Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Giăng 19:28-37: "Việc Quan Trọng Nhất Chúa Jêsus Từng Phán Dạy"




Giăng 19:28-37
VIỆC QUAN TRỌNG NHẤT
CHÚA JÊSUS TỪNG PHÁN DẠY
Phần giới thiệu: Lời lẽ tùy theo cách nói năng của con người. Họ có một cách nắm bắt ngôn ngữ và lời lẽ thật hùng biện để rồi họ luôn luôn nói ra những sự việc vô cùng sâu sắc. Chúa Jêsus là một Thân Vị như thế đó. Trong suốt những năm chức vụ của Ngài đã được ghi lại, có một điều liên quan tới Ngài khiến cho người ta phải say mê, và việc ấy là khả năng thốt ra những sự việc theo một tư thế trong đó họ chưa hề nghe ai nói trước đây.
            Chỉ cần một cái nhìn thoáng qua các sách Tin Lành cũng chứng minh được vấn đề đó. Ở Mathiơ 7:28-29, Kinh thánh chép rằng dân chúng đã lấy làm lạ nơi đạo của Ngài, vì Ngài đã dạy dỗ như là có quyền vậy. Ở Luca 4:22, những người nghe Ngài phán dạy đều lấy làm lạ nơi quyền phép của Lời ra từ miệng Ngài. Ngay cả các kẻ thù nghịch Ngài đều kinh ngạc nơi Lời ra từ cái lưỡi bằng vàng của Con Người, Giăng 7:46. Như vậy, khi chúng ta dành ra đôi ba phút để xem xét một số những sự việc Chúa Jêsus đã phán, chúng ta có thể nhìn thấy lý do tại sao dân chúng đều lấy làm lạ. Chúa Jêsus đã thốt ra nhiều câu nói thực sự rất quan trọng! Thí dụ:
            "trước khi chưa có Áp-ra-ham, đã có ta", Giăng 8:58.
            "Ta với Cha là một", Giăng 10:30.
            "... Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha...", Giăng 14:9.
            "... ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó...", Giăng 14:1-3.
            "Phải, ta đến mau chóng...", Khải huyền 22:20.
            "Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ ai tin thì được sự sống đời đời", Giăng 6:47.
            Từng câu nói đó là một cái mỏ lẽ thật về thần học và tuyệt đối cần thiết cho sự chúng ta hiểu biết Đức Chúa Jêsus Christ thực sự là ai. Tuy nhiên, trong phân đoạn Kinh thánh chúng ta đã đọc hôm nay, có một câu nói do Chúa Jêsus thốt ra có thể là việc quan trọng nhất mà Ngài từng thốt ra. Khi nhìn biết đó là một câu nói quan trọng, mọi sự khác Ngài đã phán và làm chiếu theo sự thực một là đứng hay ngã đều tùy vào câu 30.
            Khi Chúa Jêsus sửa soạn phó sự sống Ngài làm giá chuộc tội, Kinh thánh cho chúng ta biết rằng Ngài đã thốt ra câu nói đơn sơ nầy: "Mọi việc đã được trọn!" Tôi tin rằng đây là lời lẽ quan trọng nhất mà Đức Chúa Jêsus Christ từng phán dạy và sáng nay tôi muốn nói cho bạn biết lý do tại sao.
            Trong nhiều năm trời, những người theo phái tự do và những kẻ không tin Chúa đã công bố rằng tiếng kêu la nầy của Chúa Jêsus từ thập tự giá là một tiếng kêu la thất bại. Họ nói rằng đấy là lời lẽ của một người đã mát mát hết mọi sự. Tuy nhiên, họ đang ở cách sự thực của vấn đề cả triệu dặm. Cụm từ Anh ngữ nầy là một câu nói rất đắt giá và đầy dẫy ý nghĩa. Thực vậy, đây là lời nói đã được sử dụng trong nhiều lãnh vực của xã hội. Một số lãnh vực đó là:
1. Lời lẽ của một tôi tớ Được sử dụng khi công việc đã được hoàn tất.
2. Lời lẽ của thầy tế lễ thượng phẩm Được sử dụng khi con sinh được nhận là xứng đáng.
3. Lời lẽ của nông gia Được sử dụng khi một con hoàn hảo được sinh ra trong bầy.
4. Lời lẽ của một nghệ sĩ Được sử dụng khi những cái chạm sau cùng được áp dụng cho một kiệt tác.
5. Lời lẽ của một doanh gia Được sử dụng khi thỏa thuận được ký kết và mọi mặc cả kết thúc. Nghĩa là, hai bên đều đã thỏa mãn.
            Vì vậy, phải xét thấy rằng lời lẽ nầy không phải là tiếng kêu la của một người thất bại, mà thay vì thế, đđó là tiếng kêu của một người chiến thắng! Đây là tiếng kêu la hoan hỉ của một người vừa đạt được chiến thắng. Chúng ta cần phải hiểu rằng khi Đức Chúa Jêsus Christ phán ra câu nói có ba từ nầy (It is finished) [theo Anh ngữ], Ngài đang nói cho thế gian biết rằng một việc gì đó quan trọng đã được hoàn tất rồi. Thực vậy, đã có ba vấn đề quan trọng đã được an định đời đời trong ngày Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá. Khi chúng ta có thì giờ sáng nay, chúng ta hãy cùng nhau nhìn vào Việc Quan Trọng Nhất mà Đức Chúa Jêsus Christ Từng Phán Dạy và tự xem coi mình đã tiếp thu được gì ở đồi Gôgôtha đó.
I. NỖI ĐAU CỦA SỰ CỨU CHUỘC ĐÃ TRỌN RỒI (câu 28)
A. Cái chết mà Đấng Christ đã chịu trên thập tự giá là cái chết của sự hành hình hết mức. Bạn và tôi thậm chí không thể tưởng tượng được mọi nỗi đau mà Chúa Jêsus buộc phải chịu vì cớ chúng ta. Cho phép tôi làm cho lý trí của bạn được mới lại sáng nay về cái giá khủng khiếp mà Chúa Jêsus đã trả cho bạn khi Ngài đã chịu đựng vì tội lỗi trong ngày ấy.
1. Bị đánh đònMathiơ 27:26
2. Bị đánh đập Luca 22:63-64
3. Bị họ khạc khổ Mathiơ 27:30
4. Bị nhạo bángMathiơ 27:26-29
5. Bị đóng đinh trên thập tự giá Mathiơ 27:38; Giăng 20:25
6. Bị lột trầnMathiơ 27:35
7. Bị nhổ râu Êsai 50:6
8. Những sự thực nầy thậm chí chưa xài xể lắm ở bề mặt Chúa Jêsus gánh chịu cho bạn và tôi, Êsai 52:14. Thuộc về Ngài là cái chén đắng, là cái chén mà Ngài phải bằng lòng uống cạn để chúng ta sẽ được cứu, Luca 22:41-42.
B. Không những ở đó là nỗi đau mà Cứu Chúa đã chịu đựng cho bạn và tôi, nhưng cũng có sự xấu hổ nữa, Hêbơrơ 12:2. Hãy suy nghĩ về việc ấy xem, Con của Đức Chúa Trời bị lột trần trước mặt thế gian rồi bị đóng đinh trên thập tự giá. Ngài đã gánh chịu cái chết xấu hổ nhất mà ai nấy đều từng biết, Galati 3:13. Thực vậy, việc bị đóng đinh trên thập tự giá là một trong những lý do chính người Do thái đã từ chối không chịu tin theo Đức Chúa Jêsus Christ, I Côrinhtô 1:24.
C. Đã có đau đớn nghiệt ngã, xấu hổ tồi bại, nhưng có lẽ nổi khổ lớn lao nhất mà Chúa Jêsus đã chịu trong khi ở trên thập tự giá là sự xét đoán đã đến từ Cha của Ngài, Mathiơ 27:46. Khi Chúa Jêsus còn ở trên thập tự giá đó, cụ thể Ngài đã trở nên tội lỗi của thế gian, II Côrinhtô 5:21. Khi ấy, Đức Chúa Cha, không thể dung chịu được tội lỗi trong sự hiện diện của Ngài, đã xét đoán Chúa Jêsus giống như thể Ngài là tội nhân đã từng sinh sống vậy! Đây là nỗi khổ lớn lao nhất mà Chúa Jêsus buộc phải gánh chịu, vì trong khi Ngài còn ở trên thập tự giá đó, lần đầu tiên, đã có một vực sâu giữa Ngài và Đức Chúa Cha. Cụ thể là Chúa Jêsus đã kinh nghiệm cái chết của từng người và Địa Ngục của từng người đang khi còn ở trên thập tự giá, II Têsalônica 1:8-9.
D. Tại sao Ngài phải gánh chịu mọi sự nầy? Tại sao Chiên Con của Đức Chúa Trời lại bằng lòng phó sự sống Ngài làm giá chuộc tội cho chúng ta? 2 lý do quan trọng: 1.) Vì Ngài yêu thương chúng ta, Giêrêmi 33:3; 1 Giăng 4:19. 2.) Vì Ngài muốn minh chứng tình yêu của Ngài dành cho chúng ta, Rôma 5:8.
I. NỖI ĐAU CỦA SỰ CHUỘC TỘI ĐÃ TRỌN RỒI
II. CHƯƠNG TRÌNH CHUỘC TỘI ĐÃ TRỌN RỒI (câu 28)
A. Khi Chúa Jêsus đạt tới phần cuối chức vụ Ngài trên thập tự giá, Ngài đã làm trọn một việc đã khởi sự trước khi thế gian được hình thành, Khải huyền 13:8. Từ buổi bình minh của thời gian, Đức Chúa Trời luôn hoạch định sai Con của Ngài đến chịu chết cho hạng tội nhân. Đây là lời hứa của Ngài cho Ađam - Sáng thế ký 3:15. Điều nầy được phác họa trong các thứ của dâng và con sinh trong Đền Tạm và Đền Thờ. Mọi sự Đức Chúa Trời đã làm đều chỉ ra ngày nầy khi Chúa Jêsus sẽ phó mạng sống Ngài trên cây thập tự.
B. Từ buổi bình minh của thời gian, khi con người phạm tội trong Vườn Êđen và Đức Chúa Trời đã giết một con thú để che đậy tình trạng trần truồng, Sáng thế ký 3:2, sự chết, đau khổ và đổ huyết luôn luôn là một phần của nhân loại ở trước mặt Chúa. Chúng ta nhìn thấy điều đó ở Sáng thế ký 4, khi Abên đem dâng một con chiên làm của lễ. Chúng ta thấy điều đó ở Sáng thế ký 8, khi Nôê dâng một của lễ sau nạn lụt. Chúng ta nhìn thấy điều đó ở Xuất Êdíptô ký 12 khi con cái Israel giết chiên con Lễ Vượt Qua vào đêm trước khi Xuất Aicập. Chúng ta nhìn thấy điều đó vào ngày Lễ Chuộc Tội khi chiên con bị giết để làm sự chuộc tội cho dân sự. Chúng ta nhìn thấy điều đó nơi huyết đã bị đổ ra trong hàng ngàn năm, huyết ấy chảy như một dòng sông lớn nếu huyết ấy được thu thập lại và được phép cùng nhau chảy. Tuy nhiên, mọi sự đổ huyết nầy, và mọi cái chết và đau khổ nầy chẳng cứu được ai, Hêbơrơ 10:11! Hết thảy huyết và mọi cái chết đó đã làm một việc. Nó chỉ đơn thuần cuộn lấy tội lỗi của một con sinh làm của lễ trong một thời gian mà thôi. Huyết ấy cầm giữ sự phán xét của Đức Chúa Trời vì con người dâng của lễ đã làm vậy trong sự hiểu biết rằng một của lễ trọn vẹn sẽ đến vào một ngày kia. Các tín đồ thời Cựu Ước đó đã được cứu bởi đức tin y như những người đã được cứu hôm nay! Họ đã được cứu bằng cách trông mong một Đấng Mêsi được hứa cho, là Đấng sẽ chịu chết vì cớ tội lỗi, trong khi chúng ta được cứu bằng cách nhìn lui lại Đấng Mêsi được hứa cho, là Đấng đã chịu chết vì cớ tội lỗi!
C. Trong khi các thứ của lễ thời Cựu Ước chẳng làm gì để di dời tội lỗi của dân sự, sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá đã làm mọi sự để lo liệu vấn đề tội lỗi cho đến đời đời! Hãy chú ý mấy câu Kinh thánh đầy quyền phép nầy từ sách Hêbơrơ, Hêbơrơ 10:10-14; Hêbơrơ 9:12-14. Chương trình quan trọng nầy đã được định hình trong cung điện bằng ngà vinh hiển trước khi mấy cái ấn bằng bùn đất của đời cũ nầy từng được hình thành, chương trình ấy trọn vẹn, hoàn toàn và được làm trọn cho đến đời đời khi Chiên Con của Đức Chúa Trời chịu chết trên thập tự giá!
D. Giờ đây, mọi sự Đức Chúa Trời đòi hỏi để xưng con người là công bình và cất bỏ tội lỗi của họ đi được thấy có trong Huyết của Đức Chúa Jêsus Christ! Chỉ có một phương tiện cứu rỗi, và bất chấp bạn là ai, bạn phải được tắm trong Huyết của Chúa Jêsus nếu bạn muốn nhìn thấy Thiên Đàng, Khải huyền 1:5; I Phierơ 1:18-19. (Minh họa: "Điều chi có thể rửa sạch tội lỗi của tôi? Chẳng có điều chi khác trừ ra huyết của Chúa Jêsus!")
I. NỖI ĐAU CỦA SỰ CHUỘC TỘI ĐÃ TRỌN RỒI
II. CHƯƠNG TRÌNH CHUỘC TỘI ĐÃ TRỌN RỒI
III. PHẦN CHI TRẢ CHO SỰ CHUỘC TỘI ĐÃ ĐƯỢC TRỌN RỒI (câu 30)
A. Như tôi đã nhắc đến trong phần giới thiệu, cụm từ mà Chúa Jêsus đã thốt ra là một thuật ngữ thương mại. Cụm từ ấy được sử dụng khi hai bên cùng bàn bạc và đã được thỏa mãn. Khi Chúa Jêsus phán: "Mọi việc đã được trọn", có nghĩa là Đức Chúa Cha trên Thiên Đàng đã được thỏa mãn với những gì Jêsus Đức Chúa Con đã làm trên thập tự giá. Đức Chúa Trời đã chấp nhận cái chết và sự đổ huyết của Đức Chúa Con như giá trọn vẹn phải trả cho tội lỗi chúng ta, Êsai 53:11.
(Minh họa: Đây là lý do tại sao Kinh thánh nói cho chúng ta biết Chúa Jêsus là "của lễ chuộc tội" cho tội lỗi chúng ta, Rôma 3:25; 1 Giăng 2:2; 1 Giăng 4:10. Từ ngữ "của lễ chuộc tội" mang ý tưởng "xoa dịu". Nó đề cập đến việc phủ lên Hòm Giao Ước, hay chỗ mà huyết được rãi ra trong ngày Lễ Chuộc Tội. Đúng ra, Chúa Jêsus là việc làm thỏa mãn và hài lòng Đức Chúa Trời!)
B. Đấy là những tin tức tốt lành dành cho hạng người như bạn và tôi! Rốt lại, chúng ta sẽ không bao giờ tốt đủ đến đến với Đức Chúa Trời. Kinh thánh chỉ nói cho chúng ta biết rằng điều tốt nhứt chúng ta có thể làm thì giống như cái áo nhớp ở trước mặt Chúa, Êsai 64:6. Kinh thánh còn đi xa hơn thế để nhắc cho chúng ta nhớ rằng nơi chúng ta, “chẳng có ai làm điều lành" cả, Rôma 3:12. Chúng ta chỉ là hạng tội nhân mà thôi. Tuy nhiên, khi Chúa Jêsus đã làm thỏa mãn Đức Chúa Cha, thế thì tôi cũng không phải làm chi hết! Nếu tôi ở trong Ngài, khi ấy Đức Chúa Cha cũng chấp nhận sự chết chuộc tội, có tính cách xoa dịu của Đấng Christ dành cho tôi. Nói như thế có nghĩa gì chứ?
1. Nó có nghĩa là chúng ta không phải làm việc để được cứu, Êphêsô 2:8-9. Dầu khi chúng ta cố gắng, chúng ta sẽ không bao giờ làm đẹp lòng Chúa được, vì chúng ta sẽ không sống khá hơn hạng tội nhân. Tuy nhiên, Ngài đã đẹp lòng với Chúa Jêsus rồi! Nếu tôi có thể được tìm gặp ở trong Ngài, khi ấy tôi sẽ được Đức Chúa Trời tiếp nhận vì mối quan hệ của tôi với Đức Chúa Jêsus Christ, Philíp 3:9.
2. Nó có nghĩa là chúng ta không phải cố gắng để làm điều lành, Tít 2:5.
3. Nó có nghĩa là sự cứu rỗi đến với chúng ta trên cơ sở đức tin thanh sạch, đơn sơ, Công Vụ các Sứ Đồ 16:31.
4. Nó có nghĩa là đang khi Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ chấp nhận tôi như tôi vốn có, Ngài sẽ tiếp nhận tôi trong Con của Ngài.
C. Giờ đây, hỡi quí bạn ơi, vì trong Chúa Jêsus thực sự mọi việc đã được trọn rồi, Đức Chúa Trời chẳng yêu cầu gì thêm nơi bạn, bạn chỉ cần đặt đức tin của mình trên công việc mà Chúa Jêsus đã làm trọn trên thập tự giá mà thôi. Nếu bạn có thể chấp nhận sự thực Ngài đã chịu chết trên thập tự giá, Ngài đã sống lại từ kẻ chết vào ngày thứ ba và huyết Ngài đổ ra sẽ tẩy sạch mọi tội lỗi của bạn, khi ấy bạn sẽ được cứu, Rôma 10:9-10!
Phần kết luận: Giờ đây, có phải bạn nhìn thấy lý do tại sao tôi nói đây là việc quan trọng nhất mà Chúa Jêsus đã từng thốt ra không? Vì "mọi việc đã được trọn", bạn và tôi có thể thưởng thức sự cứu rỗi qua huyết của Chúa Jêsus mà chẳng e sợ công việc của chúng ta là không tốt đủ. Chúng ta có thể tận hưởng mối tương giao với Chúa và lòng nhận biết rằng Ngài sẽ tiếp nhận chúng ta vì chúng ta đã tiếp nhận Con của Ngài. Mọi sự còn lại cần phải thắc mắc sáng nay là: "Bạn nhìn biết Chúa Jêsus chưa?" Nếu bạn cần phải chết ngay bây giờ, có phải bạn dám chắc 100% rằng tội lỗi của bạn đã được thanh tẩy trong huyết của Chiên Con? Có phải bạn tin cậy Đức Chúa Jêsus Christ hơn mọi thứ khác trong đời nầy hầu cứu vớt linh hồn bạn không? Bạn cần phải biết chắc một điều nầy sáng nay, và nếu có điều chi nghi ngại, thế thì tôi muốn mời bạn đến với Chúa rồi ổn định việc ấy hôm nay. Bạn đã được cứu chưa? Nếu bạn chưa được cứu, nếu bạn chịu đến với Chúa và tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của bạn! Như Đức Chúa Trời, Đức Chúa Jêsus Christ và Đức Thánh Linh vốn quan tâm, mọi việc đã được trọn rồi! Còn về tấm lòng và đời sống của bạn thì sao? Có phải sự ấy đã được trọn cho bạn không? Bạn có biết chắc rằng bạn sẽ gặp phải lửa Địa Ngục khi bạn qua đời ngay bây giờ? Nếu bạn cần đến Chúa, làm ơn hãy đến với Ngài và để cho Ngài dọn đường Ngài trong tấm lòng và trong đời sống của bạn. Liệu bạn có chịu làm điều đó ngay bây giờ không?



Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Giăng 19:16-37: "Thập Tự Giá Xù Xì Cũ Kỹ Kia Tạo Ra Sự Khác Biệt"



Giăng 19:16-37
THẬP TỰ GIÁ XÙ XÌ CŨ KỸ KIA
TẠO RA SỰ KHÁC BIỆT
Phần giới thiệu: Đây là thời điểm rất đặc biệt trong năm đối với những người nào trong chúng ta vốn yêu mến Đức Chúa Jêsus Christ. Đối với tôi, thời điểm nầy còn đặc biệt hơn cả Lễ Giáng Sinh nữa. Khi chúng ta tiếp cận với thời điểm nầy, chúng ta sẽ kỷ niệm sự sống lại của Chúa Jêsus từ kẻ chết, đây là thời điểm dành cho các tín hữu suy nghĩ đến những vụ việc thực sự là vấn đề trong cuộc sống. Những vụ việc khiến cho cuộc sống nầy thêm phần giá trị và những vụ việc đã nắn đúc chúng ta thành những gì chúng ta đang trở thành sáng nay.
            Đối với tôi, đây là thời điểm để nhớ đến thập tự giá. Đây là thời điểm để nhớ lại rằng cách đây 2.000 năm, Đức Chúa Trời đã yêu thương tôi nhiều đến nỗi Ngài đã sai Chúa Jêsus Con Ngài đến để chịu chết trên một cây thập tự để tôi sẽ được cứu. Đây là thời điểm cho tôi để nhớ lại rằng, khi tôi chào đời và lớn lên, học vấn, và mọi kinh nghiệm của tôi đã góp phần cho thấy tôi là ai, chính thập tự giá ở đồi Gôgôtha đã tạo ra sự khác biệt trong đời sống của tôi. Nếu bạn đã được cứu, bạn sẽ phải đưa ra cùng câu nói ấy hôm nay!
            Sáng nay, tôi muốn đưa bạn trở lại với cái ngày mà Thiên đàng đã chết vì trần gian. Tôi muốn đưa bạn trở lại với đồi Gôgôtha và tỏ ra cho bạn thấy lý do tại sao cây thập tự xù xì cũ kỹ kia đã tạo ra sự khác biệt. Nếu bạn đã được cứu, tôi hy vọng rằng bạn sẽ nhớ lại những điều Chúa Jêsus đã làm cho bạn ngày ấy và tôi nguyện rằng bạn sẽ đem lòng yêu mến Ngài nhiều hơn nữa. Nếu bạn hãy còn bị hư mất, tôi muốn bạn ngày nay tiếp thu thập tự giá của đồi Gôgôtha có thể tạo ra mọi sự khác biệt trong đời sống của bạn ngay bây giờ và trong cõi đời đời sau đó của bạn nữa. Khi chúng ta hành trình ngược trở lại thời điểm đó cách đây lâu lắm, và hãy nhìn vào một sứ điệp hãy còn tươi mới ngay hôm nay, tôi muốn rao giảng với đề tài: Cây thập tự xù xì cũ kỹ kia tạo ra sự khác biệt. Cho phép tôi đưa ra vài lưu ý từ phân đoạn Kinh thánh nầy, nó nói cho chúng ta biết lý do tại sao và thể nào Cây thập tự xù xì cũ kỹ kia tạo ra sự khác biệt.
I. HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI THẬP TỰ GIÁ (các câu 16-18)
A. Kế hoạch của hành trình ấy (câu 16) - Philát đã giao tên tù phạm của mình cho thập tự giá, còn Đức Chúa Trời thì đang làm ứng nghiệm kế hoạch xưa cũ nhiều thế đại bằng cách phó Con của Ngài, I Phierơ 1:20; Khải huyền 13:8. Đồi Gôgôtha không phải là một sự tình cờ đâu, đây là một nhiệm vụ rất thiêng liêng. Được ấn định để mua sự cứu rỗi cho hạng tội nhân.
B. Địa điểm của hành trình ấy (câu 17) - "Nơi gọi là Cái Sọ". Một địa điểm gắn với sự chết trong lý trí của dân cư thành Jerusalem. Tuy nhiên, đây là địa điểm được sửa soạn bởi chính mình Đức Chúa Cha (Minh họa: Sự biết trước và hoạch định của Đức Chúa Cha!) Một địa điểm được ấn định để tỏ ra cái chết của Chiên Con Đức Chúa Trời.
C. Nổi đau của hành trình ấy (các câu 17, 18) - Câu 17 cho chúng ta biết rằng Ngài đã vác thập tự giá ra đến đồi Gôgôtha. Các trước giả Tin Lành khác nhắc nhớ rằng có một người tên là Simôn người Siren đã vác lấy thập tự giá cho Ngài. Chẳng có gì mâu thuẫn hết! Ngài rời khỏi tòa phán xét của Philát vác lấy thập tự giá. Simôn đã được chọn ở dọc đường để trợ giúp. Lời lẽ của Giăng đưa vào lý trí biểu tượng của thập tự giá. Chúa Jêsus đang vác trên vai Ngài mọi tội lỗi của thế gian! Thập tự giá đó còn hơn là khúc gỗ nữa. Nó tiêu biểu cho sự nát lòng, nỗi đau đớn, tình trạng nô lệ và mắc nợ đối với tội lỗi. Đấy là những gì Chúa Jêsus đang vác lấy ngày ấy!
            Khi họ đến tại đồi Gôgôtha, câu 18 nhắc cho chúng ta nhớ rằng Chúa Jêsus đã bị đóng đinh trên thập tự giá. Họ đã đóng Chúa chúng ta trên thập tự giá với những mũi đinh xuyên qua hai bàn tay và hai bàn chân Ngài. (Minh họa: Nổi thống khổ của kinh nghiệm ấy! Êsai 53:4-5; Êsai 52:14).
D. Quyền phép của hành trình ấy (câu 18) - Câu 18 ghi lại rằng Chúa Jêsus ở "chính giữa" hai tên cướp trong ngày ấy. Quí bạn ơi, khi Chúa Jêsus xen vào giữa, có nhiều việc bắt đầu xảy ra! Luca 23:42-43 cho chúng ta biết rằng một trong hai tên cướp đã đạt tới chỗ tin theo Chúa Jêsus trong ngày ấy và đã được cứu. Tên kia đã chết, vì hắn đã chối bỏ Chúa Jêsus. Sự thực của câu nầy, ấy là người ta không thể tránh né Chúa Jêsus được. Giống như hai tên cướp kia, mỗi người trong phòng nhóm nầy sẽ đưa ra một quyết định về Đức Chúa Jêsus Christ! Người ta không thể lẫn trốn hay tránh né Ngài. Bạn sẽ phải quyết định!
II. CHỨNG CỚ CỦA THẬP TỰ GIÁ (các câu 19-24)
(Minh họa: Hai biến cố xảy ra ở đồi Gôgôtha ngày ấy cung ứng chứng cớ lớn tiếng về những gì đã xảy ra).
A. Tấm bảng là bằng chứng (các câu 19-22) Minh họa: Tấm bảng của Philát. Được viết ra theo tiếng Hybálai, ngôn ngữ tôn giáo; tiếng Hylạp, ngôn ngữ của triết lý và văn hóa (tiếng Hylạp cũng là ngôn ngữ cho người phổ thông!); và tiếng Latinh, ngôn ngữ của luật pháp và nhà cầm quyền; tấm bảng nói cho mọi người đi ngang qua đó biết rằng Chúa Jêsus là Vua của người Do thái. Thập tự giá của Đấng Christ đã trở thành một chứng đạo đơn Tin Lành khỗng lồ cho mọi người đi ngang qua nơi ấy.
            Tầm quan trọng của sự việc nầy, ấy là Chúa Jêsus được phác họa như một Đấng Cứu Thế của vũ trụ. Nói như thế không có nghĩa là Ngài sẽ máy móc cứu rỗi mọi người, nhưng Ngài sẽ cứu bất cứ người nào đến với Ngài bởi đức tin bất chấp vị thế hay lai lịch xã hội. Ngài là Cứu Chúa của "hầu cho hễ ai tin", Giăng 3:16; Khải huyền 22:17.
B. Những kẻ bóc thăm là bằng chứng (các câu 23-24) Minh họa: tấm vải không có đường may. Mấy tên lính đã bóc thăm để lấy tấm vải đó y như Kinh thánh đã mô tả, Thi thiên 22:18. Hình ảnh về áo xống nầy rất là đặc biệt. Thứ nhứt, áo xống không có đường may đã bị thầy tế lễ thượng phẩm xé ra như một phần của cái áo nghi thức của ông ta, Xuất Êdíptô ký 39. Điều nầy nhắc cho ông ta nhớ rằng ông ta sẽ bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời không tì không vít. Đây là hình ảnh nói tới Chúa Jêsus và những gì Ngài sắp sửa làm trong vai trò Thầy tế lễ thượng phẩm cao cả của chúng ta, Hêbơrơ 9:24-28; 10:12. Thứ hai, ngay trong đêm trước đó, Thầy tế lễ thượng phẩm của Israel đã xé áo xống mình trong sự hiện diện của Chúa Jêsus. Điều nầy bị cấm đoán bởi luật pháp, Lêvi ký 21:10, và là một hình ảnh nói tới sự cuối cùng của hệ thống thầy tế lễ trong xứ Israel. Khi Chúa Jêsus gục chết, chúng ta cũng được thuật cho biết rằng bức màn trong Đền Thờ đã bị xé làm hai từ trên chí dưới, Mathiơ 27:51. Đây cũng là một hình ảnh nói tới sự cuối cùng của hệ thống Cựu Ước. Khi Chúa Jêsus gục chết, Ngài là Đấng duy nhứt có áo xống Ngài không bị xé làm hai! Đây là phương thức phác họa của Đức Chúa Trời cho chúng ta thấy rằng hệ thống cũ đã qua đi cho đến đời đời và giờ đây chúng ta có một Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm mới. Một mình Ngài xứng đáng cho công việc đó! Cảm tạ Đức Chúa Trời, Ngài hiện đang ở trong Thiên Đàng sáng nay lo liệu công việc đó cho bạn và tôi, Hêbơrơ 7:25.
III. SỰ ĐẮC THẮNG CỦA THẬP TỰ GIÁ (các câu 25-30)
(Minh họa: E là chúng ta sẽ không suy nghĩ rằng đồi Gôgôtha chỉ là một địa điểm của chết chóc và đau khổ mà thôi, chúng ta được ban cho ba câu nói do Chúa thốt ra đang khi Ngài bị treo trên cây thập tự. Mấy câu nói nầy dạy chúng ta lẽ thật là đồi Gôgôtha cũng là một nơi đắc thắng nữa).
A. Đắc thắng của lòng thương xót (các câu 25-27) Ở giữa giờ hấp hối của Ngài, với những kẻ thù đang say sưa nơi sự chết của Ngài, và với một nhóm nhỏ các môn đồ trung tín nơi chơn Ngài, Chúa Jêsus đã dành thì giờ để đưa ra điều khoản về mẹ của Ngài. Có nhiều lẽ thật ở đây, là lẽ thật mà tôi muốn chỉ ra ngay cả trong sự chết, Ngài không quên nhiều người khác! Ngài đang chịu chết để cứu lấy nhiều người và Ngài nhớ đến mẹ Ngài trong ngày ấy. Ngài biết chắc rằng Mary sẽ phải lo liệu cho phần đời còn lại của bà.
            Mọi hành động của Ngài là biểu tượng của sự thực là qua sự chết của Ngài, người nào tiếp nhận Ngài bước vào một mối quan hệ mới mẻ với Đức Chúa Trời. Mối quan hệ trong đó họ cũng được quan phòng cho đến đời đời, Giăng 10:28. Có thể Ngài không nhắc tới danh tánh của chúng ta, nhưng chúng ta đã ở trong tấm lòng và lý trí của Ngài trong ngày ấy!
B. Đắc thắng của sự kết nối (các câu 28-29) Câu kế tiếp ra từ Chúa là: "Ta khát!" Minh họa: Nổi thống khổ của Ngài và mọi điều kiện Ngài đã gánh chịu trong ngày ấy! Cái điều mỉa mai, Ngài là Đấng đã dựng nên các dòng suối, những con lạch và dòng sông, Đấng đã làm đầy tràn các đại dương, lại khát trong ngày ấy!
            Chắc chắn cơ thể Ngài rất khát nước trong ngày ấy, song còn có nhiều thứ hơn ở đây! Nếu bạn kể đến mọi điều kiện của đồi Gôgôtha. Nếu bạn xem xét sự tối tăm, nổi đau, sự cô độc, sự phân rẻ ra khỏi Đức Chúa Cha và cơn khát của thể xác, Luca 16:24, bạn có ngay một hình ảnh rõ ràng của Địa Ngục. Khi Chúa Jêsus ở trên thập tự giá, Ngài đang gánh chịu Địa Ngục trên đất. Ngài đang chịu đựng Địa Ngục của chúng ta hầu cho chúng ta sẽ vui hưởng Thiên Đàng của Ngài!
            Đừng hiểu lầm tôi, có một Địa Ngục bừng cháy, ở đó kẻ bị mất sẽ kinh nghiệm đau khổ, hành hình, đói khát, cô độc và sự phân rẻ ra khỏi Đức Chúa Trời cho đến đời đời. Đấy là sự thực! Cũng rất thực khi Chúa Jêsus gánh chịu mọi sự khổ nạn của Địa Ngục đang khi Ngài bị treo trên thập tự giá vì bạn và tôi. Ngài gánh chịu Địa Ngục cho hàng tỉ tỉ vô số con người trong sáu giờ đồng hồ trên thập tự giá ngày ấy! Ngài gánh lấy địa ngục của bạn thay cho bạn, hầu cho bạn sẽ không phải gánh lấy nữa! Mọi sự bạn phải làm là đến với Ngài và được cứu!
C. Đắc thắng của sự hoàn tất (câu 30) Lời lẽ sau cùng do Giăng ghi lại là "Mọi sự đã được trọn". Từ nầy được dịch từ chữ Hylạp "tetelestai". Chính trong thì hoàn thành, từ ngữ nầy có ý nói việc gì đó đã diễn ra trong quá khứ đều đã an bài trong thời hiện tại. Câu nói đó có thể được dịch theo cách nầy: "Sự việc đã hoàn tất và luôn luôn hoàn tất!" Nói khác đi, Chúa Jêsus đang phán rằng mọi công việc đều đã "xong rồi!”
            Đây là câu nói thông thường trong xã hội thời đó. Câu nói nầy được sử dụng bởi người nô lệ nào đã hoàn tất trách nhiệm được chủ giao cho mình. Người ấy sẽ tường trình lại: "Mọi sự đã được trọn!" Câu nói ấy được một họa sĩ sử dụng khi công việc hoàn tất trên một bức họa. Ông ta sẽ bước lùi lại rồi nói: "Mọi sự đã được trọn!" Câu nói ấy cũng được sử dụng bởi một thương nhân đã bán hết hàng hóa khi hóa đơn đã được chi trả đầy đủ. Ông ta sẽ viết trong quyển sổ cái của mình: "Tetelestai! Mọi sự đã được trọn!"
            Khi Chúa Jêsus sử dụng câu nói nầy từ trên thập tự giá, Ngài đang phán: "Lạy Cha, con đã làm xong phần nhiệm vụ mà Cha đã giao cho con! Con đã hoàn thành những đường nét sau cùng cho bức tranh cứu rỗi, mọi sự đã được trọn. Con đã trả giá án phạt dành cho tội lỗi. Mọi sự đã được trọn!" Cảm tạ Đức Chúa Trời, sự cứu rỗi của chúng ta đặt trên công tác đã được trọn của Chúa Jêsus trên thập tự giá! Mọi sự đã được trọn! Công tác đã làm xong! Muốn được cứu, tôi chẳng phải làm gì hết trừ ra nương vào những gì Ngài đã làm rồi cho tôi! Chẳng có một việc gì còn chừa lại cho tôi để lo làm!

(Minh họa: Có một thanh niên, sau buổi thờ phượng phấn hưng, đã đến với nhà truyền đạo và họ sẵn sàng bàn bạc mọi sự suốt cả đêm. Chàng thanh niên đó đã ra về sau lời mời gọi, khi bị thuyết phục, anh ta đã trở lại nơi phần kết của buổi thờ phượng rồi đi lên gặp nhà truyền đạo và anh ta hỏi: "Thưa ông, tôi phải làm gì để được cứu”. Và nhà truyền đạo ngước mặt lên, ông đáp: "Xin lỗi, con trai, con quá muộn rồi". Và chàng ta nói: "Được, được, có thể là không trễ đâu nhé. Chắc chắn là tôi không muộn đâu. Ông hãy còn ở đây kia mà. Ông không nói cho tôi biết tôi phải làm gì để được cứu sao?" Và nhà truyền đạo ngưng lại mọi việc đang làm, nhìn thẳng vào anh ta, rồi ông nói: "Ta xin lỗi, con trai à, con đã quá trễ rồi. Chúa Jêsus đã làm mọi sự cần thiết cho con được cứu cách đây những 2.000 năm. Mọi sự con phải làm là chỉ tiếp nhận công tác đã hoàn tất của Ngài để con được cứu rỗi mà thôi").
            (Minh họa: Đấy là phần chính của các tin tức tốt lành của Tin Lành! Mọi sự đã được trọn! Có phải bạn đang tin cậy vào công tác đã hoàn tất cho đến đời đời của Chúa Jêsus mà chẳng tin vào bất cứ điều chi khác không? Đúng là quá trễ cho bạn để làm bất cứ điều chi khác!)
IV. BÁU VẬT CỦA THẬP TỰ GIÁ (các câu 31-37)
A. Báu vật của sự hoàn tất Có phải bạn để ý thấy rằng sự chết của Chúa Jêsus đã diễn ra y như Kinh thánh Cựu Ước đã nói trước không? Hai chơn Ngài không bị gãy, Thi thiên 34:20. Hông Ngài bị đâm, Xachari 12:10. Thực vậy, hơn 300 lời tiên tri quý báu đã được ứng nghiệm từng chữ một từ chỗ ra đời, sống và chết của Chúa Jêsus. Ngài đã hoàn thành chương trình của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại hư mất hầu cho chúng ta sẽ được cứu ra khỏi án phạt, quyền lực và sự hiện diện của tội lỗi! Ngài đã làm đúng những gì Cha Ngài đã phán rằng Ngài sẽ làm!
B. Báu vật của sự chuộc tội - Câu 34 ghi lại lẽ thật quý báu là khi Chúa Jêsus gục chết, và họ đã đâm thủng hông Ngài, huyết và nước cả hai đều đổ ra. Điều nầy cho biết rằng Ngài đã chết trước khi họ đâm thủng hông Ngài bằng ngọn giáo. Các y bác sĩ đã nghiên cứu cái chết của Chúa Jêsus và bản tường trình của Kinh thánh đã kết luận rằng tim Ngài có lẽ đã bung ra trong khi Ngài còn ở trên thập tự giá. Khi nó bung vỡ ra, các tiểu cầu và huyết thanh trong máu Ngài đã tách ra. Khi họ đâm bằng mũi giáo, huyết và nước đã tràn ra. Chúa Jêsus đã chết với một trái tim tan vỡ! Tan vỡ là vì bạn!
            Quí bạn ơi, huyết kia tuôn ra trong ngày ấy là huyết quý báu! Đây là huyết của sự chuộc tội. Huyết ấy, và chỉ có huyết ấy mà thôi, là cái giá làm thỏa lòng Đức Chúa Trời và mở ra cánh cửa Thiên đàng cho những ai mà huyết được áp dụng cho. Chỉ có một phương tiện của sự cứu rỗi! Bạn phải tắm mình trong huyết, I Phierơ 1:18-19. Bạn sẽ chẳng phải làm một việc gì khác và trong mọi vấn đề của cuộc sống cho tới chừng nào bạn đã tắm mình trong huyết, Hêbơrơ 9:22. Một người tắm mình trong huyết bằng cách nào chứ? Khi bạn nhìn xem Chúa Jêsus bởi đức tin để linh hồn bạn được cứu rỗi, huyết của Ngài được tính như sự trả giá cho tội lỗi của bạn. Nói khác đi, huyết được áp dụng và bạn được cứu bởi ân điển. Sự chuộc tội chúng ta có qua huyết của Chúa Jêsus là báu vật vô giá trong giá trị của nó cho linh hồn của con người!
C. Báu vật của sự đến gần Khi mũi giáo kia đâm thủng hông của Chúa chúng ta, nó mở ra con đường đến với Đức Chúa Trời dành cho hết thảy những ai chịu đến bởi đức tin! Nếu bạn chỉ tin thôi, con đường đến với Đức Chúa Trời đã được mở ra rồi. Con đường dẫn đến Thiên Đàng đã được lót bằng huyết. Giờ đây, có sự tiếp cận với Đức Chúa Trời cho "hễ ai tin".
         Bạn có đến với Chúa Jêsus bởi đức tin không? Cánh cửa đang mở ra cho bạn hôm nay, Giăng 10:9!
Phần kết luận: Hãy chú ý những gì câu 30b nói về sự chết của Đấng Christ. Câu ấy nói rằng Ngài "gục đầu mà trút linh hồn". Giờ đây, khi con người chết họ hiếm khi gục đầu xuống lắm. Thực vậy, thường thì con người ngước đầu lên tìm cách và hít thêm một hơi thở nữa. Còn Chúa Jêsus thì không phải như vậy! Khi Ngài biết rõ Đức Chúa Cha đã lấy làm thỏa mãn và cái giá của sự cứu rỗi đã được trả cho đến đời đời rồi, Ngài bằng lòng để cho linh hồn Ngài rời khỏi thân thể Ngài, Giăng 10:18. Ngài đã gục chết chỉ khi Ngài biết rõ Ngài đã mở ra một con đường trọn vẹn cho bạn và tôi để được cứu rỗi!
            Khi chúng ta đưa các tư tưởng nầy đến chỗ kết thúc hôm nay, tôi muốn hỏi quí vị một câu. Có phải cây thập tự xù xì cũ kỹ kia đã tạo ra sự khác biệt cho bạn không? Có phải bạn gán mọi kỳ vọng của mình về thiên đàng trên những gì Chúa Jêsus đã làm ngày ấy không? Có phải bạn tin cậy vào sự chết của Ngài vì bạn giống như sự trả giá cho tội lỗi của bạn không? Hoặc, có phải bạn vẫn tìm cách tự mình làm điều đó? Quí bạn ơi, bạn không thể làm được đâu, và bạn sẽ không bao giờ có thể cung ứng ơn cứu rỗi! Ơn ấy đã được làm xong rồi! Mọi sự bạn phải làm là tin mà thôi!
            Có phải sự thực Chúa Jêsus đã làm mọi sự nầy cho bạn cảm động tấm lòng của bạn không? Có phải bạn ý thức được rằng bạn cần được cứu hôm nay không? Bạn có muốn được tự do ở ngoài mọi tội lỗi của bạn không? Bạn có muốn biết chắc rằng bạn sẽ gạt bỏ Địa Ngục và lên thẳng Thiên đàng khi bạn rời khỏi thế gian nầy không? Nếu câu trả lời cho các câu hỏi nầy là "Yes". Khi ấy, bạn cần phải chuyển từ chỗ bạn đang đứng mà xuống tới chỗ tôi đang đứng đây. Chúng ta sẽ lấy Kinh thánh ra và chỉ cho bạn xem phải đến với Đức Chúa Trời như thế nào!?! Cây thập tự xù xì cũ kỹ kia có thể tạo ra mọi sự khác biệt cho bạn, nhưng chỉ nếu bạn bằng lòng tiếp nhận công tác đã hoàn tất của Chúa Jêsus là làm cho chính mình bạn. Liệu bạn có làm theo điều đó ngày bây giờ không?




Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

Giăng 19:1-18: "Chúa Jêsus: Nhà Vua Bị Đóng Đinh Trên Thập Tự Giá"



Giăng 19:1-18
Chúa Jêsus:
Nhà Vua Bị Đóng Đinh Trên Thập Tự Giá
Phần giới thiệu: Vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, các lực lượng vũ trang Nhật bản đã đánh bom căn cứ Hải quân của Mỹ ở Trân Châu Cảng, Hawaii. Tổng thống Roosevelt đã đọc một bài diễn văn qua đài phát thanh ngày hôm sau mô tả biến cố như một "ngày sống trong ô nhục". Tự điển Webster mô tả ô nhục là: "sỉ nhục, nhục nhã, tình trạng gian ác rất to lớn". Giờ đây, chẳng có một người nào dám phủ nhận những gì người Nhật đã làm ngày ấy là một hành động cực kỳ tàn ác. Thực vậy, sự việc ấy dẫn tới cái chết của hàng trăm hàng ngàn binh sĩ trên vùng biển Nam Thái Bình Dương. Tôi đã nghe nói việc ám sát Tổng thống Kennedy được mô tả là ngày "khét tiếng" nhất trong lịch sử quốc gia rộng lớn của chúng ta. Cũng có thể là như vậy lắm. Tuy nhiên, tôi muốn đưa bạn trở lại với thời điểm cách đây 2.000 năm, ngày ấy đứng đời đời là ngày khét tiếng nhất trong lịch sử. Vào ngày đó, loài thọ tạo đã thực hiện các bước thủ tiêu Đấng Tạo Hóa của nó. Vào ngày đó, con người đã dấy sự loạn nghịch của nó lên chống lại Đấng Toàn Năng của mình. Vào ngày đó, Con yêu dấu của Đức Chúa Trời đã trở thành Chiên Con bị giết từ buổi sáng thế. Ngày Đức Chúa Jêsus Christ bị đóng đinh trên thập tự giá là ngày khét tiếng nhất trong lịch sử của thế gian.
            Sáng nay, tôi muốn chúng ta nhìn xem một hình ảnh nói tới Chúa Jêsus: Nhà Vua Bị Đóng Đinh Trên Thập Tự Giá. Hôm nay, tôi muốn chúng ta phải nhớ những điều Ngài đã gánh chịu để cung ứng ơn cứu rỗi cho hạng tội nhân. Hôm nay, tôi muốn chúng ta hãy nhìn vào Vua các vua và Chúa các chúa khi Ngài chịu chết vì bạn và vì tôi. Hôm nay, tôi muốn chúng ta phải có cái nhìn thật tươi mới vào đồi Gôgôtha và các biến cố đã diễn ra ở đó trong ngày ấy. Khi chúng ta xem xét Chúa Jêsus: Nhà Vua Bị Đóng Đinh Trên Thập Tự Giá, tôi muốn bạn nhìn thấy con người Jêsus nầy yêu thương bạn là dường nào. Tôi muốn bạn nhìn thấy những gì Ngài bằng lòng gánh chịu là vì bạn. Tôi muốn bạn nhìn thấy thể nào cái chết của Ngài trên thập tự giá có thể trở thành phương tiện cho sự cứu rỗi của bạn nếu bạn chưa nhìn biết Ngài, và cái chết nầy có ý nghĩa như thế nào đối với bạn một khi bạn đã được cứu rồi. Chúng ta hãy nhìn vào các phương diện khác nữa trong chương nầy khi chúng ta xem xét Chúa Jêsus: Nhà Vua Bị Đóng Đinh Trên Thập Tự Giá.

I. NHÀ VUA BỊ XÉT ĐOÁN (các câu 1-17)
(Minh họa: Có vài nhóm dính dáng vào sự chối bỏ và xét đoán nhà Vua vào cái ngày kinh khủng và khét tiếng đó. Chúng ta hãy dành ra một phút để xem xét những kẻ trực tiếp dính dáng đến cái chết của Vua các vua).
A. Những kẻ chẳng có lòng thương xót (mấy tên lính) (các câu 2-3)Mấy câu nầy cho chúng ta biết hạng người có tấm lòng chai cứng nầy đã bắt lấy Chúa Jêsus, đánh đòn Ngài và chế giễu Ngài bằng cách tra cái mão gai lên đầu Ngài và đối xử với Ngài một cách tàn nhẫn. Đây chính là một số người về sau đã đưa Chúa Jêsus lên đồi Gôgôtha, đóng đinh Ngài lên một cây thập tự rồi bóc thăm lấy áo xống Ngài khi Ngài gục chết vì tội lỗi. Số người nầy trực tiếp chịu trách nhiệm cho cái chết của Đức Chúa Jêsus Christ!
B. Hạng người tôn giáo (các câu 4-7, 15) Các thầy tế lễ thượng phẩm cùng các thầy thông giáo đều dính dáng đến cái chết của Chúa Jêsus trong chỗ họ đã bắt bớ, vu cáo và xét đoán Ngài dưới những bản án giả dối. Số người nầy về sau sẽ bước đi bên cạnh thập tự giá và nhiếc móc Chúa Jêsus khi Ngài chịu chết, Mác 15:29. Số người nầy chịu trách nhiệm trực tiếp cái chết của Đấng Christ!
C. Những kẻ cầm quyền (các câu 6-16) Cả hai: Philát và Hêrốt đều phạm vào tội bất chấp những gì họ biết rõ là thực về Chúa Jêsus. Rõ ràng là từ câu chuyện cho thấy rằng Philát đã tìm đủ mọi cách để phóng thích Chúa Jêsus. Có thể là như thế, hạng người nầy vốn có quyền lực và khả năng để phóng thích Chúa Jêsus, tuy nhiên họ đã chọn để cho Ngài chết. Vì lẽ đó, họ chịu trách nhiệm trực tiếp về cái chết của Chúa Jêsus.
D. Hạng người loạn nghịch (câu 18) Kinh thánh cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá giữa hai tên cướp. Kinh thánh cũng cho chúng ta biết rằng hai người nầy đã chế nhạo Chúa Jêsus và đã chối bỏ Ngài công khai trong ngày ấy, Luca 23:39. Mặc dầu vậy, một trong hai tên cướp đã đến với Chúa Jêsus sau đó, cả hai người nầy đều chịu trách nhiệm trực tiếp về cái chết của Đức Chúa Jêsus Christ.
E. Những kẻ gây loạn lạc (Luca 23:21-23) Giữa vòng những kẻ chối bỏ Chúa Jêsus vào cái ngày nghiệt ngã và khét tiếng đó là đám dân đông đã nhóm lại tại thành Jerusalem để dự Lễ Vượt Qua. Không chút nghi ngờ gì về một số người nầy chính là những người đã đi dọc con đường vào thành chỉ mấy ngày trước và đã tung hô Ngài là Vua hầu đến của họ. Giờ đây, họ đứng với các cấp lãnh đạo của họ và đòi lấy huyết của Đấng Mêsi vô tội. Số người nầy chịu trách nhiệm trực tiếp về cái chết của Nhà Vua.
F. Tất cả những con người bình thường E là mau mắn xét đoán những kẻ đã xét đoán Chúa, chúng ta cần phải bước lùi lại và nhìn vào lý do thực sự Chúa Jêsus bước lên thập tự giá. Tại sao Ngài phải lên đó chứ? Ngài lên thập tự giá là vì mọi người đều là tội nhân và đang có cần một Đấng Cứu Thế. Khi Chúa Jêsus bước lên thập tự giá, Ngài sẽ chết cho tội lỗi của cả nhân loại, II Côrinhtô 5:15. Khi Chúa Jêsus bước lên thập tự giá, Ngài đã trở nên tội lỗi vì bạn và tôi, II Côrinhtô 5:21. Khi điều đó là sự thực, thì bạn và tôi chịu trách nhiệm cho việc xét đoán Nhà Vua. Tại sao phải có thập tự giá chứ? Vì bạn và tôi! Nhà Vua bị đóng đinh trên thập tự giá và đó là lỗi của tôi!
I. Nhà Vua bị xét đoán
II. NHÀ VUA BỊ ĐÓNG ĐINH TRÊN THẬP TỰ GIÁ (các câu 18-29)
(Minh họa: Mấy câu nầy ung ứng cho chúng ta một câu chuyện tóm tắt thời điểm Chúa Jêsus phải ở trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha. Giăng không cung ứng cho chúng ta một chi tiết nào của các trước giả Tin Lành khác, mà câu chuyện của ông là cụ thể đủ để cung ứng cho chúng ta cái nhìn vào cái ngày khét tiếng khi Chúa Jêsus chịu chết cho cả nhân loại).
A. Nỗi đau của thập tự giá Kinh thánh tóm tắt thập tự giá lại trong một câu. Hiển nhiên là câu 18 chỉ nói: "họ đóng đinh Ngài...". Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhận rõ đúng mọi điều mà Ngài đã gánh chịu vì bạn và tôi. Bạn có thể tưởng tượng những mũi đinh sắt dài xuyên thủng qua hai bàn tay hai bàn chân của bạn không? Bạn có thể tưởng tượng việc treo mình trên một cây thập tự trong 6 giờ đồng hồ sau khi bạn đã bị mấy tên lính đánh đập không? Thậm chí chúng ta không thể hiểu được nỗi đau mà Chúa Jêsus đã chịu trên thập tự giá ngày ấy để chuộc tội cho con người. Thực vậy, đóng đinh trên thập tự giá được xem là một hình thức hành quyết kinh khủng nhất do con người nghĩ ra. Khi một người bị đóng đinh trên thập tự giá, những mũi đinh sẽ tác động vào dây thần kinh chạy suốt cánh tay vào đến hai bàn tay. Việc nầy sẽ kích thích sợi thần kinh và khiến cho cơ thể co thắt dữ dội, kết quả trong chỗ cơ thể sẽ bị ép cứng vào gỗ của thập tự giá. Cơ thể cũng nghiêng qua một bên phù hợp với mỏi mệt và tình trạng yếu đuối của các chi. Sự suy sụp của cơ thể như thế nầy sẽ làm cho các cơ bắp ở ngực cản trở không cho hai buồng phổi không nở ra được. Cách duy nhứt người bị kết án có thể thở được là chống hai chân lên và hai tay thì chịu lấy các mũi đinh đóng ở đó. Hành động nầy sẽ nâng người lên và khiến cho người thở đầy được ở hai lá phổi. Mỗi lần cần hít thở thì việc nầy sẽ phải được thực hiện. Cuối cùng, cơ thể sẽ suy yếu đi từ các ảnh hưởng kết hợp lại do hoại tử, mất máu, mất nước và kiệt sức, nạn nhân sẽ không còn có khả năng nâng cơ thể mình lên được nữa và sẽ nghẹt thở. Đức Chúa Jêsus Christ đã chết một cái chết thật khủng khiếp, một cái chết đầy đau đớn, một cái chết độc ác khôn tả xiết, hết thảy là vì Ngài yêu thương bạn đấy!
B. Mục đích của thập tự giá Khi chúng ta suy nghĩ đến cái chết mà Chúa Jêsus đã gánh chịu vì chúng ta trên thập tự giá, thì lý do tại sao Ngài phải chịu như vậy là thắc mắc thoạt đến. Lý do rất là đơn giản và dễ hiểu. Chúa Jêsus đã chết cái chết mà Ngài đã chịu, Ngài chịu lấy sự thương khó mà Ngài đã chịu, Ngài đã chịu đựng cơn đau sự thương khó mà Ngài đã chịu hầu cho Ngài có thể tỏ ra tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho hang tội nhân hư mất, Rôma 5:8, và Ngài có thể trả giá cho tội lỗi chúng ta, 1 Giăng 2:2! Tại sao Ngài phải bước lên thập tự giá? Ngài bước lên thập tự giá để bạn không phải đi Địa Ngục!
C. Tính ưu việt của thập tự giá Ngày nay dường như là có một phong trào muốn hạ thập tự giá xuống và đánh giá thấp tính cần thiết của sự chuộc tội bằng huyết. Tuy nhiên, hãy thử đi, con người không bao giờ có thể dẹp bỏ được nhu cần về thập tự giá! Thực vậy, cái điều thế gian gọi là dại dột được cho là có năng quyền và cần thiết bởi Chúa, I Côrinhtô 1:18; 1:23-24; 2:14. Con người có thể làm cho Tin Lành ra mới mẻ khiến cho nó hấp dẫn hơn đối với một thế giới bị hư mất, nhưng khi huyết của Chúa Jêsus và sự thương khó của Ngài trên thập tự giá bị quét ra khỏi sứ điệp Tin Lành, thì chẳng còn có Tin Lành gì nữa hết! Chỉ có một sứ điệp tôn giáo, nó không có quyền để cứu một tội nhân ra khỏi một Địa Ngục đời đời! Hãy để cho thế gian làm điều chi họ muốn, tôi cứ nắm lấy cây thập tự xù xì cũ kỹ kia và huyết của Chúa Jêsus đã đổ ra có một sự trả giá đầy đủ cho mọi tội lỗi của tôi!
I. Nhà Vua bị xét đoán
II. Nhà vua bị đóng đinh trên thập tự giá
III. NHÀ VUA CHIẾN THẮNG (các câu 30-42)
A. Tiếng kêu Sau 6 giờ đồng hồ trên thập tự giá, Chúa Jêsus đã nói một vài lần, tuy nhiên khi Ngài sắp sửa trao linh hồn vào trong hai bàn tay của sự chết, Chúa Jêsus đã kêu lên như vầy: "Mọi sự đã được trọn!" Làm ơn, hãy để ý rằng Chúa Jêsus không nói: "Ta đã làm xong rồi!" Đây không phải là tiếng kêu của một người thất bại, không! Thay vì thế, đây là tiếng kêu của một Nhà Chiến Thắng! Đây là tiếng kêu của một người đã trả giá và đã làm xong công việc mà Ngài đến để lo làm! Thực vậy, cụm từ nầy: "Tetelestai", là một câu nói rất sống động và diễn cảm. Việc hiểu rõ cách thức từ ngữ nầy được sử dụng  trong ngày ấy sẽ giúp chúng ta có một cái nắm bắt tốt hơn những gì Chúa Jêsus đã phán khi Ngài nói ra câu: "Mọi sự đã được trọn!"
1. Đây là lời nói của một tôi tớ Được sử dụng khi công việc đã được hoàn tất!
2. Đây là lời nói của một thầy tế lễ thượng phẩm Được sử dụng khi con sinh đã được xem xét và thấy là xứng đáng.
3. Đây là lời nói của một nông gia Được sử dụng khi một con thú chào đời, là một mẫu hoàn hảo.
4. Đây là mời nói của một nghệ nhânĐược sử dụng khi một nghệ nhân đã áp dụng xong những cái chạm vào một kiệt tác. Có nghĩa là không sao làm cho tốt hơn nữa được.
5. Đây là lời nói của một thương nhân Được sử dụng khi thương nhân và khách hàng đã thỏa thuận và đạt tới  mức giá mà hai bên đều chấp thuận. Điều nầy ám chỉ rằng sự mặc cả, thỏa thuận đã xong rồi, vụ việc đã an bài và ai nấy đều lấy làm vui thỏa.
            (Minh họa: Khi Chúa Jêsus thốt ra tiếng kêu nầy, Ngài đang nói cho chúng ta biết rằng cái giá đã được trả, ơn cứu rỗi đã hoàn tất và Đức Chúa Trời thỏa mãn với cái giá đã được chi trả).
B. Hoàn tất Sau khi Chúa Jêsus thốt ra tiếng kêu nầy, Ngài gục chết rồi được người ta lấy xuống khỏi thập tự giá và đem chôn. Làm ơn hãy hiểu rằng khi Chúa Jêsus bước lên thập tự giá, Ngài phải chịu chết là điều tuyệt đối. Nếu Ngài không chết trên cây thập tự, tội lỗi sẽ không bao giờ trả được cả. Rốt lại, tiền công của tội lỗi đã, đang và sẽ là sự chết – Rôma 6:23! Người ta nghĩ thập tự giá là đầy máu, và họ đã nghĩ đúng! Nhưng, bạn không thể được cứu nếu không có đức tin nơi huyết đổ ra của Chúa Jêsus!
C. Phần nối tiếp Tôi sẽ nói tiếp vào bài giảng vào tuần sau, nhưng tôi quyết định cách đây nhiều năm rằng tôi sẽ không để Chúa Jêsus bị treo trên thập tự giá và tôi sẽ không để Ngài lại cứ chết ở đó. Những tin tức tốt lành, ấy là 3 ngày sau khi Ngài chịu chết, Ngài cũng đã sống lại từ kẻ chết. Ngài đã trả giá cho tội lỗi chúng ta và Ngài đã sống lại để cung ứng sự xưng công bình cho chúng ta. Lời lẽ long trọng nhất trong Kinh thánh có lẽ là lời lẽ được thấy có ở Mathiơ 28:6. Sự thực Chúa Jêsus đã sống lại là những gì biệt riêng Cơ đốc giáo ra đối với phần tôn giáo còn lại trong thế gian. Thuộc về chúng ta là một đức tin sống động trong một Chúa hằng sống. Chúa Jêsus hiện sống và cũng một thể ấy cho mọi người nào đặt đức tin của họ nơi Ngài để được cứu rỗi!
Phần kết luận: Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời sáng nay vì Chúa Jêsus: Nhà Vua Bị Đóng Đinh Trên Thập Tự Giá! Tôi cảm tạ Chúa vì Ngài đã bằng lòng gánh chịu những gì Ngài đã gánh chịu để chúng ta sẽ được cứu. Thắc mắc đọng lại hôm nay là đây; bạn đã được cứu chưa? Bạn có tin cậy Chúa Jêsus và chỉ một mình Ngài để linh hồn bạn được cứu không? Nếu bạn  tin cậy vào bất cứ điều chi khác, thế thì bạn đang bị hư mất và cần phải được sanh lại. Bạn sẽ xử lý với Chúa Jêsus như thế nào đây? Khi bạn nghĩ đến mọi điều mà Ngài đã làm cho bạn, chỉ có một câu trả lời có ý nghĩa mà thôi. Bạn phải dâng tấm lòng và đời sống của bạn cho Chúa Jêsus và rồi hãy hầu việc Ngài cho tới chừng nào Ngài gọi bạn về quê hương. Giờ đây, đối với Cơ đốc nhân, có thắc mắc nầy: Khi đối diện với mọi điều mà Chúa Jêsus đã làm cho bạn trên thập tự giá, bạn có thành thực nói rằng bạn đang sống cho Ngài như bạn đáng phải sống không? Nếu không, hay nếu bạn cần được cứu, thế thì tôi mời bạn hãy đến với Chúa Jêsus ngay bây giờ rồi để cho Ngài dọn đường Ngài trong đời sống của bạn. Liệu bạn có đáp ứng lại khi Chúa đã phán với tấm lòng của bạn hôm nay không?

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Giăng 18:28-40: "Lẽ Thật Là Cái Gì?"



Giăng 18:28-40
LẼ THẬT LÀ CÁI GÌ?
Phần giới thiệu: Phân đoạn nầy ghi lại cuộc trao đổi riêng tư, mật thiết sau cùng mà Chúa Jêsus đã có với một người khác trước khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá. Trong cuộc trao đổi nầy giữa Đức Chúa Jêsus Christ và quan Tổng đốc Lamã Bôntu Philát, chúng ta thấy hai người có công tác đối ngược nhau.
            Philát xuất hiện như một người phải rơi vào chỗ rối rắm khi bị đặt vào tình trạng mà ông ta xem là tranh chấp tôn giáo giữa người Do thái. Cái mỉa mai của ông và những lời đáp ngắn ngủn tỏ ra nổi bực dọc của ông ta. Mặt khác, Chúa Jêsus sử dụng cuộc trao đổi nầy để tỏ ra lai lịch thật của Ngài cho Philát biết.  Khi bị hỏi không biết Ngài có phải thực sự là Vua của người Do thái hay không, Chúa Jêsus chẳng dè dặt chi hết, nhưng đáp lại với sự khẳng định, câu 37.
            Khi ấy, Chúa Jêsus mới nói cho Philát biết rằng sứ mệnh của Ngài trong việc đến với thế gian nầy là sẽ phải bước lên thập tự giá rồi chịu chết để làm chứng cho lẽ thật. Ở điểm nầy, Philát đưa ra một câu hỏi phát sinh từ chỗ hoài nghi khá ngẫu nhiên.  Ông ta hỏi Chúa Jêsus: “Lẽ thật là cái gì?” Đây là một câu hỏi hơi cường điệu. Philát thực sự không muốn một câu trả lời, và ông ta không chờ để nhận lấy câu trả lời. Thực vậy, ông đang nói với Chúa Jêsus: Cái gì là thực đối với ngươi có thể là không thực đối với ta! Ngươi nói như thế nầy, còn ta thì nói như thế khác. Đừng nói với ta về lẽ thật vì thực sự không thể biết được lẽ thật!  
            Vì thế, Philát đã ném bỏ một cơ hội vinh hiển để đạt tới chỗ nhận biết lẽ thật cho bản thân mình. Ông ta đã nhìn tận mặt lẽ thật, lại từ chối không nhìn xem nó rồi bỏ đi, bị hư mất trong tội lỗi của ông ta cho đến đời đời!
            Tôi muốn nắm lấy câu hỏi của Philát tối nay rồi suy gẫm trong một ít phút. Tôi tin Kinh thánh cung ứng cho chúng ta đủ thông tin về lẽ thật hầu cho chúng ta có thể trả lời câu hỏi nầy cho bản thân mình. Thực vậy, tôi muốn lấy các phân đoạn Kinh thánh mà tôi sẽ sử dụng để xem xét lẽ thật từ ngay sách Tin Lành Giăng. Trong 222 câu của Kinh thánh có chứa từ “lẽ thật”, 22 câu hay 10% được thấy trong Tin Lành theo Giăng. Lẽ thật là cái gì? Chúng ta hãy nhìn vào quyển sách rồi hãy tìm cho ra!
I. NHẬN ĐỊNH VỀ LẼ THẬT câu 37a)
A. Câu hỏi của Philát dẫn tôi tới chỗ tin rằng ông ta chẳng nắm bắt gì được ở lẽ thật. Có lẽ lối suy nghĩ của ông ta đã bị mệt nhoài bởi các triết lý hư không của thời ấy nói lẽ thật là không thể biết hết được và không thể đạt tới được. Rõ ràng, Philát đã đạt tới chỗ tin những gì nhiều người trong thời của ông đã tin: chẳng có một chân lý nào là tuyệt đối cả!
B. Chúng ta đang đóng khuôn như thế ở Mỹ ngày nay. Chúng ta đang sống trong một thời buổi khi hầu hết chẳng có ai tin theo chân lý tuyệt đối. Trong xứ sở nầy, 67% người trưởng thành đồng ý là chẳng có cái gì là chân lý tuyệt đối cả. Còn tệ hại hơn nữa là sự thực 52% các Cơ đốc nhân đã sanh lại đều nghĩ lẽ thật là tương đối. Nghĩa là, họ tin rằng điều chi là thực đối với người nầy có thể sẽ là không thực đối với người kia. Theo một nghiên cứu khác, hơn 75% những người xưng mình là Cơ đốc nhân không thể chấp nhận ý tưởng về chân lý tuyệt đối. Quí bạn tôi ơi, đó là những số liệu thống kê rất đáng buồn! Nó cho chúng ta biết rằng xã hội của chúng ta chẳng có gì trong đó để mà tin theo được!
C. Họ có thể tin theo những gì họ muốn, song có một việc đúng là một chân lý tuyệt đối! Chính mình Chúa Jêsus, trong phân đoạn nầy, đã nói rằng Ngài đã đến làm chứng cho lẽ thật. Vậy thì, lẽ thật là cái gì? Từ ngữ mà từ đó được dịch như sau:Lẽ thật là thứ chính xác hay thực sự trong bất cứ vấn đề gì đã được xem xét. Nó ngược lại với những gì là giả mạo, hư cấu hay sai trật”.
            (Minh họa: Thí dụ, giả sử tôi nói cho bạn biết rằng có một lẽ thật được gọi là Luật Trọng Lực. Luật nầy nói rằng “bất cứ cái gì thảy lên sẽ rớt xuống”.  Bây giờ, giả sử rằng bạn bác bỏ nó, xem nó như “lẽ thật của tôi” đi. Rồi, bạn quyết định thử lý thuyết của bạn và nhảy từ một nhà cao tầng xuống. Bạn sẽ chẳng mất bao nhiêu thời gian để học biết rằng có một việc được xem là chân lý tuyệt đối ngay, và chân lý ấy có thể nhìn biết được!
            Nếu tôi nói: “Đá thì cứng; nước thì mềm; và cỏ có màu xanh”. Nếu bạn không tin vào chân lý tuyệt đối, thế thì bạn sẽ nói: “Không, đối với tôi đá thì mềm; nước thì khô; và cỏ có màu cam”. Nhưng, chỉ vì bạn hết lòng tin điều đó, thì chắc không phải như vậy đâu! Chân lý là điều luôn luôn thật!
            (Minh họa: Abraham Lincoln từng sử dụng một mưu mẹo rất thông minh để dạy cho một số người biết về lẽ thật. Họ đã đến gặp ông với một quyết định dựa trên giả định chớ không dựa trên sự thật. Sau khi nghe họ lý luận, Lincoln đã hói: “Con cừu có bao nhiêu chân nếu quí vị gọi đuôi nó là chân?” Họ mau mắn đáp: “5!” Tổng thống khi ấy mới nói: “Không, nó chỉ có bốn chân mà thôi. Gọi đuôi là chân thì không biến đuôi thành chân được”).
D. Trước hết, tôi tin vào chân lý tuyệt đối! Tôi tin rằng đen là đen; trắng là trắng; trên là trên; dưới là dưới; trái là trái; phải là phải; trong là trong và ngoài là ngoài. Tôi tin chân lý tuyệt đối có thể nhìn biết được, tiếp thu được và truyền dạy cho người khác. Thực vậy, tôi đang cầm một bản sao chân lý tuyệt đối trong tay tôi lúc bây giờ đây! Tôi sẽ nói nhiều về sự ấy trong một phút. Nhưng, nếu có lẽ thật và lẽ thật có thể nhìn biết được, thế thì chúng ta tiếp thu lẽ thật bằng cách nào đây?
            Phải, đối với chúng ta là những người đã được cứu đây là một phần việc được làm cho dễ dàng hơn do sự hiện diện của Đức Thánh Linh trong đời sống chúng ta. Chúa chúng ta nói cho chúng ta biết ba lần trong sách Tin Lành Giăng rằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời là “Thần Lẽ Thật”, Giăng 14:17; 15:26; 16:13. Giăng 16:13 đặc biệt rất quan trọng: “Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật; vì Ngài không nói tự mình, nhưng nói mọi điều mình đã nghe, và tỏ bày cho các ngươi những sự sẽ đến”.  Câu nầy nói cho chúng ta biết rằng Đức Thánh Linh sẽ tỏ ra những vụ việc của Đức Chúa Trời cho chúng ta biết, nhơn đó dạy dỗ chúng ta về lẽ thật. Vì vậy, người tin Chúa đã ở trong một địa vị rất tốt để tiếp thu lẽ thật vì Thần Lẽ Thật là Đấng đang ngự trong chúng ta. Mặt khác, thế gian có một linh ở trong họ, nó làm cho họ phải mù quáng trước lẽ thật, II Côrinhtô 4:4; I Côrinhtô 2:14. Câu chuyện nầy nói tới sự thực là họ sẽ khăng khăng chối bỏ lẽ thật và chọn lấy những sự dối trá. Điều nầy cũng tỏ ra lý do tại sao họ sống đời sống của họ theo cách họ muốn và thể nào họ nổ lực xưng công bình tội lỗi của họ trước mặt Đức Chúa Trời và con người, Êphêsô 2:1-3.
E. Chúa Jêsus đã tin theo chân lý tuyệt đối. Ngài đã tin theo chân lý tuyệt đối mạnh mẽ đến nỗi Ngài đã đến trong thế gian nầy, đã sống và đã chết để làm chứng cho lẽ thật. Phải, có một việc là lẽ thật tuyệt đối như thế đó, cho dù xã hội có nói gì về nó. Lẽ thật nầy có thể nhận định được và có thể nhìn biết được!
II. QUYỀN PHÉP CỦA LẼ THẬT (câu 37B)
(Minh họa: Không những Chúa Jêsus nói cho Philát biết có một việc là chân lý tuyệt đối. Ngài cũng nói cho ông ta biết lẽ thật nầy có quyền phép nữa. Khi người ta cảm nhận lẽ thật, nó chạm đến tấm lòng của người Đức Chúa Trời chọn lựa rồi kéo họ đến với Ngài, Giăng 3:21. Khi họ đến với Ngài và vòng tay ôm lấy lẽ thật, họ có thể và sẽ kinh nghiệm quyền phép của nó trong đời sống của họ. Hãy chú ý quyền phép được chứa trong chân lý tuyệt đối).
A. Lẽ thật có quyền phép để giải phóngGiăng 8:32Khi Chúa Jêsus thốt ra câu nầy, Ngài đang nói cho khán thính giả Ngài biết rằng lẽ thật vốn có quyền phép để giải cứu họ ra khỏi tội lỗi và luật pháp. Lẽ thật chắc chắn sẽ buông tha họ trong Chúa Jêsus. Khi bạn đạt tới chỗ nhìn biết lẽ thật, bạn đạt tới chỗ nhìn biết cái điều làm những kẻ phu tù được tự do; mở đôi mắt mù lòa ra; chữa lành tấm lòng bị tổn thương; biến đổi những đời sống bị tan rãi và bị hủy phá rồi làm cho họ đầy dẫy với tình yêu thương của Đức Chúa Trời, sự bình an của Đức Chúa Trời và sự vui vẻ của Đức Chúa Trời.
            (Minh họa: Chỉ trong tuần nầy, ở phòng đợi của một bệnh viện, vô tuyến truyền hình được bật lên, và tôi nghe một diễn viên trong vỡ kịch nói: “Hễ ai nói: ‘lẽ thật sẽ buông tha các ngươi’ là kẻ nói dối!” Tôi nghĩ: “Cô ơi, cô không biết cái điều mà cô đang nói đâu! Đấng đã phán ra câu nói đó là Lẽ Thật và sứ mệnh của Ngài là khiến cho những kẻ phu tù được tự do!” Tôi rất vui sướng khi tôi được tự do là nhờ vào lẽ thật tối nay!)
B. Lẽ thật có quyền phép để phân biệtGiăng 17:17 Trong phân đoạn Kinh thánh nầy, Chúa Jêsus đang cầu thay cho các môn đồ, và cũng cho chúng ta nữa! Khi Ngài cầu thay, Ngài xin Đức Chúa Cha lấy lẽ thật khiến họ nên thánh…”. Từ ngữ “nên thánh” có ý nói làm cho cái gì đó ra thiêng liêng; dâng hiến hay cung hiến cái gì đó cho Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus phán rằng lẽ thật của Đức Chúa Trời có quyền phép để thanh tẩy chúng ta và biến chúng ta ra giống với Cha thiên thượng của chúng ta! Tôi có nghe nói rằng tội lỗi: một là nó giữ bạn không với tới quyển sách nầy; hoặc quyển sách nầy sẽ giữ cho bạn không phạm tội! Đúng là lẽ thật đấy! Khi bạn tự mình đầu phục lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời, và bước đi theo như Đức Thánh Linh dẫn dắt bạn, bạn sẽ thấy đời sống của bạn trở nên trong sáng hơn và càng đẹp lòng Đức Chúa Trời hơn. Lẽ thật của Ngài biệt riêng chúng ta ra và làm cho chúng ta được sạch, Êphêsô 5:6; Giăng 15:7.
C. Lẽ thật có quyền phép để thêm sức choGiăng 4:24 Ở đây, Chúa Jêsus nói cho người đàn bà bên giếng biết rằng lẽ thật sẽ khiến cho bà ấy muốn thờ phượng! Bạn thấy đấy, sự thờ phượng thật là công nhận Ngài là mọi sự của chúng ta! Thờ phượng thật dấy lên từ một tấm lòng đã được bảo hòa với lẽ thật của Đức Chúa Trời. Thờ phượng thật đến khi Đức Thánh Linh lấy lẽ thật của Đức Chúa Trời rồi khiến nó ra rõ ràng cho chúng ta. Khi chúng ta hiểu biết Chúa Jêsus là ai, những gì Ngài đã làm cho chúng ta và điều chi Ngài sẽ làm; điều đó khiến chúng ta phải trụ lại nơi chơn Ngài, thờ phượng Ngài với sự hạ mình, đơn sơ! Nhưng, nếu chúng ta không hiểu lẽ thật về Đức Chúa Trời là ai và những gì Ngài đã làm, khi ấy sự thờ phượng của chúng ta sẽ bị biến dạng. Cho tới chừng nào chúng ta nhìn biết lẽ thật nói về Ngài, chúng ta không thể thực sự thờ lạy Ngài! Chẳng có việc gì giống như lẽ thật bật ra một tia lửa tươi mới vào trong sự thờ phượng của bạn!
III. TÍNH CÁCH CỦA LẼ THẬT (câu 38)
            (Minh họa: Vậy, chúng ta đã tiếp thu lẽ thật là gì rồi, tại sao lẽ thật là quan trọng và những gì lẽ thật có thể làm trong đời sống của chúng ta. Giờ đây, chúng ta cần phải nhìn biết chỗ để tìm kiếm lẽ thật. Cảm tạ Chúa, Đức Thánh Linh đã hướng dẫn Giăng viết ra điều nầy cho chúng ta rất đơn giản. Hãy chú ý nơi mà lẽ thật sẽ được tìm thấy).
A. Kinh thánh là lẽ thậtGiăng 17:17 Mọi sự, một là đứng hay ngã là ở chỗ nầy đây! Nếu Kinh thánh là Lời của Đức Chúa Trời được cảm thúc, không sai sót, vô ngộ giống như Kinh thánh xưng nhận, II Timôthê 3:16, khi ấy Kinh thánh và chỉ có Kinh thánh là thẩm quyền sau cùng và là tiêu chuẩn sống cho mọi người sống. Không phải là ý tưởng của con người; không phải là luận đề của các triết gia lỗi lạc; không phải sự dạy dỗ của các cấp lãnh đạo tôn giáo cao siêu, mà Kinh thánh là lời sau cùng cho mọi cách ứng của cuộc sống.
            Tuy nhiên, nếu Kinh thánh sai sót và không đáng tin, thế thì mọi nền tảng của chúng ta đều bị hủy diệt và chúng ta chẳng có đức tin, chẳng có sự trông cậy và chẳng có luật lệ chi hết, Thi thiên 11:3. Nếu Kinh thánh là dối trá, thế thì chẳng có chân lý tuyệt đối nữa! Tuy nhiên, chúng ta đã nuôi dạy một thế hệ đã được dạy dỗ phải nghi ngờ lẽ thật của quyển sách nầy! Khi đứa trẻ ngồi trong lớp học và nghe giảng rằng địa cầu có hàng tỉ năm tuổi và con người đã tiến hóa từ một đơn bào sinh vật hơn hàng tỉ năm, mọi nền tảng đã bị hủy diệt! Nếu Đức Chúa Trời không dựng nên con người theo ảnh tượng của Ngài thì chẳng có gì sai khi giết các trẻ sơ sinh qua sự phá thai. Chẳng có gì sai khi cưỡng hiếp và giết người khác chết vì hết thảy chúng ta chỉ là những con vật. Nếu con người đã tiến hóa, thế thì chẳng có tội lỗi chi hết, chẳng có đúng sai, chẳng có cái gì là tuyệt đối cả. Bạn hãy cứ sống mạnh giỏi theo như bạn mong muốn vì chẳng có Địa Ngục; chẳng có trình sổ gì với Đức Chúa Trời hết; chẳng có đời sau nữa. Nếu 11 chương đầu của sách Sáng thế ký là không thực, thế thì bạn hãy bỏ cả quyển sách vào thùng rác đi! Nếu Đức Chúa Trời nói dối trong Sáng thế ký 1-11, thế thì Ngài không xứng đáng được tin cậy ở bất cứ đâu khác trong quyển sách! Nếu tôi không thể tin cậy Ngài ở Sáng thế ký 1:1, thế thì tôi không thể tin cậy Ngài ở Giăng 3:16.
            Khi chúng ta cầm lấy 10 Điều Răn rồi nói chúng không còn phù hợp với hôm nay nữa, chúng ta đã xem nhẹ mọi nền tảng rồi. Khi chúng ta nói cho xã hội biết rằng Kinh thánh không đáng tin cậy, chúng ta đang làm suy sụp mọi nền tảng. Khi chúng ta đối xử với Kinh thánh giống như bữa tiệc buffet thật lớn và chọn lấy những phần chúng ta ưa thích rồi bỏ qua các phần làm cho cá nhân chúng ta phải bối rối, thế thì chúng ta đang xem nhẹ mọi nền tảng. Có một cái giá phải trả cho sự kiêu căng của chúng ta; và cái giá đó là sự vắng mặt của lẽ thật trên nước Mỹ!
            Có phải bạn nhìn thấy lý do tại sao tin cậy Kinh thánh là việc quan trọng không?  Trong các trang Kinh thánh, chúng ta học biết về Đức Chúa Trời, sự dựng nên con người, tội lỗi, sự cứu rỗi, điều thiện, điều ác, gia đình, v.v… nếu nền tảng đó bị hủy diệt, khi ấy chẳng có nền tảng nào dành cho lẽ thật và nếu chẳng có lẽ thật thì mọi người đều đúng và chẳng có ai sai trật hết!
            Cảm tạ Đức Chúa Trời, chúng ta có thể tin cậy Kinh thánh! Đó là Lời của Đức Chúa Trời! Lời ấy đã được cảm thúc! Đó là lẽ thật, không có một sai sót nào hết. Ngợi khen Đức Chúa Trời, Kinh thánh có thể được tin tưởng vì Kinh thánh đã được định liệu trong sự vinh hiển cho đến đời đời, Êsai 40:8; Thi thiên 119:89.
B. Cứu Chúa là lẽ thậtGiăng 14:6 Chúa Jêsus kêu gọi ai nấy chú ý đến sự thực Ngài và chỉ một mình Ngài là vấn đề mà thôi! Chúa Jêsus đã và đang là sự hóa thân của lẽ thật, Giăng 1:14; 17. Mọi đấng cứu tinh khác chỉ là những kẻ đội lốt mà thôi. Họ có bao nhiêu môn đồ thì chẳng phải là vấn đề đâu. Chúa Jêsus và chỉ một mình Chúa Jêsus là đường đi, lẽ thật và sự sống! Chúa Jêsus và chỉ một mình Chúa Jêsus là Chiên Con của Đức Chúa Trời bị giết từ khi sáng thế. Chúa Jêsus và chỉ một mình Chúa Jêsus là lẽ thật! Mọi người khác đều là kẻ dối trá và mọi phương pháp khác đều là giả hiệu; và hết thảy họ đều dẫn xuống con đường rộng hủy diệt. Họ có điểm đến cuối của họ trong lửa Địa Ngục! Một mình Chúa Jêsus là cánh cửa vào con đường hẹp dẫn tới sự sống đời đời, Giăng 14:6; Công Vụ các Sứ Đồ 4:12; I Giăng 5:12!  Thế giới của chúng ta không giống như lẽ thật đó tối nay, nhưng lẽ thật ấy vẫn là sự thực, bất chấp họ có thích hay không!
(Minh họa: Cách đây mấy năm khi chương trình Dick Cavett còn phổ biến, Giám Mục xứ Canterbury đang trao đổi với diễn viên Jane Fonda trên mục đó. Vị Giám Mục nói: “Chúa Jêsus là Con của Đức Chúa Trời, cô có biết không!?!” Fonda đáp: “Có thể Ngài là thế đối với ông, còn đối với tôi thì không”. Vị Giám Mục đáp lại: “Phải, một Ngài là Con Đức Chúa Trời hoặc Ngài không phải là Con của Đức Chúa Trời”.
            Trong mọi điều thể hiện sự công bằng cho Cô Fonda, cái điều cần phải nói ở đây, ấy là cần phải xác định là cô đã được cứu cách đây vài năm, và cô đến nhóm lại ở Hội thánh Providence Missionary Baptist ở Atlanta Georgia, được dạy dỗ về Kinh thánh và đang tấn tới trong đức tin của cô. Tôi ngợi khen Đức Chúa Trời vì cô ấy đã đạt tới chỗ nhìn biết lẽ thật và lẽ thật ấy đang buông tha cho cô được tự do!)
Phần kết luận: Lẽ thật là cái gì? Đó là sự khác biệt giữa ngày và đêm. Đó là sự khác biệt giữa trong và ngoài. Đó là sự khác biệt giữa đen và trắng. Đó là sự khác biệt giữa được cứu và bị hư mất! Lẽ thật là cái gì? Kinh thánh là lẽ thật! Đức Chúa Jêsus Christ là lẽ thật! Và, nếu bạn chấp nhận mọi sự ấy là chân lý trong đời sống của bạn, bạn đang có một tiêu chuẩn cho sự sống và một lý do để sống. Nhưng, nếu bạn chối bỏ không nhận chúng là tiêu chuẩn của mình, thế thì bạn chẳng có cái gì là tuyệt đối hết và có thể sống theo như bạn muốn. Tuy nhiên, sống như thế không làm thay đổi sự thực Kinh thánh vẫn là chơn thật và Chúa Jêsus vẫn là con đường duy nhứt dẫn đến Đức Chúa Trời. Vì vậy, những vụ việc của Đức Chúa Trời là chơn thật dù chúng ta có chấp nhận chúng hay không! Cảm tạ Đức Chúa Trời vì cớ lẽ thật!