Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Giăng 18:1-14: "Chúa Jêsus: Đấng Chịu Thương Khó"



Giăng 18:1-14
Chúa Jêsus: Đấng Chịu Thương Khó
Phần giới thiệu: Phần nghiên cứu của chúng ta về sách Tin Lành Giăng nhanh chóng đi đến phần kết cuộc. Khi chúng ta tiếp cận với phần cuối của sách nầy, chúng ta cũng đang tiếp cận với phần cuối cuộc đời và chức vụ Chúa chúng ta ở đây trên đất. Trong chương 18 nầy của sách Giăng, Kinh thánh ghi lại cho chúng ta một Đấng Christ chịu thương khó. Ở điểm nầy, Ngài đã bị nộp, Ngài đã bị bắt và Ngài chịu xét xử trước mặt các kẻ thù. Tuy nhiên, qua hết mọi sự, Ngài biểu hiện một sức mạnh của cá tánh vẽ ra một bức tranh tuyệt vời dành cho bạn và cho tôi. Trong mấy câu nầy, chúng ta nhìn thấy Chúa Jêsus: Đấng Chịu Thương Khó. Bạn thấy đấy, khi đến thời điểm cho Chúa Jêsus phải chu toàn sứ mệnh của Ngài rồi bước lên thập tự giá, chúng ta không thấy Ngài thu hẹp lại nhiệm vụ. Mà ngược lại, chúng ta thấy Ngài đứng cao hẳn lên rồi bày tỏ ra chương trình cứu chuộc của Cha Ngài trên trời mà không nhăn nhó cũng không yếu đuối. Êsai đã nhìn thấy thời điểm nầy nhiều thế kỷ trước và đã mô tả Chúa Jêsus theo tư thế nầy, Êsai 50:6. Ngay cả các trước giả Tin Lành đã bị cảm động bởi quyết tâm của Ngài, Luca 9:51. Mọi sự nầy dẫn chúng ta đến chỗ nhìn thấy Chúa Jêsus không phải là đóa hoa héo hắt. Ngài không phải là nạn nhân của hoàn cảnh. Không! Thay vì thế, Ngài là Chủ của thời thế. Khi chúng ta trải qua mấy câu nầy, rõ ràng là ai có đầu óc suy nghĩ cũng thấy rõ là Đức Chúa Jêsus Christ đã gánh chịu sự sỉ nhục, bị nộp và hiển nhiên đã chết với đầu Ngài ngẫn cao và ánh mắt Ngài cứ hướng thẳng vào mục tiêu. Sáng nay, khi Chúa ban cho sự tự do, tôi muốn chúng ta để ra một phút cùng nhau nhìn vào Chúa Jêsus: Đấng Chịu Thương Khó.
            Mục đích của tôi sáng nay là chỉ cho bạn thấy những điều Ngài đã gánh chịu thay cho bạn và lý do tại sao Ngài đã làm những việc mà Ngài đã làm. Tôi ao ước muốn giúp cho bạn nhìn thấy Chúa Jêsus đã dọn một con đường cho bạn để bạn được cứu. Ngài đã làm mọi sự nào cần thiết để giải phóng bạn ra khỏi Địa Ngục và khỏi sự phán xét. Tôi muốn chỉ cho bạn thấy rằng Ngài xứng đáng với lòng tin cậy và đức tin của bạn sáng nay. Giờ đây, chúng ta hãy nhìn vào mấy câu Kinh thánh nầy rồi nhìn vào bức tranh của Giăng về Chúa Jêsus: Đấng Chịu Thương Khó.
I. CHÚNG TA NHÌN THẤY NGÀI VỚI THẦN TÁNH CỦA NGÀI (các câu 1-11)
(Minh họa: Mấy lần trong chương nầy, Chúa Jêsus đã minh chứng lai lịch của Ngài cho những người ở chung quanh Ngài. Qua chức vụ của Ngài, Ngài xưng mình là Đức Chúa Trời trong loài xác thịt, Giăng 10:30; 8:58. Ngài cũng minh chứng lời xưng nhận nầy rất nhiều lần. Tuy nhiên, ở đây, trong những giờ phút cuối của cuộc đời Ngài, một lần nữa Ngài bước tới rồi xưng mình đồng đẳng với Đức Chúa Trời Toàn Năng).
A. Lời xưng nhận của Ngài (các câu 4-7) Khi binh lính đến để bắt Ngài, Ngài hỏi họ đang tìm ai. Họ đáp như sau: "Jêsus người Naxarét". Đáp ứng đơn sơ của Ngài là nói: "I AM!" [Ta đây]. Lời xưng nhận nầy từ Đấng Christ là lời xưng nhận về thần tánh! Bằng cách nói "I AM!" [Ta đây] một lần nữa Ngài đã xưng mình là Đức Chúa Trời. Hãy chú ý điều chi đã xảy ra khi Ngài nói ra câu nầy. Câu 6 cho chúng ta biết họ thối lui rồi té xuống đất! Câu 3 cho chúng ta biết đây là một “cơ binh”. Cơ binh gồm khoảng 500 binh lính đã được huấn luyện và là tinh binh của người Lamã, họ té xuống đất khi Chúa Jêsus phán ra câu "I AM!" [Ta đây] đơn sơ đó.
(Minh họa: Tôi không biết về quí vị, nhưng nếu tôi có mặt trong số đó, tôi sẽ có những suy nghĩ phụ về việc cố tìm bắt gã nầy!)
(Minh họa: Điều nầy có ý nghĩa gì đối với chúng ta? Đơn giản là đây, Jêsus là Đức Chúa Trời! Giăng 1:1 và 14 nói rất rõ điều nầy rồi. Quí bạn tôi ơi, bạn sẽ không bao giờ được cứu cho tới chừng nào trước hết bạn đạt tới chỗ mà ở đó bạn công nhận và tiếp nhận Chúa Jêsus còn hơn là một vị giáo sư, hơn là một người nhơn đức, hơn là một lãnh đạo tôn giáo. Bạn sẽ không bao giờ được cứu cho tới chừng nào bạn mặt đối mặt với và chấp nhận sự thực Đức Chúa Jêsus Christ là Đức Chúa Trời trong loài xác thịt! Mấy tên lính chưa bao giờ nhìn thấy và họ trở thành những người dự phần trong sự chết của Chúa Jêsus. Họ đã được ban cho một dấu hiệu và một cơ hội để lui lại. Tuy nhiên, họ cứ xông tới với sự vô tín và hiển nhiên bị hư mất trong Địa Ngục! Đừng để việc ấy xảy ra cho bạn! Hãy tiếp nhận Chúa Jêsus hôm nay!)
(Minh họa: Ở Luca 22:70 và một lần nữa ở Giăng 18:37, Chúa Jêsus xưng ra thần tánh trong khi Ngài bị xét xử. Khi họ thắc mắc về mối quan hệ của Ngài với Đức Chúa Trời và Ngài thực sự là Con Đức Chúa Trời ở chỗ nào, Ngài đáp lại bằng cách nói: "Các ngươi đã nói ra việc đó!" Giờ đây, câu hỏi thoạt đến trong lý trí tôi sáng nay cho bạn là đây: "Bạn nói Ngài là ai chứ?" (Mathiơ 16:15-16)).
B. Mối lo của Ngài (các câu 8-9) Thần tánh của Chúa Jêsus cũng được thấy trong mối quan tâm mà Ngài có đối với các môn đồ Ngài. Ngài lo rằng họ sẽ không bị bắt, nhưng họ sẽ được phép đi tự do. Bạn thấy đấy, Chúa Jêsus quan tâm với sự bảo hộ người của Ngài. Họ rất đặc biệt đối với Ngài và Ngài quyết nhìn thấy nhu cần của họ sẽ được thỏa trong đêm đó. Điều nầy tỏ ra thần tánh của Ngài như thế nào? Bởi sự thực đơn giản rằng Ngài quan tâm nhiều đến lợi ích của họ hơn là Ngài quan tâm đến chính mình Ngài! Trong mọi hành động của Ngài, bạn không nhìn thấy tình trạng ích kỷ tỏ ra bởi hầu hết mọi người. Ngài tỏ ra một tình yêu tự hy sinh vượt quá sự mô tả. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có khả năng yêu thương ở cấp độ đó!
(Minh họa: Tôi có thể nhắc cho bạn nhớ sáng nay là có nhiều việc không thay đổi? Chúa Jêsus vẫn còn quan tâm đến mọi nhu cần mà bạn và tôi có sáng nay. Mối quan tâm của Ngài chuyển thành hành động vì ích của chúng ta. Rốt lại, Đức Chúa Trời đã hứa chăm sóc cho mọi nhu cần của chúng ta – Philíp 4:19).
C. Lòng thương xót của Ngài (các câu 10-11) Khi binh lính đến để bắt Chúa Jêsus, Phierơ rút gươm mình ra rồi chém đứt tai của một gã tên là Manchu. Tôi không tin trong một phút rằng Phierơ đang tìm cách làm cho Manchu bị thương, song ông đang cố gắng giết Manchu ở đó. Nhưng, Phierơ đã lệch tay và chỉ chém đứt tai mà thôi. Khi điều nầy xảy ra, Chúa Jêsus đã đến bên Manchu rồi phục hồi lại cái tai cho người, Luca 22:51. Quí bạn ơi, chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể làm những việc như thế mà thôi!
(Minh họa: Hầu hết chúng ta đều sẽ vui sướng nhìn thấy bạn bè mình chiến đấu vì chúng ta và gây thiệt hại cho kẻ thù. Chúa Jêsus thì không như thế! Ngài bị cảm động với lòng thương xót dành cho một người là kẻ thù của Ngài và chìa tay Ngài ra với tình yêu thương. Đồng thời, đấy là những gì Ngài đã làm cho chúng ta! Bạn và tôi là kẻ thù của Đức Chúa Trời, Rôma 8:7. Tuy nhiên, Ngài vẫn chìa tay ra với chúng ta qua ân điển lạ lùng vô đối của Ngài, Êphêsô 2:8-9. Ồ, đúng là một Đấng Cứu Thế! Ồ, đúng là Chúa! Tôi vui sướng sáng nay Chúa đã cảm động với lòng thương xót khi Ngài nhìn xem tôi. Nếu không phải vì tình yêu thương và lòng thương xót của Chúa chúng ta, tôi đã chết mất và ở trong Địa Ngục sáng nay và bạn cũng thế đấy. Đấy là việc đáng vui mừng và suy nghĩ đến!)
D. Sứ mệnh của Ngài (câu 11b) Một minh chứng sau cùng về thần tánh của Ngài được thấy trong sự thực dường như Ngài quyết định bước lên thập tự giá! Nếu là bạn hay tôi, chúng ta sẽ tìm cách thoát ra khỏi đó. Chúng ta sẽ tìm một điều khoản nào đó để tránh né đi. Chúng ta sẽ cố gắng thương lượng. Còn Chúa Jêsus thì không phải như vậy! Không, Ngài khiến cho gương mặt Ngài như đá lửa rồi bước lên thập tự giá và uống cạn chén đắng sự chết thay cho bạn và tôi!
(Minh họa: Quí bạn ơi, tôi rất biết ơn Chúa sáng nay, vì Chúa Jêsus không nao núng trong việc đối mặt với đồi Gôgôtha. Tôi cảm tạ Chúa vì Ngài đã bằng lòng bước lên thập tự giá và chịu chết vì tội lỗi chúng ta hầu cho chúng ta có thể được cứu. Tôi nói cho bạn biết, chúng ta phục vụ một Chúa kỳ diệu xứng đáng được tôn vinh và ngợi khen vì sự ban cho khôn tả xiết mà Ngài đã ban cho chúng ta khi Ngài bằng lòng chịu chết trên thập tự giá vì tội lỗi chúng ta! Đúng là một Đấng Cứu Thế!)
I. Chúng Ta Nhìn Thấy Ngài Với Thần Tánh Của Ngài
II. CHÚNG TA NHÌN THẤY NGÀI NƠI SỰ OAI NGHIÊM CỦA NGÀI (các câu 12-36)
(Minh họa: Ngay cả khi Chúa Jêsus bị dẫn tới cuộc xét xử bất hợp pháp vì bị vu cáo, Ngài vẫn giữ vẻ oai nghi của Ngài. Chưa một lần chúng ta nhìn thấy Ngài  nài xin sự thương xót. Chúng ta cũng không nghe Ngài kêu la về sự tự do. Chưa một lần môi miệng của Cứu Chúa vinh hiển chúng ta hé ra xin người ta buông tha cho Ngài. Ngài giữ phẩm cách mãi thôi. Điều nầy có thể chẳng có ý nghĩa gì nhiều đối với bạn, song nó thốt ra nhiều lời cho tấm lòng của tôi! Điều đó nhắc cho tôi nhớ rằng Ngài biết rõ mọi điều Ngài sẽ làm. Không một phương diện nào của cuộc xét xử khiến cho Ngài phải ngạc nhiên. Ngài biết rõ từng chỗ cong quẹo trên đường và Ngài đã đối diện với nó như một đấng trượng phu, như một Người-Trời thực sự!)
A. Họ bắt lấy Ngài (các câu 12-13) Khi mấy tên lính đến để bắt Chúa Jêsus đi, Ngài không kháng cự và Ngài không trả đủa. Ngài phó mình cho họ và đi tới chỗ xét xử vì Ngài đã quyết định chịu chết trên thập tự giá để cho bạn và tôi sẽ có một phương tiện bởi đó chúng ta sẽ được cứu.
(Minh họa: Bất cứ giờ phút nào, Chúa Jêsus có khả năng tiêu diệt mọi kẻ bắt lấy Ngài bằng một câu nói thốt ra từ môi miệng Ngài, tuy nhiên Ngài đã cho phép điều đó xảy ra vì Ngài yêu thương chúng ta!)
B. Họ buộc tội Ngài (các câu 19-24; 28-36) Sau khi Chúa Jêsus bị bắt, Ngài buộc phải xuất hiện trước mặt Caiphe, Thầy tế lễ thượng phẩm, kế đó Ngài bị Philát và Hêrốt xét xử. Trong cuộc xét xử Ngài, Chúa Jêsus bị buộc với nhiều sự bất công. Thực vậy, có một vài lý do tại sao cuộc xét xử Ngài sẽ là bất hợp pháp trong thời buổi ấy:
Các mặt bất bợp pháp của cuộc xét xử Chúa Jêsus
·       Sự bắt bớ không được thực hiện lúc ban đêm.
·       Thì giờ cuộc xét xử là bất hợp pháp vì nó đã diễn ra vào ban đêm và ngay trước Ngày Sa-bát. Thời điểm nầy ngăn trở bất cứ cơ hội hoãn lại có cần nào qua ngày hôm sau cho việc kết án.
·       Một bản án kết tội chỉ có thể được đưa ra vào ngày sau cuộc xét xử.
·       Tòa Công Luận không có quyền đưa ra bản án. Tòa nầy chỉ đề nghị mức án mà thôi. Trong cuộc xét xử Chúa Jêsus, bản thân Tòa nầy đã hình thành bản án.
·       Bản án nghịch lại Chúa Jêsus được thay đổi trong suốt cuộc xét xử. Ban đầu, Ngài bị kết án với tội phạm thượng dựa theo câu nói của Ngài cho rằng Ngài có thể hủy diệt và xây lại Đền Thờ của Đức Chúa Trời trong vòng ba ngày, cũng như lời xưng nhận của Ngài là Con của Đức Chúa Trời. Khi Ngài bị dẫn đến trước mặt Philát, bản án lại là: Chúa Jêsus là Vua và không nộp thuế cho người Lamã.
·       Việc yêu cầu có hai người chứng để thỏa mãn án tử hình không được đáp ứng. (Phục truyền luật lệ ký 17:6; 19:15; Mác 14:65).
·       Tòa án không họp ở nơi thích ứng của Tòa Công Luận, theo như luật lệ của người Do thái đòi hỏi.
·       Đấng Christ không được phép đưa ra lời biện hộ. Dưới luật pháp của người Do thái, cần có một cuộc tìm kiếm các sự kiện do nhân chứng trình bày.
            Tòa Công Luận tuyên bố án tử hình. Dưới luật pháp, Tòa Công Luận không được phép kết án và đặt án tử hình có hiệu lực (Giăng 18:31).
(Minh họa: Qua mọi sự bất công và qua mọi lời dối trá, Chúa Jêsus vẫn giữ vẻ oai nghi của Ngài. Ngài đứng, Đấng Tạo Hóa ở trước mặt loài thọ tạo và đón nhận hết mọi điều. Ngài đã làm vậy để bạn và tôi có một chương trình cứu rỗi để đặt đức tin chúng ta vào đó hôm nay. Giống như bài hát chép: "Ngài chịu hết mọi sự đó vì Ngài yêu thương tôi!?”)
C. Họ chán ghét Ngài (các câu 2-3; 15-18, 25-27; 38-40) Có lẽ phần khó nhất của toàn bộ quá trình để Chúa Jêsus bị chối bỏ hoàn toàn và cay đắng bởi chính dân sự mà Ngài đã đến để cứu chuộc trong chỗ thứ nhứt. Trong chương nầy, chúng ta thấy Chúa Jêsus đang chịu thương khó bởi tay của bạn bè cũng như kẻ thù. Hãy chú ý những người xây khỏi Ngài trong mấy câu nầy.
1. Giuđa nộp Ngài (các câu 2-3) Nhân vật nầy đã sống và ăn ở với Chúa Jêsus trong ba năm trời đã xây khỏi Ngài và dẫn những kẻ thù đến bắt Ngài. Điều nầy đã làm đau nhói trái tim Ngài! Minh họa: Nụ hôn! Luca 22:47. Giuđa đã hôn hai cánh cổng của Thiên đàng rồi đi xuống Địa Ngục!
2. Phierơ chối bỏ Ngài (các câu 15-18, 25-27) Chính nhân vật đã thề mọi người khác sẽ rời bỏ Chúa Jêsus, nhưng người sẽ ở lại bên Ngài đến chết chính là người đã chối bỏ Chúa Jêsus cách công khai - Mathiơ 26:35; Mác 14:31. Chắc chắn điều nầy đã chạm đến tấm lòng của Đấng Cứu Thế.
3. Israel Chối Bỏ Ngài (các câu 38-40) Khi Chúa Jêsus ngự đến thế gian, Ngài đã đến trong sự ứng nghiệm mọi lời tiên tri của người Do thái về Đấng Mêsi. Ngài đã đến để thiết lập Nước của Đức Chúa Trời trong thế gian và giải phóng dân sự của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, khi Ngài đến họ từ chối không nhận Ngài và quyết rằng Ngài phải chịu chết, Giăng 1:11; 19:6; 19:15; Luca 19:14. Đây là cú đấm tối hậu, chắc chắn điều nầy đã chà nát tấm lòng của Cứu Chúa!
(Minh họa: Cái điều làm cho tôi kinh ngạc, ấy là con người vẫn là tội lỗi khi làm chính công việc nầy. Hãy xem điều nầy, Israel và Giuđa đã chối bỏ Chúa Jêsus từ chỗ vô tín. Phierơ đã chối Ngài trong khoảnh khắc yếu đuối. Nhưng, mỗi ngày trong thế giới của ông, người ta chối bỏ Chúa Jêsus với một nổ lực tận hưởng cuộc sống tội lỗi chỉ thêm một vài ngày mà thôi. Có lẽ từ chỗ kiêu ngạo mà người ta đã nói “không”. Có người nói như thế chỉ vì họ là hạng người dại dột. Lý luận rằng ơn cứu rỗi được ban ra qua Chúa Jêsus thì họ sẽ không nhận, đây là cách đáp ứng dại dột và họ sẽ đi Địa Ngục - Mác 6:36-37).
(Minh họa: Hỡi bạn yêu dấu, làm ơn đừng phạm vào chính lầm lỗi ấy mà hàng tỉ người đã phạm phải rồi. Ngày nay, hãy tin cậy Chúa Jêsus, đang khi còn có thì giờ và phải biết chắc rằng bạn sẽ bỏ Địa Ngục đi khi bạn rời khỏi thế gian nầy. Được cứu rất là đơn giản! Mọi sự một người phải lo làm là tin cậy Chúa Jêsus và công tác của Ngài đã hoàn tất trên thập tự giá. Khi chúng ta làm theo như thế, chúng ta được cứu cho đến đời đời!)
I. Chúng Ta Nhìn Thấy Ngài Với Thần Tánh Của Ngài
II. Chúng ta nhìn thấy Ngài nơi sự oai nghiêm của Ngài
III. CHÚNG TA THẤY NGÀI NƠI SỐ PHẬN CỦA NGÀI (câu 37)
(Minh họa: Trong câu nói kỳ diệu nầy, chúng ta thấy Chúa Jêsus ở nơi tòa án trước mặt Philát. Tuy nhiên, Philát dường như giống một anh hề ở một tòa án nhỏ trước sự hiện diện của Vua các vua. Chúa Jêsus nói với Philát rõ ràng rằng Ngài đã đến với trần gian nầy, không phải để sống, mà là để chết! Chúa Jêsus có ở trước mặt Ngài ba đỉnh núi thật hùng vĩ. Chúa Jêsus biết rõ cái điều mà Philát sẽ không bao giờ biết được trong cả cuộc đời ông ta. Chúa Jêsus đang nhìn tới trước mặt thấy mọi điều đã được thành tựu bởi nhìn thấy sự việc nầy qua phần kết cuộc của nó. Hãy chú ý cùng tôi đó là gì!).
A. Cần phải có một thập tự giá Chúa Jêsus nói rõ rằng mục đích của Ngài khi đến với trần gian nầy là bước lên thập tự giá rồi chịu chết. Đối với nhiều người, thì việc nầy gây ra sự nhầm lẫn. Họ không hiểu nổi việc xử lý với tội lỗi phải cần có huyết, Hêbơrơ 9:22. Nếu Chúa Jêsus không đổ huyết ra trên thập tự giá, không hề có ai sẽ được cứu! Ơn cứu rỗi hoàn toàn nương vào huyết của Chúa Jêsus. Vì lẽ đó, người ta cần phải ý thức về tôn giáo. Tôn giáo dạy cho chúng ta biết rằng việc làm là chỗ có câu trả lời. Hãy để cho nhiều người khác tin tưởng vào nước của phép báptêm. Hãy để cho nhiều người khác tính toán sự lành mà việc làm đem lại. Hãy để cho người khác nhìn vào sự hội nhập nhà thờ để đưa họ vào trong thiên đàng. Còn phần tôi, tôi tiếp lấy huyết của Chúa Jêsus.
(Minh họa: Hy vọng của tôi được dựng trên chẳng một điều gì khác ngoài huyết và sự công bình của Chúa Jêsus! Cái gì thanh tẩy được tội lỗi của tôi chứ? Không một điều chi khác trừ ra huyết của Chúa Jêsus!)
(Minh họa: Quí bạn yêu dấu của tôi ơi, cần phải có sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha để mở ra con đường đến với ơn cứu rỗi cho bạn và cho tôi. Ngài đã chịu thương khó. Ngài phải chịu chết. Đó là cách duy nhứt Đức Chúa Trời có thể cứu chuộc được hạng người sa ngã (Rôma 6:23).
B. Cần phải có mão triều thiên Chúa Jêsus nói trong câu nầy rằng Ngài sẽ làm chứng cho “lẽ thật”. Ngài làm chứng cho lẽ thật nói tới mọi lời xưng nhận của Ngài vào ba ngày sau Ngài từ kẻ chết sống lại, Ngài đã sống lại từ kẻ chết. Bây giờ, hãy cảm tạ Chúa, Ngài sống đời đời để thực hiện việc cầu thay cho bạn và cho tôi, Hêbơrơ 7:25. Bạn thấy đấy, một Cứu Chúa đã chết có thể trả xong nợ tội, song khi là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm, Chúa Jêsus đã sống lại ra khỏi mồ mả và đặt của lễ ở trước mặt Giêhôva Đức Chúa Trời. Tôi đang hầu việc một Cứu Chúa phục sinh. Tôi hầu việc một Đấng Cứu Thế sống lại! Còn bạn thì sao?
C. Cần phải có một sự kêu gọi Hãy chú ý, Chúa Jêsus phán rằng người nào thuộc về lẽ thật sẽ nghe tiếng phán của Ngài! Khi con người bước đi trên trần gian nầy, Đức Chúa Trời kêu gọi họ qua Thánh Linh của Ngài. Khi họ nghe tiếng của Ngài, họ có thể đáp ứng với Ngài và được cứu đời đời bởi ân điển! Tuy nhiên, trước khi lời kêu gọi được ban ra, Cứu Chúa phải chịu chết và sống lại từ kẻ chết. Quí bạn tôi ơi, đây là Tin Lành! Chúa Jêsus đã chịu chết vì cớ tội lỗi, đã sống lại từ kẻ chết và kêu gọi mọi người đãy đến cùng Ngài. Nếu bạn chịu đến với Ngài, bạn sẽ được cứu ngay bây giờ!
Phần kết luận: Tôi tự hỏi: sáng nay không biết bạn có hiểu lẽ thật nói tới những gì Chúa Jêsus đã làm, Ngài đã làm cho bạn hay không? Tôi tự hỏi: không biết điều đó có ý nghĩa gì với bạn hôm nay hay không? Có lẽ bạn đã nghe câu chuyện xa xưa nhiều lần trước đây và bạn chưa hề tiếp nhận Chúa Jêsus vào tấm lòng và vào đời sống. Có thể sáng nay, bạn cảm thấy Ngài đang kêu gọi bạn hãy đến với Ngài. Tại sao không làm theo lời kêu gọi đó chứ? Nếu bạn chưa hề được cứu, cho phép tôi nhắc cho bạn nhớ rằng Chúa Jêsus yêu thương bạn và đã lập một con đường để bạn được sanh lại và được giải phóng ra khỏi tội lỗi, sự phán xét và sự rủa sả. Con Đường đó không ai khác hơn là chính mình Chúa Jêsus. Lẽ nào bạn không đến với Ngài đang khi Ngài kêu gọi ư?



Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Giăng 17:11-26: "Chúa Jêsus Cầu Thay Cho Bạn"



Giăng 17:11-26
CHÚA JÊSUS CẦU THAY CHO BẠN
Phần giới thiệu: Đêm trước khi Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá là một đêm đầy dẫy với nhiều hoạt động. Ngài để ra cả buổi tối với các môn đồ trên phòng cao, giữ Lễ Vượt Qua, dạy dỗ họ về Đức Thánh Linh, và khích lệ họ cưu mang công việc của Ngài trên thế gian. Sau khi đã dùng bữa xong, Chúa Jêsus dẫn họ ra ngoài thành phố đến khu vườn gọi là Ghếsêmanê. Ở đó, Ngài dành thì giờ để kêu cầu với Cha Ngài. Luca thuật lại cho chúng ta biết Ngài đã cầu nguyện với cường độ Ngài đổ mồ hôi xuống đất như giọt huyết, Luca 22:41-44. Bạn thấy đấy, trong khu vườn đó, Chúa Jêsus đã ở dưới sự tấn công của Satan! Chúa Jêsus đang đánh trận với điều ác ở một cấp độ lớn cho bạn và cho tôi khi Ngài khẫn nguyện trong đêm đó.
            Giăng cung ứng cho chúng ta một phần nhỏ trong lời cầu nguyện mà chúng ta đã đưa ra. Ông khiến cho chúng ta lắng nghe Chúa Jêsus khi Ngài kêu cầu với Đức Chúa Cha thay cho chúng ta. Tôi dám chắc rằng chúng ta không có một bản tường trình nào về tất cả những lời cầu nguyện của Chúa chúng ta vào buổi tối đó, trừ ra phân đoạn mà chúng ta có ở Giăng 17, chúng ta hãy nhìn biết lý trí của Ngài để đâu trong buổi tối đó. Khi thập tự giá đồi Gôgôtha lớn dần ở trước mặt Ngài, khi sự hiểu biết chắc chắn là Israel một lần đủ cả chối bỏ không nhận Ngài là Đấng Mêsi của họ, với sự hiểu biết ngay cả các môn đồ của Ngài sẽ lìa bỏ Ngài, Chúa Jêsus đã dành thì giờ để cầu thay cho dân sự Ngài. Không những Ngài cầu thay cho 11 người có mặt ở đó với Ngài trong khu vườn buổi tối hôm ấy, mà Ngài còn cầu thay cho từng người nào chịu tin nơi Ngài nữa. Thực vậy, nếu bạn được cứu, Chúa Jêsus đã cầu thay cho bạn!
            Chúa Jêsus mở lời cầu nguyện của Ngài ra bằng cách cầu thay cho chính mình Ngài khi lượng trước việc hội hiệp với Đức Chúa Cha trong mọi sự vinh hiển trên thiên đàng, các câu 1-5. Tiếp đến, Ngài xây sự chú ý của Ngài ra ngoài cầu thay cho dân sự Ngài, các câu 6-26. Tối nay, tôi muốn nhắm vào các câu 11 - 26 và rao giảng trong một lúc về tư tưởng: Chúa Jêsus cầu thay cho bạn. Chúng ta hãy lắng nghe Thầy cầu nguyện và Ngài nói gì với Đức Chúa Cha ở đây về dân sự của Ngài.
I. NGÀI CẦU THAY VỀ TÌNH TRẠNG CỦA BẠN (các câu 11-19)
(Minh họa: Chúa Jêsus đã hướng tới thập tự giá, là nơi Ngài sẽ chịu chết. 3 ngày sau, Ngài sẽ sống lại từ kẻ chết và rồi 40 ngày sau nữa, Ngài sẽ thăng thiên về Trời. Ngài sẽ rời khỏi các môn đồ Ngài trong thế gian lo cưu mang công việc của Ngài. Mấy câu nầy dạy chúng ta về ý chỉ của Chúa dành cho dân sự Ngài khi họ hành trình qua thế gian nầy).
A. Ngài muốn bạn được bảo đảm (các câu 11-12) Mấy câu nầy nói về sự vinh hiển về sự an ninh đời đời của chúng ta trong Chúa Jêsus - I Phierơ 1:5; Giăng 10:28; Giăng 6:37-40! (Minh họa: Hãy hình dung việc giữ cho bạn được cứu trong khi bạn tìm cách sống cho Đức Chúa Trời!)
B. Ngài muốn bạn được thỏa lòng (câu 13) Ngài cầu thay cho dân sự Ngài kinh nghiệm sự vui mừng của Ngài! Không những hạnh phúc phụ thuộc vào các hoàn cảnh, mà sự vui mừng còn bắt rễ nơi Chúa và nơi công việc của Thánh Linh Đức Chúa Trời trong tấm lòng chúng ta, Galati 5:22. (Minh họa: Thế gian tưởng chừng hạnh phúc lắm! Chỉ xem qua TV, bạn sẽ thấy vui vẻ nếu bạn lái một loại xe xịn nào đó, hay nếu bạn có sản phẩm hay thứ mỹ phẩm nầy. Chúa Jêsus hứa với dân sự Ngài sự vui mừng! Vui mừng khiến cho bạn thỏa lòng khi chứng ung thư đang hành hại cơ thể của bạn. Vui mừng khiến cho bạn ngợi khen Ngài vì sự ra đi của người thân đã được cứu! Vui mừng khiến cho bạn nhìn thẳng vào nghịch cảnh với sự bình an. Vui mừng chẳng có gì phải làm với hạnh phúc, nhưng vui mừng có mọi sự phải làm với sự thỏa lòng, và thỏa lòng là vô giá! (Minh họa: I Phierơ 1:8; I Timôthê 6:6).
C. Ngài muốn bạn phải biệt riêng ra (các câu 14-16) Ngài cầu nguyện rằng dân sự của Ngài sẽ được giữ gìn khỏi ảnh hưởng của thế gian và điều ác. Ngài muốn dân sự Ngài phải ăn ở khác với người thế gian ở chung quanh họ, II Côrinhtô 6:17. Mọi sự chúng ta làm sẽ được phân tích theo ánh sáng mong ước của Cứu Chúa chúng ta: ấy là chúng ta phải biệt riêng ra!
         Để giúp đỡ chúng ta đánh trận với xác thịt và ma quỉ, Chúa đã cung ứng nhiều tài nguyên chúng ta có cần để sống đắc thắng trong chiến trận đó. Ngài đã hứa với chúng ta khả năng thắng hơn sự cám dỗ, I Côrinhtô 10:13. Ngài đã hứa với chúng ta khả năng thắng hơn kẻ cám dỗ, Giacơ 4:7.
D. Ngài muốn chúng ta phải nên thánh (các câu 17-19) Từ ngữ nên thánh có ý tưởng luyện lọc thứ gì đó hầu cho nó có thể được biệt riêng ra để Chúa sử dụng”. Khi thứ chi đó được nên thánh, nó đã được làm nên thánh và nó được biệt riêng ra cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus muốn dân sự Ngài phải được luyện lọc và được sử dụng cho sự vinh hiển của Chúa. Sự nên thánh nầy diễn ra qua chức vụ của Lời Đức Chúa Trời, Giăng 17:17; Êphêsô 5:26. Khi chúng ta dành thì giờ với Lời của Đức Chúa Trời, nó bày tỏ ra những lãnh vực thuộc đời sống chúng ta cần phải lưu ý. Khi chúng ta lắng nghe Lời Đức Chúa Trời và điều chỉnh đời sống chúng ta theo mọi sự dạy của Lời ấy, chúng ta càng trở nên trong sáng hơn về mặt thuộc linh và được đại dụng cho Chúa, câu 18! (Minh họa: Bài học về các loại bình, II Timôthê 2:20-21. Có bình được tôn trọng và được đại dụng, nhiều bình khác thì dơ bẩn và không được sử dụng. Chức vụ thanh tẩy của Ngôi Lời sửa soạn chúng ta để được tay Chúa sử dụng!
II. NGÀI CẦU NGUYỆN VỀ NGHĨA VỤ CỦA BẠN (các câu 20-23; 25-26)
A. Bạn có nghĩa vụ phải hiệp một (các câu 20-23) Mong ước của Đấng Christ cho dân sự Ngài, ấy là họ phải là một. Nghĩa là, Ngài muốn chúng ta phải ăn ở trong sự hiệp một. Bí quyết là dù bất đồng nhưng không được cau có! Nói khác đi, mọi sự chúng ta làm phải được làm với nhận định giữ sự hiệp một trong thân thể! Hãy để ý ý muốn của Chúa dành cho dân sự Ngài - I Côrinhtô 1:10; Philíp 1:27; 2:1-4; I Têsalônica 5:13; I Phierơ 3:8
(Minh họa: Tại sao hiệp một là quan trọng trong Hội thánh? Vì chúng ta là quảng cáo sống động cho Chúa Jêsus. Khi thế gian nhìn vào dân sự của Đức Chúa Trời, một là họ nhìn thấy sự hiện diện của Chúa hoặc là sự hiện diện của tranh cạnh. Khi có sự tranh cạnh, có sự lộn lạo và Đức Chúa Trời không phải là tác giả của sự lộn lạo, I Côrinhtô 14:33).
B. Bạn có nghĩa vụ về tình cảm (các câu 25-26) Không những Ngài quan tâm đến dân sự Ngài phải có đồng một tâm tình, Ngài còn muốn chúng ta phải sống trong tình yêu thương với nhau nữa kìa! Khi Chúa Jêsus đưa lời cầu nguyện của Ngài đến chỗ kết thúc, Ngài dành ra một phút để cầu xin rằng chúng ta phải được đầy dẫy với tình yêu của Ngài. Nghĩa là, Ngài ao ước rằng dân sự Ngài phải được đánh dấu bằng một đời sống yêu thương nhau. Loại tình yêu nầy là mạng lịnh của Đức Chúa Trời dành cho con cái của Ngài - I Côrinhtô 13:1-8. Thực vậy, Chúa Jêsus tuyên bố rằng tình yêu của chúng ta sẽ là một dấu cho thế gian nhìn biết rằng chúng ta thực sự thuộc về Chúa - Giăng 13:35.
III. NGÀI CẦU XIN VỀ NƠI Ở CỦA CHÚNG TA (câu 24)
A. Chúa Jêsus tuyên bố rằng theo ý muốn của Ngài thì dân sự Ngài sẽ ở với Ngài trên quê hương thiên thượng! (Minh họa: Trong Tân Ước, có 2 từ Hylạp được dịch là "muốn". Họ: 1) Thelo – từ nầy nói tới mục đích. Nó được sử dụng để nói tới ý muốn của Đức Chúa Trời, ý muốn nầy không hề thay đổi và chắc chắn. Đây là ý muốn của Đức Chúa Trời và sẽ được thành. 2.) Boulomai từ nầy có ý nói tới việc có ý muốn hay khao khát về thứ gì đó.  Từ nầy được sử dụng nói tới ao ước của Đức Chúa Trời có thể hay không thể đạt được đều nương vào hành động của người khác. Thí dụ, từ nầy được sử dụng ở II Phierơ 3:9. Ấy chẳng phải ao ước của Đức Chúa Trời khiến cho người ta bị hư mất đâu, tuy nhiên, vì ai nấy đều phải biết đến ao ước đó, người ta phải tiếp nhận Chúa. Trong Giăng 17:24, Thelo là từ được sử dụng. Chúa Jêsus đang phán: "Ta tuyên bố rằng mục đích của ta là người nào tiếp nhận ta sẽ được ở với ta trên Thiên đàng và sẽ nhìn thấy sự vinh hiển của ta!" Nói khác đi, nếu bạn đã được cứu, bạn sẽ về quê hương!)
B. Giống như một sự nhắc nhớ, Thiên Đàng là một nơi được sửa soạn cho một dân được sửa soạn, Giăng 14:1-6! Đây là một nơi không giống bao nơi khác, Khải huyền 21-22, ở đó Chúa Jêsus là Sự Sáng và Đức Chúa Trời sẽ ngự ở giữa dân sự của Ngài. Thiên Đàng còn rộng lớn hơn chúng ta có hy vọng mô tả, nhưng đối với người được chuộc, đây là quê hương và chúng ta sẽ có mặt ở đó một ngày gần đây! (Minh họa: Thiên Đàng không phải là cái gì đó giống như trần gian nầy đâu! Không có tuổi tác, phá sản hay hư hỏng nào ở đó hết!)

Phần kết luận: Tôi rất biết ơn Chúa, vì Chúa Jêsus đã dành thời gian cầu thay cho chúng ta trước khi Ngài bước lên thập tự giá để chịu chết cho chúng ta! Tôi biết ơn Chúa vì phần lớn lời cầu nguyện của Ngài công bố những gì sẽ được làm cho tôi và trong tôi. Tuy nhiên, tôi muốn nhắc cho chúng ta nhớ tối nay một phần trong lời cầu nguyện ấy, sự thỏa lòng, sự nên thánh, sự biệt riêng, sự hiệp một và tình yêu thương đều nương vào chúng ta sẵn sàng phục theo ý chỉ Ngài dành cho đời sống chúng ta! Lời cầu nguyện của Ngài đã được nhậm! Lời ấy có được nhậm trong đời sống của bạn không?



Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Giăng 17:1-26: "Chúa Jêsus: Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm Vĩ Đại"




Giăng 17:1-26
CHÚA JÊSUS: THẦY TẾ LỄ THƯỢNG PHẪM VĨ ĐẠI
Phần giới thiệu: Khi chúng ta hành trình qua sách Tin Lành Giăng, chúng ta đã gặp gỡ nhiều minh họa vinh hiển về Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng ta đã nhìn thấy tấm lòng thương xót của Ngài thể hiện ra khi Ngài chữa lành cho kẻ ốm đau, chúng ta đã nhìn thấy quyền phép của Ngài tỏ ra khi Ngài làm cho kẻ chết sống lại và cho kẻ đói ăn, chúng ta đã nhìn thấy ân điển của Ngài tỏ ra khi Ngài cứu vớt tội nhân. Từng minh họa mà mỗi chương cung ứng cho chúng ta là một sự khích lệ và là một phước hạnh. Chương nầy không nằm ngoài ngoại lệ! Khi chúng ta đến với chương 17, chúng ta thấy mình đang đứng trên cái nền thánh khiết. Trong mấy câu nầy, Thánh Linh của Đức Chúa Trời cho phép chúng ta tiếp cận với Vườn Ghếtsêmanê khi Chúa Jêsus dốc đổ tấm lòng của Ngài ra với Cha thiên thượng của Ngài.
            Đêm nay, là đêm cuối cùng của cuộc sống trên đất của Ngài, chúng ta thấy Ngài đang phục vụ trong vai trò Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm vĩ đại của chúng ta đang cầu thay với Đức Chúa Cha. Thực vậy, Kinh thánh công bố Ngài là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm Vĩ Đại của chúng ta - Hêbơrơ 3:1; 6:20. Khi Ngài cầu nguyện trong đêm đó, lời cầu nguyện của Ngài nhắm vào bốn lẽ đạo quan trọng mà chúng ta cần phải xem xét sáng nay. Khi chúng ta nhìn vào mấy câu nầy và lắng nghe lời cầu nguyện của Chúa kỳ diệu của chúng ta, làm ơn hãy hiểu cho rằng mọi sự Chúa Jêsus đã dâng lên đêm hôm ấy trong Vườn vẫn còn chạm đến đời sống của bạn và của tôi sáng nay. Lời cầu nguyện của Ngài vốn có quyền phép khi ấy và sẽ có quyền phép xuyên suốt phần còn lại của thời gian và cả trong cõi đời đời nữa. Với mọi sự đó trong trí, cho phép tôi chia sẻ với bạn sáng nay những vụ việc là mục tiêu của lời cầu nguyện của Chúa ở trong Vườn. Mọi sự chúng ta sẽ tiếp thu, ấy là có một bài học ở đây về sự cầu nguyện và vài bài học về ý muốn của Chúa dành cho dân sự của Ngài. Đồng thời, đây là một phân đoạn rất khích lệ! Khi bạn dừng lại để suy nghĩ, bên bờ sự chết của Ngài, Chúa Jêsus đã tận dụng thì giờ để cầu thay cho bạn và cho tôi. Tôi thấy mình rất được khích lệ! Làm ơn hiệp với tôi trong mấy câu nầy khi chúng ta gặp gỡ Chúa Jêsus: Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm Vĩ Đại.
I. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA NGÀI CÓ MỤC TIÊU HƯỚNG THƯỢNG (các câu 1-26)
A. Sự vinh hiển của Đức Chúa Cha (các câu 1, 4) Chúa Jêsus bắt đầu lời cầu nguyện của Ngài bằng cách tỏ ra sự khát khao muốn làm vinh hiển cho Đức Chúa Cha. Toàn bộ chức vụ của Chúa Jêsus trên đất  đều xoay quanh một mục đích rất đơn giản. Mục đích đó là bày tỏ Đức Chúa Trời ra cho con người nhận biết - Giăng 14:9; Côlôse 1:15; Hêbơrơ 1:3. Chúa Jêsus là sự bày tỏ trọn vẹn về Đức Chúa Trời. Khi một người nhìn thấy Chúa Jêsus, người ấy đang nhìn thấy Đức Chúa Cha.
(Minh họa: Cũng một thể ấy cho hôm nay! Chúa Jêsus vẫn là phương thức duy nhứt để một người nhìn thấy Đức Chúa Trời, Giăng 1:18: "Chẳng hề ai thấy Đức Chúa Trời; chỉ Con một ở trong lòng Cha, là Đấng đã giải bày Cha cho chúng ta biết". Kinh thánh cho chúng ta biết chẳng có ai đến với Đức Chúa Trời mà họ không nhờ Chúa Jêsus - Giăng 14:6. Con người có thể nói họ tin Đức Chúa Trời và cố gắng thông qua Chúa Jêsus, nổ lực ấy hoàn toàn là vô ích. Chúa Jêsus là phương thức duy nhứt để bất cứ ai đến được với Đức Chúa Trời - I Timôthê 2:5; Công Vụ các Sứ Đồ 4:12).
B. Sự ban cho của Đức Chúa Cha (các câu 6, 26) Kế tiếp, Chúa Jêsus đề cập đến những người mà Đức Chúa Cha đã ban cho Ngài. Chúa Jêsus vốn biết rõ sự việc mà nhiều người trong thời của chúng ta đã quên: ơn cứu rỗi không phải là quyết định của con người, mà ơn ấy là hành động khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Cái điều tôi muốn nói là đây, không một người nào dám quyết rằng mình sẽ được cứu! Đó là một việc bất khả thi. Rốt lại, con người, trong thể trạng tự nhiên của họ là đã chết, Êphêsô 2:1. Hạng người hay chết chẳng có tư tưởng, chẳng có ý muốn và chẳng có khoảnh khắc nào hướng về Đức Chúa Trời. Trước khi hạng người hay chết đó có thể sống, người ấy phải được làm cho sống đã, Êphêsô 2:1. Điều nầy được hoàn tất qua công tác của Đức Thánh Linh, Ngài làm cho tấm lòng hay chết được sống động rồi ban cho tội nhân một ý thức về tội lỗi và sự phán xét và về nhu cần phải làm hòa lại với Đức Chúa Trời, Giăng 16:8-11. Điều nầy được gọi là sự thuyết phục và không một người nào sẽ được cứu cho tới chừng trước tiên tấm lòng gian ác của họ phải bị Đức Chúa Cha khuấy đảo rồi bị kéo đến với Chúa Jêsus - Giăng 6:44; 6:65. Vì lẽ đó, ơn cứu rỗi không phải là việc để đùa giỡn đâu! Kinh thánh dạy chúng ta rằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời không luôn luôn phấn đấu với con người, Sáng thế ký 6:3. Thời điểm được cứu là khi Đức Chúa Trời xử lý với tấm lòng của bạn. II Côrinhtô 6:2. Hãy nhớ đấy, chúng ta là sự ban bố của Đức Chúa Cha cho Đức Chúa Con và những gì Đức Cha ban cho, Đức Con không bao giờ từ chối - Giăng 6:37.
C. Ân điển của Đức Chúa Cha (các câu 6, 8-12, 22, 26) Trong mấy câu Kinh thánh ở đây, Chúa Jêsus yêu cầu hãy lưu ý đến ân điển cao sâu của Đức Chúa Trời, ân điển đó kêu gọi, sử dụng và gìn giữ hạng người nầy. Khi dâng lên lời cầu nguyện, Chúa Jêsus nhắc cho chúng ta nhớ rằng những gì chúng ta đang có và sống động đây không phải là do chính chúng ta làm ra. Chúng ta đang có, sống động đây là bởi ân điển của Đức Chúa Trời, I Côrinhtô 15:10.
(Minh họa: Giống như Chúa Jêsus, chúng ta cần phải ngợi khen Đức Chúa Trời vì ân điển diệu kỳ của Ngài! Rốt lại, chúng ta chẳng là gì hết khi Ngài tìm gặp chúng ta và chẳng xứng đáng chi để được cứu. Nhưng, trong ân điển, Ngài chìa tay ra cho chúng ta rồi cứu chuộc chúng ta, Êphêsô 2:8-9. Ngay sau khi chúng ta được cứu, chúng ta vẫn có khả năng chẳng là gì hết, Giăng 15:5. Mọi sự chúng ta sống, động và có hay từng hy vọng được như thế, chúng ta mắc nợ hết thảy đối với ân điển cao sâu của Đức Chúa Trời! Nếu có một lẽ đạo nào tạo ra sự ngợi khen trong tấm lòng của người tin Chúa, thì đó là ân điển của Đức Chúa Trời!)
I. Lời cầu nguyện của Ngài có mục tiêu hướng thượng
II. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA NGÀI CÓ MỤC TIÊU HƯỚNG NỘI (các câu 1-5)
(Trong mấy câu nầy, Chúa Jêsus chuyển mục tiêu lời cầu nguyện của Ngài thành hướng nội và cầu thay cho công cuộc truyền giáo mà vì đó Ngài đã được kêu gọi. Ngài cầu thay cho công việc của Ngài!)
A. Ngài cầu xin sự trợ giúp  (câu 1) Thì giờ mà vì đó Chúa Jêsus đã vào trong thế gian nầy sau cùng đã đến rồi. Trong suốt con đường sinh sống và chức vụ của Ngài, chúng ta thường được nhắc nhớ rằng "giờ Ngài chưa đến". Đây là một sự nhắc nhớ cho những người ở chung quanh Ngài, ấy là Ngài đã đến vì một mục đích cao cả và cao thượng. Bạn thấy đấy, Chúa Jêsus đã đến trần gian nầy vì một mục đích, và mục đích đó là chịu chết vì cớ tội lỗi, Giăng 18:37. Giờ đây, ở chặng cuối cùng, thì giờ đó đã đến. Chúa Jêsus sắp sửa bị nộp, bị bắt, bị xét xử rồi bị đóng đinh trên thập tự giá. Lời cầu nguyện của Ngài là xin Đức Chúa Cha trợ giúp Ngài trong mấy giờ đồng hồ sau cùng nầy của cuộc sống để Ngài có thể hoàn thành được phần việc mà vì đó Ngài đã đến. Nổi khao khát của Ngài là bước lên thập tự giá, chịu chết vì cớ tội lỗi, làm thỏa mãn Đức Chúa Cha và rồi được vinh hiển trong chỗ sống lại từ kẻ chết!
(Minh họa: Tại sao Chúa Jêsus phải dâng lên một lời cầu nguyện như thế chứ? Đối với tôi, dường như là từng nổ lực do con người và Satan làm ra là để giữ Chúa Jêsus đừng bước lên thập tự giá. Sau đó, trong Vườn Ghếtsêmanê, Chúa Jêsus đã chịu sự tấn công trực tiếp của Satan. Theo ý của tôi thì Satan đã tìm cách giết Chúa Jêsus trong Vườn để ngăn trở Ngài không đến được đồi Gôgôtha, Luca 22:41-44. Sau đó, Philát đã cho đánh đập tàn nhẫn Chiên Con của Đức Chúa Trời và dám giết chết Ngài khi ấy, Mathiơ 27:27-31; Giăng 19:1-5. Lời cầu nguyện của Đấng Christ là xin Đức Chúa Cha đưa Ngài an toàn đến với thập tự giá, ở đó Ngài chịu đóng đinh và trả giá cho sự cứu chuộc đời đời linh hồn của chúng ta).
(Minh họa: Chúng ta có minh chứng nào không? 2 ngày sau khi họ đặt Ngài vào mộ địa, Ngài đã sống lại từ kẻ chết, thắng hơn sự chết, âm phủ và mồ mả - Mathiơ 28:1-6)
B. Ngài cầu xin về sự thành tựu của Ngài (các câu 2-4) Chúa Jêsus vốn biết giờ chết của Ngài sắp đến rồi. Ngài biết rõ Ngài sắp sửa làm trọn mọi sự mà Đức Chúa Cha đã sai Ngài đến để lo làm. Vì vậy, Ngài nhắc tới những thành tựu lớn lao của Ngài với Cha ở trên trời.
(Minh họa: Đâu là sự thành tựu của Ngài? Cung ứng một con đường cho hạng tội nhân bước vào trong sự sống đời đời, các câu 2-3! Khi Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá, Ngài đã kêu lên: "Mọi sự đã được trọn!", Giăng 19:30. Cái điều Chúa Jêsus muốn nói qua câu nầy, ấy là cái giá cứu chuộc đời đời đã được trả đủ rồi! Giờ đây, cánh cửa cứu rỗi đã được gỡ ra khỏi bản lề và hễ ai chịu bước vào thì sẽ được cứu! Đúng là một phước hạnh! Bây giờ, bất chấp bạn là ai, hay bạn xuất thân từ loại lai lịch nào đi nữa, bất chấp bạn đã sống với loại tình yêu nào, bạn có thể được cứu cho đến đời đời qua việc đến với Chúa Jêsus và tiếp nhận Ngài ngự vào tấm lòng và đời sống của bạn, Khải huyền 22:17! Đấy là những gì Chúa Jêsus đã đạt được vì ích cho bạn! Bạn có tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của bạn chưa?)
C. Ngài cầu xin về sự bảo đảm của Ngài (câu 5) Chúa Jêsus vốn biết rõ sau thập tự giá và sau mồ mả, Ngài sẽ trở về với Cha Ngài trên trời và một lần nữa, tận hưởng sự vinh hiển mà Ngài đã để lại sau lưng khi đến với trần gian. Ngài sẽ về đến quê hương!
(Minh họa: Một vài người, nếu có ai, trong chúng ta có thể nhận ra sự thương khó mà Chúa Jêsus đã gánh chịu khi bước vào trần gian nầy. Philíp 2:5-8 trải ra ánh sáng về việc ấy cho chúng ta nhìn thấy. Mấy câu nầy nói rõ ràng Chúa Jêsus đang sống trong sự đồng đẳng với Cha của Ngài. Thế rồi, Ngài bằng lòng che giấu đi sự vinh hiển của Ngài bên dưới xác thịt con người và bước vào một thế giới tội lỗi trong vai trò một con người. Ngài đã chịu vậy vì một mục đích, và mục đích đó đã được bày ra rồi. Ngài đã đến để con người có thể nhìn thấy Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời có thể chịu chết cho con người! Bây giờ, hãy ngợi khen danh Ngài, Ngài đang ngự trên ngôi ở trên trời! Không còn chết, không còn đau khổ nữa, duy chỉ được ngợi khen mà thôi!)
(Minh họa: Đây là những tin tức tốt lành: Hết thảy những ai đặt đức tin của họ nơi Chúa Jêsus đều sẽ ở với Ngài trong thành đó ở trên trời! Sau đó, còn nhiều ơn phước nữa!)
I. Lời cầu nguyện của Ngài có mục tiêu hướng thượng
II. Lời cầu nguyện của Ngài có mục tiêu hướng nội
III. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA NGÀI CÓ MỤC TIÊU HƯỚNG NGOẠI (các câu 6-19)
(Giờ đây, Chúa Jêsus chuyển mục tiêu của Ngài hướng ngoại và cầu thay cho những người nào đang dâng cho Ngài tấm lòng và đời sống của họ: các môn đồ của Ngài. Trong lời cầu nguyện nầy, chúng ta có thể thấy những điều quí giá của chân lý vùa giúp cho chúng ta nữa).
A. Ngài cầu xin để họ được gìn giữ (các câu 6-11) Trong tiểu đoạn nầy, Chúa Jêsus đã cầu xin để người của Ngài được Đức Chúa Cha gìn giữ. Chúa Jêsus vốn biết rõ tình trạng gian ác của thế gian và Ngài đã nhìn thấy trước tiên tình trạng tồi tệ nơi tấm lòng của con người. Ngài vốn biết rõ rằng một khi họ bị bỏ lại, các môn đồ khó mà giữ được mối quan hệ của họ với Đức Chúa Cha. Vì vậy, Ngài nắm lấy phần trách nhiệm đó rồi đặt nó thẳng trên hai bờ vai của Đức Chúa Cha.
(Minh họa: Tôi ngợi khen Chúa sáng nay vì chẳng phải tôi giữ mình để rồi sẽ được cứu! Tôi rất biết ơn, vì sự cứu rỗi không giống như chiếc xe đạp, mà quyền phép của Đức Chúa Trời đã gìn giữ chúng ta, I Phierơ 1:5. Bạn thấy đấy, chúng ta sống rất là gian ác! Nếu chúng ta phải khư khư giữ một đời sống vô tội trọn vẹn để được cứu, hết thảy chúng ta chắc chắn đều sẽ đi thẳng vào Địa Ngục! Ơn cứu rỗi là sự ban cho của Đức Chúa Trời và giữ gìn là trách nhiệm của Ngài. Nói như thế chẳng có nghĩa là bạn và tôi cứ sống theo ý mình thích đâu. Rốt lại, nếu ơn cứu rỗi là một thực tại trong đời sống của bạn và của tôi, thế thì sẽ có một sự khát khao về sự công bình và đời sống thanh sạch. Là một tạo vật mới là một phần và một mảng của một đời sống mới, II Côrinhtô 5:17. Bất kỳ người nào  xưng mình đã được cứu, nhưng họ chưa tỏ ra  một đời sống thanh sạch là nói dối và cần phải được lại sanh. Tuy nhiên, ngay cả người được chuộc thỉnh thoảng cũng sa vào trong tội lỗi. Khi chúng ta rơi vào hoàn cảnh đó, chúng ta bị kết án và bị sửa phạt bởi Chúa, nhưng họ sẽ không bị cất bỏ ra khỏi gia đình. Cái điều tôi muốn nói, ấy là sự cứu rỗi là đời đời, Truyền đạo 3:14. Nếu ơn cứu rỗi là một việc của tôi ngày nầy rồi qua đi vào ngày kia, thì tại sao Chúa Jêsus gọi đó là "đời đời" hay "miên viễn" cho được chứ? Một là Chúa Jêsus không biết Ngài đang nói tới điều chi, hay ơn cứu rỗi là "đời đời" "miên viễn"! Bạn có thể tin bất cứ điều chi bạn muốn về đề tài nầy, nhưng tôi nói: "Thà xưng Đức Chúa Trời là thật và loài người là giả dối!", Rôma 3:4. Tôi chỉ tin theo Kinh Thánh mà thôi - Giăng 10:28!
B. Ngài cầu xin để họ được bảo hộ (các câu 12-15) Kế đó, Chúa Jêsus đã cầu xin để các môn đồ Ngài sẽ được bảo hộ tránh "sự ác". Sát nghĩa, "kẻ ác!" Chúa Jêsus chỉ cầu xin rằng họ sẽ được ban cho sức lực để đối diện với phần việc ở trước mặt và họ sẽ được ban cho sức lực để đứng vững chống lại những cuộc công kích chắc chắn sẽ đến từ ma quỉ.
(Minh họa: Chúng ta hãy đối diện với việc ấy sáng nay, chúng ta đang ở trong một trận chiến. Đối với nhiều người tin Chúa, đời sống Cơ đốc là một sân bóng chớ chưa phải là bãi chiến trường. Khi nào thì chúng ta sẽ học biết rằng ma quỉ thù ghét, chống đối và thường xuyên tấn công chúng ta? Tôi rất biết ơn vì tôi có lời hứa của Chúa về sự bảo hộ của Ngài, Thi thiên 34:7 và về sự hiện diện của Ngài, Hêbơrơ 13:5; Mathiơ 28:20, khi tôi trải qua đời nầy. Tôi muốn ngợi khen Chúa vì khi ma quỉ đến nghịch cùng thánh đồ của Đức Chúa Trời, Chúa đứng ra bảo hộ cho chúng ta! Minh họa: Gióp – Gióp 1-2. Trước khi ma quỉ có thể đến gần tôi, hắn phải đi ngang qua Đức Chúa Cha và rồi qua Đức Chúa Con. Nếu hắn có thể, hắn sẽ phải đi qua huyết và lúc đó hắn sẽ trở thành một thứ ma quỉ đã được cứu. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra đâu! Hắn gầm rống, I Phierơ 5:8, song hắn không thể chạm đến con cái của nhà Vua! Chúng ta được che giấu ở trong Chúa chúng ta, Côlôse 3:3).
C. Ngài cầu xin để chúng ta được thanh sạch  (các câu 16-19) Chúa Jêsus đã xin Đức Chúa Cha biệt riêng số người nầy ra khỏi thế gian bởi Lời của Đức Chúa Trời! Lời cầu nguyện của Ngài, ấy là họ sẽ sống đời sống của họ theo đúng như Kinh thánh dạy và họ sẽ sống loại đời sống đẹp lòng Đức Chúa Cha.
(Minh họa: Ý muốn của Chúa không thay đổi chút nào! Ngài vẫn dự trù cho dân sự của Ngài sống loại đời sống thanh sạch, thánh khiết và biệt riêng ra - II Côrinhtô 6:17. Sự thanh sạch nầy mà Chúa hằng ao ước không phải là sự thanh sạch chiếu theo dư luận và luật lệ của con người, thay vì thế đây là sự công bình chiếu theo Lời của Đức Chúa Trời! Lời của Ngài là lẽ thật và trong Quyển Sách được cảm thúc cách thiêng liêng nầy, chúng ta tìm thấy loại chìa khóa cho việc sống thánh khiết và công bình ở giữa một thế giới băng hoại. Ao ước của Đức Chúa Trời dành cho đời sống chúng ta được tóm tắt ở Philíp 2:15).
I. Lời cầu nguyện của Ngài có mục tiêu hướng thượng
II. Lời cầu nguyện của Ngài có mục tiêu hướng nội
Iii. Lời cầu nguyện của Ngài có mục tiêu hướng ngoại
IV. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA NGÀI CÓ MỤC TIÊU NHẮM VỀ ĐÀNG TRƯỚC (các câu 20-26)
(Sau cùng, Chúa Jêsus hướng sự chú ý của Ngài vào những người nào chịu tiếp nhận Ngài trải qua mọi thời đại. Hãy suy nghĩ xem, khi sắp sửa chịu đóng đinh trên thập tự giá, với gánh nặng tội lỗi của thế gian bắt đầu ấn mạnh trên hai vai của Ngài, Chúa Jêsus đã dành thì giờ cầu thay cho bạn và cho tôi! Tôi không biết chi về bạn, nhưng điều đó cảm động lòng tôi!)
A. Ngài cầu xin để chúng ta hiệp một (các câu 21-23) Chúa Jêsus cầu xin rằng các môn đồ Ngài sẽ được đánh dấu bằng sự hiệp một! Ngài ao ước rằng chúng ta cứ sinh sống song hành với người thế gian. Giờ đây, bạn biết rõ tôi sống mà thiếu sự hiệp một trong Hội thánh là một bằng chứng tồi trong thế gian! Đức Chúa Trời ao ước rằng chúng ta học biết phải sống với nhau và chúng ta có sự hiệp một trong tấm lòng kết hợp chúng ta lại cho dù có bao giông tố mà chúng ta gọi là thời tiết. Giờ đây, rõ ràng là khi bạn có 2 người, bạn sẽ có 2 ý kiến. Khi bạn có 100 người, bạn sẽ có 100 ý kiến. Bí quyết là có khả năng bất đồng song sẽ chẳng có sự khó chịu! Nói khác đi, mọi sự chúng ta phải làm cần phải được làm với một nhận định duy trì sự hiệp một ở trong thân thể! Chẳng có một chỗ nào cho tranh cạnh ở bên trong thân thể của Đấng Christ! Hãy chú ý ý muốn của Chúa dành cho dân sự Ngài - I Côrinhtô 1:10; Philíp 1:27; Philíp 2:1-4; I Têsalônica 5:13; I Phierơ 3:8.
(Minh họa: Bạn có thể đánh dấu điều nầy, khi có sự không hiệp một trong hội thánh, có ai đó đang ở ngoài ý chỉ của Đức Chúa Trời!)
(Minh họa: Tại sao sự hiệp một là quan trọng như thế trong hội thánh? Vì chúng ta là loại quảng bá sống động cho Chúa Jêsus. Khi thế gian nhìn thấy dân sự của Đức Chúa Trời, một là họ nhìn thấy sự hiện diện của Chúa hoặc sự hiện diện của tranh cạnh. Ở đâu có sự tranh cạnh, ở đó có sự lộn lạo và Đức Chúa Trời không phải là tác giả của sự lộn lạo, I Côrinhtô 14:33. Vì vậy, tranh cạnh và lộn lạo ở trong nhà của Đức Chúa Trời không bao giờ là ý muốn của Ngài!)
B. Ngài cầu xin để chúng ta về đến quê hương (câu 24) Trong câu nầy, Chúa Jêsus nói rằng ý chỉ của Ngài là các môn đồ của Ngài sẽ được ở với Ngài trên trời, họ sẽ được dự phần trong sự vinh hiển của Ngài.
(Minh họa: Trong Tân Ước, có 2 từ Hylạp được dịch là "ý chỉ". Đó là 1.) Thelo – nói tới mục đích. Từ nầy được sử dụng nói tới ý chỉ của Đức Chúa Trời, là điều không thay đổi. Đây là ý chỉ của Đức Chúa Trời và sẽ ứng nghiệm. 2.) Boulomaiý nói có ước muốn khao khát về việc gì đó. Từ nầy được sử dụng nói tới ước muốn của Đức Chúa Trời có thể hay không thể ứng nghiệm đều nương vào hành động của người khác. Thí dụ, từ nầy được sử dụng ở II Phierơ 3:9. Tuy nhiên, ai đó bị hư mất thì chẳng phải là ý muốn của Đức Chúa Trời, vì người ta phải biết rõ ước muốn ấy, họ phải tiếp nhận Chúa. Ở Giăng 17:24, Thelo là từ được sử dụng. Chúa Jêsus đang phán: "Ta công bố rằng mục đích của ta là người nào tiếp nhận ta sẽ ở với ta trong thiên đàng và sẽ nhận được sự vinh hiển của ta!" Nói khác đi, nếu bạn được cứu, bạn sẽ về đến quê hương!)
C. Ngài cầu xin về tấm lòng của chúng ta (các câu 25-26) Khi lời cầu nguyện của Chúa Jêsus sắp kết thúc, Ngài dành một phút để cầu xin rằng chúng ta sẽ được đầy dẫy với tình yêu thương của Ngài. Nghĩa là, Ngài mong muốn rằng dân sự Ngài sẽ được đánh dấu bằng một đời sống yêu thương dành cho nhau. Loại tình yêu nầy là đòi hỏi của Đức Chúa Trời dành cho con cái Ngài - I Côrinhtô 13:1-8. Thực vậy, Chúa Jêsus tuyên bố rằng tình yêu thương của chúng ta sẽ là một dấu hiệu cho thế gian biết rằng chúng ta thực sự thuộc về Chúa - Giăng 13:35.
(Minh họa: Đây là tình yêu không thể nhân đôi trong thế gian. Nhưng tình yêu ấy được tạo ra bởi Đức Chúa Trời trong tấm lòng của từng con cái Đức Chúa Trời đã được sanh lại. Ai trừ ra Đức Chúa Trời có thể tạo ra bên trong chúng ta một tình yêu dành cho người nào có lai lịch khác biệt, sống trong xã hội và vị trí tài chính khác nhau, hoặc có chủng tộc và tín ngưỡng khác? Tình yêu thương của Đức Chúa Trời ở trong lòng con cái Ngài là một thứ đẹp đẽ và là một việc rất diệu kỳ. Chúng ta phải phấn đấu để nhìn thấy quả thực chúng ta được đánh dấu bằng tình yêu chân chính tin kính).
Phần kết luận: Khi tôi kết thúc sứ điệp nầy, cho phép tôi nhắc cho bạn nhớ rằng những lời cầu nguyện của Đấng Christ luôn luôn được nghe thấy và được nhậm - Giăng 11:41-42. Thắc mắc còn lại là chúng có đầy dẫy trong đời sống của bạn và trong sinh hoạt của hội thánh nầy không? Một phần ôn tập nhanh nằm trong trình tự:
1. Bạn đã được cứu chưa? Đạt tới chỗ nhận biết Ngài chính là ý muốn của Ngài.
2. Có sự hiệp một trong hội thánh không? Đấy chính là ý muốn của Ngài.
3. Có phải chúng ta bước đi trong tình yêu thương, chúng ta có yêu thương nhau không? Đấy chính là sự cầu nguyện của Ngài dành cho chúng ta!
            Chúa có chạm đến các lãnh vực trong đời sống của bạn cần được chiếu cố sáng nay không? Nếu có, tôi nài xin bạn hãy đến với Ngài và để cho Ngài dọn đường của Ngài trong tấm lòng và trong đời sống của bạn ngay bây giờ. Liệu bạn có chịu làm theo y như Ngài muốn bạn phải làm theo không?





Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Giăng 16:7-15; 14:16-18: "Chúa Jêsus: Đấng Ban Bố Tặng Phẩm Vĩ Đại"



Giăng 16:7-15; 14:16-18
Chúa Jêsus:
Đấng Ban Bố Tặng Phẩm Vĩ Đại
Phần giới thiệu: Khi Chúa Jêsus cùng các môn đồ Ngài thực hiện chuyến đi của họ từ Phòng Cao đến vườn Ghếtsêmanê, Chúa Jêsus đã dạy dỗ họ nhiều lẽ thật quan trọng. Như tôi đã trình bày trước đây, số người nầy bị chao đảo bởi tư tưởng cho rằng Chúa Jêsus sẽ bị cất đi khỏi giữa họ. Vì cớ sự căng thẳng đó, Chúa Jêsus đã ban cho họ những lẽ thật được chứa trong các chương 14-16 để khích lệ và yên ủi họ về phần tương lai. Trong phân đoạn nầy, Chúa Jêsus đang nói cho họ biết về Thánh Linh của Ngài. Ngài hứa rằng khi Ngài ra đi, Ngài sẽ ban cho họ một ân tứ quan trọng. Ân tứ ấy chính là Thánh Linh của Đức Chúa Trời.
            Sáng nay, tôi muốn chúng ta hãy nhìn vào mấy câu nầy và nhìn thấy một hình ảnh nói tới Chúa Jêsus: Đấng Ban Bố Tặng Phẩm Vĩ Đại. Trong khi phân đoạn Kinh thánh nói về Đức Chúa Jêsus Christ, phần nhấn mạnh lại nhắm vào tặng phẩm. Vì lẽ đó, chúng ta hãy dành chút thì giờ sáng nay để hiểu biết thêm về Đức Thánh Linh.
            Qua nội dung, cho phép tôi nói rằng tôi lấy làm tiếc về Đức Thánh Linh. Tại sao chứ? Vì Ngài là thành viên dễ bị hiểu sai, thường bị quên lãng và bị đánh giá thấp nhất trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Mục đích của tôi sáng nay là mong bạn quen biết mật thiết với tặng phẩm kỳ diệu nầy một khi tặng phẩm ấy được ban cho chúng ta. Chúng ta hãy xem xét Chúa Jêsus: Đấng Ban Bố Tặng Phẩm Vĩ Đại.
I. GIÁ TRỊ CỦA TẶNG PHẨM VĨ ĐẠI (câu 7)
(Minh họa: Chúa Jêsus nói cho người của Ngài biết rằng Ngài ra đi là điều rất “có lợi”. Từ ngữ nầy có ý nói rằng Chúa Jêsus ra đi là điều rất có lợi cho các môn đồ Ngài). Điều đó khả thi như thế nào? Phải, muốn hiểu biết giá trị của tặng phẩm vĩ đại nầy, chúng ta trước tiên phải đạt tới mức hiểu rõ đôi điều về bổn tánh của Ngài. Hãy xem xét những việc sau đây:
A. Nhân cách của tặng phẩm vĩ đại nầy Làm ơn hãy để ý rằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời là "He" [Ngài] chớ không phải là "it" [nó]! Ngài đồng đẳng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và cũng là Đức Chúa Trời y như họ, 1 Giăng 5:7. Tuy nhiên, thể trạng của Ngài là một Thân Vị được minh họa sâu sắc bởi cách dùng nhân xưng đại danh từ của Kinh thánh khi đề cập tới Đức Thánh Linh. Hãy để ý Giăng 16:7-8; 15-13; 14:16-18. Hãy nhìn vào trường hợp (ngôi thứ ba đại danh từ) HeHim [Ngài]. Các lẽ thật khác giúp chúng ta nhìn biết Ngài là một Thân Vị là đây:
1. Ngài có thể bị làm cho “buồn rầu” - Êphêsô 4:30 (Buồn rầu – làm cho đau buồn, khốn khổ).
2. Ngài có thể bị "dập tắt" - I Têsalônica 5:19 (Dập tắt – làm cho tắt lửa).
3. Ngài có thể bị "lừa gạt" - Công Vụ các Sứ Đồ 5:1-11
(Minh họa: Hai sự kiện xứng đáng cho chúng ta phải lưu ý:
1. Ở Giăng 14:16, Chúa Jêsus đề cập tới Đức Thánh Linh là "Đấng Yên Ủi khác". Chữ "khác" ra rừ chữ "allos", đề cập tới "một thứ cùng loại hay cùng chất lượng". Từ nầy ám chỉ một tình trạng giống hệt tương đương!
2. Theo Giăng 16:13-14 và Giăng 15:26, Đức Thánh Linh không bao giờ tự thúc đẩy mình. Ngài ở trong công tác chỉ cho con người ta chạy đến với Chúa Jêsus. Tôi nhận ra điều nầy đang bay là là trên bề mặt nhiều phong trào hiện đại, nơi nào Đức Thánh Linh được xem trọng trong các buổi thờ phượng, nhưng sự thực là Ngài không đến để tạo một danh cho chính mình Ngài, Ngài đến để chỉ Chúa Jêsus cho người ta!)
B. Quyền phép của tặng phẩm vĩ đại Hãy chú ý, Đức Thánh Linh được gọi bằng danh xưng "Đấng Yên Ủi". Cụm từ nầy đến với chúng ta từ tiếng Hylạp "parakletos". Từ nầy đề cập tới "một phụ tá, một người trợ giúp. Ngài là Đấng đến bên cạnh người khác để ban ra sự cứu giúp. Từ nầy đề cập tới một trạng sư biện hộ". Khi tham khảo đến Đức Thánh Linh, từ nầy đề cập tới Ngài là Đấng đến bên cạnh thánh đồ của Đức Chúa Trời cung ứng sự trợ giúp trên linh trình. Ngài đến làm sự cứu giúp cho chúng ta. Ngài khích lệ chúng ta. Ngài dạy dỗ chúng ta những điều mà chúng ta cần phải biết. Nguyện tôi có lòng can đảm để nói rằng Đức Thánh Linh là thiết hữu tốt nhứt của thánh đồ ở trên đất?!
(Minh họa: Nhất định là khó sống đời sống Cơ đốc  mà không có sự hiện diện của Đức Thánh Linh. Nếu Ngài không sống trong con cái của Đức Chúa Trời và ban ra sự dẫn dắt từng phút một, chúng ta sẽ không bao giờ làm được công việc của Chúa. Làm ơn nhớ cho là ngay cả Đức Chúa Jêsus Christ đã sống đời sống của Ngài với quyền phép của Đức Thánh Linh, Mathiơ 3:17-18; Philíp 2:5-8. Chúa Jêsus không vào trong trần gian nầy để sống như Trời trong bộ áo con người. Ngài đã đến để sống như một con người, làm phu phỉ mọi đòi hỏi công bình của Đức Chúa Trời. Ngài đã đến để sống một loại sự sống chỉ khả thi qua quyền phép của Thánh Linh Đức Chúa Trời).
C. Sự thường trực của tặng phẩm vĩ đại Theo Kinh thánh, Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự vào một đời sống ngay giây phút trở lại đạo, I Côrinhtô 12:13, và rồi Ngài không bao giờ lìa khỏi đó, Giăng 14:16.
(Minh họa: Có nhiều nhóm nói rằng một người phải được cứu bởi đức tin nơi Chúa Jêsus và rồi một thời gian sau đó chính người ấy phải làm thỏa mãn một danh sách những đòi hỏi và tiếp đến họ sẽ nhận lãnh đạo Tin Lành. Thực ra, nếu bạn chưa có Thánh Linh của Đức Chúa Trời, thế thì bạn chưa có Con của Đức Chúa Trời, Rôma 8:9. Họ cùng nhau đến như một phần của cả gói. Bạn thấy đấy, bạn không thể có Đấng nầy mà không có Đấng kia!)
(Minh họa: Đây là chỗ mà giá trị thật của Tặng Phẩm Vĩ Đại được nhìn thấy rõ nét. Sự thực, Ngài đến với đời sống của người tin Chúa rồi ngự trong người ấy là một việc rất đáng nhớ. Bạn thấy đấy, Chúa Jêsus, trong thân thể con người, bị hạn chế về mặt địa lý. Trong thân thể của Ngài, ngự vào bạn là điều bất khả thi đối với Ngài. Tuy nhiên, trong Thân Vị của Đức Thánh Linh, Ngài có quyền ngự vào từng con cái của Đức Chúa Trời vào bất cứ thời điểm nào! Đấy là một việc có giá trị rất lớn!)
I. Giá Trị Của Tặng Phẩm Vĩ Đại
II. CÔNG TÁC CỦA TẶNG PHẨM VĨ ĐẠI (các câu 7-15)
(Minh họa: ở II Têsalônica 2:7, Kinh thánh cho chúng ta biết Chức Vụ Kềm Chế của Đức Thánh Linh. Ở Giăng 3:5, Kinh thánh cho chúng ta biết về Chức Vụ Tái Tạo của Đức Thánh Linh. Trong mấy câu nầy, Kinh thánh cho chúng ta biết về Chức Vụ Quở Trách của Đức Thánh Linh).
A. Trong đời sống của hạng tội nhân (các câu 8-11) Khi quan hệ với những người ở ngoài Chúa Jêsus, Thánh Linh của Đức Chúa Trời thi hành một công tác có hai phần:
1.) Ngài lên án Nghĩa là, Ngài chỉ ra sai lầm và tội lỗi.
2.) Ngài thuyết phục – Nghĩa là, Ngài chỉ cho người bị hư mất nhìn thấy lẽ thật. Ngài tỏ ra lẽ thật của Đức Chúa Trời cho những tấm lòng chịu mở ra với lẽ thật qua chức vụ thuyết phục.
            Chức vụ nầy bao gồm sự lên án và sự thuyết phục trong các lãnh vực sau:
1. Tội lỗi Đức Thánh Linh lên án tội nhân bị hư mất về tình trạng tội lỗi của họ. Ngài khiến cho Rôma 3:23 và 3:10 ra thực đối với tấm lòng của tội nhân. Ngài chỉ ra tội lỗi của họ! (Minh họa: Nhiều người có thể chối bỏ tội lỗi tư riêng, song khi Đức Thánh Linh đến gần với sự lên án, tội nhân biết mình đã phạm tội! Minh họa: Lên án có thể là chẳng vui lòng lắm, nhưng nó rất quan trọng và đấy là một ơn phước đến từ Chúa!)
(Minh họa: Không những Đức Thánh Linh lên án tội lỗi, mà Ngài còn thuyết phục những người vô tín nữa. Nghĩa là, Ngài dạy cho người ta biết về sự dại dột khi không tin theo Chúa Jêsus. Ngài chỉ cho tội nhân biết vô tín là sai lầm. Thực vậy, cần có một bản phân loại về tội lỗi để cho họ phải e sợ. Con cái tệ lậu một người có thể phạm không phải là giết người, phạm thượng, phá thai, tà dâm, v.v… Tội lỗi tệ lậu một người có thể phạm là vô tín - Giăng 8:24. Rốt lại, đây là tội lỗi duy nhứt sẽ đưa con người đến với Địa Ngục! Cảm tạ Chúa, Thánh Linh của Đức Chúa Trời không những chỉ cho chúng ta thấy mặt xấu rồi để cho chúng ta phải bị xoắn tít trong cơn gió, nhưng Ngài chỉ cho chúng ta có thể tìm được chỗ có ơn cứu rỗi - Giăng 3:16. Những câu như thế đã rãi khắp cả Tân Ước để ban bố hy vọng và hướng đi cho từng tội nhân có lòng tìm kiếm).
2. Sự công bình Đức Thánh Linh lên án người bị hư mất về nhu cần làm hòa lại với Đức Chúa Trời. Ngài tạo ra trong tấm lòng của kẻ bị mất một cảm giác ô uế thật sâu sắc. Chúng ta cần phải nhớ rằng bản thân chúng ta tuyệt đối là bất công! Theo Êsai 64:6, điều tốt nhứt chúng ta có thể tạo ra là một mớ giẻ rách bẩn thỉu, ô uế, hôi thối. Từ ngữ trong sách Êsai sát nghĩa đề cập tới thứ băng vệ sinh của phụ nữ. Hoàn toàn ô uế và hoàn toàn hôi thối!
(Tuy nhiên, trong chức vụ thuyết phục đó, Ngài chỉ cho chúng ta thấy lẽ thật Chúa Jêsus đã trả giá cho tội lỗi và Ngài đã được Đức Chúa Cha tiếp nhận. Giờ đây, bất cứ ai đặt đức tin của họ nơi Đức Chúa Jêsus Christ để được cứu sẽ được cứu và được Đức Chúa Trời tuyên bố là công bình ở trên trời. Sự công bình của Chúa Jêsus sẽ được "gắn" cho bất kỳ ai tiếp nhận Ngài, Rôma 4:24! Có hy vọng đấy! Đứng tránh né Chúa Jêsus, thay vì thế hãy chạy đến với Ngài!)
3. Sự phán xétThánh Linh của Đức Chúa Trời lên án tấm lòng con người về thực tại họ đang tiếp cận với sự phán xét. Minh họa: Con người có thể đùa giỡn về Địa Ngục, và thậm chí họ còn sử dụng cụm từ Địa Ngục như lối nói thông thường trong khi nói năng hàng ngày, song sâu lắng bên trong linh hồn của con người, họ biết rõ khi họ lìa khỏi thế gian nầy mà không có Chúa Jêsus, họ bị dẫn tới cõi đời đời không có Đấng Christ trong Địa Ngục!
(Trong khi Ngài lên án con người đang tiếp cận với sự phán xét, Ngài cũng thuyết phục con người về lẽ thật quan trọng rằng cái giá của sự phán xét đã được trả đủ rồi! Ngài dạy cho chúng ta biết rằng ngày Chúa Jêsus bước lên đồi Gôgôtha mà chịu chết, Ngài đã làm thỏa mãn mọi đòi hỏi của Đức Chúa Trời về tội lỗi và sự phán xét kia đã được thông qua rồi. Bạn thấy đấy, Satan và tội lỗi đã bị xét đoán rồi, mọi sự còn lại là phải thực thi án tử hình mà thôi).
B. Trong đời sống của hạng thánh đồ (các câu 12-15) Khi Đức Thánh Linh năng động trong đời sống của hạng người vô tín, Ngài cũng rất năng động trong đời sống của dân sự Ngài. Có một vài chức vụ Ngài tạo ra trong đời sống của chúng ta. Hãy chú ý các chức vụ đó:
1. Ở trong - Giăng 14:17 – Ngài đang sống trong từng con cái của Đức Chúa Trời!
2. Dạy dỗ - Giăng 16:13 – Ngài đang hiện diện để cung ứng sự dẫn dắt theo đường lối, ý chỉ, và Lời của Đức Chúa Trời.
3. Đầy dẫy - Êphêsô 5:18 – Thánh Linh của Đức Chúa Trời ao ước đầy dẫy đời sống chúng ta với sự hiện diện và quyền phép của Ngài để chúng ta có thể phục vụ Chúa trong một tư thế dư dật và vinh hiển. (Minh họa: Đây là mạng lịnh! Kinh thánh truyền cho chúng ta phải "đầy dẫy với Đức Thánh Linh!")
4. Hữu dụng - Công Vụ các Sứ Đồ 1:8 – Điều chi đã biến đổi các môn đồ từ một nhóm người kinh hãi trốn tránh trên phòng cao kia thành một nhóm người gây bão táp trên thế gian? Quyền phép của Đức Thánh Linh!
(Minh họa: Thánh Linh của Đức Chúa Trời là Đấng Ban Bố các ân tứ - I Côrinhtô 12:7, 11).
5. Khích lệ - Giăng 14:18 – Thánh Linh của Đức Chúa Trời thi hành một chức vụ phước hạnh về sự khích lệ trong đời sống của con cái Đức Chúa Trời. Ngài biết từng thử thách chúng ta đối diện với và Ngài có khả năng giúp đỡ chúng ta, giữ gìn chúng ta trong mọi thời điểm khó khăn trong cuộc sống. Làm sao điều nầy khả thi được chứ? Ngài đang hiện diện với chúng ta, Hêbơrơ 13:5; Mathiơ 28:20; thậm chí Ngài đang giúp đỡ chúng ta trong đời sống cầu nguyện của chúng ta - Rôma 8:26-27.
I. Giá Trị Của Tặng Phẩm Vĩ Đại
II. Công Tác Của Tặng Phẩm Vĩ Đại
III. SỰ KỲ DIỆU CỦA TẶNG PHẨM VĨ ĐẠI (14:16-18)
(Minh họa: Sự thực Đức Thánh Linh là một tặng phẩm tuyệt vời sẽ hiển hiện ngay bây giờ. Tuy nhiên, tôi muốn chỉ ra ba lẽ thật quan trọng làm minh họa cho sự kỳ diệu của tặng phẩm vĩ đại).
A. Sự kỳ diệu nằm ở sự hiện diện của Ngài trong đời sống chúng ta (câu 17) Sự thực là mỗi một con cái của Đức Chúa Trời đều là đền thờ sống động của Đức Chúa Trời - I Côrinhtô 6:19. Hãy suy nghĩ về việc ấy xem, chẳng có chỗ nào chúng ta có thể đi đến và bị phân rẻ ra khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Bất cứ đâu chúng ta đi, Ngài cùng đi với chúng ta! Chìa khóa cho việc kinh nghiệm điều nầy là học biết đầu phục Ngài để Ngài không những ở trong chúng ta, mà Ngài còn sống qua chúng ta nữa.
B. Sự kỳ diệu nằm trong sự thường trực của Ngài nơi đời sống của chúng ta (câu 16)  Một người từng được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời, Đức Thánh Linh đang chiếm lấy nơi ngự trong đời sống đó. Ngay thời điểm được cứu, Thánh Linh của Đức Chúa Trời được đóng ấn trong tấm lòng của người tin Chúa và sẽ ở lại đó cho tới khi đời sống nầy qua đi - Êphêsô 4:30.
(Minh họa: Có người thắc mắc về những kẻ tái phạm. Khi một người tái phạm, có phải họ không mất ơn cứu rỗi và cũng không mất Đức Thánh Linh? Không! Ngài sẽ bị dập tắt và Ngài rất đau buồn, nhưng Ngài được đóng ấn bên trong người tin Chúa và Ngài sẽ ngự ở đó cho đến đời đời. Bạn không thể tẻ tách ra khỏi Ngài được - II Timôthê 2:13).
C. Sự kỳ diệu nằm ở sự thể hiện của Ngài trong đời sống chúng ta (câu 16) Như tôi đã nói ở lúc đầu, Đức Thánh Linh là thành viên trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời dễ bị lãng quên, dễ bị hiểu sai và thường ít có ai biết đến. Tuy nhiên, bao lâu chúng ta sinh sống, Ngài là Đấng năng động nhất trong đời sống chúng ta và là Đấng mà chúng ta nương cậy vào nhiều nhất. Vì lẽ đó, thay vì bất chấp Ngài và sợ sệt Ngài, chúng ta hãy vui mừng trong tặng phẩm được ban cho chúng ta và hãy để cho Ngài dọn đường trong đời sống của chúng ta hầu cho chúng ta có thể phục vụ Chúa trong một phương thức sâu sắc, đầy trọn hơn.
(Minh họa: Sự thể hiện của Ngài rất đáng kinh ngạc! Ngài có khả năng bắt lấy một người đang hướng đến Địa Ngục và là kẻ chẳng màng gì đến Đức Chúa Trời, Ngài bắt lấy người ấy, đem người đặt dưới sự kết án về tội lỗi, chỉ cho người thấy đồi Gôgôtha và rồi cứu người bằng ân điển của Đức Chúa Trời. Sau khi Ngài cứu kẻ bị mất đó, Ngài bắt lấy đời sống thật gian ác, cùng khổ ấy rồi Ngài xoay đời sống đó lại biến nó thành một thứ đáng tôn trọng và làm vinh hiển cho Chúa, II Côrinhtô 4:7. Tiếp đến, Ngài sử dụng đời sống mới ấy mang Tin Lành đến cho các tội nhân khác, là hạng người cần phải gặp gỡ chính Đấng Cứu Thế chuyên làm thay đổi đời sống, và tiến trình bắt đầu một lần nữa! Đối với tôi, đấy là một sự kỳ diệu!)
Phần kết luận: Sứ điệp nầy tìm gặp bạn ở đâu hôm nay?
            Có phải sứ điệp nầy đến với bạn khi bạn đang vất vả trong tội lỗi chăng? Có thể bạn nhìn biết mình đang bị hư mất và nếu bạn qua đời, bạn sẽ đi thẳng vào Địa Ngục. Đó là điều Đức Thánh Linh đang phán với bạn đấy. Tôi muốn thách thức bạn sáng nay, bạn hãy đến với bàn thờ nầy và hãy cầu xin Chúa Jêsus bước vào tấm lòng và đời sống của bạn.
            Có phải sứ điệp nầy tìm gặp bạn đã được cứu rồi, nhưng hãy còn sống theo năng lực và sức riêng của mình? Tôi cũng muốn thách thức bạn hãy đến với bàn thờ nầy rồi xưng ra mọi tội lỗi với Chúa, Ngài sẽ tha thứ cho bạn và sử dụng bạn một lần nữa vì sự vinh hiển của Ngài.
            Có phải sứ điệp nầy tìm gặp bạn đã được cứu, nhưng đang phấn đấu với nhiều khó khăn và gánh nặng của cuộc đời? Tôi muốn thách thức bạn cũng hãy đến với bàn thờ nầy rồi đặt trên đó mọi gánh nặng trước mặt Chúa, là Đấng chăm sóc bạn và Ngài sẽ đến bên cạnh bạn trong Thân Vị của Thánh Linh Ngài và sẽ giúp bạn vượt qua thời điểm khó khăn nầy.
            Bất cứ đâu Chúa có thể tìm gặp bạn sáng nay, làm ơn nhìn biết rằng bạn không còn ở lại đó mãi đâu. Bất cứ nhu cần của bạn là gì hôm nay, tôi thách thức bạn hãy đêm đời sống của mình đến với Chúa Jêsus rồi hãy để cho Ngài làm công việc cả thể của Ngài ở trong bạn. Sao không đến với Ngài và kinh nghiệm tặng phẩm vĩ đại của Đấng Ban Bố Tặng Phẩm Vĩ Đại ngay bây giờ chứ?