Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Giăng 17:1-26: "Chúa Jêsus: Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm Vĩ Đại"




Giăng 17:1-26
CHÚA JÊSUS: THẦY TẾ LỄ THƯỢNG PHẪM VĨ ĐẠI
Phần giới thiệu: Khi chúng ta hành trình qua sách Tin Lành Giăng, chúng ta đã gặp gỡ nhiều minh họa vinh hiển về Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng ta đã nhìn thấy tấm lòng thương xót của Ngài thể hiện ra khi Ngài chữa lành cho kẻ ốm đau, chúng ta đã nhìn thấy quyền phép của Ngài tỏ ra khi Ngài làm cho kẻ chết sống lại và cho kẻ đói ăn, chúng ta đã nhìn thấy ân điển của Ngài tỏ ra khi Ngài cứu vớt tội nhân. Từng minh họa mà mỗi chương cung ứng cho chúng ta là một sự khích lệ và là một phước hạnh. Chương nầy không nằm ngoài ngoại lệ! Khi chúng ta đến với chương 17, chúng ta thấy mình đang đứng trên cái nền thánh khiết. Trong mấy câu nầy, Thánh Linh của Đức Chúa Trời cho phép chúng ta tiếp cận với Vườn Ghếtsêmanê khi Chúa Jêsus dốc đổ tấm lòng của Ngài ra với Cha thiên thượng của Ngài.
            Đêm nay, là đêm cuối cùng của cuộc sống trên đất của Ngài, chúng ta thấy Ngài đang phục vụ trong vai trò Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm vĩ đại của chúng ta đang cầu thay với Đức Chúa Cha. Thực vậy, Kinh thánh công bố Ngài là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm Vĩ Đại của chúng ta - Hêbơrơ 3:1; 6:20. Khi Ngài cầu nguyện trong đêm đó, lời cầu nguyện của Ngài nhắm vào bốn lẽ đạo quan trọng mà chúng ta cần phải xem xét sáng nay. Khi chúng ta nhìn vào mấy câu nầy và lắng nghe lời cầu nguyện của Chúa kỳ diệu của chúng ta, làm ơn hãy hiểu cho rằng mọi sự Chúa Jêsus đã dâng lên đêm hôm ấy trong Vườn vẫn còn chạm đến đời sống của bạn và của tôi sáng nay. Lời cầu nguyện của Ngài vốn có quyền phép khi ấy và sẽ có quyền phép xuyên suốt phần còn lại của thời gian và cả trong cõi đời đời nữa. Với mọi sự đó trong trí, cho phép tôi chia sẻ với bạn sáng nay những vụ việc là mục tiêu của lời cầu nguyện của Chúa ở trong Vườn. Mọi sự chúng ta sẽ tiếp thu, ấy là có một bài học ở đây về sự cầu nguyện và vài bài học về ý muốn của Chúa dành cho dân sự của Ngài. Đồng thời, đây là một phân đoạn rất khích lệ! Khi bạn dừng lại để suy nghĩ, bên bờ sự chết của Ngài, Chúa Jêsus đã tận dụng thì giờ để cầu thay cho bạn và cho tôi. Tôi thấy mình rất được khích lệ! Làm ơn hiệp với tôi trong mấy câu nầy khi chúng ta gặp gỡ Chúa Jêsus: Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm Vĩ Đại.
I. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA NGÀI CÓ MỤC TIÊU HƯỚNG THƯỢNG (các câu 1-26)
A. Sự vinh hiển của Đức Chúa Cha (các câu 1, 4) Chúa Jêsus bắt đầu lời cầu nguyện của Ngài bằng cách tỏ ra sự khát khao muốn làm vinh hiển cho Đức Chúa Cha. Toàn bộ chức vụ của Chúa Jêsus trên đất  đều xoay quanh một mục đích rất đơn giản. Mục đích đó là bày tỏ Đức Chúa Trời ra cho con người nhận biết - Giăng 14:9; Côlôse 1:15; Hêbơrơ 1:3. Chúa Jêsus là sự bày tỏ trọn vẹn về Đức Chúa Trời. Khi một người nhìn thấy Chúa Jêsus, người ấy đang nhìn thấy Đức Chúa Cha.
(Minh họa: Cũng một thể ấy cho hôm nay! Chúa Jêsus vẫn là phương thức duy nhứt để một người nhìn thấy Đức Chúa Trời, Giăng 1:18: "Chẳng hề ai thấy Đức Chúa Trời; chỉ Con một ở trong lòng Cha, là Đấng đã giải bày Cha cho chúng ta biết". Kinh thánh cho chúng ta biết chẳng có ai đến với Đức Chúa Trời mà họ không nhờ Chúa Jêsus - Giăng 14:6. Con người có thể nói họ tin Đức Chúa Trời và cố gắng thông qua Chúa Jêsus, nổ lực ấy hoàn toàn là vô ích. Chúa Jêsus là phương thức duy nhứt để bất cứ ai đến được với Đức Chúa Trời - I Timôthê 2:5; Công Vụ các Sứ Đồ 4:12).
B. Sự ban cho của Đức Chúa Cha (các câu 6, 26) Kế tiếp, Chúa Jêsus đề cập đến những người mà Đức Chúa Cha đã ban cho Ngài. Chúa Jêsus vốn biết rõ sự việc mà nhiều người trong thời của chúng ta đã quên: ơn cứu rỗi không phải là quyết định của con người, mà ơn ấy là hành động khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Cái điều tôi muốn nói là đây, không một người nào dám quyết rằng mình sẽ được cứu! Đó là một việc bất khả thi. Rốt lại, con người, trong thể trạng tự nhiên của họ là đã chết, Êphêsô 2:1. Hạng người hay chết chẳng có tư tưởng, chẳng có ý muốn và chẳng có khoảnh khắc nào hướng về Đức Chúa Trời. Trước khi hạng người hay chết đó có thể sống, người ấy phải được làm cho sống đã, Êphêsô 2:1. Điều nầy được hoàn tất qua công tác của Đức Thánh Linh, Ngài làm cho tấm lòng hay chết được sống động rồi ban cho tội nhân một ý thức về tội lỗi và sự phán xét và về nhu cần phải làm hòa lại với Đức Chúa Trời, Giăng 16:8-11. Điều nầy được gọi là sự thuyết phục và không một người nào sẽ được cứu cho tới chừng trước tiên tấm lòng gian ác của họ phải bị Đức Chúa Cha khuấy đảo rồi bị kéo đến với Chúa Jêsus - Giăng 6:44; 6:65. Vì lẽ đó, ơn cứu rỗi không phải là việc để đùa giỡn đâu! Kinh thánh dạy chúng ta rằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời không luôn luôn phấn đấu với con người, Sáng thế ký 6:3. Thời điểm được cứu là khi Đức Chúa Trời xử lý với tấm lòng của bạn. II Côrinhtô 6:2. Hãy nhớ đấy, chúng ta là sự ban bố của Đức Chúa Cha cho Đức Chúa Con và những gì Đức Cha ban cho, Đức Con không bao giờ từ chối - Giăng 6:37.
C. Ân điển của Đức Chúa Cha (các câu 6, 8-12, 22, 26) Trong mấy câu Kinh thánh ở đây, Chúa Jêsus yêu cầu hãy lưu ý đến ân điển cao sâu của Đức Chúa Trời, ân điển đó kêu gọi, sử dụng và gìn giữ hạng người nầy. Khi dâng lên lời cầu nguyện, Chúa Jêsus nhắc cho chúng ta nhớ rằng những gì chúng ta đang có và sống động đây không phải là do chính chúng ta làm ra. Chúng ta đang có, sống động đây là bởi ân điển của Đức Chúa Trời, I Côrinhtô 15:10.
(Minh họa: Giống như Chúa Jêsus, chúng ta cần phải ngợi khen Đức Chúa Trời vì ân điển diệu kỳ của Ngài! Rốt lại, chúng ta chẳng là gì hết khi Ngài tìm gặp chúng ta và chẳng xứng đáng chi để được cứu. Nhưng, trong ân điển, Ngài chìa tay ra cho chúng ta rồi cứu chuộc chúng ta, Êphêsô 2:8-9. Ngay sau khi chúng ta được cứu, chúng ta vẫn có khả năng chẳng là gì hết, Giăng 15:5. Mọi sự chúng ta sống, động và có hay từng hy vọng được như thế, chúng ta mắc nợ hết thảy đối với ân điển cao sâu của Đức Chúa Trời! Nếu có một lẽ đạo nào tạo ra sự ngợi khen trong tấm lòng của người tin Chúa, thì đó là ân điển của Đức Chúa Trời!)
I. Lời cầu nguyện của Ngài có mục tiêu hướng thượng
II. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA NGÀI CÓ MỤC TIÊU HƯỚNG NỘI (các câu 1-5)
(Trong mấy câu nầy, Chúa Jêsus chuyển mục tiêu lời cầu nguyện của Ngài thành hướng nội và cầu thay cho công cuộc truyền giáo mà vì đó Ngài đã được kêu gọi. Ngài cầu thay cho công việc của Ngài!)
A. Ngài cầu xin sự trợ giúp  (câu 1) Thì giờ mà vì đó Chúa Jêsus đã vào trong thế gian nầy sau cùng đã đến rồi. Trong suốt con đường sinh sống và chức vụ của Ngài, chúng ta thường được nhắc nhớ rằng "giờ Ngài chưa đến". Đây là một sự nhắc nhớ cho những người ở chung quanh Ngài, ấy là Ngài đã đến vì một mục đích cao cả và cao thượng. Bạn thấy đấy, Chúa Jêsus đã đến trần gian nầy vì một mục đích, và mục đích đó là chịu chết vì cớ tội lỗi, Giăng 18:37. Giờ đây, ở chặng cuối cùng, thì giờ đó đã đến. Chúa Jêsus sắp sửa bị nộp, bị bắt, bị xét xử rồi bị đóng đinh trên thập tự giá. Lời cầu nguyện của Ngài là xin Đức Chúa Cha trợ giúp Ngài trong mấy giờ đồng hồ sau cùng nầy của cuộc sống để Ngài có thể hoàn thành được phần việc mà vì đó Ngài đã đến. Nổi khao khát của Ngài là bước lên thập tự giá, chịu chết vì cớ tội lỗi, làm thỏa mãn Đức Chúa Cha và rồi được vinh hiển trong chỗ sống lại từ kẻ chết!
(Minh họa: Tại sao Chúa Jêsus phải dâng lên một lời cầu nguyện như thế chứ? Đối với tôi, dường như là từng nổ lực do con người và Satan làm ra là để giữ Chúa Jêsus đừng bước lên thập tự giá. Sau đó, trong Vườn Ghếtsêmanê, Chúa Jêsus đã chịu sự tấn công trực tiếp của Satan. Theo ý của tôi thì Satan đã tìm cách giết Chúa Jêsus trong Vườn để ngăn trở Ngài không đến được đồi Gôgôtha, Luca 22:41-44. Sau đó, Philát đã cho đánh đập tàn nhẫn Chiên Con của Đức Chúa Trời và dám giết chết Ngài khi ấy, Mathiơ 27:27-31; Giăng 19:1-5. Lời cầu nguyện của Đấng Christ là xin Đức Chúa Cha đưa Ngài an toàn đến với thập tự giá, ở đó Ngài chịu đóng đinh và trả giá cho sự cứu chuộc đời đời linh hồn của chúng ta).
(Minh họa: Chúng ta có minh chứng nào không? 2 ngày sau khi họ đặt Ngài vào mộ địa, Ngài đã sống lại từ kẻ chết, thắng hơn sự chết, âm phủ và mồ mả - Mathiơ 28:1-6)
B. Ngài cầu xin về sự thành tựu của Ngài (các câu 2-4) Chúa Jêsus vốn biết giờ chết của Ngài sắp đến rồi. Ngài biết rõ Ngài sắp sửa làm trọn mọi sự mà Đức Chúa Cha đã sai Ngài đến để lo làm. Vì vậy, Ngài nhắc tới những thành tựu lớn lao của Ngài với Cha ở trên trời.
(Minh họa: Đâu là sự thành tựu của Ngài? Cung ứng một con đường cho hạng tội nhân bước vào trong sự sống đời đời, các câu 2-3! Khi Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá, Ngài đã kêu lên: "Mọi sự đã được trọn!", Giăng 19:30. Cái điều Chúa Jêsus muốn nói qua câu nầy, ấy là cái giá cứu chuộc đời đời đã được trả đủ rồi! Giờ đây, cánh cửa cứu rỗi đã được gỡ ra khỏi bản lề và hễ ai chịu bước vào thì sẽ được cứu! Đúng là một phước hạnh! Bây giờ, bất chấp bạn là ai, hay bạn xuất thân từ loại lai lịch nào đi nữa, bất chấp bạn đã sống với loại tình yêu nào, bạn có thể được cứu cho đến đời đời qua việc đến với Chúa Jêsus và tiếp nhận Ngài ngự vào tấm lòng và đời sống của bạn, Khải huyền 22:17! Đấy là những gì Chúa Jêsus đã đạt được vì ích cho bạn! Bạn có tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của bạn chưa?)
C. Ngài cầu xin về sự bảo đảm của Ngài (câu 5) Chúa Jêsus vốn biết rõ sau thập tự giá và sau mồ mả, Ngài sẽ trở về với Cha Ngài trên trời và một lần nữa, tận hưởng sự vinh hiển mà Ngài đã để lại sau lưng khi đến với trần gian. Ngài sẽ về đến quê hương!
(Minh họa: Một vài người, nếu có ai, trong chúng ta có thể nhận ra sự thương khó mà Chúa Jêsus đã gánh chịu khi bước vào trần gian nầy. Philíp 2:5-8 trải ra ánh sáng về việc ấy cho chúng ta nhìn thấy. Mấy câu nầy nói rõ ràng Chúa Jêsus đang sống trong sự đồng đẳng với Cha của Ngài. Thế rồi, Ngài bằng lòng che giấu đi sự vinh hiển của Ngài bên dưới xác thịt con người và bước vào một thế giới tội lỗi trong vai trò một con người. Ngài đã chịu vậy vì một mục đích, và mục đích đó đã được bày ra rồi. Ngài đã đến để con người có thể nhìn thấy Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời có thể chịu chết cho con người! Bây giờ, hãy ngợi khen danh Ngài, Ngài đang ngự trên ngôi ở trên trời! Không còn chết, không còn đau khổ nữa, duy chỉ được ngợi khen mà thôi!)
(Minh họa: Đây là những tin tức tốt lành: Hết thảy những ai đặt đức tin của họ nơi Chúa Jêsus đều sẽ ở với Ngài trong thành đó ở trên trời! Sau đó, còn nhiều ơn phước nữa!)
I. Lời cầu nguyện của Ngài có mục tiêu hướng thượng
II. Lời cầu nguyện của Ngài có mục tiêu hướng nội
III. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA NGÀI CÓ MỤC TIÊU HƯỚNG NGOẠI (các câu 6-19)
(Giờ đây, Chúa Jêsus chuyển mục tiêu của Ngài hướng ngoại và cầu thay cho những người nào đang dâng cho Ngài tấm lòng và đời sống của họ: các môn đồ của Ngài. Trong lời cầu nguyện nầy, chúng ta có thể thấy những điều quí giá của chân lý vùa giúp cho chúng ta nữa).
A. Ngài cầu xin để họ được gìn giữ (các câu 6-11) Trong tiểu đoạn nầy, Chúa Jêsus đã cầu xin để người của Ngài được Đức Chúa Cha gìn giữ. Chúa Jêsus vốn biết rõ tình trạng gian ác của thế gian và Ngài đã nhìn thấy trước tiên tình trạng tồi tệ nơi tấm lòng của con người. Ngài vốn biết rõ rằng một khi họ bị bỏ lại, các môn đồ khó mà giữ được mối quan hệ của họ với Đức Chúa Cha. Vì vậy, Ngài nắm lấy phần trách nhiệm đó rồi đặt nó thẳng trên hai bờ vai của Đức Chúa Cha.
(Minh họa: Tôi ngợi khen Chúa sáng nay vì chẳng phải tôi giữ mình để rồi sẽ được cứu! Tôi rất biết ơn, vì sự cứu rỗi không giống như chiếc xe đạp, mà quyền phép của Đức Chúa Trời đã gìn giữ chúng ta, I Phierơ 1:5. Bạn thấy đấy, chúng ta sống rất là gian ác! Nếu chúng ta phải khư khư giữ một đời sống vô tội trọn vẹn để được cứu, hết thảy chúng ta chắc chắn đều sẽ đi thẳng vào Địa Ngục! Ơn cứu rỗi là sự ban cho của Đức Chúa Trời và giữ gìn là trách nhiệm của Ngài. Nói như thế chẳng có nghĩa là bạn và tôi cứ sống theo ý mình thích đâu. Rốt lại, nếu ơn cứu rỗi là một thực tại trong đời sống của bạn và của tôi, thế thì sẽ có một sự khát khao về sự công bình và đời sống thanh sạch. Là một tạo vật mới là một phần và một mảng của một đời sống mới, II Côrinhtô 5:17. Bất kỳ người nào  xưng mình đã được cứu, nhưng họ chưa tỏ ra  một đời sống thanh sạch là nói dối và cần phải được lại sanh. Tuy nhiên, ngay cả người được chuộc thỉnh thoảng cũng sa vào trong tội lỗi. Khi chúng ta rơi vào hoàn cảnh đó, chúng ta bị kết án và bị sửa phạt bởi Chúa, nhưng họ sẽ không bị cất bỏ ra khỏi gia đình. Cái điều tôi muốn nói, ấy là sự cứu rỗi là đời đời, Truyền đạo 3:14. Nếu ơn cứu rỗi là một việc của tôi ngày nầy rồi qua đi vào ngày kia, thì tại sao Chúa Jêsus gọi đó là "đời đời" hay "miên viễn" cho được chứ? Một là Chúa Jêsus không biết Ngài đang nói tới điều chi, hay ơn cứu rỗi là "đời đời" "miên viễn"! Bạn có thể tin bất cứ điều chi bạn muốn về đề tài nầy, nhưng tôi nói: "Thà xưng Đức Chúa Trời là thật và loài người là giả dối!", Rôma 3:4. Tôi chỉ tin theo Kinh Thánh mà thôi - Giăng 10:28!
B. Ngài cầu xin để họ được bảo hộ (các câu 12-15) Kế đó, Chúa Jêsus đã cầu xin để các môn đồ Ngài sẽ được bảo hộ tránh "sự ác". Sát nghĩa, "kẻ ác!" Chúa Jêsus chỉ cầu xin rằng họ sẽ được ban cho sức lực để đối diện với phần việc ở trước mặt và họ sẽ được ban cho sức lực để đứng vững chống lại những cuộc công kích chắc chắn sẽ đến từ ma quỉ.
(Minh họa: Chúng ta hãy đối diện với việc ấy sáng nay, chúng ta đang ở trong một trận chiến. Đối với nhiều người tin Chúa, đời sống Cơ đốc là một sân bóng chớ chưa phải là bãi chiến trường. Khi nào thì chúng ta sẽ học biết rằng ma quỉ thù ghét, chống đối và thường xuyên tấn công chúng ta? Tôi rất biết ơn vì tôi có lời hứa của Chúa về sự bảo hộ của Ngài, Thi thiên 34:7 và về sự hiện diện của Ngài, Hêbơrơ 13:5; Mathiơ 28:20, khi tôi trải qua đời nầy. Tôi muốn ngợi khen Chúa vì khi ma quỉ đến nghịch cùng thánh đồ của Đức Chúa Trời, Chúa đứng ra bảo hộ cho chúng ta! Minh họa: Gióp – Gióp 1-2. Trước khi ma quỉ có thể đến gần tôi, hắn phải đi ngang qua Đức Chúa Cha và rồi qua Đức Chúa Con. Nếu hắn có thể, hắn sẽ phải đi qua huyết và lúc đó hắn sẽ trở thành một thứ ma quỉ đã được cứu. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra đâu! Hắn gầm rống, I Phierơ 5:8, song hắn không thể chạm đến con cái của nhà Vua! Chúng ta được che giấu ở trong Chúa chúng ta, Côlôse 3:3).
C. Ngài cầu xin để chúng ta được thanh sạch  (các câu 16-19) Chúa Jêsus đã xin Đức Chúa Cha biệt riêng số người nầy ra khỏi thế gian bởi Lời của Đức Chúa Trời! Lời cầu nguyện của Ngài, ấy là họ sẽ sống đời sống của họ theo đúng như Kinh thánh dạy và họ sẽ sống loại đời sống đẹp lòng Đức Chúa Cha.
(Minh họa: Ý muốn của Chúa không thay đổi chút nào! Ngài vẫn dự trù cho dân sự của Ngài sống loại đời sống thanh sạch, thánh khiết và biệt riêng ra - II Côrinhtô 6:17. Sự thanh sạch nầy mà Chúa hằng ao ước không phải là sự thanh sạch chiếu theo dư luận và luật lệ của con người, thay vì thế đây là sự công bình chiếu theo Lời của Đức Chúa Trời! Lời của Ngài là lẽ thật và trong Quyển Sách được cảm thúc cách thiêng liêng nầy, chúng ta tìm thấy loại chìa khóa cho việc sống thánh khiết và công bình ở giữa một thế giới băng hoại. Ao ước của Đức Chúa Trời dành cho đời sống chúng ta được tóm tắt ở Philíp 2:15).
I. Lời cầu nguyện của Ngài có mục tiêu hướng thượng
II. Lời cầu nguyện của Ngài có mục tiêu hướng nội
Iii. Lời cầu nguyện của Ngài có mục tiêu hướng ngoại
IV. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA NGÀI CÓ MỤC TIÊU NHẮM VỀ ĐÀNG TRƯỚC (các câu 20-26)
(Sau cùng, Chúa Jêsus hướng sự chú ý của Ngài vào những người nào chịu tiếp nhận Ngài trải qua mọi thời đại. Hãy suy nghĩ xem, khi sắp sửa chịu đóng đinh trên thập tự giá, với gánh nặng tội lỗi của thế gian bắt đầu ấn mạnh trên hai vai của Ngài, Chúa Jêsus đã dành thì giờ cầu thay cho bạn và cho tôi! Tôi không biết chi về bạn, nhưng điều đó cảm động lòng tôi!)
A. Ngài cầu xin để chúng ta hiệp một (các câu 21-23) Chúa Jêsus cầu xin rằng các môn đồ Ngài sẽ được đánh dấu bằng sự hiệp một! Ngài ao ước rằng chúng ta cứ sinh sống song hành với người thế gian. Giờ đây, bạn biết rõ tôi sống mà thiếu sự hiệp một trong Hội thánh là một bằng chứng tồi trong thế gian! Đức Chúa Trời ao ước rằng chúng ta học biết phải sống với nhau và chúng ta có sự hiệp một trong tấm lòng kết hợp chúng ta lại cho dù có bao giông tố mà chúng ta gọi là thời tiết. Giờ đây, rõ ràng là khi bạn có 2 người, bạn sẽ có 2 ý kiến. Khi bạn có 100 người, bạn sẽ có 100 ý kiến. Bí quyết là có khả năng bất đồng song sẽ chẳng có sự khó chịu! Nói khác đi, mọi sự chúng ta phải làm cần phải được làm với một nhận định duy trì sự hiệp một ở trong thân thể! Chẳng có một chỗ nào cho tranh cạnh ở bên trong thân thể của Đấng Christ! Hãy chú ý ý muốn của Chúa dành cho dân sự Ngài - I Côrinhtô 1:10; Philíp 1:27; Philíp 2:1-4; I Têsalônica 5:13; I Phierơ 3:8.
(Minh họa: Bạn có thể đánh dấu điều nầy, khi có sự không hiệp một trong hội thánh, có ai đó đang ở ngoài ý chỉ của Đức Chúa Trời!)
(Minh họa: Tại sao sự hiệp một là quan trọng như thế trong hội thánh? Vì chúng ta là loại quảng bá sống động cho Chúa Jêsus. Khi thế gian nhìn thấy dân sự của Đức Chúa Trời, một là họ nhìn thấy sự hiện diện của Chúa hoặc sự hiện diện của tranh cạnh. Ở đâu có sự tranh cạnh, ở đó có sự lộn lạo và Đức Chúa Trời không phải là tác giả của sự lộn lạo, I Côrinhtô 14:33. Vì vậy, tranh cạnh và lộn lạo ở trong nhà của Đức Chúa Trời không bao giờ là ý muốn của Ngài!)
B. Ngài cầu xin để chúng ta về đến quê hương (câu 24) Trong câu nầy, Chúa Jêsus nói rằng ý chỉ của Ngài là các môn đồ của Ngài sẽ được ở với Ngài trên trời, họ sẽ được dự phần trong sự vinh hiển của Ngài.
(Minh họa: Trong Tân Ước, có 2 từ Hylạp được dịch là "ý chỉ". Đó là 1.) Thelo – nói tới mục đích. Từ nầy được sử dụng nói tới ý chỉ của Đức Chúa Trời, là điều không thay đổi. Đây là ý chỉ của Đức Chúa Trời và sẽ ứng nghiệm. 2.) Boulomaiý nói có ước muốn khao khát về việc gì đó. Từ nầy được sử dụng nói tới ước muốn của Đức Chúa Trời có thể hay không thể ứng nghiệm đều nương vào hành động của người khác. Thí dụ, từ nầy được sử dụng ở II Phierơ 3:9. Tuy nhiên, ai đó bị hư mất thì chẳng phải là ý muốn của Đức Chúa Trời, vì người ta phải biết rõ ước muốn ấy, họ phải tiếp nhận Chúa. Ở Giăng 17:24, Thelo là từ được sử dụng. Chúa Jêsus đang phán: "Ta công bố rằng mục đích của ta là người nào tiếp nhận ta sẽ ở với ta trong thiên đàng và sẽ nhận được sự vinh hiển của ta!" Nói khác đi, nếu bạn được cứu, bạn sẽ về đến quê hương!)
C. Ngài cầu xin về tấm lòng của chúng ta (các câu 25-26) Khi lời cầu nguyện của Chúa Jêsus sắp kết thúc, Ngài dành một phút để cầu xin rằng chúng ta sẽ được đầy dẫy với tình yêu thương của Ngài. Nghĩa là, Ngài mong muốn rằng dân sự Ngài sẽ được đánh dấu bằng một đời sống yêu thương dành cho nhau. Loại tình yêu nầy là đòi hỏi của Đức Chúa Trời dành cho con cái Ngài - I Côrinhtô 13:1-8. Thực vậy, Chúa Jêsus tuyên bố rằng tình yêu thương của chúng ta sẽ là một dấu hiệu cho thế gian biết rằng chúng ta thực sự thuộc về Chúa - Giăng 13:35.
(Minh họa: Đây là tình yêu không thể nhân đôi trong thế gian. Nhưng tình yêu ấy được tạo ra bởi Đức Chúa Trời trong tấm lòng của từng con cái Đức Chúa Trời đã được sanh lại. Ai trừ ra Đức Chúa Trời có thể tạo ra bên trong chúng ta một tình yêu dành cho người nào có lai lịch khác biệt, sống trong xã hội và vị trí tài chính khác nhau, hoặc có chủng tộc và tín ngưỡng khác? Tình yêu thương của Đức Chúa Trời ở trong lòng con cái Ngài là một thứ đẹp đẽ và là một việc rất diệu kỳ. Chúng ta phải phấn đấu để nhìn thấy quả thực chúng ta được đánh dấu bằng tình yêu chân chính tin kính).
Phần kết luận: Khi tôi kết thúc sứ điệp nầy, cho phép tôi nhắc cho bạn nhớ rằng những lời cầu nguyện của Đấng Christ luôn luôn được nghe thấy và được nhậm - Giăng 11:41-42. Thắc mắc còn lại là chúng có đầy dẫy trong đời sống của bạn và trong sinh hoạt của hội thánh nầy không? Một phần ôn tập nhanh nằm trong trình tự:
1. Bạn đã được cứu chưa? Đạt tới chỗ nhận biết Ngài chính là ý muốn của Ngài.
2. Có sự hiệp một trong hội thánh không? Đấy chính là ý muốn của Ngài.
3. Có phải chúng ta bước đi trong tình yêu thương, chúng ta có yêu thương nhau không? Đấy chính là sự cầu nguyện của Ngài dành cho chúng ta!
            Chúa có chạm đến các lãnh vực trong đời sống của bạn cần được chiếu cố sáng nay không? Nếu có, tôi nài xin bạn hãy đến với Ngài và để cho Ngài dọn đường của Ngài trong tấm lòng và trong đời sống của bạn ngay bây giờ. Liệu bạn có chịu làm theo y như Ngài muốn bạn phải làm theo không?





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét