Thứ Năm, 30 tháng 9, 2010

Giăng 1:1-5: "MỘT LỄ GIÁNG SINH ĐÚNG NGHĨA"



Giăng 1:1-5
MỘT LỄ GIÁNG SINH ĐÚNG NGHĨA
Phần giới thiệu
: Minh họa: Chú trọng vào việc dự lễ Giáng Sinh. Chúng ta muốn lễ ấy mang màu trắng và sáng láng. Chúng ta muốn cây thông, các thứ trang trí, những ánh đèn, rượu nóng đánh trứng và các thứ quà. Chúng ta muốn mọi người được hạnh phúc. Chúng ta muốn có khả năng ban cho và nhận lãnh thật nhiều. Chúng ta muốn có nhiều sự bình an và vui vẻ.
+ Trong thực tế, Lễ Giáng Sinh thường đổi thành phức tạp. Bạn thấy hối hả và bị đùa đi với thời gian. Bạn tiêu pha tiền bạc mình cho những người thậm chí bạn không muốn có những thứ mà họ không muốn hay không cần tới.
+ Trong khi chúng ta phấn đấu để làm cho kỳ được điều đó, chúng ta thường nhận được điều không đâu rồi kết thúc ở chỗ làm cho bản thân mình và nhiều người khác ra đáng thương.
+ Minh họa: Tôi tin Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải tiếp thu sao cho đúng đắn. Tôi tin rằng Ngài không thích chúng ta có một Lễ Giáng Sinh toàn trắng đâu, Ngài muốn chúng ta có một Lễ Giáng Sinh thật có ý nghĩa kìa.
+ Vì thế, làm sao chúng ta được một Lễ Giáng Sinh có ý nghĩa chứ? Chúng ta cần phải hiểu và thay đổi đời sống mình như thế nào để Lễ Giáng Sinh là một thời điểm phước hạnh và kỳ diệu thay vì là thời điểm đầy căng thẳng?
+ Phân đoạn Kinh thánh nầy tỏ ra một số yếu tố tuyệt đối là quan trọng nếu chúng ta muốn có một Lễ Giáng Sinh thật ý nghĩa.
+ Bây giờ, tôi nhận ra rằng đây không phải là phân đoạn Giáng Sinh theo truyền thống. Giăng không viết về các thiên sứ, mấy gã chăn chiên, các ngôi sao hay bầy chiên. Nhưng, ông viết ra những điều mà các trước giả Tin Lành khác không viết. Giăng đưa lễ Giáng Sinh long trọng nhất trong mọi thời đại vào văn mạch. Ông nói cho chúng ta biết mọi sự chúng ta cần phải biết để có một Lễ Giáng Sinh thật ý nghĩa.
I. XEM XÉT THÂN VỊ CỦA LỄ GIÁNG SINH (các câu 1-2)
(Minh họa: Lễ Giáng Sinh đầy dẫy với nhiều trò tiêu khiển. Giữa Con người, Quà Cáp và Lễ Lộc, thật là dễ quên lý do thực cho ngày lễ nầy. Thực vậy, phần nhiều những điều chúng ta làm và ưa thích chẳng là gì khác hơn các nghi thức và biểu tượng của tà giáo xưa kia mà Hội thánh Cơ đốc đã choán lấy. Câu 1 đưa chúng ta trở lại với tầm quan trọng thật của Lễ Giáng Sinh). Minh họa: Chúng ta biết Ngôi Lời là ai, Giăng 1:14).
A. Ngài là Đức Chúa Trời đời đời – “Ban đầu có Ngôi Lời” – Cụm từ nầy không ám chỉ Ngôi Lời có một khởi đầu. Nó muốn nói rằng Ngôi Lời luôn luôn tồn tại. Từ ngữ “có” ở trong “thì chưa hoàn thành”, nó có ý nói tới “một hành động trong quá khứ còn tiếp diễn trong hiện tại”. Câu ấy có thể đọc như sau: “Ban đầu có Ngôi Lời, là Ngôi Lời và luôn luôn sẽ là Ngôi Lời”.
Ngôi Lời là đời đời. Ngài luôn luôn hiện hữu và Ngài sẽ luôn luôn hằng hữu. Trước khi có điều chi khác, đã có Ngôi Lời. Chúa Jêsus có sự chào đời của Ngài tại thành Bếtlêhem, nhưng không phải là sự khởi đầu của Ngài. (Minh họa: Trước khi có ______; đã có Chúa Jêsus! Chúa Jêsus không phải là “Phương án B”. Chẳng có một phương án nào khác đâu!)
Minh họa: Cách hai ba tháng trước Lễ Giáng Sinh, vợ của người đưa thư đã bị chết trong một tai nạn xe cộ. Người chồng rất đau buồn và ra sức làm việc cho qua nổi buồn của mình, và ông hay ở lại muộn ở bưu điện để lấy thư từ gửi cho miền núi luôn luôn đến trong dịp Lễ Giáng Sinh. Công việc của ông ngày ấy là lấy những thư đã bị thất lạc rồi tìm cách đưa nó đến tận nơi.
Ông thấy có một bức thư đề gửi cho "Santa Claus" và ông để ý thấy địa chỉ trên góc lại là địa chỉ của chính ông. Vì thế, ông mở bức thư ra. Nhìn xuống dòng tận cùng của bức thư, ông thấy rằng đấy chính là chữ ký của con gái duy nhứt của ông, rồi ông đọc:
Santa yêu dấu:
Mẹ của con đã qua đời cách nay hai tháng rồi và kể từ khi ấy Bố của con đã bật khóc khi nằm ngủ mỗi đêm. Ông ấy nói chỉ có cõi đời đời mới chữa lành cho ông ấy thôi. Liệu ông có vui lòng gửi một chút đời đời ấy cho Bố của con trong dịp Giáng Sinh nầy không?)

Phải, không những Đức Chúa Trời gửi cho chúng ta một chút đời đời ấy, Ngài còn gửi cho chúng ta chính tấm lòng của thiên đàng nữa kìa. Như Giăng đã nói trong thư tín của ông: “Chúng ta lại đã thấy và làm chứng rằng Đức Chúa Cha đã sai Đức Chúa Con đặng làm Cứu Chúa thế gian” (1 Giăng 4:14).
B. Ngài đồng đẳng với Đức Chúa Trời – Từ ngữ được dịch là “Lời” trong câu nầy là chữ Hylạp “logos”. Từ ấy đề cập đến “lời nói, cách lý luận, sự giải thích, một lời nói về việc gì đó”. Từ ấy cho thấy Chúa Jêsus là ai! Ngài được gọi là Ngôi Lời vì một lời nói là một sự giải thích thấy được về một tư tưởng không thấy được. Chúa Jêsus là sự bày tỏ trọn vẹn Đức Chúa Trời là ai!
Chúa Jêsus là mọi sự mà Đức Chúa Trời đã từng phán hay sẽ phán. Ngài là mọi sự mà Đức Chúa Trời nói tới trong hình thể con người. Minh họa: Giăng 14:18 – “công bố” = “Tỏ ra, giải thích, thuật lại”. (Minh họa: Chúng ta có chữ “chú giải” “exegesis” ra từ chữ nầy). Chúa Jêsus là sự giải thích hay tường thuật lại về Đức Chúa Trời!
Chữ “ở cùng” có nghĩa là “mặt đối mặt”. Chữ nầy cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus “mặt đối mặt” với Đức Chúa Trời. Nói khác đi, Ngài là đồng đẳng với Đức Chúa Trời.
Điều nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng Đức Chúa Trời mà chúng ta phục vụ là một Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Có một Đức Chúa Trời, Ngài bày tỏ chính mình Ngài ra trong ba Thân Vị. Ngôi Lời, Chúa Jêsus, là một trong những sự tỏ ra nầy.
C. Về bản chất Ngài là Đức Chúa Trời – Câu nói “và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời”, là phát biểu rõ ràng nhất về thần tánh của Chúa Jêsus trong Kinh thánh. Không những Ngôi Lời là đồng đời đời và đồng đẳng với Đức Chúa Trời; Ngôi Lời còn là Đức Chúa Trời nữa! Đấy là lý do tại sao Chúa Jêsus dám thốt ra những điều mà Ngài đã phán, Giăng 14:8; 10:30; 8:58.
Minh họa: Tôi không thể nói: “Tôi với Cha tôi là một”. Điều đó không thật đâu! Chỉ có Chúa Jêsus mới dám nói như thế và điều đó chính xác 100%. Khi Đức Chúa Trời sai Con Ngài vào trong thế gian nầy, Giăng 3:16; Ngài đã sai một Đấng là Đức Chúa Trời đời đời, đồng đẳng và đồng bản chất. Nói khác đi, khi các thiên sứ nói: “ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là Christ, là Chúa”, Luca 2:11, họ đang công bố ra sự giáng sinh của Đức Chúa Trời trong xác thịt con người!
Qua mọi sự trong đời sống của Ngài, Ngài đã minh chứng Ngài là Đấng đời đời. Từ “Hãy bình an” cho đến “Hãy đứng dậy mà đi” đến “Laxarơ, hãy ra” đến “Tội lỗi ngươi đã được tha” đến “Mọi sự đã được trọn” lẽ thật và quyền phép thần tánh của Ngài thường xuyên được tỏ ra. Từng lời nói, từng việc làm, từng phép lạ đều công bố ra Ngài là Đức Chúa Trời. Chỉ một mình Ngài là Thân Vị của Lễ Giáng Sinh!
II. XEM XÉT QUYỀN PHÉP CỦA LỄ GIÁNG SINH (câu 3)
(Minh họa: Nếu tôi yêu cầu các bạn nói cho tôi biết bạn nghĩ gì về sự tỏ ra quyền phép lớn lao nhất của Đức Chúa Trời; các bạn sẽ có câu trả lời không giống nhau. Có người sẽ nói đấy là sự sáng tạo, các phép lạ của Ngài, nhiều người khác sẽ nói về thập tự giá và vẫn có nhiều người khác nữa sẽ nhắm vào sự phục sinh. Nhưng, tôi gợi ý cho các bạn rằng sự tỏ ra quyền phép long trọng nhất của Đức Chúa Trời là khi Ngài thêm nhân tánh vào thần tánh của Ngài rồi đến sống và chết giữa vòng loài người, Philíp 2:5-8. Hãy suy nghĩ trong một phút về Đấng đã chào đời trong cái máng cỏ kia ở thành Bếtlêhem).
A. Ngài là Đấng Dựng Nên Cõi Thọ Tạo – Khi bạn xem xét, câu nầy cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus là Đấng Dựng Nên vũ trụ, sự ra đời của Ngài là một con trẻ đã trở nên đáng kinh ngạc hơn. Đấng Dựng Nên cõi thọ tạo tự hạ mình xuống rồi trở thành một tạo vật trong cõi thọ tạo! Đức Chúa Trời đã nương vào một người mẹ con người. Chúa Jêsus, Ngài là Tác Nhân của Sự Sáng Tạo, đã bước ra khỏi cõi đời đời, gạt qua một bên sự vinh hiển của Ngài rồi bước vào thế gian nầy làm người như một con trẻ! Đấy là quyền phép nằm ở đàng sau Lễ Giáng Sinh!
Đấy là lý do tại sao mùa lễ nầy không nhắc tới các cây thông cùng các sợi dây kim tuyến; những gói quà và tiệc tùng; mấy cái nơ và những hộp quà, hay các bữa ăn. Mùa lễ nầy đang nói về Ngài! Ngài là Đấng Dựng Nên Cõi Thọ Tạo!
B. Ngài là Chủ của sự sáng tạo – Không những Ngài đã dựng nên vũ trụ nầy, nhưng Ngài là quyền phép nâng đỡ muôn vật, Côlôse 1:16-17. Đấy là những gì chữ “nâng đỡ” muốn nói. Khi một người nâng đỡ, người ấy là “chất keo của các dãy thiên hà”. Ngài đã dựng nên nó và Ngài cũng nâng đỡ nó nữa!
(Minh họa: Hãy suy nghĩ về sự ấy theo cách nầy, con người thực sự không thể tạo ra cái gì đó hoạt động như nó đáng phải có. Nhưng, hãy nhìn vào hành tinh vĩ đại của chúng ta rồi nhận ra rằng nó không dịch chuyển theo một vòng tròn; nó dịch chuyển theo ba hướng trong cùng một lúc. Nó xoay quanh trục của nó; nó xoay quanh mặt trời; và con đường đi của nó bị lệch đi bởi các hành tinh khác. Nó vẫn không lệch lạc 1/100 giây trong một trăm năm. Chúng ta chỉ có thể nói rằng Chúa Jêsus đang nắm quyền tể trị.
Khi ấy, chúng ta nhìn vào cách xây dựng vũ trụ nầy là một nguyên tử, một thực thể nhỏ đến nỗi mỗi nguyên tử chưa bằng 150/triệu của một inch đường kính. Nếu bạn có thể lấy một phân tử của chỉ một giọt nước, đổi chúng thành những hạt cát, sẽ có đủ cát để xây một xa lộ nửa dặm bề rộng và dày một foot trọn con đường đi từ Nữu Ước đến San Francisco. Và, có 120 giọt nước chỉ trong một muỗng canh!
Kết hợp với sự kiện một tế bào lấy từ cơ thể của bạn chứa 200 tỉ phân tử của nguyên tử. Trong trường hợp bạn nhìn vào vũ trụ với một viễn vọng kính và nhìn thấy nó to lớn dường nào, hay bạn nhìn vào vũ trụ nầy với một kính hiển vi rồi nhìn thấy nó nhỏ là dường nào. Khi bạn nhìn thấy trật tự, tính đối xứng, sự hài hòa, vẻ đẹp của mọi sự, chỉ có kẻ dại mới không kết luận Đức Chúa Trời đã tạo ra điều đó, và Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị).
Mọi sự ấy muốn nói tới điều gì chứ? Nó có ý nói rằng Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị trong Lễ Giáng Sinh nầy! Trông dường như thế gian đang xoáy ra khỏi sự điều khiển, nhưng không phải như vậy đâu. Hết thảy đều nằm trong hai bàn tay của Ngài là Đấng đã dựng nên nó và muôn vật đang hoạt động theo mục đích của Đấng đã thiết kế ra chúng!
Đấng đã dựng nên và điều khiển vũ trụ đã chào đời vào trong thế gian nầy cách đây 2.000 năm như một đứa trẻ vô dụng. Ngài đã sống ở đây trong nghèo khó và sự chối bỏ chỉ để chết một cái chết khủng khiếp trên thập tự giá. Ngài đã làm mọi sự nầy vì Ngài yêu thương bạn, Rôma 5:8.
Vì thế, đâu là quyền phép của lễ Giáng Sinh? Có phải là một ông mập tròn mặc bộ áo đỏ đang phát đồ chơi cho mấy đửa trẻ kia không? Có phải con tuần lộc của mũi đỏ kia hay người tuyết dựng lên đó chăng? Có phải mấy gã lùn, các gói quà, những bữa ăn thịnh soạn đó và gia đình tụ họp lại chăng? Không! Quyền phép của lễ Giáng Sinh là Đức Chúa Trời đang nằm trong máng cỏ! Đấy là quyền phép của lễ Giáng Sinh! Đấy là lý do mà chúng ta kỷ niệm trong ngày nầy đây. Đấy là cốt lõi của toàn bộ mùa lễ nầy!
III. XEM XÉT MỤC ĐÍCH CỦA LỄ GIÁNG SINH (các câu 4-5)
(Minh họa: Thắc mắc nài xin giải đáp là “Tại sao”. Tại sao Đấng Tạo Hóa lại muốn trở thành một chi thể trong sự sáng tạo của Ngài? Tại sao Đức Chúa Trời khoác lấy xác thịt con người và đi lại giữa vòng loài người? Tại sao Ngài đến với trần gian nầy để sống và để chết? Đâu là mục đích của Lễ Giáng Sinh?)
A. Ngài đã đến để đem sự sống vào nơi chết – Khi Chúa Jêsus đến trong thế gian nầy, Ngài đã bước vào một thế giới đầy dẫy với hạng người đang dãy chết. Nhưng, hạng người đang dãy chết nầy không biết họ đang chết.
(Minh họa: Cách đây nhiều năm, một nhà nông tìm cách dạy con mình cách sống trong nông trại. Vì vậy, ông đem con đến với chuồng gà kia, bắt lấy một con gà rồi nói: "Nầy con, mẹ con muốn một con gà để ăn tối, vậy con biết chúng ta phải làm gì rồi". Với câu nói ấy, ông ta vặn cổ con gà, và nó bắt đầu quay vòng vòng trên mặt đất. Hai con mắt của cậu bé kia tròn xoe với ngạc nhiên, nói nói: "Ba ơi, nhìn kìa. Con gà đang dãy chết ở đó mà không biết mình chết". Đấy chính xác là cách hạng người hư mất đang có, Êphêsô 2:1-3).
(Minh họa: Chúa Jêsus đã đến hầu cho hạng người hay chết kia có thể sống! Khi một người hư mất hay chết đó gặp Chúa Jêsus, người từ sự chết qua sự sống, Giăng 5:24. Khi người hay chết kia được sống trong Chúa Jêsus, mọi sự trong đời sống người đều thay đổi, II Côrinhtô 5:17. Mọi người cần phải biết rằng:
1. Chúa Jêsus là năng lực của sự sống trên đất – Chúng ta đang sống động hôm nay chỉ bởi ân điển của Ngài mà thôi, Minh họa: Gióp 1:21. Ngài làm cho sự sống ra khả thi!
2. Chúa Jêsus là bí quyết của đời sống hiệu quả – Có câu nói rằng: “ba điều làm cho cuộc sống thành ra có giá trị: một bản ngã để sống với; một đức tin để sống với; và một mục đích thích đáng để sống với”. Chỉ có Đức Chúa Jêsus Christ mới có thể ban cho bạn cả ba điều nầy, Giăng 10:10! Ngài ban cho sự sống và sự sống dư dật! Từ ngữ “dư dật” có ý nói tới “tốt hơn, phi thường, trổi hơn, hiếm thấy”. Đấy là loại sự sống mà Ngài đã đến đặng ban cho! Ngài ban cho mục đích sống!
3. Chúa Jêsus là Nguồn của sự sống đời đời – Người nào nhìn biết Chúa Jêsus bởi đức tin sẽ sống cho đến đời đời, Giăng 11:25-26; 3:16. Ngài làm cho sự sống ra vĩnh viễn!
Minh họa: Cuộc sống thực còn hơn việc đi đứng, nói năng, ăn uống, thở, yêu thương v.v… Cuộc sống thực, sự sống dư dật, cuộc sống vui vẻ được tìm thấy trong sự nhìn biết Đức Chúa Trời qua Con của Ngài, là Đức Chúa Jêsus Christ, 1 Giăng 5:12)
.
B. Ngài đã đến để đem sự sáng vào chỗ tối tăm – Bây giờ, có một người kia không nhìn biết Chúa Jêsus thì chẳng khác gì hơn là chết về mặt thuộc linh. Người cũng sống trong tăm tối thuộc linh! Chúa Jêsus đã đến để thay đổi mọi sự đó! Ngài phán: “Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo ta, chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống” (Giăng 8:12). Chúa Jêsus đã đến để giải phóng kẻ bị mất ra khỏi sự tối tăm của họ và để đem họ vào sự sáng láng vinh hiển của Ngài:
+ “Vả, lúc trước anh em đang còn tối tăm, nhưng bây giờ đã nên người sáng láng trong Chúa. Hãy bước đi như các con sáng láng” (Êphêsô 5:80).
+ “đặng mở mắt họ, hầu cho họ từ tối tăm mà qua sáng láng, từ quyền lực của quỉ Sa-tan mà đến Đức Chúa Trời, và cho họ bởi đức tin nơi ta được sự tha tội, cùng phần gia tài với các thánh đồ” (Công Vụ các Sứ đồ 26:18).
+ “Ngài đã giải thoát chúng ta khỏi quyền của sự tối tăm, làm cho chúng ta dời qua nước của Con rất yêu dấu Ngài” (Côlôse 1:13).
Chúa Jêsus đã đến trong thế gian nầy để đem ánh sáng vào chỗ tối tăm thuộc linh của chúng ta! Giống như Ngài đứng trong chỗ tối tăm của sự sáng tạo rồi phán: “Hãy có sự sáng”; có một ngày khi Ngài đứng trong chỗ tối tăm lạnh lẽo của tấm lòng tôi và mang ánh sáng đến cho linh hồn tôi. Hãy lắng nghe cách Phaolô nói ra điều đó ở II Côrinhtô 4:6: “Vì Đức Chúa Trời, là Đấng có phán: Sự sáng phải soi từ trong sự tối tăm! đã làm cho sự sáng Ngài chói lòa trong lòng chúng tôi, đặng sự thông biết về vinh hiển Đức Chúa Trời soi sáng nơi mặt Đức Chúa Jêsus Christ”.
Cái điều đáng buồn, ấy là thế gian vấp ngã mù lòa trong tối tăm tìm kiếm sự sáng ở những chỗ không đúng kìa.
(Minh họa: Tôi nghe kể lại về một người say xỉn một tối kia là đà dưới ánh đèn của đường phố. Ông ta dò dẫm khắp mặt đất, cảm nhận được mùi xi-măng, đang ra sức tìm cái gì đó. Bạn của ông bước tới hỏi: "Sam, ông đang làm gì ở đó vậy?" Ông ta đáp: "Ồ, tôi bị mất cái bóp”. Vì vậy người bạn nầy cũng chống tay và quì gối xuống, cả hai khởi sự tìm cái bóp của người kia. Không ai tìm thấy nó cả, và sau cùng người bạn nói với gã say xỉn kia: "Có phải ông chắc là mất cái bóp ở chỗ nầy không?" "Ồ không. Thực ra, tôi làm rớt nó ở đâu đó đàng kia kìa". "Thế sao chúng ta lại tìm ở chỗ nầy?" "Vì đàng kia không có đèn sáng").
Đấy đúng là điều mà thế gian bị mất đang làm với sự sáng. Họ chối bỏ nó khi nó đến trên đường lối của họ, Giăng 3:19: “Vả, sự đoán xét đó là như vầy: sự sáng đã đến thế gian, mà người ta ưa sự tối tăm hơn sự sáng, vì việc làm của họ là xấu xa”. Và, họ còn sống tệ hơn thế nữa! Thế giới bị hư mất còn năng động dập tắt sự sáng hầu ngăn trở không cho nó chiếu sáng ra khắp nơi nữa. Nhưng, tôi có tin tức cho họ đây! Sự Sáng đã chiếu rạng từ cõi quá khứ đời đời; Sự Sáng tỏa ra từ máng cỏ thành Bếtlêhem; Sự Sáng đã chiếu ra trong 33 năm khi Chúa Jêsus đi lại trên đất nầy; Sự Sáng đã bập bùng ngắn ngủi tại đồi Gôgôtha, nhưng rực rỡ ngay lối vào ngôi mộ trống, sự sáng ấy sẽ tiếp tục soi sáng con đường dẫn đến cõi đời đời cho hết thảy những ai muốn theo Ngài!
(Minh họa: Phần nhiều người đều bối rối khi họ phải suy nghĩ Lễ Giáng Sinh nói tới điều gì!?! Mối quan tâm chính của họ đặt vào việc cung ứng món quà sao cho trọn vẹn kìa. Bạn biết đấy, chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể làm được điều đó! Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể cung ứng món quà trọn vẹn. Và, đấy đúng là những gì Ngài đã làm khi Ngài sai Chúa Jêsus vào trong thế gian nầy. Ngài đã ban cho chúng ta Con của Ngài là Chúa Jêsus, là tặng phẩm cao cả nhất. Ngài đã ban cho Chúa Jêsus làm sự sống cho những linh hồn đang dãy chết và sự sáng cho mọi tấm lòng tăm tối của chúng ta. Ngài đã phó mọi sự của Ngài khi Ngài ban cho chúng ta Con của Ngài!)
Phần kết luận: Có phải bạn đang có một lễ Giáng Sinh đúng nghĩa không? Bạn có thể, nhưng chỉ có Chúa Jêsus đang ở tại trung tâm mọi sự bạn làm! Đây là cách bạn có thể bảo đảm cho mình một lễ Giáng Sinh đúng nghĩa trong năm nay:
1. Phải biết chắc bạn đã được cứu; rằng bạn đang nhìn biết Ngài; rằng bạn đã từ sự chết qua sự sống.
2. Phải biết chắc ngày nầy nói về Ngài và không nói về bất cứ điều chi khác.
3. Phải biết chắc dâng cho Ngài sự vinh hiển mà Ngài đáng được hôm nay và mỗi ngày.
Có phải Ngài phán với tấm lòng của bạn hôn nay không? Nếu thật vậy, bàn thờ nầy đang rộng mở cho bất cứ điều chi từ sự cứu rỗi đến cầu nguyện, đến đầu phục, đến cảm tạ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét