chúa Trời của ông. Khi tấm lòng đầy dẫy của ông tuôn tràn ra, sự thờ phượng lến đến Đức Chúa Trời. Chúng ta thấy chính hình ảnh nầy ở Thi thiên 23:5.
Vì thế, thờ phượng là sự tuôn tràn của một tấm lòng đầy dẫy với sự vinh hiển Đức Chúa Trời là ai và những gì Ngài đã làm. Khi chúng ta dừng lại để suy gẫm về Ngài, quyền phép, ân điển, tình yêu thương, sự thương xót, ơn cứu rỗi, Lời của Ngài, và một tập họp lớn những việc khác nữa, tấm lòng của chúng ta đầy dẫy với sự tuôn tràn ra với tình yêu thương và sự tôn kính dành cho Ngài. Khi tấm lòng ấy sôi sụt lên, sự thờ phượng là kết quả. Thờ phượng là toàn bộ linh hồn tôi trình dâng sự vinh hiển, sự tôn kính và vinh quang cho mọi sự chỉ ra Đức Chúa Trời.
2. Thờ phượng là “sự dốc đổ của một linh hồn đang yên nghỉ trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời”. Trong phần định nghĩa nầy, phần nhấn mạnh nhắm vào tình trạng thuộc linh của người thờ phượng. Người tin Chúa đang ở trong sự bình an trọn vẹn với Đức Chúa Trời. Người (nam hay nữ) hiện tỉnh thức về sự kiện họ đang ở trong mối quan hệ phải lẽ với Đức Chúa Trời. Họ được bảo đảm rằng họ đã được Đức Chúa Trời tiếp nhận vì cớ mối quan hệ của họ với Đức Chúa Jêsus Christ, Êphêsô 1:6.
Người tin Chúa đạt tới chỗ nhận biết rằng, trong Chúa Jêsus, Đức Chúa Trời nhìn xem mình như đã được nên thánh, được xưng công bình, được cứu chuộc, được tái sanh và được phước với đủ thứ ơn phước thuộc linh, Êphêsô 1:3. Khi người tin Chúa xem xét mình là ai trong Chúa Jêsus, tấm lòng của người đầy dẫy với sự tôn kính, tình cảm và sự ngợi khen vì Đức Chúa Trời là Đấng đã làm cho mọi sự ấy ra khả thi. Người hướng tới thiên đàng với mọi lời ngợi khen nhắm thẳng vào Đức Chúa Trời là đấng yêu thương, cứu rỗi và chúc phước cho người. Đây là ý tưởng được tỏ ra bởi người nữ cho người yêu của nàng trong Nhã ca 2:3-4: “Lương nhân tôi ở giữa đám con trai như cây bình bát ở giữa những cây rừng. Tôi vui lòng ngồi dưới bóng người; Trái người ngọt ngào cho ổ gà tôi. Người đưa tôi vào phòng yến tiệc, ngọn cờ người phất trên tôi ấy là ái tình”.
3. Thờ phượng “sự xâm chiếm tấm lòng, không phải với mọi nhu cần của nó, hoặc giả với các ơn phước của nó, mà với chính mình Đức Chúa Trời”. Lời cầu nguyện và suy tưởng của chúng ta thường bị xâm chiếm với bản ngã.
Bộ không thực sao, một khi chúng ta đến nhà thờ để “nhận lãnh ơn phước”? Bộ không thực sao, chúng ta đến với Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện vì chúng ta có một nhu cần? Bộ không thực sao khi chúng ta thường dính dáng với cái điều chúng ta gọi là thờ phượng vì cớ những gì chúng ta muốn nhận lãnh từ nơi đó? Thực vậy, sự thờ phượng chân chính theo Kinh thánh không phải ở chỗ chúng ta nhận lãnh điều gì quan trọng đâu. Thờ phượng nhắm đến chỗ chúng ta lạc mất trong sự kỳ diệu Đức Chúa Trời là Ai kìa!
Khi David gặp Nathan và vị tiên tri nói rằng Đức Chúa Trời sẽ lập ngôi và nước của David cho đến đời đời, David chỉ ngồi xuống trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, II Samuên 7:18-22. Khi David ngồi đấy rồi ở trong sự vinh hiển và sự nhơn từ của Đức Chúa Trời, ông bị phủ lút với sự kỳ diệu và ngợi khen. Đấy là cốt lõi của sự thờ phượng thực.
Hình ảnh nầy được lập ra rõ ràng bằng đôi ba cái nhìn thoáng qua sự thờ phượng trên thiên đàng. Hãy xem Khải huyền 4:11 và Khải huyền 5:9-14. Trong mấy câu nầy, không phải một lời nài xin được lập ra đâu, không phải một lời thỉnh cầu được lập ra, mọi sự chúng ta thấy là sự thờ lạy thanh sạch thuần khiết đối với Thân Vị và sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
4. Thờ phượng là “sự dấy lên của một tấm lòng nhận biết Đức Chúa Cha là Đấng Ban Cho, Đức Chúa Con là Cứu Chúa, và Đức Thánh Linh là Vị Khách Được Mời Đến Ngự Ở Trong Lòng”. Trong khi người ta sống trong thế gian, ngay cả người không tin Chúa, có thể công nhận rằng Đức Chúa Trời đang hiện hữu và Ngài là Đấng Tối Thượng và là Đấng Tạo Hóa, không phải ai cũng có khả năng để thờ phượng. Người bị hư mất có thể hiểu rõ thực tại của Đức Chúa Trời, song người không thể thấu hiểu được những lẽ thật nói về Đức Chúa Trời và chỉ có thể được tỏ ra bởi Thánh Linh của Đức Chúa Trời, I Côrinhtô 2:14-15.
Mặt khác, những người tin Chúa, họ đang thưởng thức một mối quan hệ đặc biệt với Đức Chúa Trời. Chúng ta thưởng thức một kinh nghiệm “nước hằng sống” với Ngài. Khi Chúa Jêsus phán với người đàn bà ở bên giếng, Ngài phán: “Phàm ai uống nước nầy vẫn còn khát mãi; nhưng uống nước ta sẽ cho, thì chẳng hề khát nữa. Nước ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó, văng ra cho đến sự sống đời đời” Giăng 4:13-14.
Đây là một hình ảnh nói tới những gì đang xảy ra với chúng ta khi chúng ta được cứu. Thánh Linh của Đức Chúa Trời chiếm lấy nơi ngự trong tấm lòng của chúng ta. Ngài chan chứa chúng ta với sự kỳ diệu Đức Chúa Trời là ai và Ngài tuôn đổ ra sự thờ phượng và sự phục vụ Đức Chúa Trời từ chúng ta, Giăng 7:37-39.
Thờ phượng thực sự là “nước hằng sống” đang chảy trở lại với nguồn của nó. Trong Truyền đạo 1:7, Salômôn đã viết ra mấy lời nầy: “Mọi sông đều đổ vào biển, song không hề làm đầy biển; nơi mà sông thường chảy vào, nó lại chảy về đó nữa”.
Trong câu nầy, Salômôn đang nói tới vòng quay của môn thủy học (hydrological cycle). Nước tuôn xuống từ bầu trời trong hình thức mưa, tuyết và băng giá. Nước nầy làm đầy dẫy sông ngòi, rồi chúng tuôn đổ ra đại dương. Nước bốc hơi do mặt trời rồi trở lại trong các đám mây. Thế rồi, nó rơi xuống đất một lần nữa.
Thờ phượng đang tác động theo cùng một phương thức ấy. Đức Thánh Linh ngự vào lòng, Ngài được phái đến từ Trời ngự vào lòng chúng ta, sôi sụt lên và làm đầy dẫy chúng ta với sự kỳ diệu và vinh hiển của Đức Chúa Trời chúng ta. Khi Ngài thực hiện điều nầy, sự ngợi khen trong tấm lòng của chúng ta tuôn tràn ra rồi bay lên Đức Chúa Trời trong hình thái thờ phượng. Nó trở lại với nguồn cội. Vì vậy, mọi sự thờ phượng thực đều bắt đầu với Đức Chúa Trời; nó tuôn đổ ra và qua chúng ta; rồi bay trở lại với Đức Chúa Trời. Đây là một chu kỳ thiêng liêng.

Phần kết luận: Bấy nhiêu định nghĩa đó đủ cho một buổi thờ phượng. Khi chúng ta cứ tiến tới qua sự học hỏi của mình, chúng ta sẽ gặp gỡ nhiều lời lẽ được sử dụng cho sự thờ phượng và chúng ta sẽ xem xét chúng.
Cho phép tôi kết thúc hôm nay bằng cách đưa ra một phát biểu: Ai nấy đều đang thờ lạy đấng nào hay vật gì đó. John MacArthur thuật lại câu chuyện nói tới một bài viết ông đã đọc trên tờ Chicago Tribune. Dường như là có một người đàn bà đến từ New Mexico để ý thấy rằng cái chảo nhỏ đang nướng khúc bánh mì mà bà ta đang nướng rất giống với gương mặt của Chúa Jêsus. Bà ta chỉ điều đó cho chồng và mấy người hàng xóm thấy, họ đồng ý các dấu hiệu trên ổ bánh mì trông giống như một gương mặt và nó thực sự rất giống với ý tưởng của họ về Chúa Jêsus.
Với bất cứ giá nào, bà ta đem khúc bánh mì đến gặp vị linh mục để chúc phước cho nó. Và bà ta làm chứng rằng khúc bánh mì đã làm thay đổi đời sống của bà ta. Giờ đây, chồng của bà ta một lần nữa đồng ý như thế. Ông ta nói rằng vợ của ông là một người vợ biết thuận phục, bình an, hạnh phúc kể từ khi khúc bánh mì đến tại nhà của họ. Vì vậy, vị linh mục, không quen với việc chúc phước cho ổ bánh mì có một chút ngần ngại, song ông đồng ý chúc phước cho. Bà ta đem ổ bánh về nhà, đặt nó vào tủ kính với một đống bông gòn khiến cho nó trông giống như ổ bánh đang trôi nổi trên một đám mây. Bà ta dựng một bàn thờ đặc biệt cho nó rồi mở ra đền thờ nhỏ cho các khách viếng.
Rồi trong vòng một vài tháng, có hơn 8.000 người đến với đền thờ ổ bánh mì Jêsus kia. Và hết thảy họ đều đồng ý rằng gương mặt mang dấu hiệu ổ bánh mì bị nướng, phải, rằng đó là gương mặt của Chúa Jêsus. Trừ phi, nghĩa là, đối với một phóng viên. Ông ta nghĩ nó giống như cựu vô địch quyền anh hạng nặng Leon Spinks. Đúng vậy, John MacArthur khi ấy mới bình luận: “Cái điều dường như khó tin, ấy là nhiều người sẽ thờ lạy ổ bánh mì. Nhưng khái niệm méo mó như thế về sự thờ phượng không thực sự là bất thường trong xã hội đương thời”.
Cũng vậy, có một vài người thờ lạy ổ bánh mì. Một vài người sấp mình xuống trước đá sỏi, tượng hình và các loài động vật. Nhiều người khác dâng sự thờ phượng của họ cho bản thân họ, hay cho gia đình họ hoặc cho của cải của họ. Một số thờ lạy nhà thờ của họ, nhà truyền đạo họ ưa thích hay các truyền thống xa xưa mà họ được nắn đúc từ đó.
Sự thực là, ai nấy đều dâng vinh quang, sự tôn trọng và sùng bài của họ cho ai đó hay vật gì đó. Bạn đang dâng sự thờ phượng cho ai hay cho vật gì vậy? Có phải sự thờ phượng của bạn lấy Đức Chúa Trời làm tiêu điểm, nhắm vào Đức Chúa Trời và tựu trung vào Đức Chúa Trời? Có phải sự thờ phượng của bạn lấy bản ngã làm tiêu điểm, nhắm vào bản ngã và lấy cái tôi làm trọng? Hoặc, có phải sự thờ phượng của bạn chỉ tập trung theo tôn giáo, nhắm vào tôn giáo và tựu trung vào tôn giáo? Tôi muốn thách thức bạn thờ phượng một cách chính xác.
Có phải Chúa phán với tấm lòng bạn về vấn đề thờ phượng nầy không?
+ Nếu bạn thờ phượng không phải thứ bạn muốn là thờ phượng và nếu đấy chẳng phải là sự thờ phượng đẹp lòng Chúa, hãy đến với Ngài rồi để cho Ngài giúp đỡ cho bạn với sự thờ phượng của bạn.
+ Nếu bạn sống như tôi và bạn muốn đào sâu kinh nghiệm thờ phượng của bạn, hãy đến trước mặt Chúa rồi cầu xin Ngài giúp đỡ cho bạn với sự ấy.
+ Nếu bạn chỉ muốn thổ lộ sự thờ phượng đang ngự trị ở trong lòng bạn, bạn nên quì gối xuống trước mặt Ngài và thờ lạy Ngài hôm nay.
Hãy làm theo điều chi Ngài bảo bạn và Ngài sẽ chúc phước cho sự thờ phượng của bạn!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét