Thứ Năm, 30 tháng 9, 2010

Giăng 1:1-15: "CHÚA JÊSUS: LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI"



Giăng 1:1-15
CHÚA JÊSUS: LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Phần giới thiệu
: Sách Tin Lành Giăng do vị Sứ đồ cao tuổi viết ra vào khoảng năm 85SC. Đây là sách Tin Lành sau cùng trong bốn sách Tin Lành đã được viết ra. Lúc bấy giờ, sách nầy được lưu hành giữa vòng cộng đồng Cơ đốc, các sách Tin Lành kia đều là lời lẽ dùng trong gia đình. Dân sự trên khắp thế giới đã có rồi những câu chuyện nói tới đời sống của Đấng Christ như đã được ghi lại bởi Mathiơ, Mác và Luca. Ba sách Tin Lành đầu tiên nầy được gọi là Phúc Âm Nhất Lãm. Từ ngữ "nhất lãm" có nghĩa là "cùng nhau xem". Điều nầy có ý nói rằng ba sách Tin Lành đầu tiên chứa cùng những truyện tích và cùng sự dạy dỗ, song được trình bày từ một góc độ khác. Tuy nhiên, mỗi sách đều được Chúa cảm thúc trọn vẹn.
Tin Lành Giăng thì khác nữa! Trong những trang giấy của quyển sách kỳ diệu nầy, chúng ta nhìn thấy một góc cạnh của Đấng Christ mà các tác giả Tin Lành khác không đụng đến. Giăng là một chi thể của vòng bề trong phước hạnh đó. Một ít môn đồ đã ở với Đấng Christ trong những giờ phút mật thiết nhất của Ngài. Trong sách Tin Lành Giăng nầy, cung ứng cho chúng ta 21 chương rất phước hạnh. Các chương ấy, khi mở ra, chúng trình bày một khía cạnh mới nói tới bổn tánh thiêng liêng của Ngài. Theo thời gian, tôi dự tính rao giảng từ từng hình ảnh nầy của Đấng Christ mà Giăng cung ứng cho chúng ta. Chúng ta sẽ gọi loạt bài nầy là Các bức chân dung của Đấng Christ trong phòng triển lãm của Giăng.
Trong chương mở đầu nầy, Giăng đang tô vẽ một bức tranh nói tới Chúa Jêsus: Lời của Đức Chúa Trời, và chúng ta muốn tập trung vào hình ảnh ấy tối nay. Chúng ta hãy cùng nhau nhìn vào Chúa Jêsus: Lời của Đức Chúa Trời. Ba lẽ thật được tỏ ra trong các câu nầy nói về Lời của Đức Chúa Trời.
I. CHÚA JÊSUS LÀ LỜI HẰNG HỮU (các câu 1-3)
A. Ngài là Lời bất biến (câu 1a) – Theo câu nầy, Chúa Jêsus luôn luôn hằng hữu! Ngài không bước vào sự hiện hữu tại thành Bếtlêhem, nhưng Ngài đã có mặt ở đây xuyên suốt mọi thời đại không dứt của cõi quá khứ đời đời. (Minh họa: “Là” trong câu 1 = "luôn luôn có mặt". Đối với chữ “là” nầy ở câu 6. Từ ngữ nầy được sử dụng nói về Giăng Báptít có nghĩa là "trở thành". Giăng đã trở thành, nhưng Chúa Jêsus luôn luôn hằng hữu!) Cảm tạ Đức Chúa Trời vì Ngài là Lời Đức Chúa Trời hằng hữu, không thay đổi – Hêbơrơ 13:8. Đấy là lý do tại sao Cơ đốc nhân có thể nương vào nơi Chúa Jêsus. Ngài sẽ không bao giờ từ bỏ hay lìa khỏi chúng ta – Hêbơrơ 13:5.
B. Ngài là Lời tương giao (câu 1b) – Cụm từ nầy Chúa Jêsus đã "ở cùng Đức Chúa Trời". Nghĩa là, Ngài đã có mặt ở trên trời trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, tuy nhiên Ngài đã đứng như một Thân Vị phân biệt. (Minh họa: Khi cụm từ nầy được đặt kề hai cụm từ kia trong câu nầy, thực tại Ba Ngôi Đức Chúa Trời đang được tỏ ra. Câu nầy dạy cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời, tuy nhiên Ngài vẫn là một hữu thể riêng biệt).
(Minh họa: Đức Chúa Jêsus Christ không phải là một tư tưởng nghĩ suy về Đức Chúa Trời. Ngài không phải là cái gì đó được gợi lên khi mọi việc nằm ngoài tầm điều khiển. Chúa Jêsus đã có mặt ở đó khi Đức Chúa Trời dựng nên con người theo ảnh tượng của Ngài – Sáng thế ký 1:26. Chúa Jêsus đã có mặt ở đó trên trời khi chương trình cứu chuộc thế gian được hình thành – Khải huyền 13:8; Êphêsô 1:4; Tít 1:2; I Phierơ 1:19-20. Trước khi thời gian bắt đầu, Chúa Jêsus đã có mặt với Đức Chúa Cha ở trên trời).
C. Ngài là Lời có lắm người ưa, song cũng có nhiều kẻ ghét (câu 1c) - Khi Chúa Jêsus đến rao giảng về sự ăn năn, Mác 1:15, nhiều người nghĩ Ngài thật là kỳ lạ. Khi Ngài bắt đầu chữa lành và làm ra nhiều phép lạ, nhiều người nghĩ Ngài là một tiên tri do Đức Chúa Trời sai đến, Giăng 3:2. Khi Ngài rao giảng Lời Đức Chúa Trời với quyền phép, nhiều người đã sững sờ, Luca 4:36. Tuy nhiên, khi Chúa Jêsus xưng mình là đồng đẳng với Đức Chúa Trời, nhiều người nghĩ Ngài là kẻ điên khùng, Giăng 19:7. Ngài thôi không còn là một phước hạnh nữa rồi trở thành một cuộc tranh cãi khi Ngài xưng mình là Đức Chúa Trời, Giăng 14:9: "Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hỡi Phi-líp, ta ở cùng các ngươi đã lâu thay, mà ngươi chưa biết ta! Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha. Sao ngươi lại nói rằng: Xin chỉ Cha cho chúng tôi?"
(Minh họa: Có nhiều người vẫn còn vật lộn với các lẽ thật nầy! Họ bằng lòng chấp nhận Đấng Christ khiêm nhường, Đấng Christ dạy dỗ, Đấng Christ nhu mì, Đấng Christ chịu chết, Đấng Christ phục vụ. Tuy nhiên, họ sẽ không công nhận Đức Chúa Jêsus Christ là Người/Trời. Ngài vẫn 100% là Đức Chúa Trời và 100% là con người, hết thảy quyện vào nhau làm một. Điều nầy đã được tóm tắt rất hay bởi Phaolô ở Philíp 2:5-8. Trong những câu Kinh thánh nầy, vị Sứ đồ trình bày bằng thứ ngôn ngữ cụ thể, rõ ràng sự thực Chúa Jêsus đã tồn tại trước Bếtlêhem. Ngài đã bằng lòng hạ mình xuống đến với thế gian nầy trong địa vị của một tôi tớ. Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời ở trong xác thịt con người!)
D. Ngài là Lời sáng tạo (câu 3) - Câu nầy cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus là năng lực ở đàng sau sự sáng tạo vũ trụ. Ngài phán thì việc liền có! Ngài đứng ở chỗ không không rồi phán, hết thảy mọi sự nầy ắt hiển hiện, Côlôse 1:16-17.
(Minh họa: Tôi rất biết ơn vì Đức Chúa Trời nầy là Đức Chúa Trời của tôi, Cứu Chúa nầy là Cứu Chúa của tôi! Tôi lấy làm vui sướng vì tôi có thể biết Ngài tha thứ rời rộng và sự cứu rỗi nằm trong sự tể trị của Ngài. Mọi lo lắng và các áp lực của cuộc sống bắt đầu lịm dần đi khi đương diện với quyền phép và năng lực của Cứu Chúa toàn năng – Mathiơ 28:18!)
E. Bốn lẽ thật nầy, được kết lại làm một, cung ứng cho chúng ta sự dạy rõ ràng rằng Chúa Jêsus là Lời hằng hữu của Đức Chúa Trời. Ngài luôn luôn hiện hữu và Ngài sẽ luôn luôn hiện hữu! Cảm tạ Đức Chúa Trời, sẽ chẳng có một ngày nào trong cả cõi đời đời mà không có Chúa Jêsus! Bất luận chúng ta có bị thổi đến nơi nào đi nữa, hoặc chúng ta phải đối mặt với bất cứ vấn đề gì khi chúng ta hành trình qua thế gian nầy, chúng ta có thể dám chắc rằng Đấng tự hữu đang, luôn luôn có mặt ở đó vì chúng ta. Ngài là Lời hằng hữu của Đức Chúa Trời hằng sống!
II. CHÚA JÊSUS LÀ LỜI ĐƯỢC NHÂN CÁCH HÓA (câu 14)
(Minh họa: Câu nầy là một trong những câu rõ ràng nhất trong cả Kinh thánh nói tới sự hóa thân thành nhục thể của Đức Chúa Jêsus Christ. Sự hóa thân thành nhục thể là câu nói có ý nghĩa "sự tỏ ra về mặt thân thể của một hữu thể siêu nhiên").
A. Tư thế của sự hóa thân thành nhục thể của Ngài - Câu nầy cho chúng ta biết rằng "Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta". Tư thế của sự hóa thân thành nhục thể của Ngài là một lẽ mầu nhiệm. Làm thế nào Đức Chúa Trời có thể trở nên con người được chứ? Câu trả lời cho thắc mắc nầy chỉ nằm trong lý trí của một mình Đức Chúa Trời mà thôi. Mọi sự chúng ta biết, ấy là Đức Chúa Trời đã chọn một nữ đồng trinh tên là Mary và khiến cho nàng chịu thai thật lạ lùng rồi sanh ra một đứa con. Tôi nhìn biết rằng đêm hôm đó khi Chúa Jêsus chào đời, Đức Chúa Trời đã ngự đến trên đất. Không cứ cách nào đó, Ngôi Lời đã trở nên xác thịt! Trong khi chính mình Chúa Jêsus đã hiện hữu từ quá khứ đời đời, Ngài khoác lấy trên chính mình Ngài một áo xống xác thịt tại đó trong thành Bếtlêhem. Đấng Tạo Hóa đã chào đời làm tạo vật. Đức Chúa Trời đã phó mạng sống của Ngài vào tay những kẻ hay chết. Một bối cảnh như thế đã thuộc về tôi!
(Minh họa: Câu nầy nói rằng Đức Chúa Trời "ở" giữa chúng ta. Từ ngữ ấy rất phong phú trong ý nghĩa. Đúng ra câu ấy có ý nói rằng Chúa Jêsus đã đóng trại Ngài giữa vòng những kẻ hay chết. Ngài đã sống giữa vòng chúng ta, lao động giữa vòng chúng ta, cầu nguyện giữa vòng chúng ta, chịu khổ giữa vòng chúng ta rồi chịu chết giữa vòng chúng ta. Đức Chúa Trời đã bước đi trên đất và đã không được công nhận bởi nhiều người, họ đã từng tiếp xúc mật thiết với Ngài. Minh họa: Đúng là một thảm họa khi có người từng tiếp xúc với Cứu Chúa mà vẫn không công nhận Ngài).
(Minh họa: Mới đây, Tổng thống Clinton du hành sang Israel. Chuyến đi ấy khiến cho chính phủ Mỹ và chính phủ Israel tốn hàng triệu đôla lo thu xếp cho ông đến đó. Tuy nhiên, khi ông đến nơi, họ dành cho ông một sự tiếp đón tuyệt vời. Cách đây 2.000 năm, Đức Chúa Trời đã đến tại thành Jerusalem và họ đã giết Ngài. Cho nên chẳng có gì phải ngạc nhiên khi Tổng Thống Hoa Kỳ lại được an ninh trong thế gian nầy hơn cả Đức Chúa Trời).
B. Lẽ mầu nhiện của sự hóa thân thành nhục thể của Ngài – Từ ngữ là "trở nên" xác thịt. Từ ngữ nầy mang ý tưởng "xuất hiện trong lịch sử, bước lên sân khấu". Tại đó, trong thành Bếtlêhem, Đức Chúa Trời đã bước ra khỏi cõi đời đời rồi bước lên sân khấu lịch sử của con người. Ngài đã đến, một minh chứng hiển nhiên về sự hằng hữu của Đức Chúa Trời và về sự bằng lòng của Đức Chúa Trời giải cứu nhân loại. Khi Ngài có mặt ở đây trên đất và qua tường trình để lại cho bạn và cho tôi, chúng ta có thể thấy rằng Chúa Jêsus đã đến trong thế gian nầy để bày tỏ Đức Chúa Trời cho con người biết. Ngài đã làm điều nầy qua môi giới xác thịt của Ngài - I Giăng 1:1. (Minh họa: Thường thì tôi ganh tỵ với những người ấy, rồi tôi nhớ đến lời lẽ của Chúa Jêsus – Giăng 20:24-29. Không phải ai đã trông thấy Chúa Jêsus trên đất nầy đều có đức tin nơi Ngài đâu!)
C. Nét oai nghi của sự hóa thân thành nhục thể của Ngài - (Minh họa: "Chúng ta ngắm xem sự vinh hiển của Ngài"). Hiển nhiên Giăng đã nhìn thấy sự vinh hiển của Chúa Jêsus trong một nhận thức rất thực. Ở Mathiơ 17, Giăng, cùng với Giacơ và Phierơ đi cùng Chúa Jêsus lên một sườn núi kia. Ở đó, Chúa Jêsus đã vén bức màn xác thịt của Ngài đặt qua một bên và Ngài đã tỏ ra sự vinh hiển đã bị che đậy ở bên dưới. Chúa Jêsus đã che đậy danh nghĩa thiên thượng của Ngài bên trong cái khuôn bằng đất. Tuy nhiên, sự vinh hiển cao trọng nhất của Ngài đã được tỏ ra trong ngày Ngài chịu đóng đóng đinh trên thập tự giá và chịu chết cho hạng tội nhân. Trên đồi Gôgôtha, sự vinh hiển của Đức Chúa Trời nằm ở trọng tâm rất dễ nhận ra! Rốt lại, đấy là lý do Chúa Jêsus rời bỏ cung điện ở Thiên đàng và đến để sống giữa vòng loài người. Ngài khoác lấy trên chính mình Ngài chiếc áo xác thịt hầu cho Ngài có thể chịu chết cho nhân loại. Đấy là những gì Ngài đã làm cho mỗi một người chúng ta tối nay. Đối với tôi, bằng chứng long trọng nhất của sự vinh hiển Đức Chúa Trời là thân thể tan nát của Đức Chúa Jêsus Christ đã chứng tỏ tình yêu của Ngài dành cho tôi trong sự rõ ràng nhất của từ ngữ, Rôma 5:8.
III. CHÚA JÊSUS LÀ LỜI CÔNG BỐ (câu 18)
(Minh họa: Theo câu nầy, Chúa Jêsus đã đến để bày tỏ Đức Chúa Trời ra cho con người biết. Từ ngữ "giải bày" có nghĩa là "mở ra". Từng việc Chúa đã làm đều nằm trong nổ lực bày tỏ ra sự khải thị về Đức Chúa Trời cho con người biết. Con người cần phải nhìn thấy Đức Chúa Trời không những là Đấng ban luật pháp, mà còn là Đấng yêu thương nữa. Không những là Quan Án, mà còn là Đấng xưng công bình nữa. Không phải là Đấng khắc nghiệt, ghét bỏ, mà là một Đức Chúa Trời hay săn sóc, cứu rỗi. Chúa Jêsus đã làm điều nầy bởi đời sống của Ngài – Giăng 14:7-9; Côlôse 1:15; Hêbơrơ 1:3. Chúa Jêsus đã đến để trình bày về Đức Chúa Trời rõ ràng trước mặt loài người và Ngài đã làm điều nầy trong hai phương thức chính).
A. Ngài đã đến đặng công bố sự sáng ra (các câu 4-9) Ngài đã đến với một thế giới đang ở trong sự tối tăm thuộc linh và đã mở ra các bức màn ân điển rỏ ra lẽ thật về Đức Chúa Trời cho loài người đang lang thang trong bóng tối tăm. Chúa Jêsus đã đến để soi sáng con đường cho loài người đi hướng về Đức Chúa Trời. Sự sáng nầy sẽ đạt được một trong hai việc. Một, nó sẽ khiến cho con người ăn năn tội của họ rồi chạy a vào đôi vòng tay rộng mở của Chúa, hay nó sẽ khiến cho họ chối bỏ sự sáng rồi cứ tiếp tục đi con đường tối tăm của mình. Một đường sẽ dẫn tới sự cứu rỗi, con đường kia sẽ dẫn tới chỗ bị rủa sả! Giăng 3:36!
(Minh họa: Cảm tạ Đức Chúa Trời vì sự sáng mà Ngài đã ban cho con người sa ngã! Giờ đây, chúng ta không phải bị ràng buộc bởi các luật lệ, phép tắc trong luật pháp, mà được tự do đáp ứng với sự kêu gọi yêu thương của ân điển. Và, hãy ngợi khen Chúa, sự sáng nầy với tới hết thảy mọi người - câu 9! Ngày cả tôi nữa!)
B. Ngài đã đến để công bố sự sống (các câu 10-13) - Chúa Jêsus đã đến với dân sự của Ngài, họ có Lời của Ngài và đang sinh sống trong đất hứa của Ngài. Ngài đã đến để nói cho họ biết rằng có một con đường dẫn đến Đức Chúa Cha và kinh nghiệm sự sống đời đời. Trong những gì là một câu đáng buồn nhất trong Kinh thánh, họ đã từ chối lời kêu gọi nầy từ Thiết Hữu của tội nhân đến từ Ngài. Tuy nhiên, các câu 12-13 nói rõ rằng bất kỳ ai đáp ứng tích cực với sự sáng của Đức Chúa Trời và chịu đến với Chúa Jêsus rồi tiếp nhận Ngài vào lòng của họ, họ sẽ kinh nghiệm sự sanh lại và sẽ bước vào sự sống đời đời.
(Minh họa: Giăng nói rõ ở câu 13 rằng sự sống nầy không đến bởi sự ra đời tự nhiên của chúng ta (không phải bởi huyết), không phải bởi các việc lành của chính chúng ta (không phải bởi ý muốn của xác thịt), không phải bởi việc làm của người khác (ý muốn của con người), mà chỉ bởi ý muốn của Đức Chúa Trời. Và, đâu là ý muốn của Đức Chúa Cha? Giăng 6:36-40! Có một con đường duy nhứt vào sự sống và ấy là qua Con của Đức Chúa Trời. Ngài là Cánh Cửa, Giăng 10:9; và Ngài là Con Đường, Giăng 14:6. Nếu bất kỳ ai muốn vào sự sống đời đời, họ sẽ phải nhờ Chúa Jêsus!)
Phần kết luận: Tôi không thể nói rằng tôi hiểu hết các lẽ thật đang chất chứa trong phân đoạn Kinh thánh nầy, nhưng tôi có thể nói rằng tôi rất ưa thích chúng! Tôi muốn ngợi khen Chúa vì đã bày tỏ chính mình Ngài và Cha Ngài cho hạng người như chúng ta. Tôi rất vui sướng vì một tội nhân giống như tôi có thể đến với Chúa Jêsus bằng đức tin đơn sơ và có thể được cứu cho đến đời đời bởi ân điển của Ngài. Có thể tôi không biết nhiều về Quyển Sách cũ nầy, nhưng tôi rất sung sướng vì tôi biết Lời của Đức Chúa Trời theo cách riêng vào trưa hôm nay. Còn bạn thì sao? Nếu bạn chưa bao giờ gặp gỡ Chúa Jêsus trong sự tha thứ rời rộng, bây giờ là thời điểm của bạn đấy. Chúa Jêsus đang đứng sẵn đó để bày tỏ Đức Chúa Cha cho bạn biết. Ngài chờ đợi bạn đáp ứng với sự sáng của Ngài hầu cho Ngài có thể ban cho bạn sự sống của Ngài. Liệu bạn có làm những điều bạn cần phải làm tối nay và đến với Chúa Jêsus không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét