Thứ Hai, 7 tháng 3, 2011

Giăng 3:1-21: "CHÚA JÊSUS: VỊ GIÁO SƯ THIÊNG LIÊNG"


Giăng 3:1-21
CHÚA JÊSUS: VỊ GIÁO SƯ THIÊNG LIÊNG
Phần giới thiệu
: Chương quan trọng nầy cung ứng cho chúng ta phần minh họa nói tới Chúa Jêsus là Vị Giáo Sư Thiêng Liêng. Chúng ta phải nhớ rằng khi Chúa Jêsus đến với địa cầu nầy, Ngài đã đến để dạy cho con người biết làm thế nào để tránh sự tối tăm mà đến với sự sáng. Ngài đã đến để dạy cho con người biết cách tránh sự chết mà bước vào sự sống. Trong chương nầy, chúng ta thấy Chúa Jêsus đang thi hành chức vụ nầy trong vai trò một vị giáo sư. Ở đây, Ngài nắm lấy cơ hội để dạy dỗ một vị giáo sư, và Ngài đang làm đúng như thế!
Tuy nhiên, Chúa Jêsus cũng sử dụng phân đoạn nầy để dạy dỗ cho chúng ta nữa. Khi chúng ta tận dụng thì giờ để nhìn vào những câu Kinh thánh nầy sáng nay, có một số người giữa vòng chúng ta họ đang ở trong cùng khuôn khổ mà Nicôđem đã ở. Đây là một nhân vật đã ở trên đỉnh của sự thành công. Ông ta có đủ mọi sự ấy. Ông ta là một người được tôn trọng, ông ta có tiền bạc, quyền lực, địa vị và đủ mọi thứ được xem là mọi biểu hiện bề ngoài của một đời sống thành công. Tuy nhiên, ông ta đã thiếu một việc, việc nầy sẽ bảo đảm cho ông ta một kinh nghiệm vui mừng cho đến đời đời. Ông ta đã thiếu mối quan hệ cá nhân với Đức Chúa Jêsus Christ. Cái thiếu sót quan trọng nầy trong đời sống của Nicôđem trở thành đề tài cho bài học của Đấng Christ. Trong những câu Kinh thánh nầy, Chúa Jêsus, Vị Giáo Sư Thiêng Liêng giải thích ơn cứu rỗi cho Nicôđem và trong quá trình nầy, Ngài cũng giải thích ơn ấy cho chúng ta nữa.
Trong mấy phút tới đây, chúng ta hãy hiệp với Chúa Jêsus, Vị Giáo Sư Thiêng Liêng đang ở trong lớp học của Ngài. Khi chúng ta học tập, mọi sự tôi yêu cầu ấy là bạn hãy để cho Chúa phán với tấm lòng của bạn và rồi hãy làm theo những gì Ngài kêu gọi bạn phải lo làm. Nếu bạn chưa hề tin cậy Đức Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa riêng của bạn, ít nhất là bạn hãy thực hiện điều đó ngay hôm nay đi. Không có một người nào từng giải thích lẽ thật giống như Chúa Jêsus, chúng ta hãy lắng nghe khi Ngài dạy dỗ Nicôđem lẽ thật nói tới ơn cứu rỗi.
I. CUỘC TRAO ĐỔI (các câu 1-13)
A. Bản chất của Nicôđem (câu 1) -
1. Ông là một vị quan – Có lẽ là một thành viên của Tòa Công Luận, Giăng 7:51. Một khi là thành viên ở đó, ông có mặt giữa vòng hạng người có quyền lực nhất trong thời buổi ấy. Ông là một quan tòa, giống như một thành viên của Tòa Thượng Thẩm vậy.
2. Ông là một người tôn giáo – Ông được gọi là một người Pharisi. Vì lẽ đó, ông triệt để tôn trọng tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất về mặt đạo đức và về mặt tôn giáo. (Minh họa: Không phải hết thảy người Pharisi đều là giả hình cả đâu. Có người đã làm hết sức mình để sống trước mặt Chúa với sự thánh khiết chơn thật. Câu chuyện cho thấy rằng Nicôđem thuộc về hạng người nầy).
3. Ông là một người rất chơn thật – Sự ông tiếp cận với Chúa Jêsus cho thấy rằng ông rất thành thực trong sự tìm kiếm lẽ thật. Đây là một người muốn tìm được sự bình an thật cho linh hồn của mình. Có lẽ ông đã đến lúc ban đêm, không phải là không có sợ hãi đâu, nhưng để ông có thể có được một cuộc trao đổi không bị ngắt quãng với Chúa Jêsus.
(Minh họa: Tôi không phiền ai là người đưa ra những câu hỏi khi họ chân thành và tìm kiếm lẽ thật!)
B. Lời ca tụng ra từ Nicôđem (câu 2) -
1. Ông thưa với Chúa Jêsus bằng cả sự tôn trọng - Nicôđem gọi Chúa Jêsus là "Thầy". Ông đề cập đến Ngài là một vị giáo sư, và tỏ ra một sự tôn kính rất mực.
2. Ông thưa với Chúa Jêsus bằng một sự công nhận – Câu chuyện cho thấy rằng Nicôđem ít nhất đã hiểu rõ rằng Chúa Jêsus được Đức Chúa Trời sai đến với trần gian. Dường như Nicôđem ít nhất đã có một sự hiểu biết lờ mờ về Chúa Jêsus thực sự là ai!?!
3. Ông thưa với Chúa Jêsus bằng lý luận của con người - Nicôđem đang dành cho Đấng Christ vinh dự và đang tỏ ra sự tôn trọng đối với quyền phép của Đấng Christ mà ông đã nom thấy, (Minh họa: Các phép lạ). Tuy nhiên, ông mau mắn dừng lại trong phần đánh giá của mình về Chúa Jêsus thực sự là ai!?! Đối với Nicôđem, Chúa Jêsus chẳng khác gì hơn một vị giáo sư, hoặc một tiên tri mà Đức Chúa Trời đã sai đến.
(Minh họa: Đây luôn là vấn đề với tôn giáo! Họ mau dừng lại khi tiếp cận với Đức Chúa Jêsus Christ. Chúa Jêsus là cần thiết, nhưng bạn phải thêm vào phép báptêm, hay sự khẳng định, hoặc địa vị thuộc viên Hội thánh, hay sự tương giao, bất kỳ thứ nào trong hàng ngàn thứ khác nữa. Đức tin đặt nơi Chúa Jêsus là không hề đủ trong một hệ thống tôn giáo. Nếu hệ thống tín điều của bạn mau dừng lại trước khi tiếp nhận Đức Chúa Jêsus Christ làm phương tiện để được cứu, thế thì bạn chẳng được cứu chi hết! Chính Chúa Jêsus, chớ chẳng cần thêm bớt một điều chi nữa. Chính Chúa Jêsus và chỉ một mình Chúa Jêsus mới cứu linh hồn ra khỏi tội lỗi, Giăng 4:6; Êphêsô 2:8-9). Đức tin của bạn đang ở chỗ nào hôm nay?)
(Minh họa: "Nếu Cơ quan tình báo muốn bạn trở thành một đặc vụ ở đàng sau bức màn tre tại Trung hoa, bạn sẽ được huấn luyện để nói năng, để hỏi han, để quan sát và để suy nghĩ như một người Trung hoa. Bạn sẽ vào trường rồi học tiếng Hoa để bạn có thể nói thật hiệu quả ngôn ngữ ấy mà không sai sót một trọng âm nào cả. Sau khi học được nhiều thứ thuộc Trung hoa và xem những cuộn phim nói tới phẩm chất bề ngoài của người Trung hoa, bạn có thể sống với phong cách của họ. Có lẽ bạn sẽ chịu giải phẩu để đổi khuôn mặt hầu cho bạn trông giống như một người Trung hoa. Khi ấy bạn có thể vào trong Nước Trung Hoa Cộng Sản và được nghinh đón như một người trong số họ.
"Khi ấy bạn sẽ làm được nhiều việc theo tư thế của người Hoa. Chẳng có gì khác biệt để mà để ý hết. Bạn là người Trung hoa y như bao nhiêu người khác. Song bạn có phải là người Hoa chăng? Không, không đâu nếu bạn không có bố mẹ là người Trung hoa. Không một điều gì bạn có thể làm sẽ thay đổi chủng tộc của bạn được.
"Hiển nhiên, cũng một thể ấy về mặt thuộc linh. Bạn có thể nói năng, ăn mặc giống như một Cơ đốc nhân. Bạn có thể tham gia các tổ chức Cơ đốc và hát lên những bài hát Cơ đốc, và trong mọi cách bạn hành động giống như một Cơ đốc nhân. Tuy nhiên, chẳng có gì trong những điều nầy sẽ biến bạn thành một Cơ đốc nhân đâu. Bạn ra đời trong tội lỗi và bạn có bản chất của dòng giống tội lỗi. Không một điều gì bạn có thể làm ở bề ngoài có thể thay đổi được sự thực nầy. Giống như bạn cần phải ra đời có bố mẹ là người Trung hoa, cũng vậy, bạn cần một sự ra đời về mặt thuộc linh để trở thành một Cơ đốc nhân".
C. Thách thức đến từ Chúa Jêsus (câu 3) Chúa Jêsus bất chấp những lời ca tụng, sự lễ độ tẻ nhạt rồi nói tới nhu cần trong tấm lòng của Nicôđem. Chúa Jêsus nói cho Nicôđem biết rằng tôn giáo của ông không đủ cứu lấy linh hồn ông. Ông nói cho Nicôđem biết rằng ông phải kinh nghiệm sự "Sanh Lại".
(Minh họa: Là Giáo Sư Thiêng Liêng, Chúa Jêsus sử dụng một minh họa rất phổ thông để làm sáng tỏ ý tưởng của Ngài. “Sanh” là một kinh nghiệm phổ thông. Mọi người đều nếm trải việc ấy. Rốt lại, đấy là cách mà hết thảy chúng ta đều có mặt ở đây. Tuy nhiên, có một việc rất khác biệt về việc “sanh” nầy mà Chúa Jêsus đề cập tới
1. Bản chất của sự sanh lại – Từ ngữ "lại" có ý nói "từ một chốn cao hơn". Chữ ấy đề cập tới những việc chỉ đến từ một mình Đức Chúa Trời mà thôi. Đấy là bản chất của sự sanh lại. Con người không thể làm được việc đó. Đây là công việc của Đức Chúa Trời chớ không thuộc về một ai khác!
2. Tính cần thiết của sự sanh lại – từ ngữ "nếu" ở đây là một từ mệnh lệnh cách. Sát nghĩa, từ ấy có ý nói rằng một người chẳng có một sự lựa chọn nào khác trong lãnh vực cứu rỗi. Một là bạn đến theo cách của Đức Chúa Trời hoặc giả bạn không kinh nghiệm được ơn cứu rỗi của Ngài. Nói khác đi, một là Chúa Jêsus hoặc chẳng có gì hết! (Công Vụ các Sứ đồ 4:12).
D. Sự nhầm lẫn của Nicôđem (câu 4) - Nicôđem, giống như bao người khác, đã nhầm lẫn việc của Đức Chúa Trời với công việc của xác thịt. Ông nghĩ rằng Chúa Jêsus đang đề cập tới sự trở lại trong lòng mẹ mình. Một việc sẽ trở thành tuyệt đối bất khả thi.
(Minh họa: Có nhiều người đi quanh, họ không hiểu được chương trình cứu rỗi. Khi có ai đó tìm cách suy nghĩ về chương trình ấy theo những giới hạn của con người, điều đó tuyệt đối chẳng có ý nghĩa chi hết. Đây là một việc được phân biệt về mặt thuộc linh, và trừ phi Thánh Linh của Đức Chúa Trời đánh thức lý trí về lẽ thật trong chương trình của Đức Chúa Trời, thế thì sẽ chẳng có một sự hiểu biết nào cả và, hoàn toàn chẳng có ơn cứu rỗi chi hết. Đấy là lý do tại sao Chúa Jêsus nhấn mạnh nhu cần Đức Chúa Cha kéo người ta đến với lẽ thật - Giăng 6:44; 6:65; Êphêsô 2:1).
E. Chúa Jêsus làm cho sáng tỏ (các câu 5-13) Trong một nổ lực làm sáng tỏ nhiều việc cho nhân vật có lòng tìm kiếm nầy, Chúa Jêsus đã tiến hành giải thích tư thế của sự "sanh lại" nầy.
1. Những công cụ của sự sanh lại (câu 5)
a. Sanh bởi nước – Có một sự nhầm lẫn giữa vòng các độc giả Kinh thánh đối với những gì nước được đề cập tới ở đây.
b. Phép báptêm – Thật là khó, vì điều nầy sẽ thêm các việc làm vào ân điển.
c. Sanh tự nhiên – Đây là khả năng. Tuy nhiên, nếu một người chưa bao giờ được sanh ra, thế thì người ấy sẽ chẳng cần ơn cứu rỗi ở chỗ thứ nhứt. Chỗ nầy biến thành một luận điểm để mà tranh luận.
d. Lời của Đức Chúa Trời – Đối với tôi, đây là câu trả lời hay nhất. Chính Lời của Đức Chúa Trời làm tái sanh và kích thích tấm lòng của tội nhân. Chính Lời của Đức Chúa Trời mới khiến cho người tỉnh thức đối với nhu cần của mình về Đấng Christ. Chính Lời của Đức Chúa Trời đem lại sự thuyết phục về tội lỗi và tính khả thi của đức tin, Rôma 10:17; (Minh họa: Đấy là lý do tại sao Kinh thánh nhắm vào, việc rao giảng Tin Lành là cần thiết - I Côrinhtô 1:21).
e. Sanh bởi Đức Thánh Linh – Điều nầy đề cập tới chặng thứ hai của ơn cứu rỗi. Sau khi sự thuyết phục đến và tấm lòng của tội nhân bị Thánh Linh của Chúa kích thích, tội nhân có một quyết định phải đưa ra. Khi tội nhân xây sang Chúa Jêsus để được cứu, Thánh Linh của Đức Chúa Trời làm báptêm cho tội nhân gia nhập vào Thân thể của Đấng Christ, I Côrinhtô 12:13, và ban cho người sự sống đời đời của Đức Chúa Trời.
2. Tính mệnh lệnh của sự tái sanh (các câu 6-7) - Câu 6 nói rõ rằng có một sự khác biệt nơi những gì được tạo ra bởi hành động của sự sanh lại. Khi một tội nhân được chuộc, người ấy trở thành một "tạo vật mới" trong Chúa Jêsus, II Côrinhtô 5:17. Chính "tạo vật mới" nầy mới thích ứng để sống trên thiên đàng. Đời sống người được chuộc đã sẵn sàng cho sự vinh hiển, trong khi con người thiên nhiên chỉ thích ứng cho trần gian nầy.
(Minh họa: Khi Chúa Jêsus ngự vào, Ngài biến mọi sự ra khác biệt trong một đời sống. Tội nhân đã được chuộc được thay đổi cho đến đời đời bởi quyền phép của Đấng Toàn Năng. Hãy lưu ý lẽ thật nầy được minh họa trong câu chuyện sau đây. Một bác sĩ giáo sĩ đã lên tàu ra đi đến một vùng đất lạ. Andrew Bonar nổi tiếng của xứ Tô cách lan đã ra bến tàu để vẫy chào bạn mình, chỉ khám phá ra rằng em gái mình đã đi cùng vị bác sĩ kia. Xây sang nàng, ông nói: "Em yêu dấu ơi, anh không tin anh từng có đặc ân quen biết với em. Anh hài lòng vì em sẽ ra đi trong vai trò người phụ tá của anh em, và anh sẽ nhớ đến em trong sự cầu nguyện. Tên của em là gì?" "Christine" là câu trả lời. Vị tôi tớ cao tuổi của Chúa nói: "Anh thích cái tên ấy, vì em có Đấng Christ trong tên của em. Anh tin em cũng có Ngài ở trong lòng!" Người đàn bà kia xây đi rồi im lặng trong một phút. Trước khi nàng có thể nghĩ ra một câu trả lời, tiếng gọi sau cùng để tàu ra khơi vang lên. Bị thuyết phục bởi lời lẽ của Bonar, nàng bắt đầu suy nghĩ đến mối quan hệ của mình với Chúa. Mặc dù nàng đi nhà thờ rất đều đặn, đột nhiên nàng nhận ra rằng nàng chưa thực sự được cứu và chưa thực sự trở thành một "tạo vật mới" ở trong Đấng Christ. Đêm đó, nàng quì gối xuống rồi cầu xin Cứu Chúa tha tội cho nàng rồi biến nàng trở nên con cái của Ngài. Nhiều ngày sau đó, một bài viết xuất hiện trên tờ báo Moody ra hàng tháng có liên quan đến sự kiện nầy. Bài viết kết luận bằng cách nói rằng những năm tháng sống bền đỗ và trung tín phục vụ cho thấy thực tại quyết định của Christine).
(Chỉ có Chúa Jêsus mới có thể thực hiện loại biến đổi trong tấm lòng và trong đời sống của một người. Có người thực hiện nổ lực trong việc "cải tà quy chính". Tuy nhiên, chỉ có Chúa Jêsus mới có thể thực hiện sự thay đổi đời đời trong nhiều tấm lòng và đời sống. Thật diệu kỳ dường bao khi người nào đến với Chúa Jêsus đều được dựng nên mới cho đến đời đời!")
(Minh họa: Một người sẽ ở chỗ đáng đương dường bao nếu họ bị đưa lên thiên đàng với thể trạng tự nhiên của họ).
(Minh họa: Theo Chúa Jêsus, sự sanh lại không phải là một sự lựa chọn! Ngài phán thật đơn giản: "các ngươi phải sanh lại!", câu 7. Chẳng có một sự chọn lựa nào khác nữa, không có kế hoạch B. Một là Chúa Jêsus, hoặc chẳng có gì hết! Không có Ngài, bạn sẽ không bao giờ được lên Thiên đàng, bạn phải ở trong Địa ngục. Chúa Jêsus là con đường duy nhứt dẫn tới Đức Chúa Cha - Giăng 14:6; 1 Giăng 5:12).
3. Hình ảnh nói tới sự sanh lại (các câu 8-13) Chúa Jêsus sử dụng hình ảnh nói tới gió để mô tả hành động của Đức Thánh Linh. Những sự chuyển động của Ngài, giống như chuyển động của gió, không thể mô tả hay lường trước được. Giống như ngọn gió, chuyển động của Đức Thánh Linh mắt thường không sao nhìn thấy được, nhưng rất có năng quyền! Khi Ngài đi ngang qua, Ngài chạm đến người nào Ngài sẽ chạm và sự hiện diện của Ngài được nhìn thấy rất dễ dàng!
(Minh họa: Những bộ xương khô của Êxêchiên 37:1-14. Khi ngọn gió của Đức Chúa Trời thổi qua những bộ xương đã chết đó. Nó bèn sống động! Đây là điều xảy ra cho hạng tội nhân đã chết. Đức Thánh Linh đến gần và đánh thức tấm lòng trước những lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời, khi ấy tội nhân được kéo đến với Chúa Jêsus. Khi tội nhân nhơn đức tin đáp ứng lại, người được cứu và được ban cho sự sanh lại từ Đức Chúa Trời. Sự sanh lại là một sự cần thiết, song đấy cũng là một lẽ mầu nhiệm! Giống như chuyển động của gió không thể giải thích đầy đủ được, cũng vậy con cái của Đức Chúa Trời là một lẽ mầu nhiệm cho thế gian).
(Minh họa: Ngay cả với lượng tri thức bao la của Cựu Ước, Nicôđem vẫn còn ở trong sự tối tăm về mặt thuộc linh. Ông, giống như bao người khác trong thời của chúng ta, dường như không thể nắm bắt được lẽ thật đơn sơ cho rằng chính đức tin nơi Chúa Jêsus mới tạo ra ơn cứu rỗi cho linh hồn!)
I. Cuộc trao đổi
II. DẪN GIẢI
(các câu 14-17)
(Minh họa: Trong nổ lực làm cho sạch lớp bùn nơi nhân vật đang trong tư thể lẫn lộn nầy, Chúa Jêsus tiếp tục giải thích mọi việc sâu thêm một chút nữa).
A. Hình bóng từ quá khứ (câu 14) Chúa Jêsus sử dụng một sự kiện từ lịch sử của Israel để minh họa cho sự dạy của Ngài. Ngài gợi cho lý trí nhớ lại bối cảnh của Dân số ký 21:4-10. Trong phân đoạn nầy, Israel đang hành trình qua đồng vắng và họ đang lằm bằm về những thử thách của họ. Đức Chúa Trời, trong phần đáp ứng, sai những con rắn độc vào giữa vòng họ và phần nhiều người bị rắn cắn chết. Môise cầu thay và Đức Chúa Trời bảo ông phải tạo một con rắn làm bằng đồng. Ông phải treo con rắn bằng đồng nầy trên một cây sào. Khi ấy, hễ ai bị rắn cắn rồi nhìn xem con rắn bằng đồng thì sẽ được sống. Chúa Jêsus chỉ nói cho Nicôđem biết rằng con rắn xưa đã bị treo lên, cũng một thể ấy Chúa Jêsus sẽ bị treo lên.
(Minh họa: Toàn bộ thế gian đã bị con rắn độc tội lỗi cắn phải, và nhiều người đang dãy chết rồi bị bỏ vào Địa Ngục. Giống như con rắn ấy, hễ ai nhơn đức tin nhìn xem Chúa Jêsus thì sẽ sống – Công Vụ các Sứ đồ 16:31).
B. Một của lễ cho tội lỗi (câu 16) Chúa Jêsus nói cho Nicôđem biết rằng tình yêu thương hay nhân tính của Đức Chúa Trời lớn lao đến nỗi Ngài bằng lòng phó Con độc sanh của Ngài chịu chết để hạng tội nhân sẽ được cứu. Việc nầy có liên quan đến sự chết mà Chúa Jêsus đã gánh chịu vì ích của chúng ta. Một cái chết khủng khiếp và nghiệt ngã đến nỗi Ngài bị đối xử hung bạo vượt quá sự hiểu biết – Êsai 52:14. (Minh họa: Các sự cố tại đồi Gôgôtha và sự thương khó mà Chúa Jêsus đã gánh chịu vì bạn và tôi).
(Minh họa: Cảm tạ Đức Chúa Trời, Ngài đã làm mọi sự nầy để khi chúng ta là hạng tội nhân chạy đến sấp mình trước mặt Ngài với đức tin ăn năn Ngài có điều chi đó đặng ban cho chúng ta).
C. Kế hoạch cứu rỗi thật đơn sơ (các câu 15-16) Chúa Jêsus nói cho Nicôđem biết rằng chìa khóa cho việc nhận lãnh ơn cứu rỗi là chỉ tin mà thôi.
(Minh họa: Tôn giáo tìm cách tạo khó khăn cho con người trong việc làm hòa lại với Đức Chúa Trời. Luôn luôn có những giáo điều phải tuân theo và nhiều bước phải hoàn tất. Lúc ấy, giống như khi bạn nghĩ bạn đã đạt được, bạn luôn luôn thấy rõ rằng bạn đã thiếu sót một bước nầy hay bước kia. Tôn giáo làm cho việc người ta muốn được cứu ra khó khăn. Mặt khác, Chúa Jêsus làm cho việc ấy ra đơn sơ đến nỗi đứa trẻ, người già, hạng người với chỉ số thông minh hạn chế, người nào không thể thêm hay bớt, hay thậm chí không thể viết được tên của mình đều có thể được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời).
(Minh họa: Đức Chúa Trời có thể làm cho ơn ấy ra đơn giản nữa không? Ngài đã làm hết thảy công việc rồi. Ngài đã trả hết mọi giá rồi. Ngài đã đạp đổ các đồn lũy. Mọi sự Ngài yêu cầu tội nhân phải làm là đến với Ngài và tin theo Ngài. Êsai đã nói theo cách nầy, Êsai 45:22. Chúa Jêsus đã phán theo cách nầy, Giăng 6:47. Phaolô đã nói theo cách nầy, Công Vụ các Sứ đồ 16:31. Sau 2.000 năm, chẳng một điều gì thay đổi cả! Hạng tội nhân vẫn được cứu bởi đơn sơ tin theo Chúa Jêsus và bởi đức tin chạy đến với Ngài).
D. Một điều khoản chắc chắn (câu 16) - (Minh họa: "Hễ ai"). Khi Chúa thiết lập chương trình cứu rỗi của Ngài, Ngài đã quyết định không loại trừ một ai hết! Đức Chúa Trời đã mở toang những cánh cửa ân điển rồi vẫy gọi hết thảy những ai chịu đến với Ngài mà được cứu khỏi tội lỗi của họ và khỏi một tình trạng đời đời trong Địa Ngục. Nếu bạn cần ơn cứu rỗi, thì hôm nay là ngày nên đến với Chúa Jêsus và tiếp nhận Ngài. (Minh họa: Khải huyền 22:17; Minh họa: Mathiơ 11:28 - "Mọi người"; Rôma 10:13). Ơn cứu rỗi là một ơn dành cho bất cứ ai!
E. Một lời hứa trang trọng (các câu 16-17) Chúa Jêsus hứa với người nào tin theo Ngài, rằng họ sẽ có sự sống đời đời và họ sẽ chẳng bị hư mất bao giờ. Hư mất có nghĩa là được "ban cho cảnh khổ ải đời đời trong Địa Ngục!" Tuy nhiên, Chúa Jêsus đã hứa với con cái Ngài rằng họ đã được "cứu". Từ nầy có ý nói "giữ cho an toàn, giải cứu khỏi mọi thiệt hại và nguy hiểm".
(Minh họa: Tẻ tách ra khỏi Chúa Jêsus, tội nhân chẳng trông mong điều gì khác hơn sự phân cách đời đời ra khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong Địa Ngục, II Têsalônica 1:8-9. Mặt khác, thánh đồ có sự bảo đảm sâu sắc nhất định rằng Đức Chúa Trời sẽ cứu mình, bảo toàn và đưa người về quê hương trên Thiên đàng vào một ngày kỳ diệu kia! Bạn đang có loại hy vọng nào hôm nay vậy? Bạn sẽ qua cõi đời đời ở đâu?)
I. Cuộc trao đổi
II. Dẫn giải
III. SỰ XÉT ĐOÁN
(các câu 18-21)
(Minh họa: Chúa Jêsus có một lời cho những ai từ chối không đến với Ngài để được cứu. Ngài ban cho tội nhân một hình ảnh nho nhỏ về chỗ họ sẽ ở và những gì họ có thể nhận lấy như một kết quả của sự họ chối không chịu đến với Chúa Jêsus).
A. Một thể trạng trong hiện tại (câu 18) Theo câu nầy, Kinh thánh nói đơn giản rằng tội nhân bị xét đoán rồi trong lý trí của Đức Chúa Trời. Bạn thấy đấy, lý trí của Đức Chúa Trời đã thiết lập rồi về thể trạng đời đời của những ai từ chối không chịu đến với Chúa Jêsus. Đức Chúa Trời đã quyết định rằng họ sẽ qua cõi đời đời trong Địa Ngục, đời đời bị phân cách ra khỏi Ngài và sự vinh hiển của Ngài, Thi thiên 9:17. Nói khác đi, mặc dù bạn có thể bị hư mất và phải ngồi ở đây hôm nay, trong lý trí của Đức Chúa Trời, điều đó giống như thể bạn đã bị xét đoán rồi trong các ngọn lửa của Địa Ngục. Chẳng có một nguồn nào khác dành cho bạn trừ ra chạy đến với Chúa Jêsus để linh hồn bạn được cứu.
B. Tình trạng khăng khăng (các câu 19-21) Tội nhân không có ai để đổ thừa cho tình trạng của mình trừ ra bản thân người. Rốt lại, Chúa Jêsus đã làm rồi mọi sự trong quyền phép của Ngài để cứu linh hồn bạn. Ngài đã chịu chết vì bạn, đã trả món nợ tội lỗi của bạn, đã sống lại từ kẻ chết để ban sự sống cho bạn, cầu thay cho bạn tại ngai của Đức Chúa Cha, sai phái Thánh Linh của Ngài ban cho bạn sự sáng láng và kéo bạn đến với chính mình Ngài. Nếu bạn bị hư mất hôm nay, một là bạn chưa hề nghe và hôm nay là ngày mà bạn sẽ có thể đưa ra một quyết định đời đời, hoặc giả bạn đã nghe thấy rồi trước đây và đã chọn tiếp tục sống trong tội lỗi. Làm ơn đừng tiếp tục xây khỏi Chúa Jêsus nữa. Ngày hầu đến, khi sẽ chẳng còn có thì giờ nữa và chẳng còn có cơ hội nào dành cho bạn nữa. Hãy đến với Chúa Jêsus trong khi vẫn còn có hy vọng và đang khi Thánh Linh của Đức Chúa Trời vẫn còn kêu gọi bạn đến với Ngài.
(Minh họa: Ngày hầu đến, nếu bạn cứ khăng khăng trong việc chối bỏ Đức Chúa Trời, khi bạn không còn thời gian nữa và thể trạng của bạn sẽ trở thành thể trạng đời đời. Theo Tin Lành Giăng 3:36, thánh đồ của Đức Chúa Trời phải sống trong một “thể trạng liên tục” của "sự sống đời đời". Đồng thời, tội nhân sống thường xuyên dưới sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Ngay bây giờ, nếu bạn đã được cứu, bạn đang có sự sống đời đời! Bạn sẽ không bao giờ chết. Tuy nhiên, nếu bạn bị hư mất, khi ấy cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời treo trên đời sống của bạn giống như một quả bóng khổng lồ bị hỏng vậy. Việc duy nhứt giữ bạn ở ngoài Địa Ngục vào một giờ phút khác là ân điển của một Đức Chúa Trời đầy tình yêu thương. Bạn cần phải xem xét hôm nay mình sẽ qua cõi đời đời ở đâu. Tôi thách bạn nên chạy đến với Chúa Jêsus!)
Phần kết luận: Nếu chúng ta chẳng tiếp thu được gì khác từ Thầy, Chủ sáng nay, tôi nghĩ thật là đơn giản khi nhìn thấy Đức Chúa Trời yêu thương tội nhân và đã làm mọi sự để cung ứng ơn cứu rỗi cho họ. Ngài đã làm cho mọi sự ra khả thi hầu kéo bạn đến với chính mình Ngài, mà chẳng sử dụng vũ lực. Tại sao không biến hôm nay thành cái ngày mà sự hy sinh của Chúa Jêsus trở nên thích đáng trong đời sống của bạn? Tại sao không khiến cho hôm nay thành ngày cứu rỗi của bạn. Chúa Jêsus vốn yêu thương bạn đấy. Ngài đã chịu chết vì bạn và nếu bạn chịu đến cùng Ngài với đức tin thật đơn sơ như con trẻ, Ngài sẽ cứu lấy linh hồn bạn, Ngài thanh tẩy bạn sạch mọi tội lỗi. Trong tấm lòng của bạn, đấy là những gì bạn mong muốn. Tại sao không biến nó thành một thực tại hôm nay?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét