Giăng 13:1-17
CÔNG THỨC CỦA ĐẤNG CHRIST
CHO NIỀM VUI THUỘC LINH CHƠN THẬT
Phần giới thiệu: Chuyện kể lại rằng khi Benjamin Franklin kết thúc bài diễn văn sôi nổi nói tới Hiến Pháp, thì người chất vấn hô to lên: "A, mấy lời nầy chẳng có ý nghĩa chi hết. Ông nói Hiến pháp bảo đảm cho chúng ta hạnh phúc ở chỗ nào?" Franklin mĩm cười rồi đáp: "Bạn ơi, Hiến Pháp chỉ bảo đảm cho người Mỹ quyền theo đuổi hạnh phúc; bạn phải nắm bắt nó cho chính mình".
Những gì Benjamin Franklin đã nói là sự thực. Hạnh phúc và niềm vui thuộc linh chơn thật thì sẵn có ở đó cho từng người tin Chúa, nhưng chúng ta phải thực hiện nổ lực để nắm bắt nó cho chính mình. Trong mấy câu nầy, Chúa Jêsus cung ứng cho chúng ta Công Thức Của Ngài Cho Sự Vui Mừng Thuộc Linh Chơn Thật. Hãy chú ý câu 17: "Ví bằng các ngươi biết những sự nầy, thì có phước, miễn là các ngươi làm theo". Theo câu nầy, bí quyết cho niềm vui thuộc linh chơn thật được thấy trong mấy câu Kinh thánh mà chúng ta đã đọc tối nay. Thực vậy, tôi tin rằng Chúa Jêsus đã cung ứng 3 nguyên tắc cho sự sống ấy, nếu noi theo, sẽ tạo ra niềm vui thuộc linh chơn thật trong đời sống của bạn và của tôi. Làm ơn cho phép tôi chia sẻ những sự nầy với bạn tối nay hầu cho bạn cũng sẽ kinh nghiệm được niềm vui thuộc linh chơn thật nữa.
Niềm Vui Thuộc Linh Chơn Thật Là Kết Quả Của Việc:
I. SỐNG ĐỜI SỐNG CỦA MỘT TÔI TỚ (các câu 3-5, 12-16)
(Trong mấy câu nầy, Chúa Jêsus dạy dỗ một số bài học đầy năng quyền. Những bài học có khả năng làm thay đổi tấm lòng và đời sống của những ai chịu tiếp thu chúng và làm theo chúng. Chúa của các chúa dạy chúng ta phải trở nên hạng tôi tớ).
A. Có một bài học về sự khiêm nhường – (Minh họa: Rửa chơn là công việc của hàng nô lệ! Thực vậy, hạng tôi tớ người Do thái không hề bị buộc phải rửa chơn Chủ mình. Tuy nhiên, hạng nô lệ dân Ngoại, họ bị xem là loài chó, bị buộc phải làm công việc nầy. Đây là công việc của đầy tớ và chắc chắn nó làm hạ thấp phẩm giá). Tại sao Chúa Jêsus lại làm công việc nầy? Ngài làm công việc nầy để dạy dỗ các môn đồ, và chúng ta, một bài học về sự khiêm nhường chơn thật. Hãy chú ý Chúa Jêsus đã đạt được điều gì qua việc làm công việc nầy:
1. Chủ Trở Thành Tôi Tớ – (Minh họa: Philíp 2:5-8; Mác 10:45), hành động nầy phác họa Chúa Jêsus là tôi tớ của con người. Sự thực cho thấy rằng Ngài bằng lòng lìa bỏ sự vinh hiển trên thiên đàng để đến với trần gian nầy chịu chết như một tội phạm hầu tỏ ra tình yêu cao cả của Ngài cho chúng ta.
2. Chúa Dùng Bài Học Nầy Để Quở Trách Thái Độ Ích Kỷ Của Các Môn Đồ – (Minh họa: Luca 22:24). Hết thảy họ đều quan tâm đến việc ai sẽ là nhân vật lớn nhất trên Thiên Đàng, nhưng Chúa Jêsus nhắc cho họ nhớ rằng sự cao trọng thật là một nghịch lý rất lớn. Con người không bao giờ kiếm được sự tôn trọng của người khác bằng sự vâng phục ép buộc, nhưng họ kiếm được sự tôn trọng của người khác bằng cách trước tiên làm một tôi tớ –
Mác 10:42-44:
42Nhưng Đức Chúa Jêsus gọi họ mà phán rằng: Các ngươi biết những người được tôn làm đầu cai trị các dân ngoại, thì bắt dân phải phục mình, còn các quan lớn thì lấy quyền thế trị dân.
43Song trong các ngươi không như vậy; trái lại hễ ai muốn làm lớn trong các ngươi, thì sẽ làm đầy tớ;
44còn ai trong các ngươi muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi mọi người.
3. Trong Bài Học Nầy, Chúa Jêsus Cung Ứng Cho Chúng Ta Một Tấm Gương Phải Noi Theo – câu 14 – Có người hỏi: "Làm sao tôi làm được việc nầy? Tôi có nên múc một chậu nước rồi rửa chơn cho người ta trong nhà thờ không?" Phải, chẳng có gì sai với thắc mắc ấy hết! Tuy nhiên, tôi không nghĩ đấy là những gì Ngài muốn chúng ta phải lo làm đâu. Đây là thái độ của tấm lòng hơn là một hoạt động của hai bàn tay. Chúa Jêsus đang nói cho chúng ta biết rằng chúng ta cần phải trở thành hạng tôi tớ cho những người ở chung quanh chúng ta. Chúng ta phải bằng lòng tự hạ mình xuống hầu cho người khác có thể được nâng lên. Bằng cách nào?
a. Bằng Cách Mang Lấy Gánh Nặng Cho Nhau – Galati 6:2
b. Bằng Cách Tha Thứ Nhau – Êphêsô 4:32
c. Bằng Cách Với Tới Ai Đó Đang Ở Ngoài Gia Đình Đức Tin – Mác 16:15
4. Có nhiều cách để phục vụ, ý tưởng mà Chúa Jêsus muốn truyền đạt, ấy là Ngài mong mỏi về công tác phục vụ!
B. Có một bài học về danh dự – (Minh họa: Rửa chơn cho Giăng là điều rất dễ làm. Rốt lại, Giăng là "môn đồ được Chúa yêu". Tuy nhiên, Giăng và anh mình là Giacơ luôn tìm cách lấn lướt hơn người khác một chút. Còn Simôn Phierơ thì sao? Ông là người sẽ chối Chúa trước khi trời sáng. Còn về Thôma thì sao? Ông là người sẽ nghi ngờ lời nói của người khác và từ chối không tin nơi sự sống lại của Chúa Jêsus. Còn Giuđa thì sao? Ông là người vì 30 miếng bạc bán Chúa của mình cho kẻ thù. Chúa Jêsus không để cho bất kỳ một sự tra xét nào vầy lấy tình yêu hay sự phục vụ của Ngài! Ngài đối xử với họ thật bình đẳng và khi đối xử như vậy, Ngài đã dạy cho chúng ta một bài học thật gay go). (Minh họa: Hết thảy chúng ta đều quen biết nhiều người và chẳng có rắc rồi nào khi phục vụ số người nầy. Tuy nhiên, người tôi tớ thật mau mắn học biết rằng mình phải phục vụ cho mọi người và phục vụ họ cách bình đẳng. Người tôi tớ thật không được phép thiên vị, nhưng phải có tấm lòng của Đấng Christ và phải bằng lòng phục vụ kẻ thù mình giống như sẵn sàng phục vụ bạn bè mình vậy!)
Mathiơ 5:43-48:
43Các ngươi có nghe lời phán rằng: Hãy yêu người lân cận, và hãy ghét kẻ thù nghịch mình.
44Song ta nói cùng các ngươi rằng: Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi,
45hầu cho các ngươi được làm con của Cha các ngươi ở trên trời; bởi vì Ngài khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công bình cùng kẻ độc ác.
46Nếu các ngươi yêu những kẻ yêu mình, thì có được thưởng gì đâu? Những kẻ thâu thuế há chẳng làm như vậy sao?
47Lại nếu các ngươi tiếp đãi anh em mình mà thôi, thì có lạ gì hơn ai? Người ngoại há chẳng làm như vậy sao?
48Thế thì các ngươi hãy nên trọn vẹn, như Cha các ngươi ở trên trời là trọn vẹn.
(Tối nay, chúng ta có dám thành thật nói chúng ta phục vụ mọi người như nhau chăng? Không, nếu chúng ta cứ giữ lấy sự hiềm thù. Không, nếu chúng ta nhớ lại những sự khinh suất. Không, nếu chúng ta cứ nghĩ mình cao hơn người khác).
C. Có một bài học về sự trung thực – (Minh họa: Chúa Jêsus đã, và đang là Đấng Cao Cả đối với mọi người. Tuy nhiên, khi Ngài rửa chơn cho các môn đồ, không những Ngài tự hạ thấp chính mình Ngài xuống cùng cấp độ của họ, mà Ngài còn nâng họ lên ngang bằng cấp độ của Ngài!) (Minh họa: Tôi Tớ của Đức Chúa Trời có khả năng nâng cao con người lên. Ngài có thể đến với họ khi họ có cần rồi nhấc họ lên ngang cấp độ của Ngài bằng cách hạ xuống cùng cấp độ của họ). (Minh họa: Tôi không nói rằng người nầy thì tốt hơn người kia. Ngược lại, tôi đang nói rằng hết thảy con cái của Đức Chúa Trời đều bình đẳng và người đầy tớ khôn ngoan biết cách nhấc anh em mình lên tới một cấp độ cao hơn trong đời sống và trong sự phục vụ Đức Chúa Jêsus Christ).
(Minh họa: Rôma 15:1-2): “Vậy chúng ta là kẻ mạnh, phải gánh vác sự yếu đuối cho những kẻ kém sức, chớ làm cho đẹp lòng mình. Mỗi người trong chúng ta nên làm đẹp lòng kẻ lân cận mình”. Rôma 14:19: “Vậy chúng ta hãy tìm cách làm nên hòa thuận và làm gương sáng cho nhau”).
Nếu chúng ta hết thảy đều thành thật tối nay, có lẽ nhiều người sẽ nhìn nhận rằng có một số người cảm thấy họ cao tột. Số người đó chỉ không lượng được chúng ta là hạng người gì. Có thể tôi nhắc cho hết thảy chúng ta nhớ lại tối nay rằng chúng ta đều là tội nhân được Đức Chúa Trời cứu bởi ân điển tuyệt vời của Ngài và chẳng một ai trong chúng ta có điều gì để khoe mình tối nay. Vậy, trước khi chúng ta xem thường người khác rồi tưởng chúng ta tốt đẹp hơn họ nhiều, chúng ta cần phải nhớ rằng Chúa Jêsus kêu gọi chúng ta phải trở nên nô lệ cho mọi người. Rằng con đường dẫn tới sự cao trọng trong Nước Trời không phải là sự công nhận theo đời nầy hay sự tán thưởng của nhiều người, mà là khoác lấy thái độ của người đầy tớ. (Minh họa: Tấm lòng của Giăng Báptít) – Mác 1:7: "Người giảng dạy rằng: Có Đấng quyền phép hơn ta đến sau ta; ta không đáng cúi xuống mở dây giày Ngài".
(Minh họa: Chuyện kể lại rằng George Whitefield và Charles Wesley có một cuộc tranh cãi về một sự bất đồng mà họ đã có. Sau nhiều năm, có người đến hỏi Whitefield không biết ông có mong gặp lại Wesley trên thiên đàng hay không!?! Sau một phút, cụ truyền đạo lắc đầu rồi nói: "Không, tôi không nghĩ là tôi sẽ gặp đâu: Ông thấy đấy, hạng người như Wesley sẽ ở gần với Cứu Chúa đến nỗi hạng người như tôi sẽ chẳng bao giờ được liếc nhìn họ một chút đâu").
Không Những Niềm Vui Thuộc Linh Chơn Thật Kết Quả Trong Việc Sống Đời Sống Của Tôi Tớ, Mà Còn Là Kết Quả Của:
II. SỐNG MỘT ĐỜI SỐNG PHÂN BIỆT (các câu 6-10)
(Minh họa: Ở giữa bài học nầy nói về sự khiêm nhường, Chúa Jêsus dành thì giờ để dạy một bài học về sự thánh khiết và sự đầu phục theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Trong mấy câu nầy, Ngài chỉ ra rằng một đời sống thuận phục và phân biệt là rất quan trọng cho niềm vui thuộc linh chơn thật).
A. Sự nhầm lẫn của Phierơ (các câu 6-9) – (Minh họa: Phierơ lấy làm kinh ngạc khi Chúa Jêsus muốn rửa chơn của ông và ông thẳng thừng từ chối không để cho Chúa Jêsus thực hiện công việc nầy. Chúa Jêsus đáp ứng bằng cách nói cho Phierơ biết rằng nếu Đấng Christ không được phép rửa chơn của Phierơ, thế thì Phierơ đang ở ngoài mối tương giao với Đấng Christ. Như vậy, Phierơ quyết định rằng ông muốn Chúa rửa toàn thân thể của ông. Nếu chơn là nhiều, thì toàn thân phải nhiều hơn?) Phierơ rõ ràng rất bối rối khi Chúa muốn hoàn thành phần việc nầy đối với ông. Tuy nhiên, Chúa Jêsus đang tìm cách dạy dỗ chúng ta một bài học nói về sự thanh sạch cá nhân trong phân đoạn Kinh thánh nầy. Phierơ bỏ qua phần minh họa và Chúa Jêsus làm sáng tỏ nó cho ông và cho chúng ta.
B. Chúa làm cho sáng tỏ (câu 10) – (Chúa Jêsus đang nói cho Phierơ biết rằng một người đã được tắm rửa toàn thân của mình, louw, và người ấy bị lấm chơn khi đi qua các đường phố, mọi sự người ấy cần ở điểm nầy là rửa, niptw, chỉ hai bàn chơn thôi). Hình ảnh ở đây trong như pha lê cho người tin Chúa. Khi chúng ta tiếp nhận Chúa Jêsus là Cứu Chúa cho riêng mình, Ngài đã làm sạch tội lỗi chúng ta cho đến đời đời – Khải huyền 1:5; I Phierơ 1:18-19. Chúng ta đã được sạch cho đến đời đời từ đầu đến chơn rồi qua huyết thanh tẩy của Ngài. Tuy nhiên, khi chúng ta bước đi qua cuộc sống, chúng ta có khuynh hướng sa vào trong tội lỗi và chúng ta cần sự thanh tẩy. Không phải cho toàn thân nữa, một khi sự ấy đã hoàn tất lúc chúng ta được cứu và không cần phải lặp lại mà chi. Thế nhưng, chỉ vì vết uế đặc biệt kia mà chúng ta nhóm lại khi chúng ta phạm tội trong cách ăn ở hàng ngày của mình. Đây là chỗ mà 1 Giăng 1:7 – 2:2 hiển hiện (1:7) Nhưng, nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau; và huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta. (1:8) Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta lừa dối mình, và lẽ thật không ở trong chúng ta. (1:9) Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác. (1:10) Nhược bằng chúng ta nói mình chẳng từng phạm tội, ấy là chúng ta cho Ngài là kẻ nói dối, lời Ngài không ở trong chúng ta. (2:1) Hỡi con cái bé mọn ta, ta viết cho các con những điều nầy, hầu cho các con khỏi phạm tội. Nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có Đấng cầu thay ở nơi Đức Chúa Cha, là Đức Chúa Jêsus Christ, tức là Đấng công bình. (2:2) Ấy chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa.
(Minh họa: Chúa Jêsus đang dạy cho chúng ta biết rằng chúng ta không cần phải “tái cứu” mỗi lần chúng ta phạm tội, nhưng chúng ta cần phải đến với Ngài để được tha thứ và phục hồi lại mối tương giao. Bạn thấy đấy, nếu bạn tự để cho bản thân mình cứ sa vào trong tội lỗi, bạn sẽ cơi sâu khoảng trống giữa bạn và Chúa. Bí quyết cho niềm vui thuộc linh chơn thật là thực hành sự xưng ra tội lỗi và thất bại ngay tức thì trước ngôi ân điển. Bạn thấy đấy, Chúa Jêsus vẫn còn rửa chơn trưa nay!)
(Minh họa: Chúng ta cần một tấm lòng giống như tấm lòng của David – Thi thiên 32:5: "Tôi đã thú tội cùng Chúa, không giấu gian ác tôi; Tôi nói: Tôi sẽ xưng các sự vi phạm tôi cùng Đức Giê-hô-va; Còn Chúa tha tội ác của tôi").
Không Những Niềm Vui Thuộc Linh Chơn Thật Là Kết Quả Của:
Việc Sống Đời Sống Của Một Tôi Tớ Và
Việc Sống Một Đời Sống Phân Biệt
Nó Cũng Là Kết Quả Của Việc:
III. SỐNG MỘT CUỘC SỐNG AN TOÀN (câu 10)
(Minh họa: trong lời lẽ của Đấng Christ phán cùng Phierơ, chúng ta thấy một nguồn sức lực và an ninh dành cho đời sống của chúng ta. Có rất nhiều Cơ đốc nhân đang sống với những điều nghi ngờ thường trực về ơn cứu rỗi linh hồn họ. Chúa Jêsus không muốn chúng ta phải sống trong nghi ngờ và sợ hãi liên tục về việc đánh mất ân tứ lớn lao mà Ngài đã ban cho chúng ta. Trong câu nầy, chúng ta thấy có ở đó những sợi dây ân điển có thể giúp chúng ta nắm chặt lấy ơn cứu rỗi của mình và sự an toàn của ơn ấy. Vì, trừ phi có sự an ninh tuyệt đối và sự hiểu biết về sự ấy, sẽ chẳng bao giờ có sự bình an và vui mừng tuyệt đối ở trong tấm lòng của con cái Đức Chúa Trời). Chúng ta biết điều nầy là thực vì sự thanh tẩy ở trong Ngài là:
A. Một sự thanh tẩy đã hoàn tất – Điều nầy ám chỉ rằng người nào đang sống trong Đấng Christ không cần điều gì khác để khiến cho ơn cứu rỗi của họ được trọn vẹn. (Minh họa: Ơn cứu rỗi là do ân điển và chỉ bởi ân điển mà thôi! (Minh họa: Êphêsô 2:8-9). Khi tội nhân tin cậy nơi Đấng Christ để được cứu, Đức Chúa Trời thanh tẩy linh hồn đó rồi ban cho nó sự sống đời đời. Chúng ta được an ninh trong Ngài! Làm sao chúng ta biết được? Phải, chúng ta có Lời của Ngài về sự ấy:
1. Mọi lời hứa của Ngài – Giăng 3:16; Giăng 5:24; Giăng 10:28
2. Quyền phép của Ngài – I Phierơ 1:5
3. Những lời cầu nguyện của Ngài – Hêbơrơ 7:25; Giăng 17:24
4. Thân Vị của Ngài – (Minh họa: Đức Thánh Linh ngự trị trong mỗi tín đồ – Giăng 14:16-17; Từng người tin Chúa hiện đang ở trong Đấng Christ – I Côrinhtô 12:13; Êphêsô 2:6; Côlôse. 3:3). Quí bạn ơi, bất kỳ con cái nào của Đức Chúa Trời cũng chẳng cần phải lo sợ mất đi ơn cứu rỗi của mình (nam hay nữ). Chúng ta được an ninh cho đến đời đời ở trong Ngài! Vì vậy, chỉ một mình sự ấy cũng ban cho chúng ta đầy dẫy niềm vui mừng. Chỉ cần biết bấy nhiêu thôi, thì là đủ phước hạnh cho tấm lòng của tôi rồi!
B. Một sự thanh tẩy trọn vẹn – Khi Chúa Jêsus thanh tẩy chúng ta, Ngài thanh tẩy hết mọi tội lỗi chúng ta – quá khứ, hiện tại và tương lai hết thảy đều được thanh tẩy cho đến đời đời!
Côlôse 2:13: “Khi anh em đã chết bởi tội lỗi mình và sự xác thịt mình không chịu cắt bì, thì Đức Chúa Trời đã khiến anh em sống lại với Đấng Christ, vì đã tha thứ hết mọi tội chúng ta”.
I Giăng 2:12: “Hỡi các con cái bé mọn ta, ta viết cho các con, vì tội lỗi các con đã nhờ danh Chúa được tha cho”.
Và, nếu như thế vẫn chưa đủ, hãy nhìn vào những lời hứa phước hạnh nầy!
Thi thiên 103:12: “Phương đông xa cách phương tây bao nhiêu, Thì Ngài đã đem sự vi phạm chúng tôi khỏi xa chúng tôi bấy nhiêu”..
Êsai 38:17: “Nầy, sự rất cay đắng của tôi đã trở nên sự bình an! Chúa đã yêu thương linh hồn tôi, đem nó ra khỏi hầm hư nát; vì Chúa đã ném mọi tội lỗi tôi ra sau lưng Ngài”..
Êsai 43:25: “Ấy chính ta, là Đấng vì mình ta mà xóa sự phạm tội ngươi; ta sẽ không nhớ đến tội lỗi ngươi nữa”.
Giêrêmi 50:20: “Đức Giê-hô-va phán: Trong những ngày đó bấy giờ, người ta sẽ tìm sự gian ác của Y-sơ-ra-ên, mà không có nữa; tìm tội lỗi của Giu-đa, mà chẳng thấy nữa đâu; vì ta sẽ tha tội cho những kẻ trong vòng chúng nó mà ta đã chừa lại”.
Michê 7:19: “Ngài sẽ còn thương xót chúng tôi, giập sự gian ác chúng tôi dưới chân Ngài; và ném hết thảy tội lỗi chúng nó xuống đáy biển”.
I Giăng 1:7: “Nhưng, nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau; và huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta”.
Trưa nay, có phải được đang an toàn trong ơn cứu rỗi của mình không? Quí bạn ơi, đây không phải là một kỳ vọng đâu. Cho tới chừng nào bạn yên tâm về vấn đề cứu rỗi của bạn, bạn sẽ không bao giờ có được sự bình an và bạn sẽ kinh nghiệm sự đầy dẫy vui mừng và phước hạnh thuộc về bạn!
(Minh họa: Tôi từng quen biết một phụ nữ kia không hề có sự bình an trong lãnh vực nầy. Thuộc về bà ta không phải là nan đề tin theo Đức Chúa Trời đâu, mà là không có khả năng tha thứ mình về những việc mà bà ta đã làm trước khi bà ta tin nhận Đấng Christ. Vì bà ta không thể tha thứ cho bản thân mình, bà ta không thể nhận lãnh đầy đủ ơn tha thứ mà Chúa Jêsus đã ban cho bà ta rồi qua huyết của Ngài. Kết quả là, bà ta luôn luôn thất bại, ngã lòng và nếm trải mọi nổ lực hư không để được cứu. Bà ta đã được cứu rồi, nhưng bà ta không biết cách thức tận hưởng những gì mình đã có).
Phần kết luận: Còn về quí bạn của tôi thì sao? Có phải bạn đang sống loại đời sống bảo đảm niềm vui chơn thật và phước hạnh không? Hãy xem lại câu 17. Chúa Jêsus hứa với chúng ta rằng nếu chúng ta biết rõ mọi sự nầy và làm theo chúng, thế thì chúng ta sẽ kinh nghiệm phước hạnh và niềm vui chơn thật ngay. Có thể có một hay nhiều lãnh vực trong đời sống của bạn cần phải lo liệu hôm nay. Nếu thực vậy, ngay bây giờ là lúc phải đến với Chúa Jêsus rồi định liệu công việc đó. Tại sao phải sống một đời sống kém thiếu, không phải là một đời sống Cơ đốc đầy dẫy phước hạnh chứ? Bạn không phải sống theo cách ấy mà chi, sao phải sống như thế chứ? Bí quyết của phước hạnh thật trong đời sống Cơ đốc nằm ở chỗ khiêm nhường ở trước mặt Đức Chúa Trời và loài người, thánh khiết trong cách ăn ở của bạn trước mặt Đức Chúa Trời và chấp nhận mọi điều Đức Chúa Jêsus Christ đã làm cho bạn trong ơn cứu rỗi. Có lãnh vực nào cần phải lo liệu không? Nếu có, hãy đem chúng đến với Ngài tối nay và Ngài sẽ sửa ngay chúng lại!
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaCảm ơn bạn về bài viết.
Trả lờiXóaQủa thực trong cuộc sống hôm nay với rất nhiều lo toan, nhưng không phải việc nào cũng lo mà được !
Tôi sẽ xem xét lại đời sống mình qua ánh sáng lời Chúa theo sự gợi ý của bạn trong bài.
Một lần nữa cám ơn lời chia sẽ của Bạn.
Kính trong Chúa Giê-su Christ
Lê văn Bình