Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Giăng 14:1-6: "Giúp Cho Tấm Lòng Khó Khăn"




Giăng 14:1-6
GIÚP CHO TẤM LÒNG KHÓ KHĂN
Phần giới thiệu: Sự chối bỏ, những thất bại mà hết thảy chúng ta đều kinh nghiệm có thể tạo ra đủ các cảm xúc tiêu cực hòng hủy diệt chúng ta. Chính ở chỗ nầy chúng ta phải cẩn trọng! Thường thì những vết thương đau đớn nhất không phải là những vết sẹo thấy được ở ngoài mặt đâu, mà là những vết thương kín giấu sâu sắc ở trong lòng. Bị giấu kín, chúng thường rất là nguy hiểm.
     Những lần thối lui trong cuộc sống, phấn đấu trên linh trình, các thử thách cuộn tròn ở trên đường, có thể cất bỏ niềm vui ra khỏi cuộc sống. Đức tin của chúng ta suy yếu, và nếu chúng ta chúng ta thu thập đủ những nối đau, điều đó sẽ ngăn trở không cho chúng ta tiến lên phía trước được. Thậm chí thành công có thể khiến cho một người trở thành mục tiêu của sự chỉ trích. Đừng để những thương tổn làm tổn thương bạn!
     Hãy nhìn vào Gióp. Một người xuất thân vùng đất Uxơ, vô tội, ngay thẳng, một người kính sợ Đức Chúa Trời, và là người lánh khỏi điều ác. Gióp có 7 con trai và 3 con gái, một gia đình thật tuyệt vời. Ông được xem là "người lớn hơn hết trong cả dân Đông phương". Ông mất hết mọi sự ấy chỉ trong nháy mắt. Ông mất sức khỏe, sự giàu có, và gia đình. Ông tổn thương. Vợ ông tổn thương. Bạn bè ông tổn thương. Ông bị đánh hạ song không gục ngã. Ông không còn sức đủ để tấn tới và lòng sốt sắng của ông giảm sút đi, nhưng ông kiểm tra lại lối suy nghĩ tiêu cực của mình, sự suy nghĩ của vợ, bạn bè rồi nói: "Dẫu Chúa giết ta, ta cũng còn nhờ cậy nơi Ngài", Gióp 13:15! Làm sao ông dám nói như thế một khi từng trải nhiều thương tổn như thế chứ?
     Dọc theo bờ biển California là bối cảnh rất thường xuyên nhìn thấy loài cá voi dừng lại ở những rặng đá khi chúng di chuyển từ Alaska đến Mexico để cạo bỏ lớp hàu bám lấy chúng. Trong cuộc đời của chúng ta, chúng ta cũng sẽ chọn lọc bộ sưu tập loài hàu chúng bám lấy giống như loài ký sinh hòng hủy hoại đời sống của chúng ta. Chúng cần phải bị cạo bỏ đi.
     Gióp làm việc ấy như thế nào? Chúng ta cũng có thể làm theo y như thế – nhờ đức tin. Đức tin là thứ duy nhứt có thể chữa lành những thương tổn. Gióp đã cạo bỏ loài hàu. Công việc nầy rất là đau đớn! Những vết sẹo sẽ còn lại, song đời sống ông được trở lại y như trước. Niềm tin mạnh mẽ nơi Đức Chúa Trời chính là liều thuốc. Vợ và bạn bè của ông không thể làm được việc ấy – chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể làm được! Gióp nói: "Tôi biết rằng Chúa có thể làm được mọi sự, chẳng có ý chỉ nào Chúa lấy làm khó lắm Gióp 42:2.
     Phân đoạn nầy đứng như một vầng đá tảng trong Kinh thánh! Nếu trên linh trình, bạn có một số hàu bám lấy hòng hủy diệt đời sống thuộc linh của bạn, cướp lấy niềm vui mừng của bạn và khiến cho bạn phải đau khổ, phân đoạn nầy, nếu tin theo và tiếp nhận, có thể cạo bỏ chúng rồi phục hồi lại niềm vui mừng và sự bình an một lần nữa. Nếu tấm lòng của bạn bị bối rối bởi việc nầy hay việc kia, có sự trợ giúp ở đây dành cho bạn hôm nay.   
I. CÓ NHỮNG NỔI SỢ PHẢI TRÁNH (câu 1)
A. Minh họa: Nội dung phân đoạn Kinh thánh. Muốn hiểu rõ những gì lời lẽ nầy muốn nói tới, chúng ta phải quay trở lại với chương 13. Chúa Jêsus cùng các môn đồ Ngài mới vừa hoàn tất việc giữ Lễ Vượt Qua. Họ vừa ăn xong. Sau đó, Chúa Jêsus quấn khăn rồi rửa chơn cho các môn đồ. Sau những việc nầy, Chúa Jêsus tung một quả bom vào các môn đồ của Ngài. Ngài nói cho họ biết Ngài sẽ bị phản bởi một người trong số họ, các câu 21-30. Ngài cũng nói cho họ biết Ngài sắp sửa phải đi xa, các câu 31- 33. Họ học được những tin tức kinh khủng, chính Phierơ là lãnh đạo của họ cũng chối bỏ Ngài, các câu 36-38. Lời lẽ của Cứu Chúa đã làm tan vỡ tấm lòng của họ, lòng tin cậy của họ vơi đi, và bỏ họ lại trong chỗ bị tàn phá. Đấy là lý do tại sao chúng ta có lời lẽ quí báu của chương 14.
B. Chúng ta cần phải nhớ tới chương nầy khi thời điểm khó khăn xảy đến với chúng ta: những thử thách và hoạn nạn được dự kiến cho hết thảy con cái của Đức Chúa Trời. Giăng 16:33 cho chúng ta biết rằng chúng ta sẽ gặp hoạn nạn. Gióp 14:1 5:7 nhắc cho chúng ta nhớ rằng những thử thách là một phần kinh nghiệm của con người. Thực vậy, nhiều người được kêu gọi phải đối mặt với những cơn ác mộng tệ hại nhất trong đời nầy. Lẽ thật đơn sơ là đây: thời điểm khó khăn sẽ đến!
C. Tuy nhiên, ở giữa mọi khó khăn của chúng ta, chúng ta sẽ có sự bình an! Chữ chớ là một lời kêu gọi dành cho bạn và tôi phải có mặt trong những thời điểm đầy bối rối của cuộc sống. Chúng ta được kêu gọi không phải để ngồi nhàn rỗi đang khi đời sống của chúng ta bị hủy diệt ngay trước mắt chúng ta. Chúng ta có sức lực trong thời điểm rối rắm! (Philíp 4:6-7; Mathiơ 11:28; I Phierơ 5:7; Thi thiên 55:22; II Timôthê 1:7) (Minh họa: Chương trình tránh thoát tốt nhứt đối với sợ hãi là chạy a vào vòng tay an ninh của Chúa Jêsus. Bạn sẽ chẳng bao giờ an toàn hơn khi bạn ở trong vòng tay của Ngài). Bước đi với sợ hãi và lo lắng, điều ấy đang hủy hoại cuộc đời bạn! Thay vì thế, hãy đem mọi nổi lo sợ của bạn đến với Chúa Jêsus và Ngài sẽ ban cho bạn sự bình an thay vào chỗ của sự sợ hãi.

II. CÓ ĐỨC TIN PHẢI VÒNG TAY ÔM LẤY (câu 1)
A. Chữ “tin” là một từ ngữ sống động có tính cách biến đổi! Chữ “tin” có ý nói nghĩ cho đúng, chắc chắn, có sự tin tưởng. Đúng ra, từ ngữ có ý nói: đặt đức tin nơi ai đó hay vật gì đó. Câu nầy nói tới hai loại niềm tin hay đức tin.
B. Có đức tin nâng đỡ - hãy tin nơi Đức Chúa Trời – Đây là loại đức tin sẽ đưa bạn qua các chỗ trũng! Loại đức tin nầy tin rằng Đức Chúa Trời hiện đang tồn tại và Ngài đang nắm quyền tể trị tuyệt đối trên muôn vật - Hêbơrơ 11:6! Khi đến với Đức Chúa Trời, chúng ta có thể có đức tin nơi:
1. Lời hứa của Ngài - Rôma 4:21; Rôma 8:28
2. Quyền phép của Ngài - Luca 1:38; Êphêsô 3:20; Gióp 42:2; Xuất Êdíptô ký 3:14; Êsai 40:12!
3. Mọi chương trình của Ngài - Thi thiên 37:23; Giêrêmi 29:11
Nếu bạn chưa bao giờ học biết tin cậy Đức Chúa Trời một cách trọn vẹn, không hạn chế, thế thì bạn có chính công cụ bạn cần để nới lỏng cái nắm bắt của sợ hãi đang bám lấy trên đời sống của bạn! Không bao lâu sau khi bạn đến tận chỗ mà ở đó bạn biết Đức Chúa Trời sẽ hành động y như Ngài đã hứa, rồi bạn biết sống cho Ngài và ý chỉ của Ngài, khi ấy bạn được tự do! Quí bạn ơi, bạn có thể tin cậy nơi Chúa đấy!
C. Có đức tin cứu rỗi - “Cũng hãy tin ta nữa” – Tin có một Đức Chúa Trời thôi thì chưa đủ. Rốt lại, ma quỉ cũng tin như thế và chúng không được cứu, Giacơ 2:19. Muốn được cứu, một người phải tin theo sứ điệp Tin Lành, I Côrinhtô 15:3-4. Tin Lành là một sứ điệp rất đơn sơ! Đây là một sứ điệp nói tới sự chết, sự chôn và sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ. Nhưng, đừng dừng lại khi chỉ tin bấy nhiều đó là những biến cố thuộc lịch sử! Hãy vòng tay ôm lấy chúng bởi đức tin và được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời, Giăng 14:6. Để minh họa cho tính cách đơn sơ của đạo Tin Lành, một người chỉ cần nghe một vài câu từ Tân Ước: Giăng 3:16; Giăng 6:47; Công Vụ các Sứ Đồ 16:31; Rôma 10:9-10; Rôma 10:13. Hãy vòng tay ôm lấy Đức Chúa Jêsus Christ bởi đức tin rồi đặt tương lai mình vào hai bàn tay khả năng của Ngài!

III. CÓ MỘT TƯƠNG LAI PHẢI HÌNH DUNG RA (các câu 2-3)
A. Tương lai ấy bao gồm một chỗ rất quí báu - “Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở” – Chúng ta cần phải nhớ rằng chúng ta chưa ở trong quê hương! Đang khi các thử thách, bối rối chúng ta đối diện với là một phần khi sống trên đời nầy, chúng sẽ chẳng theo chúng ta đến chỗ mà chúng ta đang hướng tới! Ngợi khen Đức Chúa Trời, mọi gánh nặng của đời đều là tạm thời, I Phierơ 1:6. Quí bạn tôi ơi, chúng ta chỉ là khách lạ đi ngang qua lãnh thổ kẻ thù tối nay! Tôi bảo đảm với bạn, sẽ là tốt hơn khi chúng ta về đến quê hương! Rốt lại, điều tốt nhứt sắp sửa xảy đến, Philíp 1:21-23. Nếu bạn đã được cứu, có một chỗ dành cho bạn trong nhà của Đức Chúa Cha và một ngày kia bạn sẽ về đến quê hương, II Côrinhtô 5:1-8.
B. Tương lai ấy bao gồm một nơi được sắm sẵn - “Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ- Minh họa: Thế gian nầy và mọi kỳ quan của nó. Nó được dựng nên bởi bàn tay của Chúa chỉ trong 6 ngày mà thôi. Ồ, thiên đàng thật vinh hiển và lạ lùng là dường nào! Rốt lại, Ngài đã có hơn 2.000 năm để hành động trên nó! Nơi ấy sẽ cao trọng hơn nữa, lý trí yếu ớt của con người có thể hiểu được, Khải huyền 21-22. Nhưng, khi tôi nghĩ đến Thiên đàng, tôi thích hai câu nầy nhứt: 1. Khải huyền 21:4 2. Giăng 14:3. (Lưu ý: Đồng thời, Thiên đàng là một nơi được sắm sẵn cho một dân được sắm sẵn! Có phải bạn đã sửa soạn để đến nơi đó chăng?)
C. Tương lai ấy bao gồm một lời hứa đầy năng quyền - “Ta sẽ trở lại” – Mỗi ngày bạn và tôi sống với một trong các lời hứa quan trọng nhất mà thế gian từng nhìn biết, là sự trợ giúp, nâng đỡ cho chúng ta. Chúng ta có lời hứa của Cứu Chúa rằng Ngài sẽ trở lại theo cách riêng hầu tiếp nhận dân sự của Ngài về cùng chính mình Ngài một ngày kia, câu 3; I Têsalônica 4:16-17. Thực vậy, Ngài muốn dân sự Ngài phải nhìn biết Ngài muốn nói ra sự việc nầy, hầu cho Ngài bày tỏ ý định của Ngài ra trong sách cuối cùng của Tân Ước, Khải huyền 22:20.

Phần kết luận: Tôi muốn kết thúc mọi lưu ý nầy sáng nay bằng cách hỏi bạn một vài câu thật đơn sơ:
1. Ngày nay, bạn sợ điều chi vậy? Nếu bạn chịu đến với Ngài, Chúa có thể và sẽ thay thế nổi sợ của bạn với sự bình an quí báu của Ngài!
2. Bạn tin Đức Chúa Trời đưa bạn lên Thiên đàng bằng phương tiện gì? Mọi người đều tin vào cái gì đó! Có phải bạn đã tin cậy Chúa Jêsus làm Cứu Chúa cho riêng bạn rồi chăng? Nếu chưa, bạn có thể được cứu nếu bạn chịu đến với Ngài bởi đức tin.
3. Bạn có quyền hướng mắt nhìn lên mọi thử thách của mình đi, và nhìn thấy hai cánh cổng của quê hương? Nếu gánh nặng cuộc đời đang đè trên bạn, tôi mời bạn hãy đến trước mặt Chúa rồi để Ngài giúp cho bạn nhướng mắt lên cao hơn địa cầu nầy.
     Có sự vùa giúp và hy vọng ở nơi Ngài! Vô luận bạn đang cần gì hôm nay, bạn sẽ tìm gặp câu trả lời ở trong Ngài.




Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Giăng 14:1-6: "Sự Thực Trong Kinh thánh Về Một Nơi Được Gọi Là Thiên Đàng"



Giăng 14:1-6
SỰ THỰC TRONG KINH THÁNH
VỀ MỘT NƠI GỌI LÀ THIÊN ĐÀNG

Phần giới thiệu: Minh họa: D.L. Moody đã nói: Tư tưởng về Thiên Đàng đã cổ vũ linh hồn của nhiều tín đồ. Có người nói rằng chúng ta là kẻ dại khi tin vào Thiên Đàng. Nhưng, chối bỏ Thiên Đàng là chối bỏ Chúa Jêsus, vì Ngài đã đến từ Thiên Đàng, chối bỏ Thiên đàng là đặt những người thân yêu quá cố của chúng ta vào trong mồ mả tối tăm lạnh lẽo, chối bỏ Thiên Đàng là tước đi niềm hy vọng cao trọng nhất mà hàng triệu triệu Cơ đốc nhân vốn có. Chối bỏ Thiên đàng thì tương đương với giết người vì sự chối bỏ đó giết chết niềm hy vọng, tương đương với trộm cắp vì sự chối bỏ đó cướp đi sự vui mừng, tương đương với vu khống vì sự chối bỏ đó gọi Đức Chúa Trời là kẻ nói dối. Hôm nay, tôi muốn nói rõ là tôi tin nơi Thiên Đàng! Thực vậy, bạn có thể suy nghĩ theo ý của mình, nhưng tôi dám chắc rằng tôi sẽ sống ở đó một trong những ngày nầy!
     Chúng ta sống trong một thế giới không hiến cho con cái của Đức Chúa Trời nhiều hy vọng hay khích lệ đâu. Với tội lỗi, tội ác và sự bất kỉnh có ở khắp mọi nơi, thật là dễ ngã lòng, thất vọng và chán nãn. Đấy là lý do tại sao nhớ lại chốn mà mình sẽ đi đến là quan trọng! Minh họa: Một du khách người Mỹ đến viếng vị rabi người Ba lan vào thế kỷ thứ 19 có tên là Hofetz Chaim. Ông rất đỗi ngạc nhiên khi thấy ngôi nhà của vị rabi chỉ là một căn phòng đơn sơ có thật nhiều sách vỡ, thêm một cái bàn và chiếc ghế, vị du khách nói: "Thưa rabi, đồ đạt của ông ở đâu?" Vị rabi đáp: "Tài sản của ông ở đâu vậy?" Người Mỹ bối rối kia hỏi lại: "Của tôi ư? Nhưng tôi là du khách ở đây. Tôi chỉ đi ngang qua mà thôi" Hofetz Chaim nói: "Tôi cũng thế". Cho phép tôi nhắc cho bạn nhớ rằng thế giới nầy không phải là quê hương của bạn và chúng ta chỉ đi ngang qua mà thôi, Philíp. 3:20; I Phierơ 2:11.
     Đấy là lý do tại sao tôi muốn hết thảy chúng ta dành ra ít phút để nhìn vào các sự thực trong Kinh thánh nói tới một chỗ được gọi là Thiên Đàng. Tôi muốn nói trước là tôi không biết đến phân nửa về  thiên đàng như tôi đã biết, nhưng chắc là tôi không biết nhiều như tôi sẽ biết khi tôi đến nơi ấy một ngày kia! Khi chúng ta dành ra mấy phút tối nay để nhìn vào một số sự thực quen thuộc về Thiên Đàng, cho phép tôi khích lệ bạn học hỏi để vui mừng nơi những gì Đức Chúa Trời đã sửa soạn cho bạn và cho hết thảy những ai chịu tin theo. Có thể ở đây sẽ chẳng có gì nhiều hứng thú, song có nhiều điều đang chờ đợi ở phía bên kia!

I. NƠI ĐƯỢC GỌI LÀ TIHÊN ĐÀNG (câu 3)
A. Một nơi được sắm sẵn - (Minh họa: Thông tục ở Đông Phương: chàng rễ sẽ đi sắm sẵn một chỗ cho cô dâu của mình). (Minh họa: Thiên đàng là một nơi được Chúa Jêsus dựng nên chỉ dành cho Hội thánh là cô dâu của Ngài). (Minh họa: Phần mô tả và các chiều kích của thành ấy - Khải huyền 21:1-22:4).
B. Một nơi có người ở Thiên đàng không được xây dựng lên để cỡi ngựa vui chơi, mà làm nơi ngự của Đức Chúa Trời. Ngài dựng lên thành phố để những người được cứu bởi ân điển qua cõi đời đời với Ngài ở đó.
C. Một nơi vĩnh cửu - Thi thiên 145:13 (Minh họa: Sự Sáng của thành ấy sẽ không hề tắt lịm đi! Mọi sự vinh hiển của thành ấy sẽ không bao giờ nhạt phai. Mọi nhà cửa ở đây chúng ta đang sinh sống trong đó sẽ hư hoại, thối rửa và hư nát, còn Thiên Đàng sẽ không thay đổi qua các thời đại!)
D. Một nơi trọn vẹn - Khải huyền 21:27 - (Minh họa: Sự trọn lành của Đấng Christ. Suy nghĩ về Chúa Jêsus đang sửa soạn điều chi kém trọn lành là điều không thể tưởng được!) (Minh họa: Một bé gái đang đi dạo cùng với bố của nó. Ngạc nhiên thay, nó nhìn lên các ngôi sao trên trời rồi hô lên: "Ồ, Bố ơi, nếu mặt nầy của thiên đàng đẹp như thế, thì mặt kia còn đẹp hơn nữa đó!")
1. Tồn tại trọn vẹn - Khải huyền 21:4 - Minh họa: Các thử thách ở đây!
2. Bình an trọn vẹn Rôma 14:17 - Minh họa: Không một rối loạn nào được phép!
3. Vui mừng trọn vẹn - Khải huyền 7:17 - Minh họa: Nước mắt và mọi nguyên cớ của chúng đều bị trục xuất cho đến đời đời! (Minh họa: Đức Chúa Trời là thiện ở đây! Nhưng, hãy đợi cho tới chừng nào bạn đến được chốn ấy! Minh họa: Một nhân vật đáng tôn trọng ai cũng biết là "Bác Johnson" đã chết ở Michigan ở độ tuổi khá cao: 120. Có lẽ vui vẻ là đặc điểm cho những năm sống của ông. Một ngày nọ khi đang lao động ở trong vườn, ông cất tiếng lên hát những bài ca ngợi khen Đức Chúa Trời. Vị Mục sư của ông vừa đi ngang qua, nhìn qua cái hàng rào rồi gọi: "Bác Johnson ơi, dường như hôm nay ông vui quá há" Ông cụ đáp: "Phải đó, tôi đang suy nghĩ đây". Vị Mục sư thắc mắc: "Ông nghĩ gì thế?" "Ồ, tôi chỉ suy nghĩ rằng nếu từng chút vui mừng rơi xuống từ bàn của Chúa trong thế giới nầy đều tốt đẹp như thế, thì bổng lộc của sự vinh hiển còn lớn lao đến dường nào nữa! Thưa ông, tôi nói cho ông biết, sẽ có đủ vui mừng cho mọi người và có dư ở đó nữa đấy").
4. Phục vụ trọn vẹn - Khải huyền 21:3 - Minh họa: Không có gì ngăn trở chúng ta khỏi phục vụ Ngài!

II. CON NGƯỜI TRÊN THIÊN ĐÀNG (câu 3b)
A. Một dân được chuộc - (Minh họa: Nói với các môn đồ) (Giăng 3:3) (Minh họa: Chỉ những ai được rửa trong huyết của Chiên Con mới xứng đáng bước vào thành ấy!)
B. Một dân công bình - (Khải huyền 21:27; Khải huyền 22:15) (Rôma 4:24) (Minh họa: Không phải công bình vì mọi nổ lực của họ, nhưng được xưng công bình nhờ vào ân điển của Ngài - Philíp 3:4-11).
C. Một dân vui mừng - (Khải huyền 4:6-11; Khải huyền 5:9-14) (Minh họa: Gia đình an toàn ở trong nhà) (Minh họa: Hội hiệp trên trời - I Têsalônica 4:13-17) (Minh họa: Đi gặp Chúa Jêsus - Khải huyền 22:4) (Minh họa: thưởng thức ơn phước của Thiên đàng - Minh họa: Philíp 1:21 – Đâu là ích lợi?)
1. Sự hiện diện của Đấng Christ - I Têsalônica 4:17; Giăng 14:3 (Minh họa: Mọi nổ lực yếu ớt của chúng ta muốn mô tả thành ấy. Hết thảy đều kém thiếu so với thực chất của thành đó. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn đi đến đó. Còn bạn thì sao? Minh họa: “Có một câu chuyện thuật lại về một người đang hấp hối, ông ta xin vị Bác sĩ Cơ đốc của mình nói cho ông ta biết đôi điều về nơi mà ông ta sẽ đi đến đó. Khi vị bác sĩ lúng túng tìm cách trả lời, ông nghe tiếng cào nơi cửa, rồi ông có câu trả lời: "Ông có nghe tiếng đó không?" ông hỏi bịnh nhân. "Đó là con chó của tôi. Tôi để nó ở dưới cầu thang, nhưng nó không kiên nhẫn được, rồi chạy lên và nghe thấy tiếng của tôi. Nó chẳng có khái niệm về những gì ở bên trong cánh cửa nầy, nhưng nó biết rõ tôi đang đứng ở đây. Há không giống với trường hợp của ông sao? Ông không biết điều gì ở bên kia Cánh Cửa, song ông biết rõ Chúa của ông đang hiện diện ở đó")
2. Những người yêu dấu - I Têsalônica 4:17 - Minh họa: “Chúng ta (Minh họa: Một tác giả vô danh từng nói: "Khi còn trẻ, tôi nghĩ đến thiên đàng là một thành phố với nhiều mái vòm, các chóp nhọn, cùng các đường phố xinh đẹp, có nhiều thiên sứ ăn ở. Khi em trai tôi đã chết, và tôi nghĩ đến thiên đàng nhiều như trước đó, nhưng với một người mà tôi quen biết. Rồi người khác nữa chết đi, và kế đó những người thân quen của tôi, khi ấy tôi bắt đầu nghĩ đến thiên đàng như đang chứa một vài người mà tôi quen biết. Nhưng không phải như thế cho tới chừng chính đứa con bé bỏng của tôi qua đời, tôi bắt đầu suy nghĩ  mình nên có một nhà kho ở trên trời. Sau nhiều năm tháng qua đi. Đến khi ấy tôi có nhiều người thân quen và con cái trong thiên đàng đến nỗi tôi chẳng còn nghĩ đến nó là một thành phố chỉ với các con đường bằng vàng, mà là một nơi có rất nhiều người cư trú. Giờ đây, có rất nhiều người thân ở đó, đôi khi tôi nghĩ tôi biết có nhiều người trên thiên đàng hơn là tôi biết ở trên đất").
3. Thánh khiết và vô tội - Khải huyền 21:27; I Côrinhtô 15:42-57
4. Gánh nặng được cất bỏ - Khải huyền 21:4
5. Yên nghỉ Gióp 3:17; Hêbơrơ 4:9;
6. Phần thưởng - Khải huyền 22:12; I Côrinhtô 3:11-15
            (Minh họa: Không có gì là lạ, Thiên Đàng luôn luôn được phác họa là một chốn vui mừng, hạnh phúc và khích lệ! Sẽ có nhiều người ngợi khen Chúa ở đó!)

III. CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN THIÊN ĐÀNG (các câu 4-6)
A. Đây đúng là con đường - (Minh họa: câu 6) Công Vụ các Sứ Đồ 4:12 – Chỉ có người nào đi trên con đường nầy sẽ bước vào hai cánh cổng đó! Minh họa: Có người nói rất hay: "Có ba việc mà tôi lấy làm lạ trên thiên đàng: thứ nhứt, tôi sẽ không gặp nhiều người mà tôi quen biết ở đó; thứ hai, tôi sẽ gặp nhiều người ở đó, họ là những người mà tôi dám chắc mình sẽ không gặp; nhưng sau cùng, và tuyệt vời hơn hết, chắc chắn chính mình tôi phải có mặt ở đó".
B. Đây là con đường rộng mở Mathiơ 28:11; Khải huyền 22:17; Công Vụ các Sứ Đồ 16:31 (Minh họa: Khi một người gặp gỡ Chúa Jêsus, Chúa có một cách đem thiên đàng vào trong ngôi nhà! Minh họa: “Một sáng Chúa nhật kia, vị giáo viên trường Chúa nhật đến dạy lớp thiếu niên về thiên đàng. Cô đưa ra câu hỏi: "Đâu là thiên đàng?" Và cậu bé kia đáp: "Đó là quê hương của chúng ta kể từ khi Bố của con trở thành một Cơ đốc nhân”)

Phần kết luận: Một phụ nữ bị chẫn đoán với chứng bịnh hiễm nghèo và chỉ còn sống được có ba tháng nữa. Khi cô lo sắp xếp mọi việc, cô gặp vị Mục sư của mình rồi yêu cầu ông đến tại nhà của cô để trao đổi về những ước muốn sau cùng của cô.
     Cô nói cho ông ấy biết bài hát nào cô muốn hát ở tang lễ của cô, phân đoạn Kinh thánh nào cô muốn đọc, và trang phục nào có muốn được liệm. Cô xin được chôn cất với quyển Kinh thánh mà cô rất ưa thích.
     Khi vị Mục sư sửa soạn ra về, người phụ nữ đó thình lình nhớ lại một việc khác nữa. Cô ấy phấn khích nói: "Còn một việc nữa".
     Vị Mục sư hỏi: "Việc gì thế?"
     Người phụ nữ đáp: "Việc nầy rất quan trọng. Tôi muốn được chôn với cây nỉa cầm bên tay phải của tôi".
     Vị Mục sư đứng nhìn người phụ nữ đó, hoàn toàn không biết phải nói gì!?!
     Người phụ nữ giải thích: "Trong những năm tháng đến nhóm lại với hội thánh và dùng bữa tối, khi mấy cái đĩa món ăn chính được dọn lên, có người nghiêng người qua rồi nói: 'Hãy giữ lấy cái nỉa'. Đây là thứ tôi rất thích khi dùng bữa vì tôi biết rõ món ngon khác sẽ dọn lên — như bánh sôcôla hay bánh táo chẳng hạn.
     "Vậy, khi người ta nhìn thấy tôi trong chiếc quan tài cùng với cái nỉa trên tay thì họ sẽ hỏi: 'Cầm nỉa theo để làm gì?' Tôi  muốn ông nói cho họ biết: Hãy giữ lấy cái nỉa. Món ngon nhất sẽ được dọn lên kìa!’ "
     Những gì tôi đã nói chỉ là bề mặt cho thấy đó là Thiên đàng. Còn tuyệt vời hơn thế nhiều đến nỗi bạn và tôi đều không thể tưởng tượng được. Đấy là lý do tại sao bạn cần phải giữ lấy cái nỉa, món ngon nhất sẽ được dọn đến trong tương lai! 



Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Giăng 14:1-31: "Chúa Jêsus: Đấng Khích Lệ Vĩ Đại"



Giăng 14:1-31
Chúa Jêsus:
Đấng Khích Lệ Vĩ Đại
Phần giới thiệu: Hãy chú ý cụm từ đầu tiên ở câu 1. Chúa Jêsus phán cùng các môn đồ: "Lòng các ngươi chớ hề bối rối...". Ở bề mặt, câu nói ấy dường như chẳng có gì là ơn phước lớn lao cả, nhưng khi bạn xem xét vào thời điểm nầy, Chúa Jêsus đang ở vào buổi tối trước sự chết của Ngài và đang đứng trong chính cái bóng của đồi Gôgôtha, thế mà Ngài còn dành thì giờ để khích lệ các môn đồ của Ngài. Có phải tấm lòng của họ rất bối rối không? Nhất định rồi! Chúa Jêsus mới vừa nói cho họ biết về sự chết của Ngài sắp diễn ra, 13:31-33; họ mới vừa hay được một người trong số họ sẽ nộp Chúa Jêsus vào trong tay của kẻ thù, 13:21; thậm chí Simôn Phierơ vừa được báo cho biết rằng ông sẽ chối Chúa Jêsus ba lần trước khi ánh bình minh ló dạng. Phải, tấm lòng của họ rất nặng nề với buồn rầu và trầm mặc với buồn khổ, nhiều thắc mắc. Nhưng, ngay cả trong giờ thử thách nghiêm trọng nhất của Ngài, Chúa Jêsus vẫn yêu thương những kẻ thuộc về Ngài, 13:2, và chìa tay ra với họ để yên ủi và khích lệ họ.
            Giờ đây, quả là khó bao gồm hết từng chi tiết cả chương vinh hiển trong một sứ điệp. Tuy nhiên, tôi muốn đào sâu vào mấy câu Kinh thánh nầy sáng nay rồi nâng cao lên bức chân dung của Chúa Jêsus: Đấng Khích Lệ Vĩ Đại. Trong chương quan trọng nầy, Chúa Jêsus nhắc tới một số lãnh vực rất quan trọng trong cuộc sống và hiến cho chúng ta hy vọng trong từng lãnh vực ấy hôm nay. Trong thì giờ có cần rất lớn của Ngài, Ngài dành thời gian để khích lệ tấm lòng của các môn đồ Ngài, và cho từng người nào dành thì giờ để đọc và ấp ủ mọi lời lẽ nầy ra từ môi miệng của Đức Chúa Jêsus Christ. Hãy hiệp cùng tôi sáng nay khi chúng ta gặp gỡ Chúa Jêsus: Đấng Khích Lệ Vĩ Đại.
I. CÓ HY VỌNG CHO NGÀY MAI (các câu 2-3)
            Ngài đang phán về:
A. Một quê hương thiên thượng (câu 2) Chúa Jêsus nói cho chúng ta biết về một chỗ được sắm sẵn cho một dân sẵn lòng! Trong khi không thể vào sâu chi tiết về những điều kỳ diệu của Thành ở trên trời sáng nay, tôi có thể nói cho bạn biết rằng khi chúng ta đến tận đó, chúng ta sẽ về đến quê hương! Chúng ta sẽ ở trong Nhà Cha, trong sự hiện của Đức Chúa Cha tự do không tội lỗi, buồn rầu, đau khổ, phân cách hay bất cứ điều chi khác ngăn trở sự vinh hiển của Thiên Đàng, Khải huyền 21:4; 27. Hãy trải nghiệm xem, tôi chưa thể mô tả thích ứng mọi sự vinh hiển của chốn ấy. Tôi nghĩ Phaolô đã tóm tắt quan niệm đẹp đẽ ấy rất hay ở I Côrinhtô 2:9. Tôi mong mỏi mình sẽ bước vào thành ấy một ngày kia!
(Minh họa:Trừ ra sự tái lâm của Chúa Jêsus trong sự cất lên, cách duy nhứt để lên Thiên Đàng là qua đại lộ đức tin. Há chẳng thú vị sao khi Chúa Jêsus phán về Thiên Đàng là "Nhà"? Thường thì người ta lấy làm sợ hãi bởi viễn cảnh chết chóc. Tuy nhiên, đối với con cái của Đức Chúa Trời, sự chết chưa phải là cuối cùng, mà nó chỉ là thời điểm để về lại quê hương! Đây là thái độ của Phaolô - II Côrinhtô 12:2-4. Phaolô đã nhìn thấy quê hương đó, không thể tìm được từ vựng để mô tả những gì ông đã thấy, vì lẽ đó ông co cụm lại khi nói cho chúng ta biết bất cứ điều chi có ở đó là điều "rất tốt hơn" những điều chúng ta biết ở đây, Philíp 1:23).
B. Một hy vọng thiên thượng (câu 3) Trong câu nầy, Chúa Jêsus nhắc cho chúng ta nhớ, sẽ có một ngày khi Ngài tái lâm để đón rước dân sự của Ngài. Có một số người, họ không tin vào sự Cất Lên của Hội thánh, dù vậy Chúa sẽ tái lâm và tôi sẽ được cất lên gặp Ngài! Phaolô để hở một chút tia sáng lùa vào sự cố nầy ở I Côrinhtô 15:51-52; I Têsalônica 4:16-17. Có thể nhiều người hồ nghi sự ấy, và nhiều người sẽ chế giễu việc đó, nhưng Chúa Jêsus sẽ tái lâm và lời khuyên tốt nhứt tôi có dành cho bạn, ấy là bạn hãy sẵn sàng đi, Mathiơ 24:44!
(Minh họa: Câu chuyện được thuật lại về thành viên British House Of Commons là Benjamin Disraeli. Chuyện kể lại rằng khi Disraeli được bầu vào Quốc hội, người khác xem ông là kẻ dư thừa. Trong phong cách và kiểu ăn mặc của ông, ông đứng riêng ra đối với phần còn lại những thành viên khác. Thêm vào với điều nầy là sự thực ông là một người Do thái. Khi ông chỗi dậy để đọc bài diễn văn đầu tiên trước Quốc hội, người ta chế giễu ông lớn tiếng và om sòm. Các thành viên Quốc hội buộc ông phải ngồi xuống. Tuy nhiên, trước khi ông ngồi xuống, ông đã nói như vầy: "Tôi sẽ ngồi xuống ngay đây, nhưng quí vị lại sẽ nghe tôi nói nữa đấy".
            Theo một ý nghĩa, đây là những gì Chúa Jêsus đang phán. Ngài đang nói với số người nầy: "Ta sẽ ra đi, nhưng các ngươi lại sẽ nghe ta nói nữa đấy". Thực vậy, lời lẽ sau cùng của Chúa chúng ta đã được ghi lại cung ứng cho Giăng tại quần đảo Bát-mô. Trong câu nói ấy, Chúa Jêsus phán như vầy: "Phải, ta đến mau chóng", Khải huyền 22:20).
C. Trở về nhà thiên thượng (câu 3) Bây giờ, các môn đồ đang chao đảo với ý tưởng Chúa Jêsus sẽ ra đi. Vì lẽ đó, Ngài bảo họ rằng nơi Ngài đi đến, họ cũng có thể đến nữa. Hãy cảm tạ Đức Chúa Trời sáng nay, sự vinh hiển long trọng nhất của Thiên Đàng sẽ không nằm ở chỗ các con đường bằng vàng, các bức tường bằng cảm thạch, các đạo binh thiên sứ, những con sông bằng pha lê, ban ngày không dứt, hay thậm chí nhìn thấy những ai đã ra đi trước kia. Ngay cả suy nghĩ về những điều kỳ diệu nầy phai nhạt đi khi được đặt bên cạnh những thứ làm rung động lòng chúng ta nhiều hơn bất cứ điều chi khác. Sự việc đó làm cho tôi phấn khích hơn bất cứ điều gì khác. Tôi đang hưởng điều rất kỳ diệu, ấy là cuối cùng tôi ở vào cái ngày mà tôi nhìn tận mặt Đấng đã chịu chết vì tội lỗi tôi trên đồi Gôgôtha, khi cuối cùng tôi sẽ có cơ hội sấp mình xuống nơi hai bàn chơn bị đinh đóng của Ngài và tung hô mọi lời ngợi khen Ngài tại Thành Thiên Thượng Trên Cao đó.

Đúng là cái ngày đó,
Lúc tôi sẽ nhìn thấy Chúa Jêsus.
Khi tôi nhìn tận mặt Ngài,
Là Đấng cứu tôi bởi ân điển Ngài.
Khi Ngài nắm lấy tay tôi,
rồi dẫn tôi đi ngang qua vùng đất hứa ấy,
Ngày ấy, quả là một ngày thật vinh hiển!

            Giăng đã nhìn thấy Ngài và đã mô tả Ngài theo cách nầy,
Khải huyền 1:13-19. Tuy nhiên, phần mô tả long trọng nhất từng được viết ra về Chúa phục sinh của chúng ta được thấy ở Khải huyền 5:6. Đấy là Chúa Jêsus mà chúng ta sẽ gặp gỡ trong sự vinh hiển!
I. Có hy vọng cho ngày mai
II. CÓ SỰ CỨU GIÚP CHO HÔM NAY (các câu 4-31)
            Có sự vùa giúp từ Chúa Jêsus trong vấn đề:
A. Sự cứu rỗi (các câu 4-11) Trong mấy câu nầy, Chúa Jêsus nói cho các môn đồ biết rằng chỉ có một chương trình cứu rỗi dành cho mọi người mà thôi. Ngài nói cho Thôma biết rằng Ngài là Đường Đi, Lẽ Thật và Sự Sống. Ngài tự tuyên bố chính mình Ngài là cách duy nhứt để tiếp cận Đức Chúa Trời cho bất kỳ người nào! Ngài còn trỗi hơn sự khải thị đó và phán rằng quả thật Ngài là đại biểu theo phần xác của Đức Chúa Trời Toàn Năng, câu 9. Sụt sôi trong từng thuật ngữ đơn giản nhất, Chúa Jêsus là phương tiện cứu rỗi duy nhứt dành cho mọi người! Công Vụ các Sứ Đồ 4:12; 16:31; Giăng 3:16, mọi sự đều mang chứng cớ cho sự thực ơn cứu rỗi được thấy nơi Đức Chúa Jêsus Christ và chỉ nơi một mình Ngài.
(Minh họa: Tôi nhận ra rằng đây là quan điểm hẹp hòi cho thời buổi của chúng ta, song đây chính là quan điểm đã được Kinh thánh dạy dỗ. Nhiều người cảm thấy rằng có nhiều con đường để người ta bắt lấy hòng đến được với Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, Kinh thánh nói rõ ràng rằng chỉ có một con đường duy nhứt cho mọi người và con đường đó là nhờ tin nơi công tác đã hoàn tất của Đức Chúa Jêsus Christ trên đồi Gôgôtha! Chúa Jêsus chiếu sáng con đường từ đất lên trời hầu cho hạng tội nhân có thể đến với Ngài bởi đức tin rồi được cứu).
(Minh họa: Một vị giáo sĩ tiền phong ở châu Phi kể lại thể nào ông đã đem Tin Lành đến với một bộ tộc mới, ở tận cùng phía Bắc. Cùng với những kẻ khuân vác hành lý, ông đến tận một ngôi làng, một nơi mà các kẻ khuân vác hành lý cho ông đã từ chối không chịu đi. Vị giáo sĩ đã tới gặp vị tù trưởng bộ tộc đó. Chắc là có ai đó trong làng đã phục vụ trong vai trò hướng dẫn viên cho ông đến với sắc tộc xa xôi tận phía Bắc? Vị tù trưởng cho triệu tập một người cao lớn, nhiều vết sẹo trong chiến trận, mang theo một cây búa thật to. Một sự mặc cả được thực hiện và sáng hôm sau vị giáo sĩ đã lên đường theo hướng dẫn viên mới của mình. Con đường ngày càng khó đi, rồi biến mất. Có một dấu hiệu lóe sáng trên cây kia, rồi có một con đường hẹp. Sau cùng, vị giáo sĩ ra lịnh dừng lại. Ông yêu cầu hướng dẫn viên có chắc đây đúng là đường đi hay không!?! Người kia bật đứng dậy, rồi nói: "Nè, ông da trắng kia, ông thấy cái búa nầy trong tay tôi không? Ông có thấy mấy cái sẹo trên người tôi không? Với cây búa nầy, tôi đã mở con đường đến với ngôi làng mà chúng ta sẽ đi tới đấy. Tôi đến từ đó mà. Mấy cái sẹo nầy tôi đã nhận được khi tôi mở con đường mà ông đã hỏi là tôi có biết nó hay không!?! Trước khi tôi đến, thì chẳng có con đường nào khác đâu. Tôi là đường đi đây!")
            Trong phân đoạn Kinh thánh nầy, Chúa Jêsus cung ứng cho chúng ta lời bảo đảm có ba phần:
1. Làm sao tôi được cứu? Ngài là đường đi!
2. Làm sao tôi biết chắc? Ngài là lẽ thật!
3. Làm sao tôi thỏa mãn được chứ? Ngài là sự sống!
            Hãy cảm tạ Đức Chúa Trời đi, Chúa Jêsus là mọi sự bạn có cần trong vấn đề cứu rỗi của linh hồn bạn!
B. Phục vụ (các câu 12-14) Như chúng ta đang sinh sống ở đây và bây giờ, chúng ta có thể dám chắc rằng Chúa Jêsus sẽ vùa giúp chúng ta trong công việc của Ngài. Ngài cung ứng cho chúng ta lời hứa có ba phần có quan hệ với vấn đề phục vụ của chúng ta.
1. Ngài sẽ tôn cao chúng ta (câu 12) Chúa Jêsus tuyên bố rằng chúng ta sẽ có khả năng làm nhiều việc lớn lao hơn những việc mà Ngài đã làm. Cái điều Ngài muốn nói, ấy là những việc ấy sẽ lớn lao hơn trong số lượng, chớ không phải trong chất lượng! Khi Chúa Jêsus còn ở đây, Ngài bị hạn chế về mặt địa lý. Tuy nhiên, khi Ngài thăng thiên về trời rồi sai Đức Thánh Linh đến ngự trong dân sự Ngài, Ngài có khả năng hiện diện ở nhiều chỗ làm việc trong cùng một thời điểm. Trong khi Chúa Jêsus còn ở đây trên đất, phần nhiều các phép lạ của Ngài đều tự nhiên là theo phần thuộc thể. Giờ đây, Ngài sử dụng con cái Ngài để đem Đạo Cứu Rỗi đến cho hạng người bị hư mất. Đúng là một phép lạ thật đáng nể! Điều gì là thuộc linh luôn luôn lớn lao hơn điều chi là thuộc thể!
2. Ngài sẽ nghe chúng ta (các câu 13-14) Ở đây, chúng ta được ban cho lời bảo đảm đầy phước hạnh, là khi chúng ta nhơn danh Chúa kêu cầu, Ngài sẽ nghe chúng ta và sẽ hành động trong lúc chúng ta có cần. Như vậy, phục vụ Chúa Jêsus thì dễ dàng nhiều hơn khi biết rằng chúng ta không đơn độc phục vụ, mà chúng ta có sự hiện diện, có sự chú ý của Ngài trong những lời cầu xin của chúng ta. Chúng ta phục vụ một Đức Chúa Trời lắng nghe lời cầu nguyện và nhậm lời cầu nguyện, Giêrêmi 33:3.
3. Ngài sẽ vùa giúp chúng ta (các câu 13-14) Không những Chúa Jêsus hứa lắng nghe mọi lời cầu xin của chúng ta, mà Ngài còn hứa hành động theo phương thức lắng nghe và nhậm lời nữa. Ngài lắng nghe rồi Ngài hành động vì ích cho chúng ta! Tôi lấy làm vui sướng vì chúng ta không phục vụ một vị Thần bỏ chúng ta lại để chúng ta chọn cách tốt nhứt mà chúng ta có thể. Không! Chúng ta phục vụ một Chúa có khả năng vùa giúp chúng ta bằng cách cung ứng cho chúng ta những gì chúng ta có cần từng ngày một! (Minh họa: Mathiơ 7:7-8)
C. Đầu phục (các câu 15, 19-24) Trong mấy câu nầy, Chúa Jêsus nói tới lãnh vực đầu phục của chúng ta trước uy quyền của Ngài. Ngài công bố rằng sự chúng ta đầu phục Ngài sẽ căn cứ trên tình yêu thương! Ngài nói cho chúng ta biết 2 lẽ thật quan trọng mà ít ai chú ý đến.
1. Minh chứng của tình yêu thương (các câu 15, 21, 24) Chúa Jêsus nói rõ ràng rằng sự vâng phục của chúng ta đối với Ngài và Lời của Ngài là minh chứng tuyệt đối tình cảm của chúng ta dành cho Ngài. Môi miệng của chúng ta có thể thốt ra những gì chúng muốn, nhưng cho tới chừng nào đời sống chúng ta phù hợp với môi miệng của mình, chúng ta chỉ đang lừa dối mình mà thôi!
2. Lời hứa của tình yêu thương (các câu 21, 23) Lời hứa cho những ai sống vâng phục đối với Chúa Jêsus và ý muốn Ngài cho đời sống của họ, ấy là Ngài và Đức Chúa Cha sẽ tự tỏ mình ra cho họ. Nghĩa là, người tín đồ nào ăn ở trong tình yêu vâng phục, họ sẽ kinh nghiệm và nhận lãnh quyền phép từ trên cao. Lời hứa của tình yêu thương, ấy là vâng phục sẽ đem theo với nó uy quyền lớn lao trong công việc của Đấng Christ. Mathiơ 25:21.
D. Đức Thánh Linh (các câu 16-18, 26) Mấy câu nầy thuật lại về sự đến của Đức Thánh Linh. Chúng ta được ban cho vài lẽ thật nói về Ngài và chức vụ của Ngài mà các tín hữu cần phải quan sát hôm nay.
1. Thân Vị của Ngài (các câu 16a, 18) Chúa Jêsus hứa với các môn đồ rằng khi Ngài về cùng Đức Chúa Cha, Ngài sẽ cầu xin Đức Chúa Cha sai "Đấng Yên Ủi" đến. Đấng Yên Ủi nầy chẳng ai khác hơn là Đức Thánh Linh. Có một số sự kiện về Thân Vị thiêng liêng nầy mà chúng ta cần phải công nhận.
A. Tước hiệu của Ngài Đấng Yên Ủi - "paraklete" – Đấng đến bên cạnh người khác để ban ra sự bảo hộ và mưu luận. Từ ngữ ấy mang ý tưởng về một trạng sư, hay một luật sư. Đức Thánh Linh là "paraklete" thiêng liêng của chúng ta.
B. Nhân Cách của Ngài - Khác - "allos" – Sát nghĩa thì “khác” về cùng loại hay chất lượng. Chúa Jêsus chính mình Ngài là Đấng Yên Ủi, còn Thánh Linh của Đức Chúa Trời là Đấng Yên Ủi Khác. Một Đấng giống y như Chúa Jêsus.
C. Khả năng của Ngài - câu 17 – Chúa Jêsus có quyền ở với các môn đồ và đã ở với hơn 3 năm trời. Giờ đây, qua sự đến của Đức Thánh Linh, Ngài sẽ không ở với họ, nhưng Ngài sẽ ngự ở trong họ. Vì vậy, Chúa Jêsus có khả năng hứa với từng con cái của Đức Chúa Trời rằng Ngài sẽ không hề bỏ họ cũng không hề quên họ, mà Ngài sẽ ở với họ luôn luôn, Hêbơrơ 13:5; Mathiơ 28:20.
2. Tình trạng thường trực của Ngài (câu 16b) Khi Thánh Linh của Đức Chúa Trời chiếm lấy nơi ngự trong tấm lòng của người tín đồ, Ngài đến để cư trú cho đến đời đời! Cuộc sống nầy còn kéo dài bao lâu trên đất, Thánh Linh của Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ để cho con cái của Đức Chúa Trời phải đơn độc. Ngài từng hiện diện và từng dẫn dắt chúng ta khi chúng ta bước đi qua thế gian tội lỗi bị rủa sả và gian ác nầy!
3. Mục đích của Ngài (các câu 17, 21, 26) Mục đích của Đức Thánh Linh trong đời sống của người tín đồ có rất nhiều. Mấy câu nầy cho chúng ta biết mọi sự về chương trình của Ngài dành cho chúng ta và mục đích của Ngài khi ngự đến trong chúng ta khi chúng ta trở lại đạo.
A. Ngự vào - câu 17 – Ngay thời điểm được cứu, người tin Chúa hiển nhiên trở thành Đền Thờ của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời, trong hình thức Thánh Linh của Ngài, ngự đến rồi chiếm lấy nơi ngự thường trực. Ngài ngự trong đời sống của người tin Chúa! Chỉ dành ra một phút thôi rồi để cho lẽ thật ấy dầm thấm vào! Nan đề của chúng ta, ấy là chúng ta đã trở nên quá quen thuộc với các lẽ thật sâu sắc của Kinh thánh đến nỗi chúng chẳng còn dầm thấm trong chúng ta nữa. Chúng ta thất bại không nhìn thấy sự vinh hiển trong suy nghĩ Đức Chúa Trời hiện đang sống trong tấm lòng của chúng ta!
B. Phong tỏa - câu 21 – Nghĩa là, Ngài làm đầy dẫy chúng ta với quyền phép để sống và làm việc cho Chúa. Không có Ngài, chúng ta sẽ không có khả năng hoàn tất vinh hiển gì vì cớ Chúa Jêsus. Tuy nhiên, với Ngài đang đầy dẫy chúng ta và hướng dẫn chúng ta có khả năng hoàn thành những sự việc mà nếu không có Ngài thì rất khó mà hoàn tất được - Philíp 4:13.
C. Dạy dỗ - câu 26 – Một mục đích của Đức Thánh Linh trong đời sống chúng ta là dạy dỗ chúng ta trong các vụ việc thuộc về Đức Chúa Trời. Chính Đức Thánh Linh là Đấng đang dạy dỗ về Kinh thánh. Chính Đức Thánh Linh là Đấng tỏ ra những việc sâu nhiệm của Đức Chúa Trời cho chúng ta biết. Chính Ngài, Đức Thánh Linh, là Đấng dạy dỗ chúng ta làm sao với tiềm năng đầy đủ nhất của chúng ta có thể làm vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng Dạy Dỗ thiêng liêng!
D. Cảm thúc - câu 26 – Một lần nữa, chúng ta được nhắc nhớ rằng Ngài là Đấng khích lệ. Khi chúng ta ngã lòng, Đức Thánh Linh trong linh hồn chúng ta dấy lên rồi choàng đôi vòng tay yên ủi của tình yêu và sự bảo hộ thiên thượng quanh chúng ta rồi nhắc nhở rằng chúng ta thuộc về Ngài. Ngài khích lệ chúng ta cứ giữ mãi việc chạy, cứ tiến tới, cứ sống cho Chúa Jêsus. Ngài cảm thúc chúng ta cứ tiến tới đàng trước vì sự vinh hiển của Chúa.
E. Êm dịu (các câu 27-31) Khi Chúa Jêsus đưa các tư tưởng của chương 14 đến gần hơn, Ngài đang phán cùng các môn đồ, một lần nữa họ đang bối rối ở trong lòng. Ngài nhắc cho họ nhớ rằng Ngài vẫn là Chúa Bình An và chỉ vì Ngài rời đi, thì không có nghĩa là Ngài sẽ cất bỏ sự bình an của Ngài. Ở đây, Chúa Jêsus nói cho các môn đồ biết mặc dù thế giới của họ sắp sửa bị tan rãi đi, họ có thể đối mặt với nó bằng sự bảo đảm rằng họ có sự bình an của Ngài để giữ gìn họ trong suốt những giờ khó khăn ở trước mặt.
(Minh họa: Cho phép tôi nhắc cho bạn nhớ rằng chúng ta cùng có sự đảm bảo ấy hôm nay? Thế giới của chúng ta đang ở trong chỗ lộn xộn, có sự bất ổn ở chung quanh. Tuy nhiên, mặc dù vậy, các thánh đồ của Đức Chúa Trời có sự bình an trỗi hơn mọi mô tả. Theo Chúa Jêsus, sự bình an nầy vốn là sự bình an thiên thượng, vì vậy nó không thể bị tác động bởi các biến cố của trần gian. Đáp ứng của chúng ta trong thời điểm bối rối là nương trên sự bình an của Chúa Jêsus và tin cậy Ngài chăm sóc đến những ai thuộc về Ngài - Philíp 4:6-7; Êsai 26:3)
Phần kết luận: Tôi cảm tạ Chúa hôm nay vì Chúa Jêsus: Đấng Khích Lệ Vĩ Đại! Tôi rất vui sướng, khi tôi chưa hiểu điều chi sẽ xảy ra, khi dường như mọi sự đều sắp sụp đổ, khi tôi không biết phải xây qua hướng nào, tôi có thể nhớ đến Chúa Jêsus! Ngài đã ban cho chúng ta mọi sự chúng ta có cần hôm nay. Dù nhu cần là ơn cứu rỗi hay sự bình an trong tấm lòng, phương cứu chữa sẽ được thấy ở nơi Ngài. Tôi mời bạn đến với Chúa Jêsus ngay hôm nay rồi hãy phó thác mọi sự cho Ngài. Dù bạn đối mặt với bất cứ việc gì hôm nay, bạn không phải đối mặt với nó một mình đâu. Liệu bạn có chịu đến với Chúa Jêsus: Đấng Khích Lệ Vĩ Đại ngay bây giờ rồi tìm gặp sự cứu giúp mà bạn có cần hay không?

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

Giăng 13:1-17: "Công Thức Của Đấng Christ Cho Niềm Vui Thuộc Linh Chơn Thật"


Giăng 13:1-17
CÔNG THỨC CỦA ĐẤNG CHRIST 
CHO NIỀM VUI THUỘC LINH CHƠN THẬT 
Phần giới thiệu: Chuyện kể lại rằng khi Benjamin Franklin kết thúc bài diễn văn sôi nổi nói tới Hiến Pháp, thì người chất vấn hô to lên: "A, mấy lời nầy chẳng có ý nghĩa chi hết. Ông nói Hiến pháp bảo đảm cho chúng ta hạnh phúc ở chỗ nào?" Franklin mĩm cười rồi đáp: "Bạn ơi, Hiến Pháp chỉ bảo đảm cho người Mỹ quyền theo đuổi hạnh phúc; bạn phải nắm bắt nó cho chính mình".
Những gì Benjamin Franklin đã nói là sự thực. Hạnh phúc và niềm vui thuộc linh chơn thật thì sẵn có ở đó cho từng người tin Chúa, nhưng chúng ta phải thực hiện nổ lực để nắm bắt nó cho chính mình. Trong mấy câu nầy, Chúa Jêsus cung ứng cho chúng ta Công Thức Của Ngài Cho Sự Vui Mừng Thuộc Linh Chơn Thật. Hãy chú ý câu 17: "Ví bằng các ngươi biết những sự nầy, thì có phước, miễn là các ngươi làm theo". Theo câu nầy, bí quyết cho niềm vui thuộc linh chơn thật được thấy trong mấy câu Kinh thánh mà chúng ta đã đọc tối nay. Thực vậy, tôi tin rằng Chúa Jêsus đã cung ứng 3 nguyên tắc cho sự sống ấy, nếu noi theo, sẽ tạo ra niềm vui thuộc linh chơn thật trong đời sống của bạn và của tôi. Làm ơn cho phép tôi chia sẻ những sự nầy với bạn tối nay hầu cho bạn cũng sẽ kinh nghiệm được niềm vui thuộc linh chơn thật nữa.
Niềm Vui Thuộc Linh Chơn Thật Là Kết Quả Của Việc:
I. SỐNG ĐỜI SỐNG CỦA MỘT TÔI TỚ (các câu 3-5, 12-16)
(Trong mấy câu nầy, Chúa Jêsus dạy dỗ một số bài học đầy năng quyền. Những bài học có khả năng làm thay đổi tấm lòng và đời sống của những ai chịu tiếp thu chúng và làm theo chúng. Chúa của các chúa dạy chúng ta phải trở nên hạng tôi tớ).
A. Có một bài học về sự khiêm nhường – (Minh họa: Rửa chơn là công việc của hàng nô lệ! Thực vậy, hạng tôi tớ người Do thái không hề bị buộc phải rửa chơn Chủ mình. Tuy nhiên, hạng nô lệ dân Ngoại, họ bị xem là loài chó, bị buộc phải làm công việc nầy. Đây là công việc của đầy tớ và chắc chắn nó làm hạ thấp phẩm giá). Tại sao Chúa Jêsus lại làm công việc nầy? Ngài làm công việc nầy để dạy dỗ các môn đồ, và chúng ta, một bài học về sự khiêm nhường chơn thật. Hãy chú ý Chúa Jêsus đã đạt được điều gì qua việc làm công việc nầy:
1. Chủ Trở Thành Tôi Tớ – (Minh họa: Philíp 2:5-8; Mác 10:45), hành động nầy phác họa Chúa Jêsus là tôi tớ của con người. Sự thực cho thấy rằng Ngài bằng lòng lìa bỏ sự vinh hiển trên thiên đàng để đến với trần gian nầy chịu chết như một tội phạm hầu tỏ ra tình yêu cao cả của Ngài cho chúng ta.
2. Chúa Dùng Bài Học Nầy Để Quở Trách Thái Độ Ích Kỷ Của Các Môn Đồ – (Minh họa: Luca 22:24). Hết thảy họ đều quan tâm đến việc ai sẽ là nhân vật lớn nhất trên Thiên Đàng, nhưng Chúa Jêsus nhắc cho họ nhớ rằng sự cao trọng thật là một nghịch lý rất lớn. Con người không bao giờ kiếm được sự tôn trọng của người khác bằng sự vâng phục ép buộc, nhưng họ kiếm được sự tôn trọng của người khác bằng cách trước tiên làm một tôi tớ – 
Mác 10:42-44: 
42Nhưng Đức Chúa Jêsus gọi họ mà phán rằng: Các ngươi biết những người được tôn làm đầu cai trị các dân ngoại, thì bắt dân phải phục mình, còn các quan lớn thì lấy quyền thế trị dân.
43Song trong các ngươi không như vậy; trái lại hễ ai muốn làm lớn trong các ngươi, thì sẽ làm đầy tớ;
44còn ai trong các ngươi muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi mọi người.
3. Trong Bài Học Nầy, Chúa Jêsus Cung Ứng Cho Chúng Ta Một Tấm Gương Phải Noi Theo – câu 14 – Có người hỏi: "Làm sao tôi làm được việc nầy? Tôi có nên múc một chậu nước rồi rửa chơn cho người ta trong nhà thờ không?" Phải, chẳng có gì sai với thắc mắc ấy hết! Tuy nhiên, tôi không nghĩ đấy là những gì Ngài muốn chúng ta phải lo làm đâu. Đây là thái độ của tấm lòng hơn là một hoạt động của hai bàn tay. Chúa Jêsus đang nói cho chúng ta biết rằng chúng ta cần phải trở thành hạng tôi tớ cho những người ở chung quanh chúng ta. Chúng ta phải bằng lòng tự hạ mình xuống hầu cho người khác có thể được nâng lên. Bằng cách nào?
a. Bằng Cách Mang Lấy Gánh Nặng Cho Nhau – Galati 6:2
b. Bằng Cách Tha Thứ Nhau – Êphêsô 4:32
c. Bằng Cách Với Tới Ai Đó Đang Ở Ngoài Gia Đình Đức Tin – Mác 16:15
4. Có nhiều cách để phục vụ, ý tưởng mà Chúa Jêsus muốn truyền đạt, ấy là Ngài mong mỏi về công tác phục vụ!
B. Có một bài học về danh dự – (Minh họa: Rửa chơn cho Giăng là điều rất dễ làm. Rốt lại, Giăng là "môn đồ được Chúa yêu". Tuy nhiên, Giăng và anh mình là Giacơ luôn tìm cách lấn lướt hơn người khác một chút. Còn Simôn Phierơ thì sao? Ông là người sẽ chối Chúa trước khi trời sáng. Còn về Thôma thì sao? Ông là người sẽ nghi ngờ lời nói của người khác và từ chối không tin nơi sự sống lại của Chúa Jêsus. Còn Giuđa thì sao? Ông là người vì 30 miếng bạc bán Chúa của mình cho kẻ thù. Chúa Jêsus không để cho bất kỳ một sự tra xét nào vầy lấy tình yêu hay sự phục vụ của Ngài! Ngài đối xử với họ thật bình đẳng và khi đối xử như vậy, Ngài đã dạy cho chúng ta một bài học thật gay go). (Minh họa: Hết thảy chúng ta đều quen biết nhiều người và chẳng có rắc rồi nào khi phục vụ số người nầy. Tuy nhiên, người tôi tớ thật mau mắn học biết rằng mình phải phục vụ cho mọi người và phục vụ họ cách bình đẳng. Người tôi tớ thật không được phép thiên vị, nhưng phải có tấm lòng của Đấng Christ và phải bằng lòng phục vụ kẻ thù mình giống như sẵn sàng phục vụ bạn bè mình vậy!)
Mathiơ 5:43-48:
43Các ngươi có nghe lời phán rằng: Hãy yêu người lân cận, và hãy ghét kẻ thù nghịch mình.
44Song ta nói cùng các ngươi rằng: Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi,
45hầu cho các ngươi được làm con của Cha các ngươi ở trên trời; bởi vì Ngài khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công bình cùng kẻ độc ác.
46Nếu các ngươi yêu những kẻ yêu mình, thì có được thưởng gì đâu? Những kẻ thâu thuế há chẳng làm như vậy sao?
47Lại nếu các ngươi tiếp đãi anh em mình mà thôi, thì có lạ gì hơn ai? Người ngoại há chẳng làm như vậy sao?
48Thế thì các ngươi hãy nên trọn vẹn, như Cha các ngươi ở trên trời là trọn vẹn.

(Tối nay, chúng ta có dám thành thật nói chúng ta phục vụ mọi người như nhau chăng? Không, nếu chúng ta cứ giữ lấy sự hiềm thù. Không, nếu chúng ta nhớ lại những sự khinh suất. Không, nếu chúng ta cứ nghĩ mình cao hơn người khác).
C. Có một bài học về sự trung thực – (Minh họa: Chúa Jêsus đã, và đang là Đấng Cao Cả đối với mọi người. Tuy nhiên, khi Ngài rửa chơn cho các môn đồ, không những Ngài tự hạ thấp chính mình Ngài xuống cùng cấp độ của họ, mà Ngài còn nâng họ lên ngang bằng cấp độ của Ngài!) (Minh họa: Tôi Tớ của Đức Chúa Trời có khả năng nâng cao con người lên. Ngài có thể đến với họ khi họ có cần rồi nhấc họ lên ngang cấp độ của Ngài bằng cách hạ xuống cùng cấp độ của họ). (Minh họa: Tôi không nói rằng người nầy thì tốt hơn người kia. Ngược lại, tôi đang nói rằng hết thảy con cái của Đức Chúa Trời đều bình đẳng và người đầy tớ khôn ngoan biết cách nhấc anh em mình lên tới một cấp độ cao hơn trong đời sống và trong sự phục vụ Đức Chúa Jêsus Christ). 
(Minh họa: Rôma 15:1-2): “Vậy chúng ta là kẻ mạnh, phải gánh vác sự yếu đuối cho những kẻ kém sức, chớ làm cho đẹp lòng mình. Mỗi người trong chúng ta nên làm đẹp lòng kẻ lân cận mình”. Rôma 14:19: “Vậy chúng ta hãy tìm cách làm nên hòa thuận và làm gương sáng cho nhau”).
Nếu chúng ta hết thảy đều thành thật tối nay, có lẽ nhiều người sẽ nhìn nhận rằng có một số người cảm thấy họ cao tột. Số người đó chỉ không lượng được chúng ta là hạng người gì. Có thể tôi nhắc cho hết thảy chúng ta nhớ lại tối nay rằng chúng ta đều là tội nhân được Đức Chúa Trời cứu bởi ân điển tuyệt vời của Ngài và chẳng một ai trong chúng ta có điều gì để khoe mình tối nay. Vậy, trước khi chúng ta xem thường người khác rồi tưởng chúng ta tốt đẹp hơn họ nhiều, chúng ta cần phải nhớ rằng Chúa Jêsus kêu gọi chúng ta phải trở nên nô lệ cho mọi người. Rằng con đường dẫn tới sự cao trọng trong Nước Trời không phải là sự công nhận theo đời nầy hay sự tán thưởng của nhiều người, mà là khoác lấy thái độ của người đầy tớ. (Minh họa: Tấm lòng của Giăng Báptít) – Mác 1:7: "Người giảng dạy rằng: Có Đấng quyền phép hơn ta đến sau ta; ta không đáng cúi xuống mở dây giày Ngài".
(Minh họa: Chuyện kể lại rằng George Whitefield và Charles Wesley có một cuộc tranh cãi về một sự bất đồng mà họ đã có. Sau nhiều năm, có người đến hỏi Whitefield không biết ông có mong gặp lại Wesley trên thiên đàng hay không!?! Sau một phút, cụ truyền đạo lắc đầu rồi nói: "Không, tôi không nghĩ là tôi sẽ gặp đâu: Ông thấy đấy, hạng người như Wesley sẽ ở gần với Cứu Chúa đến nỗi hạng người như tôi sẽ chẳng bao giờ được liếc nhìn họ một chút đâu").
Không Những Niềm Vui Thuộc Linh Chơn Thật Kết Quả Trong Việc Sống Đời Sống Của Tôi Tớ, Mà Còn Là Kết Quả Của:
II. SỐNG MỘT ĐỜI SỐNG PHÂN BIỆT (các câu 6-10)
(Minh họa: Ở giữa bài học nầy nói về sự khiêm nhường, Chúa Jêsus dành thì giờ để dạy một bài học về sự thánh khiết và sự đầu phục theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Trong mấy câu nầy, Ngài chỉ ra rằng một đời sống thuận phục và phân biệt là rất quan trọng cho niềm vui thuộc linh chơn thật).
A. Sự nhầm lẫn của Phierơ (các câu 6-9) (Minh họa: Phierơ lấy làm kinh ngạc khi Chúa Jêsus muốn rửa chơn của ông và ông thẳng thừng từ chối không để cho Chúa Jêsus thực hiện công việc nầy. Chúa Jêsus đáp ứng bằng cách nói cho Phierơ biết rằng nếu Đấng Christ không được phép rửa chơn của Phierơ, thế thì Phierơ đang ở ngoài mối tương giao với Đấng Christ. Như vậy, Phierơ quyết định rằng ông muốn Chúa rửa toàn thân thể của ông. Nếu chơn là nhiều, thì toàn thân phải nhiều hơn?) Phierơ rõ ràng rất bối rối khi Chúa muốn hoàn thành phần việc nầy đối với ông. Tuy nhiên, Chúa Jêsus đang tìm cách dạy dỗ chúng ta một bài học nói về sự thanh sạch cá nhân trong phân đoạn Kinh thánh nầy. Phierơ bỏ qua phần minh họa và Chúa Jêsus làm sáng tỏ nó cho ông và cho chúng ta.
B. Chúa làm cho sáng tỏ (câu 10) (Chúa Jêsus đang nói cho Phierơ biết rằng một người đã được tắm rửa toàn thân của mình, louw, và người ấy bị lấm chơn khi đi qua các đường phố, mọi sự người ấy cần ở điểm nầy là rửa, niptw, chỉ hai bàn chơn thôi). Hình ảnh ở đây trong như pha lê cho người tin Chúa. Khi chúng ta tiếp nhận Chúa Jêsus là Cứu Chúa cho riêng mình, Ngài đã làm sạch tội lỗi chúng ta cho đến đời đời – Khải huyền 1:5; I Phierơ 1:18-19. Chúng ta đã được sạch cho đến đời đời từ đầu đến chơn rồi qua huyết thanh tẩy của Ngài. Tuy nhiên, khi chúng ta bước đi qua cuộc sống, chúng ta có khuynh hướng sa vào trong tội lỗi và chúng ta cần sự thanh tẩy. Không phải cho toàn thân nữa, một khi sự ấy đã hoàn tất lúc chúng ta được cứu và không cần phải lặp lại mà chi. Thế nhưng, chỉ vì vết uế đặc biệt kia mà chúng ta nhóm lại khi chúng ta phạm tội trong cách ăn ở hàng ngày của mình. Đây là chỗ mà 1 Giăng 1:7 – 2:2 hiển hiện (1:7) Nhưng, nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau; và huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta. (1:8) Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta lừa dối mình, và lẽ thật không ở trong chúng ta. (1:9) Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác. (1:10) Nhược bằng chúng ta nói mình chẳng từng phạm tội, ấy là chúng ta cho Ngài là kẻ nói dối, lời Ngài không ở trong chúng ta. (2:1) Hỡi con cái bé mọn ta, ta viết cho các con những điều nầy, hầu cho các con khỏi phạm tội. Nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có Đấng cầu thay ở nơi Đức Chúa Cha, là Đức Chúa Jêsus Christ, tức là Đấng công bình. (2:2) Ấy chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa.
(Minh họa: Chúa Jêsus đang dạy cho chúng ta biết rằng chúng ta không cần phải “tái cứu” mỗi lần chúng ta phạm tội, nhưng chúng ta cần phải đến với Ngài để được tha thứ và phục hồi lại mối tương giao. Bạn thấy đấy, nếu bạn tự để cho bản thân mình cứ sa vào trong tội lỗi, bạn sẽ cơi sâu khoảng trống giữa bạn và Chúa. Bí quyết cho niềm vui thuộc linh chơn thật là thực hành sự xưng ra tội lỗi và thất bại ngay tức thì trước ngôi ân điển. Bạn thấy đấy, Chúa Jêsus vẫn còn rửa chơn trưa nay!)
(Minh họa: Chúng ta cần một tấm lòng giống như tấm lòng của David – Thi thiên 32:5: "Tôi đã thú tội cùng Chúa, không giấu gian ác tôi; Tôi nói: Tôi sẽ xưng các sự vi phạm tôi cùng Đức Giê-hô-va; Còn Chúa tha tội ác của tôi").
Không Những Niềm Vui Thuộc Linh Chơn Thật Là Kết Quả Của:
Việc Sống Đời Sống Của Một Tôi Tớ Và
Việc Sống Một Đời Sống Phân Biệt
Nó Cũng Là Kết Quả Của Việc:
III. SỐNG MỘT CUỘC SỐNG AN TOÀN (câu 10)
(Minh họa: trong lời lẽ của Đấng Christ phán cùng Phierơ, chúng ta thấy một nguồn sức lực và an ninh dành cho đời sống của chúng ta. Có rất nhiều Cơ đốc nhân đang sống với những điều nghi ngờ thường trực về ơn cứu rỗi linh hồn họ. Chúa Jêsus không muốn chúng ta phải sống trong nghi ngờ và sợ hãi liên tục về việc đánh mất ân tứ lớn lao mà Ngài đã ban cho chúng ta. Trong câu nầy, chúng ta thấy có ở đó những sợi dây ân điển có thể giúp chúng ta nắm chặt lấy ơn cứu rỗi của mình và sự an toàn của ơn ấy. Vì, trừ phi có sự an ninh tuyệt đối và sự hiểu biết về sự ấy, sẽ chẳng bao giờ có sự bình an và vui mừng tuyệt đối ở trong tấm lòng của con cái Đức Chúa Trời). Chúng ta biết điều nầy là thực vì sự thanh tẩy ở trong Ngài là:
A. Một sự thanh tẩy đã hoàn tất – Điều nầy ám chỉ rằng người nào đang sống trong Đấng Christ không cần điều gì khác để khiến cho ơn cứu rỗi của họ được trọn vẹn. (Minh họa: Ơn cứu rỗi là do ân điển và chỉ bởi ân điển mà thôi! (Minh họa: Êphêsô 2:8-9). Khi tội nhân tin cậy nơi Đấng Christ để được cứu, Đức Chúa Trời thanh tẩy linh hồn đó rồi ban cho nó sự sống đời đời. Chúng ta được an ninh trong Ngài! Làm sao chúng ta biết được? Phải, chúng ta có Lời của Ngài về sự ấy:
1. Mọi lời hứa của Ngài – Giăng 3:16; Giăng 5:24; Giăng 10:28
2. Quyền phép của Ngài – I Phierơ 1:5
3. Những lời cầu nguyện của Ngài – Hêbơrơ 7:25; Giăng 17:24
4. Thân Vị của Ngài – (Minh họa: Đức Thánh Linh ngự trị trong mỗi tín đồ – Giăng 14:16-17; Từng người tin Chúa hiện đang ở trong Đấng Christ – I Côrinhtô 12:13; Êphêsô 2:6; Côlôse. 3:3). Quí bạn ơi, bất kỳ con cái nào của Đức Chúa Trời cũng chẳng cần phải lo sợ mất đi ơn cứu rỗi của mình (nam hay nữ). Chúng ta được an ninh cho đến đời đời ở trong Ngài! Vì vậy, chỉ một mình sự ấy cũng ban cho chúng ta đầy dẫy niềm vui mừng. Chỉ cần biết bấy nhiêu thôi, thì là đủ phước hạnh cho tấm lòng của tôi rồi!
B. Một sự thanh tẩy trọn vẹn – Khi Chúa Jêsus thanh tẩy chúng ta, Ngài thanh tẩy hết mọi tội lỗi chúng ta – quá khứ, hiện tại và tương lai hết thảy đều được thanh tẩy cho đến đời đời! 
Côlôse 2:13: “Khi anh em đã chết bởi tội lỗi mình và sự xác thịt mình không chịu cắt bì, thì Đức Chúa Trời đã khiến anh em sống lại với Đấng Christ, vì đã tha thứ hết mọi tội chúng ta”.
I Giăng 2:12: “Hỡi các con cái bé mọn ta, ta viết cho các con, vì tội lỗi các con đã nhờ danh Chúa được tha cho”.
Và, nếu như thế vẫn chưa đủ, hãy nhìn vào những lời hứa phước hạnh nầy!
Thi thiên 103:12: “Phương đông xa cách phương tây bao nhiêu, Thì Ngài đã đem sự vi phạm chúng tôi khỏi xa chúng tôi bấy nhiêu”..
Êsai 38:17: “Nầy, sự rất cay đắng của tôi đã trở nên sự bình an! Chúa đã yêu thương linh hồn tôi, đem nó ra khỏi hầm hư nát; vì Chúa đã ném mọi tội lỗi tôi ra sau lưng Ngài”..
Êsai 43:25: “Ấy chính ta, là Đấng vì mình ta mà xóa sự phạm tội ngươi; ta sẽ không nhớ đến tội lỗi ngươi nữa”.
Giêrêmi 50:20: “Đức Giê-hô-va phán: Trong những ngày đó bấy giờ, người ta sẽ tìm sự gian ác của Y-sơ-ra-ên, mà không có nữa; tìm tội lỗi của Giu-đa, mà chẳng thấy nữa đâu; vì ta sẽ tha tội cho những kẻ trong vòng chúng nó mà ta đã chừa lại”.
Michê 7:19: “Ngài sẽ còn thương xót chúng tôi, giập sự gian ác chúng tôi dưới chân Ngài; và ném hết thảy tội lỗi chúng nó xuống đáy biển”.
I Giăng 1:7: “Nhưng, nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau; và huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta”.
Trưa nay, có phải được đang an toàn trong ơn cứu rỗi của mình không? Quí bạn ơi, đây không phải là một kỳ vọng đâu. Cho tới chừng nào bạn yên tâm về vấn đề cứu rỗi của bạn, bạn sẽ không bao giờ có được sự bình an và bạn sẽ kinh nghiệm sự đầy dẫy vui mừng và phước hạnh thuộc về bạn!
(Minh họa: Tôi từng quen biết một phụ nữ kia không hề có sự bình an trong lãnh vực nầy. Thuộc về bà ta không phải là nan đề tin theo Đức Chúa Trời đâu, mà là không có khả năng tha thứ mình về những việc mà bà ta đã làm trước khi bà ta tin nhận Đấng Christ. Vì bà ta không thể tha thứ cho bản thân mình, bà ta không thể nhận lãnh đầy đủ ơn tha thứ mà Chúa Jêsus đã ban cho bà ta rồi qua huyết của Ngài. Kết quả là, bà ta luôn luôn thất bại, ngã lòng và nếm trải mọi nổ lực hư không để được cứu. Bà ta đã được cứu rồi, nhưng bà ta không biết cách thức tận hưởng những gì mình đã có).
Phần kết luận: Còn về quí bạn của tôi thì sao? Có phải bạn đang sống loại đời sống bảo đảm niềm vui chơn thật và phước hạnh không? Hãy xem lại câu 17. Chúa Jêsus hứa với chúng ta rằng nếu chúng ta biết rõ mọi sự nầy và làm theo chúng, thế thì chúng ta sẽ kinh nghiệm phước hạnh và niềm vui chơn thật ngay. Có thể có một hay nhiều lãnh vực trong đời sống của bạn cần phải lo liệu hôm nay. Nếu thực vậy, ngay bây giờ là lúc phải đến với Chúa Jêsus rồi định liệu công việc đó. Tại sao phải sống một đời sống kém thiếu, không phải là một đời sống Cơ đốc đầy dẫy phước hạnh chứ?  Bạn không phải sống theo cách ấy mà chi, sao phải sống như thế chứ? Bí quyết của phước hạnh thật trong đời sống Cơ đốc nằm ở chỗ khiêm nhường ở trước mặt Đức Chúa Trời và loài người, thánh khiết trong cách ăn ở của bạn trước mặt Đức Chúa Trời và chấp nhận mọi điều Đức Chúa Jêsus Christ đã làm cho bạn trong ơn cứu rỗi. Có lãnh vực nào cần phải lo liệu không? Nếu có, hãy đem chúng đến với Ngài tối nay và Ngài sẽ sửa ngay chúng lại!