Giăng 19:1-18
Chúa
Jêsus:
Nhà
Vua Bị Đóng Đinh Trên Thập Tự Giá
Phần giới thiệu: Vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, các
lực lượng vũ trang Nhật bản đã đánh bom căn cứ Hải quân của Mỹ ở Trân Châu Cảng,
Hawaii. Tổng
thống Roosevelt đã đọc một bài diễn văn qua đài
phát thanh ngày hôm sau mô tả biến cố như một "ngày
sống trong ô nhục". Tự điển Webster mô tả ô nhục là: "sỉ nhục, nhục nhã, tình trạng gian ác rất
to lớn". Giờ đây, chẳng có một người nào dám phủ nhận những gì người Nhật đã
làm ngày ấy là một hành động cực kỳ tàn ác. Thực vậy, sự việc ấy dẫn tới cái chết
của hàng trăm hàng ngàn binh sĩ trên vùng biển Nam Thái Bình Dương. Tôi đã nghe
nói việc ám sát Tổng thống Kennedy được mô tả là ngày "khét tiếng" nhất trong lịch sử quốc
gia rộng lớn của chúng ta. Cũng có thể là như vậy lắm. Tuy nhiên, tôi muốn đưa
bạn trở lại với thời điểm cách đây 2.000 năm, ngày ấy đứng đời đời là ngày khét
tiếng nhất trong lịch sử. Vào ngày đó, loài thọ tạo đã thực hiện các bước thủ
tiêu Đấng Tạo Hóa của nó. Vào ngày đó, con người đã dấy sự loạn nghịch của nó
lên chống lại Đấng Toàn Năng của mình. Vào ngày đó, Con yêu dấu của Đức Chúa Trời
đã trở thành Chiên Con bị giết từ buổi sáng thế. Ngày Đức Chúa Jêsus Christ bị đóng
đinh trên thập tự giá là ngày khét tiếng nhất trong lịch sử của thế gian.
Sáng nay, tôi muốn chúng ta nhìn xem một hình ảnh nói tới
Chúa Jêsus: Nhà Vua Bị Đóng Đinh Trên Thập
Tự Giá. Hôm
nay, tôi muốn chúng ta phải nhớ những điều Ngài đã gánh chịu để cung ứng ơn cứu
rỗi cho hạng tội nhân. Hôm nay, tôi muốn chúng ta hãy nhìn vào Vua các vua và
Chúa các chúa khi Ngài chịu chết vì bạn và vì tôi. Hôm nay, tôi muốn chúng ta
phải có cái nhìn thật tươi mới vào đồi Gôgôtha và các biến cố đã diễn ra ở đó
trong ngày ấy. Khi chúng ta xem xét Chúa Jêsus:
Nhà Vua Bị Đóng Đinh Trên Thập Tự Giá, tôi muốn bạn nhìn thấy con người Jêsus
nầy yêu thương bạn là dường nào. Tôi muốn bạn nhìn thấy những gì Ngài bằng lòng
gánh chịu là vì bạn. Tôi muốn bạn nhìn thấy thể nào cái chết của Ngài trên thập
tự giá có thể trở thành phương tiện cho sự cứu rỗi của bạn nếu bạn chưa nhìn biết
Ngài, và cái chết nầy có ý nghĩa như thế nào đối với bạn một khi bạn đã được cứu
rồi. Chúng ta hãy nhìn vào các phương diện khác nữa trong chương nầy khi chúng
ta xem xét Chúa Jêsus: Nhà Vua Bị Đóng
Đinh Trên Thập Tự Giá.
I. NHÀ VUA BỊ XÉT ĐOÁN (các câu 1-17)
(Minh họa: Có vài nhóm dính dáng
vào sự chối bỏ và xét đoán nhà Vua vào cái ngày kinh khủng và khét tiếng đó. Chúng
ta hãy dành ra một phút để xem xét những kẻ trực tiếp dính dáng đến cái chết của
Vua các vua).
A. Những kẻ chẳng có lòng thương xót (mấy tên
lính) (các câu
2-3) – Mấy
câu nầy cho chúng ta biết hạng người có tấm lòng chai cứng nầy đã bắt lấy Chúa
Jêsus, đánh đòn Ngài và chế giễu Ngài bằng cách tra cái mão gai lên đầu Ngài và
đối xử với Ngài một cách tàn nhẫn. Đây chính là một số người về sau đã đưa Chúa
Jêsus lên đồi Gôgôtha, đóng đinh Ngài lên một cây thập tự rồi bóc thăm lấy áo xống
Ngài khi Ngài gục chết vì tội lỗi. Số người nầy trực tiếp chịu trách nhiệm cho
cái chết của Đức Chúa Jêsus Christ!
B. Hạng người tôn giáo (các câu 4-7, 15) – Các thầy tế lễ thượng phẩm
cùng các thầy thông giáo đều dính dáng đến cái chết của Chúa Jêsus trong chỗ họ
đã bắt bớ, vu cáo và xét đoán Ngài dưới những bản án giả dối. Số người nầy về
sau sẽ bước đi bên cạnh thập tự giá và nhiếc móc Chúa Jêsus khi Ngài chịu chết,
Mác 15:29. Số người nầy chịu trách nhiệm trực tiếp cái chết của Đấng Christ!
C. Những kẻ cầm quyền (các câu 6-16) – Cả hai: Philát và Hêrốt đều phạm vào tội bất chấp những gì
họ biết rõ là thực về Chúa Jêsus. Rõ ràng là từ câu chuyện cho thấy rằng Philát
đã tìm đủ mọi cách để phóng thích Chúa Jêsus. Có thể là như thế, hạng người nầy
vốn có quyền lực và khả năng để phóng thích Chúa Jêsus, tuy nhiên họ đã chọn để
cho Ngài chết. Vì lẽ đó, họ chịu trách nhiệm trực tiếp về cái chết của Chúa
Jêsus.
D. Hạng người loạn nghịch (câu 18) – Kinh thánh cho chúng ta biết rằng
Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá giữa hai tên cướp. Kinh thánh cũng cho
chúng ta biết rằng hai người nầy đã chế nhạo Chúa Jêsus và đã chối bỏ Ngài công
khai trong ngày ấy, Luca 23:39. Mặc dầu vậy, một trong hai tên cướp đã đến với
Chúa Jêsus sau đó, cả hai người nầy đều chịu trách nhiệm trực tiếp về cái chết
của Đức Chúa Jêsus Christ.
E. Những kẻ gây loạn lạc (Luca 23:21-23) – Giữa vòng những kẻ chối
bỏ Chúa Jêsus vào cái ngày nghiệt ngã và khét tiếng đó là đám dân đông đã nhóm
lại tại thành Jerusalem
để dự Lễ Vượt Qua. Không chút nghi ngờ gì về một số người nầy chính là những người
đã đi dọc con đường vào thành chỉ mấy ngày trước và đã tung hô Ngài là Vua hầu đến
của họ. Giờ đây, họ đứng với các cấp lãnh đạo của họ và đòi lấy huyết của Đấng
Mêsi vô tội. Số người nầy chịu trách nhiệm trực tiếp về cái chết của Nhà Vua.
F. Tất cả những con người bình thường – E là mau mắn xét đoán những
kẻ đã xét đoán Chúa, chúng ta cần phải bước lùi lại và nhìn vào lý do thực sự
Chúa Jêsus bước lên thập tự giá. Tại sao Ngài phải lên đó chứ? Ngài lên thập tự
giá là vì mọi người đều là tội nhân và đang có cần một Đấng Cứu Thế. Khi Chúa
Jêsus bước lên thập tự giá, Ngài sẽ chết cho tội lỗi của cả nhân loại, II Côrinhtô 5:15. Khi Chúa Jêsus bước lên thập tự
giá, Ngài đã trở nên tội lỗi vì bạn và tôi, II
Côrinhtô 5:21. Khi điều đó là sự thực, thì bạn và tôi chịu trách nhiệm cho việc xét đoán
Nhà Vua. Tại sao phải có thập tự giá chứ? Vì bạn và tôi! Nhà Vua bị đóng đinh
trên thập tự giá và đó là lỗi của tôi!
I. Nhà Vua bị xét đoán
II. NHÀ
VUA BỊ ĐÓNG ĐINH TRÊN THẬP TỰ GIÁ (các câu 18-29)
(Minh họa: Mấy câu nầy ung ứng
cho chúng ta một câu chuyện tóm tắt thời điểm Chúa Jêsus phải ở trên thập tự
giá ở đồi Gôgôtha. Giăng không cung ứng cho chúng ta một chi tiết nào của các
trước giả Tin Lành khác, mà câu chuyện của ông là cụ thể đủ để cung ứng cho
chúng ta cái nhìn vào cái ngày khét tiếng khi Chúa Jêsus chịu chết cho cả nhân
loại).
A. Nỗi đau của thập tự giá – Kinh thánh tóm tắt thập
tự giá lại trong một câu. Hiển nhiên là câu 18 chỉ nói: "họ đóng đinh
Ngài...". Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhận rõ đúng mọi điều mà Ngài
đã gánh chịu vì bạn và tôi. Bạn có thể tưởng tượng những mũi đinh sắt dài xuyên
thủng qua hai bàn tay hai bàn chân của bạn không? Bạn có thể tưởng tượng việc
treo mình trên một cây thập tự trong 6 giờ đồng hồ sau khi bạn đã bị mấy tên
lính đánh đập không? Thậm chí chúng ta không thể hiểu được nỗi đau mà Chúa
Jêsus đã chịu trên thập tự giá ngày ấy để chuộc tội cho con người. Thực vậy, đóng
đinh trên thập tự giá được xem là một hình thức hành quyết kinh khủng nhất do
con người nghĩ ra. Khi một người bị đóng đinh trên thập tự giá, những mũi đinh
sẽ tác động vào dây thần kinh chạy suốt cánh tay vào đến hai bàn tay. Việc nầy
sẽ kích thích sợi thần kinh và khiến cho cơ thể co thắt dữ dội, kết quả trong
chỗ cơ thể sẽ bị ép cứng vào gỗ của thập tự giá. Cơ thể cũng nghiêng qua một
bên phù hợp với mỏi mệt và tình trạng yếu đuối của các chi. Sự suy sụp của cơ
thể như thế nầy sẽ làm cho các cơ bắp ở ngực cản trở không cho hai buồng phổi
không nở ra được. Cách duy nhứt người bị kết án có thể thở được là chống hai
chân lên và hai tay thì chịu lấy các mũi đinh đóng ở đó. Hành động nầy sẽ nâng
người lên và khiến cho người thở đầy được ở hai lá phổi. Mỗi lần cần hít thở
thì việc nầy sẽ phải được thực hiện. Cuối cùng, cơ thể sẽ suy yếu đi từ các ảnh
hưởng kết hợp lại do hoại tử, mất máu, mất nước và kiệt sức, nạn nhân sẽ không
còn có khả năng nâng cơ thể mình lên được nữa và sẽ nghẹt thở. Đức Chúa Jêsus
Christ đã chết một cái chết thật khủng khiếp, một cái chết đầy đau đớn, một cái
chết độc ác khôn tả xiết, hết thảy là vì Ngài yêu thương bạn đấy!
B. Mục đích của thập tự giá – Khi chúng ta suy nghĩ đến
cái chết mà Chúa Jêsus đã gánh chịu vì chúng ta trên thập tự giá, thì lý do tại
sao Ngài phải chịu như vậy là thắc mắc thoạt đến. Lý do rất là đơn giản và dễ
hiểu. Chúa Jêsus đã chết cái chết mà Ngài đã chịu, Ngài chịu lấy sự thương khó
mà Ngài đã chịu, Ngài đã chịu đựng cơn đau sự thương khó mà Ngài đã chịu hầu
cho Ngài có thể tỏ ra tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho hang tội nhân
hư mất, Rôma 5:8, và Ngài có thể trả giá
cho tội lỗi chúng ta, 1 Giăng 2:2! Tại sao Ngài phải bước
lên thập tự giá? Ngài bước lên thập tự giá để bạn không phải đi Địa Ngục!
C. Tính ưu việt của thập tự giá – Ngày nay dường như là có
một phong trào muốn hạ thập tự giá xuống và đánh giá thấp tính cần thiết của sự
chuộc tội bằng huyết. Tuy nhiên, hãy thử đi, con người không bao giờ có thể dẹp
bỏ được nhu cần về thập tự giá! Thực vậy, cái điều thế gian gọi là dại dột được
cho là có năng quyền và cần thiết bởi Chúa, I
Côrinhtô 1:18; 1:23-24; 2:14. Con người có thể làm cho Tin Lành ra mới mẻ khiến cho nó hấp
dẫn hơn đối với một thế giới bị hư mất, nhưng khi huyết của Chúa Jêsus và sự thương
khó của Ngài trên thập tự giá bị quét ra khỏi sứ điệp Tin Lành, thì chẳng còn
có Tin Lành gì nữa hết! Chỉ có một sứ điệp tôn giáo, nó không có quyền để cứu một
tội nhân ra khỏi một Địa Ngục đời đời! Hãy để cho thế gian làm điều chi họ muốn,
tôi cứ nắm lấy cây thập tự xù xì cũ kỹ kia và huyết của Chúa Jêsus đã đổ ra có
một sự trả giá đầy đủ cho mọi tội lỗi của tôi!
I. Nhà Vua bị xét đoán
II. Nhà
vua bị đóng đinh trên thập tự giá
III. NHÀ
VUA CHIẾN THẮNG (các câu 30-42)
A. Tiếng kêu – Sau 6 giờ đồng hồ trên thập tự giá,
Chúa Jêsus đã nói một vài lần, tuy nhiên khi Ngài sắp sửa trao linh hồn vào
trong hai bàn tay của sự chết, Chúa Jêsus đã kêu lên như vầy: "Mọi sự đã
được trọn!" Làm ơn, hãy để ý rằng Chúa Jêsus không nói: "Ta đã
làm xong rồi!" Đây không phải là tiếng kêu của một người thất bại, không! Thay
vì thế, đây là tiếng kêu của một Nhà Chiến Thắng! Đây là tiếng kêu của một người
đã trả giá và đã làm xong công việc mà Ngài đến để lo làm! Thực vậy, cụm từ nầy:
"Tetelestai", là một câu nói rất sống
động và diễn cảm. Việc hiểu rõ cách thức từ ngữ nầy được sử dụng trong ngày ấy sẽ giúp chúng ta có một cái nắm
bắt tốt hơn những gì Chúa Jêsus đã phán khi Ngài nói ra câu: "Mọi sự đã
được trọn!"
1. Đây là lời nói của một tôi tớ – Được sử dụng khi công việc
đã được hoàn tất!
2. Đây là lời nói của một thầy tế lễ thượng phẩm
– Được sử dụng
khi con sinh đã được xem xét và thấy là xứng đáng.
3. Đây là lời nói của một nông gia – Được sử dụng khi một con
thú chào đời, là một mẫu hoàn hảo.
4. Đây là mời nói của một nghệ nhân – Được sử dụng khi một nghệ
nhân đã áp dụng xong những cái chạm vào một kiệt tác. Có nghĩa là không sao làm
cho tốt hơn nữa được.
5. Đây là lời nói của một thương nhân – Được sử dụng khi thương
nhân và khách hàng đã thỏa thuận và đạt tới
mức giá mà hai bên đều chấp thuận. Điều nầy ám chỉ rằng sự mặc cả, thỏa
thuận đã xong rồi, vụ việc đã an bài và ai nấy đều lấy làm vui thỏa.
(Minh
họa: Khi Chúa Jêsus thốt ra tiếng kêu nầy, Ngài đang nói cho chúng ta
biết rằng cái giá đã được trả, ơn cứu rỗi đã hoàn tất và Đức Chúa Trời thỏa mãn
với cái giá đã được chi trả).
B. Hoàn tất – Sau khi Chúa Jêsus thốt ra tiếng
kêu nầy, Ngài gục chết rồi được người ta lấy xuống khỏi thập tự giá và đem chôn.
Làm ơn hãy hiểu rằng khi Chúa Jêsus bước lên thập tự giá, Ngài phải chịu chết
là điều tuyệt đối. Nếu Ngài không chết trên cây thập tự, tội lỗi sẽ không bao
giờ trả được cả. Rốt lại, tiền công của tội lỗi đã, đang và sẽ là sự chết – Rôma 6:23! Người ta nghĩ thập tự giá là đầy
máu, và họ đã nghĩ đúng! Nhưng, bạn không thể được cứu nếu không có đức tin nơi
huyết đổ ra của Chúa Jêsus!
C. Phần nối tiếp – Tôi sẽ nói tiếp vào bài giảng vào
tuần sau, nhưng tôi quyết định cách đây nhiều năm rằng tôi sẽ không để Chúa
Jêsus bị treo trên thập tự giá và tôi sẽ không để Ngài lại cứ chết ở đó. Những
tin tức tốt lành, ấy là 3 ngày sau khi Ngài chịu chết, Ngài cũng đã sống lại từ
kẻ chết. Ngài đã trả giá cho tội lỗi chúng ta và Ngài đã sống lại để cung ứng sự
xưng công bình cho chúng ta. Lời lẽ long trọng nhất trong Kinh thánh có lẽ là lời
lẽ được thấy có ở Mathiơ 28:6. Sự thực Chúa Jêsus đã sống lại là những gì biệt
riêng Cơ đốc giáo ra đối với phần tôn giáo còn lại trong thế gian. Thuộc về
chúng ta là một đức tin sống động trong một Chúa hằng sống. Chúa Jêsus hiện sống
và cũng một thể ấy cho mọi người nào đặt đức tin của họ nơi Ngài để được cứu rỗi!
Phần kết luận: Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời sáng nay
vì Chúa Jêsus: Nhà Vua Bị Đóng
Đinh Trên Thập Tự Giá! Tôi cảm tạ Chúa vì Ngài đã bằng lòng gánh chịu những gì
Ngài đã gánh chịu để chúng ta sẽ được cứu. Thắc mắc đọng lại hôm nay là đây; bạn
đã được cứu chưa? Bạn có tin cậy Chúa Jêsus và chỉ một mình Ngài để linh hồn bạn
được cứu không? Nếu bạn tin cậy vào bất
cứ điều chi khác, thế thì bạn đang bị hư mất và cần phải được sanh lại. Bạn sẽ
xử lý với Chúa Jêsus như thế nào đây? Khi bạn nghĩ đến mọi điều mà Ngài đã làm
cho bạn, chỉ có một câu trả lời có ý nghĩa mà thôi. Bạn phải dâng tấm lòng và đời
sống của bạn cho Chúa Jêsus và rồi hãy hầu việc Ngài cho tới chừng nào Ngài gọi
bạn về quê hương. Giờ đây, đối với Cơ đốc nhân, có thắc mắc nầy: Khi đối diện với
mọi điều mà Chúa Jêsus đã làm cho bạn trên thập tự giá, bạn có thành thực nói rằng
bạn đang sống cho Ngài như bạn đáng phải sống không? Nếu không, hay nếu bạn cần
được cứu, thế thì tôi mời bạn hãy đến với Chúa Jêsus ngay bây giờ rồi để cho
Ngài dọn đường Ngài trong đời sống của bạn. Liệu bạn có đáp ứng lại khi Chúa đã
phán với tấm lòng của bạn hôm nay không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét