Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Giăng 14:1-31: "Chúa Jêsus: Đấng Khích Lệ Vĩ Đại"



Giăng 14:1-31
Chúa Jêsus:
Đấng Khích Lệ Vĩ Đại
Phần giới thiệu: Hãy chú ý cụm từ đầu tiên ở câu 1. Chúa Jêsus phán cùng các môn đồ: "Lòng các ngươi chớ hề bối rối...". Ở bề mặt, câu nói ấy dường như chẳng có gì là ơn phước lớn lao cả, nhưng khi bạn xem xét vào thời điểm nầy, Chúa Jêsus đang ở vào buổi tối trước sự chết của Ngài và đang đứng trong chính cái bóng của đồi Gôgôtha, thế mà Ngài còn dành thì giờ để khích lệ các môn đồ của Ngài. Có phải tấm lòng của họ rất bối rối không? Nhất định rồi! Chúa Jêsus mới vừa nói cho họ biết về sự chết của Ngài sắp diễn ra, 13:31-33; họ mới vừa hay được một người trong số họ sẽ nộp Chúa Jêsus vào trong tay của kẻ thù, 13:21; thậm chí Simôn Phierơ vừa được báo cho biết rằng ông sẽ chối Chúa Jêsus ba lần trước khi ánh bình minh ló dạng. Phải, tấm lòng của họ rất nặng nề với buồn rầu và trầm mặc với buồn khổ, nhiều thắc mắc. Nhưng, ngay cả trong giờ thử thách nghiêm trọng nhất của Ngài, Chúa Jêsus vẫn yêu thương những kẻ thuộc về Ngài, 13:2, và chìa tay ra với họ để yên ủi và khích lệ họ.
            Giờ đây, quả là khó bao gồm hết từng chi tiết cả chương vinh hiển trong một sứ điệp. Tuy nhiên, tôi muốn đào sâu vào mấy câu Kinh thánh nầy sáng nay rồi nâng cao lên bức chân dung của Chúa Jêsus: Đấng Khích Lệ Vĩ Đại. Trong chương quan trọng nầy, Chúa Jêsus nhắc tới một số lãnh vực rất quan trọng trong cuộc sống và hiến cho chúng ta hy vọng trong từng lãnh vực ấy hôm nay. Trong thì giờ có cần rất lớn của Ngài, Ngài dành thời gian để khích lệ tấm lòng của các môn đồ Ngài, và cho từng người nào dành thì giờ để đọc và ấp ủ mọi lời lẽ nầy ra từ môi miệng của Đức Chúa Jêsus Christ. Hãy hiệp cùng tôi sáng nay khi chúng ta gặp gỡ Chúa Jêsus: Đấng Khích Lệ Vĩ Đại.
I. CÓ HY VỌNG CHO NGÀY MAI (các câu 2-3)
            Ngài đang phán về:
A. Một quê hương thiên thượng (câu 2) Chúa Jêsus nói cho chúng ta biết về một chỗ được sắm sẵn cho một dân sẵn lòng! Trong khi không thể vào sâu chi tiết về những điều kỳ diệu của Thành ở trên trời sáng nay, tôi có thể nói cho bạn biết rằng khi chúng ta đến tận đó, chúng ta sẽ về đến quê hương! Chúng ta sẽ ở trong Nhà Cha, trong sự hiện của Đức Chúa Cha tự do không tội lỗi, buồn rầu, đau khổ, phân cách hay bất cứ điều chi khác ngăn trở sự vinh hiển của Thiên Đàng, Khải huyền 21:4; 27. Hãy trải nghiệm xem, tôi chưa thể mô tả thích ứng mọi sự vinh hiển của chốn ấy. Tôi nghĩ Phaolô đã tóm tắt quan niệm đẹp đẽ ấy rất hay ở I Côrinhtô 2:9. Tôi mong mỏi mình sẽ bước vào thành ấy một ngày kia!
(Minh họa:Trừ ra sự tái lâm của Chúa Jêsus trong sự cất lên, cách duy nhứt để lên Thiên Đàng là qua đại lộ đức tin. Há chẳng thú vị sao khi Chúa Jêsus phán về Thiên Đàng là "Nhà"? Thường thì người ta lấy làm sợ hãi bởi viễn cảnh chết chóc. Tuy nhiên, đối với con cái của Đức Chúa Trời, sự chết chưa phải là cuối cùng, mà nó chỉ là thời điểm để về lại quê hương! Đây là thái độ của Phaolô - II Côrinhtô 12:2-4. Phaolô đã nhìn thấy quê hương đó, không thể tìm được từ vựng để mô tả những gì ông đã thấy, vì lẽ đó ông co cụm lại khi nói cho chúng ta biết bất cứ điều chi có ở đó là điều "rất tốt hơn" những điều chúng ta biết ở đây, Philíp 1:23).
B. Một hy vọng thiên thượng (câu 3) Trong câu nầy, Chúa Jêsus nhắc cho chúng ta nhớ, sẽ có một ngày khi Ngài tái lâm để đón rước dân sự của Ngài. Có một số người, họ không tin vào sự Cất Lên của Hội thánh, dù vậy Chúa sẽ tái lâm và tôi sẽ được cất lên gặp Ngài! Phaolô để hở một chút tia sáng lùa vào sự cố nầy ở I Côrinhtô 15:51-52; I Têsalônica 4:16-17. Có thể nhiều người hồ nghi sự ấy, và nhiều người sẽ chế giễu việc đó, nhưng Chúa Jêsus sẽ tái lâm và lời khuyên tốt nhứt tôi có dành cho bạn, ấy là bạn hãy sẵn sàng đi, Mathiơ 24:44!
(Minh họa: Câu chuyện được thuật lại về thành viên British House Of Commons là Benjamin Disraeli. Chuyện kể lại rằng khi Disraeli được bầu vào Quốc hội, người khác xem ông là kẻ dư thừa. Trong phong cách và kiểu ăn mặc của ông, ông đứng riêng ra đối với phần còn lại những thành viên khác. Thêm vào với điều nầy là sự thực ông là một người Do thái. Khi ông chỗi dậy để đọc bài diễn văn đầu tiên trước Quốc hội, người ta chế giễu ông lớn tiếng và om sòm. Các thành viên Quốc hội buộc ông phải ngồi xuống. Tuy nhiên, trước khi ông ngồi xuống, ông đã nói như vầy: "Tôi sẽ ngồi xuống ngay đây, nhưng quí vị lại sẽ nghe tôi nói nữa đấy".
            Theo một ý nghĩa, đây là những gì Chúa Jêsus đang phán. Ngài đang nói với số người nầy: "Ta sẽ ra đi, nhưng các ngươi lại sẽ nghe ta nói nữa đấy". Thực vậy, lời lẽ sau cùng của Chúa chúng ta đã được ghi lại cung ứng cho Giăng tại quần đảo Bát-mô. Trong câu nói ấy, Chúa Jêsus phán như vầy: "Phải, ta đến mau chóng", Khải huyền 22:20).
C. Trở về nhà thiên thượng (câu 3) Bây giờ, các môn đồ đang chao đảo với ý tưởng Chúa Jêsus sẽ ra đi. Vì lẽ đó, Ngài bảo họ rằng nơi Ngài đi đến, họ cũng có thể đến nữa. Hãy cảm tạ Đức Chúa Trời sáng nay, sự vinh hiển long trọng nhất của Thiên Đàng sẽ không nằm ở chỗ các con đường bằng vàng, các bức tường bằng cảm thạch, các đạo binh thiên sứ, những con sông bằng pha lê, ban ngày không dứt, hay thậm chí nhìn thấy những ai đã ra đi trước kia. Ngay cả suy nghĩ về những điều kỳ diệu nầy phai nhạt đi khi được đặt bên cạnh những thứ làm rung động lòng chúng ta nhiều hơn bất cứ điều chi khác. Sự việc đó làm cho tôi phấn khích hơn bất cứ điều gì khác. Tôi đang hưởng điều rất kỳ diệu, ấy là cuối cùng tôi ở vào cái ngày mà tôi nhìn tận mặt Đấng đã chịu chết vì tội lỗi tôi trên đồi Gôgôtha, khi cuối cùng tôi sẽ có cơ hội sấp mình xuống nơi hai bàn chơn bị đinh đóng của Ngài và tung hô mọi lời ngợi khen Ngài tại Thành Thiên Thượng Trên Cao đó.

Đúng là cái ngày đó,
Lúc tôi sẽ nhìn thấy Chúa Jêsus.
Khi tôi nhìn tận mặt Ngài,
Là Đấng cứu tôi bởi ân điển Ngài.
Khi Ngài nắm lấy tay tôi,
rồi dẫn tôi đi ngang qua vùng đất hứa ấy,
Ngày ấy, quả là một ngày thật vinh hiển!

            Giăng đã nhìn thấy Ngài và đã mô tả Ngài theo cách nầy,
Khải huyền 1:13-19. Tuy nhiên, phần mô tả long trọng nhất từng được viết ra về Chúa phục sinh của chúng ta được thấy ở Khải huyền 5:6. Đấy là Chúa Jêsus mà chúng ta sẽ gặp gỡ trong sự vinh hiển!
I. Có hy vọng cho ngày mai
II. CÓ SỰ CỨU GIÚP CHO HÔM NAY (các câu 4-31)
            Có sự vùa giúp từ Chúa Jêsus trong vấn đề:
A. Sự cứu rỗi (các câu 4-11) Trong mấy câu nầy, Chúa Jêsus nói cho các môn đồ biết rằng chỉ có một chương trình cứu rỗi dành cho mọi người mà thôi. Ngài nói cho Thôma biết rằng Ngài là Đường Đi, Lẽ Thật và Sự Sống. Ngài tự tuyên bố chính mình Ngài là cách duy nhứt để tiếp cận Đức Chúa Trời cho bất kỳ người nào! Ngài còn trỗi hơn sự khải thị đó và phán rằng quả thật Ngài là đại biểu theo phần xác của Đức Chúa Trời Toàn Năng, câu 9. Sụt sôi trong từng thuật ngữ đơn giản nhất, Chúa Jêsus là phương tiện cứu rỗi duy nhứt dành cho mọi người! Công Vụ các Sứ Đồ 4:12; 16:31; Giăng 3:16, mọi sự đều mang chứng cớ cho sự thực ơn cứu rỗi được thấy nơi Đức Chúa Jêsus Christ và chỉ nơi một mình Ngài.
(Minh họa: Tôi nhận ra rằng đây là quan điểm hẹp hòi cho thời buổi của chúng ta, song đây chính là quan điểm đã được Kinh thánh dạy dỗ. Nhiều người cảm thấy rằng có nhiều con đường để người ta bắt lấy hòng đến được với Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, Kinh thánh nói rõ ràng rằng chỉ có một con đường duy nhứt cho mọi người và con đường đó là nhờ tin nơi công tác đã hoàn tất của Đức Chúa Jêsus Christ trên đồi Gôgôtha! Chúa Jêsus chiếu sáng con đường từ đất lên trời hầu cho hạng tội nhân có thể đến với Ngài bởi đức tin rồi được cứu).
(Minh họa: Một vị giáo sĩ tiền phong ở châu Phi kể lại thể nào ông đã đem Tin Lành đến với một bộ tộc mới, ở tận cùng phía Bắc. Cùng với những kẻ khuân vác hành lý, ông đến tận một ngôi làng, một nơi mà các kẻ khuân vác hành lý cho ông đã từ chối không chịu đi. Vị giáo sĩ đã tới gặp vị tù trưởng bộ tộc đó. Chắc là có ai đó trong làng đã phục vụ trong vai trò hướng dẫn viên cho ông đến với sắc tộc xa xôi tận phía Bắc? Vị tù trưởng cho triệu tập một người cao lớn, nhiều vết sẹo trong chiến trận, mang theo một cây búa thật to. Một sự mặc cả được thực hiện và sáng hôm sau vị giáo sĩ đã lên đường theo hướng dẫn viên mới của mình. Con đường ngày càng khó đi, rồi biến mất. Có một dấu hiệu lóe sáng trên cây kia, rồi có một con đường hẹp. Sau cùng, vị giáo sĩ ra lịnh dừng lại. Ông yêu cầu hướng dẫn viên có chắc đây đúng là đường đi hay không!?! Người kia bật đứng dậy, rồi nói: "Nè, ông da trắng kia, ông thấy cái búa nầy trong tay tôi không? Ông có thấy mấy cái sẹo trên người tôi không? Với cây búa nầy, tôi đã mở con đường đến với ngôi làng mà chúng ta sẽ đi tới đấy. Tôi đến từ đó mà. Mấy cái sẹo nầy tôi đã nhận được khi tôi mở con đường mà ông đã hỏi là tôi có biết nó hay không!?! Trước khi tôi đến, thì chẳng có con đường nào khác đâu. Tôi là đường đi đây!")
            Trong phân đoạn Kinh thánh nầy, Chúa Jêsus cung ứng cho chúng ta lời bảo đảm có ba phần:
1. Làm sao tôi được cứu? Ngài là đường đi!
2. Làm sao tôi biết chắc? Ngài là lẽ thật!
3. Làm sao tôi thỏa mãn được chứ? Ngài là sự sống!
            Hãy cảm tạ Đức Chúa Trời đi, Chúa Jêsus là mọi sự bạn có cần trong vấn đề cứu rỗi của linh hồn bạn!
B. Phục vụ (các câu 12-14) Như chúng ta đang sinh sống ở đây và bây giờ, chúng ta có thể dám chắc rằng Chúa Jêsus sẽ vùa giúp chúng ta trong công việc của Ngài. Ngài cung ứng cho chúng ta lời hứa có ba phần có quan hệ với vấn đề phục vụ của chúng ta.
1. Ngài sẽ tôn cao chúng ta (câu 12) Chúa Jêsus tuyên bố rằng chúng ta sẽ có khả năng làm nhiều việc lớn lao hơn những việc mà Ngài đã làm. Cái điều Ngài muốn nói, ấy là những việc ấy sẽ lớn lao hơn trong số lượng, chớ không phải trong chất lượng! Khi Chúa Jêsus còn ở đây, Ngài bị hạn chế về mặt địa lý. Tuy nhiên, khi Ngài thăng thiên về trời rồi sai Đức Thánh Linh đến ngự trong dân sự Ngài, Ngài có khả năng hiện diện ở nhiều chỗ làm việc trong cùng một thời điểm. Trong khi Chúa Jêsus còn ở đây trên đất, phần nhiều các phép lạ của Ngài đều tự nhiên là theo phần thuộc thể. Giờ đây, Ngài sử dụng con cái Ngài để đem Đạo Cứu Rỗi đến cho hạng người bị hư mất. Đúng là một phép lạ thật đáng nể! Điều gì là thuộc linh luôn luôn lớn lao hơn điều chi là thuộc thể!
2. Ngài sẽ nghe chúng ta (các câu 13-14) Ở đây, chúng ta được ban cho lời bảo đảm đầy phước hạnh, là khi chúng ta nhơn danh Chúa kêu cầu, Ngài sẽ nghe chúng ta và sẽ hành động trong lúc chúng ta có cần. Như vậy, phục vụ Chúa Jêsus thì dễ dàng nhiều hơn khi biết rằng chúng ta không đơn độc phục vụ, mà chúng ta có sự hiện diện, có sự chú ý của Ngài trong những lời cầu xin của chúng ta. Chúng ta phục vụ một Đức Chúa Trời lắng nghe lời cầu nguyện và nhậm lời cầu nguyện, Giêrêmi 33:3.
3. Ngài sẽ vùa giúp chúng ta (các câu 13-14) Không những Chúa Jêsus hứa lắng nghe mọi lời cầu xin của chúng ta, mà Ngài còn hứa hành động theo phương thức lắng nghe và nhậm lời nữa. Ngài lắng nghe rồi Ngài hành động vì ích cho chúng ta! Tôi lấy làm vui sướng vì chúng ta không phục vụ một vị Thần bỏ chúng ta lại để chúng ta chọn cách tốt nhứt mà chúng ta có thể. Không! Chúng ta phục vụ một Chúa có khả năng vùa giúp chúng ta bằng cách cung ứng cho chúng ta những gì chúng ta có cần từng ngày một! (Minh họa: Mathiơ 7:7-8)
C. Đầu phục (các câu 15, 19-24) Trong mấy câu nầy, Chúa Jêsus nói tới lãnh vực đầu phục của chúng ta trước uy quyền của Ngài. Ngài công bố rằng sự chúng ta đầu phục Ngài sẽ căn cứ trên tình yêu thương! Ngài nói cho chúng ta biết 2 lẽ thật quan trọng mà ít ai chú ý đến.
1. Minh chứng của tình yêu thương (các câu 15, 21, 24) Chúa Jêsus nói rõ ràng rằng sự vâng phục của chúng ta đối với Ngài và Lời của Ngài là minh chứng tuyệt đối tình cảm của chúng ta dành cho Ngài. Môi miệng của chúng ta có thể thốt ra những gì chúng muốn, nhưng cho tới chừng nào đời sống chúng ta phù hợp với môi miệng của mình, chúng ta chỉ đang lừa dối mình mà thôi!
2. Lời hứa của tình yêu thương (các câu 21, 23) Lời hứa cho những ai sống vâng phục đối với Chúa Jêsus và ý muốn Ngài cho đời sống của họ, ấy là Ngài và Đức Chúa Cha sẽ tự tỏ mình ra cho họ. Nghĩa là, người tín đồ nào ăn ở trong tình yêu vâng phục, họ sẽ kinh nghiệm và nhận lãnh quyền phép từ trên cao. Lời hứa của tình yêu thương, ấy là vâng phục sẽ đem theo với nó uy quyền lớn lao trong công việc của Đấng Christ. Mathiơ 25:21.
D. Đức Thánh Linh (các câu 16-18, 26) Mấy câu nầy thuật lại về sự đến của Đức Thánh Linh. Chúng ta được ban cho vài lẽ thật nói về Ngài và chức vụ của Ngài mà các tín hữu cần phải quan sát hôm nay.
1. Thân Vị của Ngài (các câu 16a, 18) Chúa Jêsus hứa với các môn đồ rằng khi Ngài về cùng Đức Chúa Cha, Ngài sẽ cầu xin Đức Chúa Cha sai "Đấng Yên Ủi" đến. Đấng Yên Ủi nầy chẳng ai khác hơn là Đức Thánh Linh. Có một số sự kiện về Thân Vị thiêng liêng nầy mà chúng ta cần phải công nhận.
A. Tước hiệu của Ngài Đấng Yên Ủi - "paraklete" – Đấng đến bên cạnh người khác để ban ra sự bảo hộ và mưu luận. Từ ngữ ấy mang ý tưởng về một trạng sư, hay một luật sư. Đức Thánh Linh là "paraklete" thiêng liêng của chúng ta.
B. Nhân Cách của Ngài - Khác - "allos" – Sát nghĩa thì “khác” về cùng loại hay chất lượng. Chúa Jêsus chính mình Ngài là Đấng Yên Ủi, còn Thánh Linh của Đức Chúa Trời là Đấng Yên Ủi Khác. Một Đấng giống y như Chúa Jêsus.
C. Khả năng của Ngài - câu 17 – Chúa Jêsus có quyền ở với các môn đồ và đã ở với hơn 3 năm trời. Giờ đây, qua sự đến của Đức Thánh Linh, Ngài sẽ không ở với họ, nhưng Ngài sẽ ngự ở trong họ. Vì vậy, Chúa Jêsus có khả năng hứa với từng con cái của Đức Chúa Trời rằng Ngài sẽ không hề bỏ họ cũng không hề quên họ, mà Ngài sẽ ở với họ luôn luôn, Hêbơrơ 13:5; Mathiơ 28:20.
2. Tình trạng thường trực của Ngài (câu 16b) Khi Thánh Linh của Đức Chúa Trời chiếm lấy nơi ngự trong tấm lòng của người tín đồ, Ngài đến để cư trú cho đến đời đời! Cuộc sống nầy còn kéo dài bao lâu trên đất, Thánh Linh của Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ để cho con cái của Đức Chúa Trời phải đơn độc. Ngài từng hiện diện và từng dẫn dắt chúng ta khi chúng ta bước đi qua thế gian tội lỗi bị rủa sả và gian ác nầy!
3. Mục đích của Ngài (các câu 17, 21, 26) Mục đích của Đức Thánh Linh trong đời sống của người tín đồ có rất nhiều. Mấy câu nầy cho chúng ta biết mọi sự về chương trình của Ngài dành cho chúng ta và mục đích của Ngài khi ngự đến trong chúng ta khi chúng ta trở lại đạo.
A. Ngự vào - câu 17 – Ngay thời điểm được cứu, người tin Chúa hiển nhiên trở thành Đền Thờ của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời, trong hình thức Thánh Linh của Ngài, ngự đến rồi chiếm lấy nơi ngự thường trực. Ngài ngự trong đời sống của người tin Chúa! Chỉ dành ra một phút thôi rồi để cho lẽ thật ấy dầm thấm vào! Nan đề của chúng ta, ấy là chúng ta đã trở nên quá quen thuộc với các lẽ thật sâu sắc của Kinh thánh đến nỗi chúng chẳng còn dầm thấm trong chúng ta nữa. Chúng ta thất bại không nhìn thấy sự vinh hiển trong suy nghĩ Đức Chúa Trời hiện đang sống trong tấm lòng của chúng ta!
B. Phong tỏa - câu 21 – Nghĩa là, Ngài làm đầy dẫy chúng ta với quyền phép để sống và làm việc cho Chúa. Không có Ngài, chúng ta sẽ không có khả năng hoàn tất vinh hiển gì vì cớ Chúa Jêsus. Tuy nhiên, với Ngài đang đầy dẫy chúng ta và hướng dẫn chúng ta có khả năng hoàn thành những sự việc mà nếu không có Ngài thì rất khó mà hoàn tất được - Philíp 4:13.
C. Dạy dỗ - câu 26 – Một mục đích của Đức Thánh Linh trong đời sống chúng ta là dạy dỗ chúng ta trong các vụ việc thuộc về Đức Chúa Trời. Chính Đức Thánh Linh là Đấng đang dạy dỗ về Kinh thánh. Chính Đức Thánh Linh là Đấng tỏ ra những việc sâu nhiệm của Đức Chúa Trời cho chúng ta biết. Chính Ngài, Đức Thánh Linh, là Đấng dạy dỗ chúng ta làm sao với tiềm năng đầy đủ nhất của chúng ta có thể làm vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng Dạy Dỗ thiêng liêng!
D. Cảm thúc - câu 26 – Một lần nữa, chúng ta được nhắc nhớ rằng Ngài là Đấng khích lệ. Khi chúng ta ngã lòng, Đức Thánh Linh trong linh hồn chúng ta dấy lên rồi choàng đôi vòng tay yên ủi của tình yêu và sự bảo hộ thiên thượng quanh chúng ta rồi nhắc nhở rằng chúng ta thuộc về Ngài. Ngài khích lệ chúng ta cứ giữ mãi việc chạy, cứ tiến tới, cứ sống cho Chúa Jêsus. Ngài cảm thúc chúng ta cứ tiến tới đàng trước vì sự vinh hiển của Chúa.
E. Êm dịu (các câu 27-31) Khi Chúa Jêsus đưa các tư tưởng của chương 14 đến gần hơn, Ngài đang phán cùng các môn đồ, một lần nữa họ đang bối rối ở trong lòng. Ngài nhắc cho họ nhớ rằng Ngài vẫn là Chúa Bình An và chỉ vì Ngài rời đi, thì không có nghĩa là Ngài sẽ cất bỏ sự bình an của Ngài. Ở đây, Chúa Jêsus nói cho các môn đồ biết mặc dù thế giới của họ sắp sửa bị tan rãi đi, họ có thể đối mặt với nó bằng sự bảo đảm rằng họ có sự bình an của Ngài để giữ gìn họ trong suốt những giờ khó khăn ở trước mặt.
(Minh họa: Cho phép tôi nhắc cho bạn nhớ rằng chúng ta cùng có sự đảm bảo ấy hôm nay? Thế giới của chúng ta đang ở trong chỗ lộn xộn, có sự bất ổn ở chung quanh. Tuy nhiên, mặc dù vậy, các thánh đồ của Đức Chúa Trời có sự bình an trỗi hơn mọi mô tả. Theo Chúa Jêsus, sự bình an nầy vốn là sự bình an thiên thượng, vì vậy nó không thể bị tác động bởi các biến cố của trần gian. Đáp ứng của chúng ta trong thời điểm bối rối là nương trên sự bình an của Chúa Jêsus và tin cậy Ngài chăm sóc đến những ai thuộc về Ngài - Philíp 4:6-7; Êsai 26:3)
Phần kết luận: Tôi cảm tạ Chúa hôm nay vì Chúa Jêsus: Đấng Khích Lệ Vĩ Đại! Tôi rất vui sướng, khi tôi chưa hiểu điều chi sẽ xảy ra, khi dường như mọi sự đều sắp sụp đổ, khi tôi không biết phải xây qua hướng nào, tôi có thể nhớ đến Chúa Jêsus! Ngài đã ban cho chúng ta mọi sự chúng ta có cần hôm nay. Dù nhu cần là ơn cứu rỗi hay sự bình an trong tấm lòng, phương cứu chữa sẽ được thấy ở nơi Ngài. Tôi mời bạn đến với Chúa Jêsus ngay hôm nay rồi hãy phó thác mọi sự cho Ngài. Dù bạn đối mặt với bất cứ việc gì hôm nay, bạn không phải đối mặt với nó một mình đâu. Liệu bạn có chịu đến với Chúa Jêsus: Đấng Khích Lệ Vĩ Đại ngay bây giờ rồi tìm gặp sự cứu giúp mà bạn có cần hay không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét