Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Giăng 7:37-39: "Chúa Jêsus: Sông Nước Hằng Sống"


Giăng 7:37-39
CHÚA JÊSUS: SÔNG NƯỚC HẰNG SỐNG
Phần giới thiệu: Theo câu 2, người Do thái đang tổ chức kỷ niệm Lễ Lều Tạm. Đây là kỳ lễ diễn ra trong phần đầu của tháng 10 dương lịch. Trong suốt kỳ lễ gồm có 7 ngày nầy, người Do thái đã sống trong những túp lều làm bằng các nhánh cây để kỷ niệm cuộc lữ hành của tổ phụ họ ngang qua đồng vắng. Vào từng ngày trong bảy ngày nầy, Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm sẽ đi đến ao Silôê và lấy nước đựng trong một cái bình bằng vàng. Nước nầy khi ấy sẽ được đổ ra trên bàn thờ, nơi các chi tiết của con sinh đã được sắp sẵn ở đó. Khi nước được đổ ra, dân sự hát ngợi khen Chúa và hô vang với sự vui mừng. Đây là thời điểm của kỳ lễ lớn và sự thờ phượng dành cho dân sự. Loại tưởng niệm nầy cứ liên tục trong 7 ngày. Ngày thứ tám được gọi là ngày trọng thể của kỳ lễ. Vào ngày nầy, các thứ con sinh được dâng lên một lần nữa, nhưng không có ca hát và hô vang, ngày nầy được xem là ngày trọng thể ăn năn trước mặt Đức Giêhôva. Một yếu tố khác bị bỏ sót trong ngày nầy; ấy là không có nước đổ ra vào ngày thứ tám. Ngược lại với cái phông im lặng và có tính cách biểu tượng nầy, khi đó Chúa Jêsus đứng lên rồi công bố chính mình Ngài là Sông Nước Hằng Sống. Khi Ngài phán, có hàng ngàn người hiện diện ở đó nghe Ngài phán, và người nào nghe Ngài phán sẽ hiểu ngay điều Ngài muốn nói.
I. CÔNG NHẬN SÔNG NƯỚC HẰNG SỐNG (các câu 37-38)
A. Trong hai câu nầy, Chúa Jêsus công bố chính mình Ngài là nơi mà sông nước hằng sống được tìm thấy. Chúa Jêsus không phải là nước hằng sống, mà Ngài là dòng sông nơi tìm gặp nước ấy!
(Minh họa: Xuyên suốt Tân Ước, nước để uống là một dấu hiệu nói tới Đức Thánh Linh. Bạn thấy đấy, chính Thánh Linh của Đức Chúa Trời đến với hạng tội nhân rồi chỉ cho người thấy nhu cần cứu rỗi của người, Giăng 16:8. Chính Đức Thánh Linh áp dụng Lời của Đức Chúa Trời trong sự thuyết phục, Giăng 6:44. Chính Đức Thánh Linh làm phép báptêm cho tân tín hữu vào trong thân của Đấng Christ, I Côrinhtô 12:13. Chính Đức Thánh Linh đóng ấn người tín đồ đó, Êphêsô 4:30. Chính Thánh Linh của Đức Chúa Trời đầy dẫy người tin Chúa và sử dụng người cho sự vinh hiển Đức Chúa Trời, Êphêsô 5:18. Sự cứu rỗi bao gồm từng thành viên trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời, nhưng Thánh Linh Đức Chúa Trời là Đấng đang ngự trong chúng ta và giúp đỡ chúng ta từng ngày một. Ngài là "nước hằng sống").
B. Nếu Đức Thánh Linh là Nước Hằng Sống, thế thì Chúa Jêsus là Sông Nước Hằng Sống. Trước khi Nước Hằng Sống có thể được phân phát cho một thế giới hư mất và đang dãy chết, Sông Nước Hằng Sống phải được mở ra.
(Minh họa: Mở ra một cái giếng. Việc ấy đòi hỏi đất phải bị đào lên rộng rãi để nước cung ứng sự sống có thể tuôn tràn ra).
Điều nầy hoàn tất khi Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá. (Minh họa: Cái chết khủng khiếp Ngài đã chịu vì tội lỗi của nhân loại). Ngài tự để cho chính mình Ngài bị chế giễu, bị đánh đập, bị khạc nhổ, và bị đóng đinh trên thập tự giá chỉ để Ngài được mở ra và nhờ đó nước của Thánh Linh sẽ tự do tuôn tràn ra cho một nhân loại đang có cần.
(Minh họa: Nhiều người cảm thấy rằng sự cứu rỗi sẽ hơn cả thực tại nếu Chúa Jêsus hiện diện ở đây trong con người. Thậm chí các môn đồ Ngài đã cảm nhận theo cách nầy trước sự chết của Ngài. Tuy nhiên, Chúa Jêsus đã nói cho họ biết rằng nếu Ngài không đi, Đức Thánh Linh không thể đến trong thế gian, Giăng 16:7. Việc tốt nhứt có thể xảy ra đã xảy ra. Chúa Jêsus đã chịu chết trên thập tự giá, đã sống lại từ kẻ chết và đã thăng thiên về Trời. Khi ấy, Ngài đã sai Thánh Linh Ngài vào trong thế gian để hoạt động giống như Nước Hằng Sống cho hết thảy những ai chịu đến với đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ).
C. Việc chính yếu bạn cần phải biết hôm nay, ấy là khi Chúa Jêsus bước lên thập tự giá rồi chịu chết ở đó, Ngài đã làm điều đó chỉ vì bạn. Ngài không chết vì Ngài là một gã xấu xa và đáng phải chết đâu. Ngài đã chết vì Ngài yêu thương bạn và muốn mở ra một con đường cho bạn tránh không vào Địa Ngục. Ngài đã chịu chết vì Ngài yêu thương hạng tội nhân, Rôma 5:6-8; Khải huyền 1:5.
(Minh họa: Đừng bao giờ nghĩ dù một giây thôi là Chúa Jêsus không chết vì bạn. Thực vậy, nếu bạn là tội nhân duy nhứt trong thế gian, Chúa Jêsus vẫn bước lên đồi Gôgôtha chỉ để trả giá cho tội lỗi của bạn. Đúng là một phước hạnh! Đấy là lý do để ngợi khen danh của Ngài. Ngài chẳng đòi gì nơi chúng ta khác hơn chúng ta là hạng tội nhân ở trước mặt Ngài. Vì vậy, Chúa Jêsus đã chịu chết cho hạng tội nhân, Chúa Jêsus đã chịu chết vì bạn! I Côrinhtô 15:3).
Chúa Jêsus là Sông Nước Hằng Sống!
I. Công Nhận Sông Nước Hằng Sống
II. CÁC PHẦN THƯỞNG CỦA SÔNG NƯỚC HẰNG SỐNG (câu 38)
A. Sự cứu rỗi – Món lợi chính khi đến với Chúa Jêsus bởi đức tin, ấy là được cứu đời đời bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Được cứu khỏi cái gì chứ? Địa ngục! Tội nhân bị xét đoán và bị định đoạt ở trước mặt Chúa, Giăng 3:36; Thi thiên 9:17. Tuy nhiên, khi chính tội nhân đó đến với Chúa Jêsus rồi tiếp nhận Ngài bởi đức tin, tội nhân đó được cứu khỏi Địa Ngục, được cứu khỏi sự chết và được bảo hộ khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời, Rôma 5:9; Giăng 5:24; Giăng 10:28. Linh hồn nào biết đặt đức tin của nó nơi Chúa Jêsus để được cứu đều không cần sợ hãi mình lại bị hư mất nữa. Tuy nhiên, phải biết chắc rằng những gì bạn xưng nhận có đều là một thực tại, II Phierơ 1:10; II Côrinhtô 13:5. Bạn có thể hô lên vang dội lời lẽ của Sứ đồ Phaolô ở II Timôthê1:12.
(Minh họa: Nếu đây là món lợi duy nhứt khi đến với Chúa Jêsus, thì món lợi ấy rất xứng đáng! Bởi vì, sự cứu rỗi sẽ làm thay đổi đời sống của bạn ở đây và đưa bạn đến một chốn phước hạnh và vào trong gia đình của Đức Chúa Trời, và nó bảo đảm với bạn rằng bạn sẽ lên Thiên đàng khi bạn lìa khỏi thế giới nầy. Nhưng, còn có nhiều món lợi nữa đấy!)
B. Thỏa lòng – Hãy chú ý điều đó đến từ cái bụng mà "sông nước hằng sống" nầy đang tuôn chảy. Cái bụng là phần chi thể của con người không bao giờ thấy thỏa mãn. Chúng ta cho nó ăn rồi chẳng mấy chốc, nó lại đòi ăn nữa. Tuy nhiên, Chúa Jêsus phán rằng nếu chúng ta đến với Ngài, Ngài sẽ ban cho chúng ta sự thỏa lòng về các nhu cần cấp thiết nhất.
(Minh họa: Thế gian nầy, và người ta ở trong đó, đang tìm cầu theo những thứ không bao giờ thực sự làm cho thỏa mãn. Hãy hỏi kẻ nghiện ngập, hãy hỏi kẻ say xỉn, hãy hỏi kẻ ham cờ bạc, hãy hỏi người nghiện tình dục xem. Người theo đuổi các sự nầy luôn thấy trống rỗng và tìm kiếm mãi thôi. Mặt khác, Chúa Jêsus làm thỏa mãn dư dật linh hồn của con người! Cơ đốc nhân không thử gãi bịnh ngứa tôn giáo của mình bằng cách dự phần vào các nghi thức trống rỗng và tôn giáo chết. Nhưng, người đã rút rỉa ở sông nước hằng sống không hề cạn, rồi người thấy thỏa mãn dư dật! Nếu bạn không tin tôi, chỉ hãy đến với Chúa Jêsus và nhìn thấy những việc như thế nầy có thực hay không, Thi thiên 34:8; Thi thiên 107:9).
(Minh họa: Các nhà buôn bảo chúng ta nên ăn món Snickers. Vì "nó thực sự làm cho no". Hãy ăn một lần và ngày mai bạn sẽ tìm nó nữa. Tuy nhiên, một chuyến đi với Chúa Jêsus dường như làm thỏa mãn đến đời đời những ai thực sự được cứu bởi đức tin nơi Ngài).
(Minh họa: Bạn không muốn kê đầu mình trên gối bình an lúc ban đêm sao? Chúa Jêsus dư sức làm điều đó đấy! Bạn không muốn biết chắc linh hồn mình sẽ qua cõi đời đời ở đây chăng? Chúa Jêsus dư sức làm điều đó đấy! Bạn không muốn biết sự vui mừng và sự thỏa lòng thực chăng? Chúa Jêsus dư sức làm điều đó đấy! Bạn không muốn được tự do không còn bị thế gian lôi kéo nữa chăng? Chúa Jêsus dư sức làm điều đó đấy! Hết thảy mọi sự nầy, và còn nhiều thứ nữa, đều đang sẵn có cho hết thảy những ai chịu đến với Chúa Jêsus. Vì với Chúa Jêsus, chúng ta cũng nhận lãnh Thánh Linh Ngài và chính Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự trong lòng chúng ta ban cho chúng ta sự vui mừng và bình an không dứt!)
C. Sức lực – Nước không bao giờ ngớt đi đâu. Nước ấy luôn luôn có ở đó và nó thường làm tươi mới sự sống của người tin Chúa. Nước Hằng Sống nầy là nước cung ứng cho chúng ta năng lực, ban cho chúng ta sự vui mừng và cung ứng hy vọng cho chúng ta trong đời nầy.
(Minh họa: Có nhiều người nói họ sẽ không bao giờ sống một đời sống Cơ đốc. Đây là một câu nói có thật! Không một ai, với thể trạng tự nhiên của họ, có thể sống đời sống Cơ đốc. Tuy nhiên, khi Thánh Linh của Đức Chúa Trời đến sống ở trong bạn, Giăng 14:16, và sống qua bạn, Galati 5:16, Ngài làm cho mọi sự ra khả thi, Philíp 4:13. Bạn thấy đấy, Đức Thánh Linh biết rõ mọi nhu cần của tôi và Ngài thực hiện sự cầu thay cho tôi ở trước ngôi của Đức Chúa Trời, Rôma 8:26-27. Chính Thánh Linh của Đức Chúa Trời làm cho đời sống Cơ đốc ra khả thi - Galati 4:6. Một người nhận lãnh Đức Thánh Linh bằng cách nào? Hãy tiếp nhận Chúa Jêsus, Ngài đến với Đấng Christ, Rôma 8:9!)
D. Phục vụ – Kinh thánh nói rõ ràng rằng nước sống nầy được đặt ở bên trong chúng ta hình thành một dòng sông tuôn chảy ra từ chúng ta rồi chạm đến mọi người ở chung quanh chúng ta. Cái điều Chúa đang phán dạy, ấy là ở đó chúng ta sẽ thấy thỏa lòng cách đầy đủ và Ngài sẽ sử dụng chúng ta đến với nhiều người khác vì sự vinh hiển của Ngài!
(Minh họa: Vầng Đá trong sa mạc, Xuất Êdíptô ký 17:6. Khi Vầng Đá mở ra, nước tuôn chảy ra trong sa mạc và làm tươi mát hết thảy những ai đến tiếp xúc với nó. Cũng một thể ấy với chúng ta. Khi chúng ta được cứu và bằng lòng ở trong tay của Đức Chúa Trời, Ngài sẽ khiến chúng ta tuôn đổ Nước Sống vào trong sa mạc khô cằn của thế gian nầy. Minh họa: Mác 1:17).
I. Công Nhận Sông Nước Hằng Sống
II. Các phần thưởng của sông nước hằng sống
III. TIẾP NHẬN SÔNG NƯỚC HẰNG SỐNG (câu 37)
(Minh họa: Nếu nước nầy là thứ bạn có cần trong đời sống của bạn, thì có một cách để tiếp nhận nước ấy. Mấy câu nầy cho chúng ta biết mọi sự về các ích lợi của việc đến với Chúa Jêsus, nhưng chúng cũng nói cho chúng ta biết phải đến như thế nào nữa kìa. Hãy chú ý cách thức bạn có thể tiếp nhận Sông Nước Hằng Sống).
A. Thèm muốn – Khao khát – Một sự ham muốn có ý thức đối với thứ không ở trong của cải của một người. Trước khi một người có thể được cứu, người ấy (nam hay nữ) phải ý thức rõ nhu cầu cần được cứu của mình. Điều nầy bao gồm sự thuyết phục của Đức Thánh Linh, Giăng 6:44. Bạn thấy đấy, tội nhân đã chết trong tội lỗi của họ, Êphêsô 2:1. Nhưng, Thánh Linh của Đức Chúa Trời đến gần và nhen lại tâm linh đã chết đó rồi khiến cho tội nhân ý thức được tội lỗi và về tình trạng hư mất của mình. Khi tình trạng ý thức nầy đến, khi ấy tội nhân có thể xây sang Chúa Jêsus để được cứu.
(Minh họa: Bao lâu tội nhân cứ thỏa mãn trong tội lỗi và hài lòng với đời sống của mình mà chẳng nghĩ gì đến Đức Chúa Trời, sự cứu rỗi sẽ không đến với đời sống đó! Tuy nhiên, khi hạng tội nhân thấy mình như bị hư mất và Chúa Jêsus là nhu cần cho linh hồn mình, người ấy có thể đến với Đấng Christ và được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời).
(Minh họa: Châm ngôn 27:7 – Nếu bạn no nê thế gian nầy và chẳng nghĩ gì đến Đức Chúa Trời, bạn sẽ không đến với Ngài. Nhưng, khi linh hồn trống không và tấm lòng thì đói khát, thậm chí sự cay đắng của tội lỗi cảm thấy ngọt ngào và con đường đến với Chúa Jêsus dường như là một việc phước hạnh. Đúng là một sự khác biệt khi tấm lòng khao khát làm ra trong đời sống của tội nhân).
(Minh họa: Tấm lòng của bạn có khao khát hôm nay không? Bạn có ao ước sự bình an thật trong tấm lòng chăng? Có phải bạn đã tìm kiếm khắp nơi những thứ không và không thể làm thỏa mãn linh hồn? Tại sao không đến với Chúa Jêsus ngay hôm nay? Ngài tạo ra mọi sự khác biệt trong cuộc sống. Ngài là điều mà bạn phải tìm kiếm đấy!)
B. Tiếp cận – Hãy đến – Chúa Jêsus đang mời gọi người nào khát hãy đến cùng Ngài. Hãy chú ý một vài phương diện trong tiếng kêu của Đấng Christ vào ngày trọng thể ấy.
1. Một lời mời - "Hãy đến", Êsai 55:1; Khải huyền 22:17
2. Sẵn có - "hễ ai" Giăng 6:37; 1 Giăng 5:1; Rôma 10:13
3. Tiếp cận – Con đường đến với Chúa Jêsus đang rộng mở! Giếng của Ngài không hề cạn khô, nếu bạn chỉ chịu đến với Ngài, Ngài sẽ chứng tỏ quyền phép cứu rỗi lớn lao của Ngài trong đời sống của bạn. Ngài yêu thương bạn nhiều hơn bạn có thể suy tưởng nữa, Giêrêmi 31:3; Rôma 8:38-39, và Ngài ao ước cứu lấy linh hồn đời đời của bạn. Mọi sự Ngài đòi hỏi, ấy là bạn hãy đến với Ngài - Mathiơ 11:28.
C. Chiếm lấy - Uống - (Minh họa: Nếu tôi khát, tôi có thể làm thỏa mãn cơn khát ấy với nước, nhưng nước sẽ tác động vào cơn khát của tôi, chỉ khi tôi uống nó. Tôi có thể nhìn chăm vào cái ly, nhưng chẳng ăn nhằm gì nơi cái ly cả. Chỉ khi tôi đặt cái ly lên miệng mình, trút hết cái ly đó rồi để cho nước chảy vào thân thể thì khi ấy tôi mới nhận được lợi ích của nước).
(Minh họa: Cũng một thể ấy với Chúa Jêsus! Ngài đang sẵn sàng cứu lấy bạn nếu bạn nhìn thấy nhu cần. Ngài ao ước cứu lấy bạn và mong mỏi chuộc lấy bạn ra khỏi tội lỗi và Địa Ngục. Và, Ngài sẽ nếu bạn chịu đến với Ngài. Tôi sợ rằng có nhiều người nhìn thấy nhu cần và biết rõ về Chúa Jêsus, nhưng họ dừng lại không mời Ngài ngự vào đời sống và để cho Ngài cứu lấy linh hồn họ. Làm ơn đi, bộ bạn chẳng có làm chính việc ấy sao!?! Không một người nào sẽ được cứu cho tới chừng nào Chúa Jêsus được tiếp nhận vào trong tấm lòng và đời sống đó - Khải huyền 3:20; Giăng 3:16; Giăng 6:47; Rôma 10:9-10. Hãy nhớ, tin không phải là thái độ của lý trí, mà đó là việc của tấm lòng).
(Minh họa: Israel trong Xuất Êdíptô ký 12 – Huyết của chiên con không thể cứu cho tới chừng nào nó được bôi trên mày cửa. Bất cứ gia đình nào cũng có thể giết chiên con và ăn thịt nó, nhưng chỉ khi huyết được bôi lên thì ở đó có sự an ninh cho những người có mặt trong ngôi nhà – Xuất Êdíptô ký 12:13. Cũng một thể ấy với sự cứu rỗi! Chỉ có Huyết Chúa Jêsus mới xứng với sự cứu rỗi cho linh hồn của con người - Hêbơrơ 9:22; I Phierơ 1:18-19).
(Minh họa: Bạn có đang ở dưới huyết hôm nay không?)

Phần kết luận: Bạn đang đứng chỗ nào trong sự cứu rỗi? Có thể bạn là một thuộc viên nhà thờ, có thể rất trung tín trong sự nhóm lại. Có thể bạn là một khách viếng ở đây hôm nay. Có thể bạn là một người bị nhiều người khác xem là gian ác và không có hy vọng nữa. Cho dù tình huống của bạn có là gì đi nữa, hãy tin chắc rằng nếu bạn rời khỏi chỗ của mình rồi đến với Đức Chúa Jêsus Christ hôm nay, Ngài sẽ cứu bạn bởi quyền phép của Ngài và ban cho bạn sự sống đời đời. Mọi sự bạn có cần, ấy là bạn chịu đến và bạn tin nơi Ngài. Liệu bạn có làm như thế hôm nay không?

Giăng 6:60-71: "Không Phải Mọi Người Đều Lui Đi Đâu"


Giăng 6:60-71
KHÔNG PHẢI
MỌI NGƯỜI ĐỀU LUI ĐI ĐÂU

Phần giới thiệu: Từng chức vụ phải đối diện với những thời điểm khó khăn. Đấy chỉ là một sự ban cho! Có những lúc khi mọi việc lên cao và có nhiều khi mọi việc trầm hẳn xuống. Trong suốt những thời điểm đó, có một vài chức vụ mà cấp lãnh đạo đang nắm lấy, họ có thể nhìn thấy chức vụ mất đi những người ủng hộ. Thực vậy, người nào được kêu gọi vào các địa vị lãnh đạo trong nhà thờ và các chức vụ Cơ đốc khác đang làm mọi sự họ có thể để bảo đảm sự thành công và sự tấn tới liên tục của chức vụ.
Trong Giăng chương 6, Chúa Jêsus dường như đang làm mọi sự Ngài có thể để lèo lái nhiều người như Ngài có thể để đẩy họ ra khỏi chức vụ của Ngài. Rõ ràng, Ngài không đọc một số sách báo mà chúng ta đã đọc về đề tài lãnh đạo và thành công trong chức vụ. Tôi muốn nói, chúng ta luôn luôn cố gắng tìm kiếm một chiến dịch “mở rộng” thật thành công, ở đây, Chúa Jêsus đang điều hành một chiến dịch "thu nhỏ” thật thành công! Khi Giăng chương 6 mở ra, Chúa Jêsus đã có hơn 5.000 người đi theo Ngài và lắng nghe Ngài phán dạy. Khi chương nầy kết thúc, Ngài chỉ có 12 người ở với Ngài và một trong số họ thậm chí chưa được cứu nữa là.
Nếu Chúa Jêsus đang làm bất cứ điều chi trong mấy câu nầy, Ngài đang đưa ra một lời kêu gọi phải đầu phục. Ngài biết có nhiều người trong vòng những kẻ đi theo Ngài chỉ vì những gì họ muốn đạt được cho xác thịt của họ mà thôi. Chúa Jêsus đưa ra sự thách thức rồi kêu gọi từng người trong số những người đi theo Ngài phải đầu phục Ngài và chỉ một mình Ngài mà thôi. Sự kêu gọi phải đầu phục của Ngài có kết quả gấp bằng hai. Thứ nhứt, nó làm cho sự kêu gọi, sứ mệnh của Ngài thật sáng tỏ đối với người nào chịu theo Ngài. Thứ hai, nó luyện lọc hàng ngũ các môn đồ Ngài, loại bỏ thật hiệu quả hầu hết những ai không chơn thật trong đức tin hay trong sự đầu phục của họ.
Phân đoạn Kinh thánh gốc của chúng ta chỉ ra Chúa Jêsus trình bày rõ ràng sự thực về chính mình Ngài và chức vụ của Ngài. Ở đây, chúng ta được phép nhìn thấy hàng ngàn người xây lưng họ lại với Ngài rồi lui đi. Sau khi đám đông rời đi, câu 66, Chúa Jêsus ngay lập tức xây sang 12 môn đồ của Ngài ở câu 67, và cũng yêu cầu họ đưa ra sự cam kết riêng tư nữa. Một người có thể nghe thấy tấm lòng Ngài tan vỡ khi Ngài hỏi họ: "Còn các ngươi, cũng muốn lui chăng?"
Hỡi quí bạn, chúng ta đang sống trong thì giờ khi có nhiều người lui đi khỏi những vụ việc của Chúa. Điều nầy sẽ không làm cho chúng ta phải ngạc nhiên vì đấy chính xác là những gì Kinh thánh phán sẽ xảy ra trong những ngày sau rốt. Kinh thánh cho chúng ta biết rằng sẽ có "sự bỏ đạo", II Têsalônica 2:3. Kinh thánh cũng cho chúng ta biết rằng trong kỳ tận thế, người ta sẽ "bề ngoài giữ điều nhân đức, nhưng chối bỏ quyền phép của nhân đức đó", II Timôthê 3:5. Tuy nhiên, khi chúng ta nhìn thấy sự việc ấy đang xảy ra ở chung quanh chúng ta, chúng ta lấy làm ngạc nhiên. Chúng ta bị sốc!
Tôi nghĩ những câu Kinh thánh chúng ta đã đọc sáng nay tỏa ra chút ánh sáng trên vấn đề nầy. Có một số sự thông sáng trong phân đoạn nầy cũng như lý do tại sao người ta đưa ra quyết định liên quan tới sự họ ăn ở với Chúa. Xin cho phép tôi chia sẻ một vài vấn đề với bạn khi chúng ta xem xét tư tưởng: Không Phải Ai Cũng Lui Đi Đâu.
I. KHÔNG PHẢI AI CŨNG CÓ THỂ NẮM VỮNG LẼ THẬT (các câu 60-66)
(Minh họa: Sự thực của vấn đề, ấy là trong khi chẳng phải ai cũng lui đi khỏi Chúa, có người lui đi rồi. Tại sao phải như thế? Nếu chúng ta lấy phân đoạn nầy làm câu trả lời cho câu hỏi đó, thì rõ ràng là Không Phải Ai Cũng Lui Đi Đâu).
A. Khi chương nầy mở ra, thì rõ ràng rằng nghi ngờ, và thù nghịch càng leo thang chống lại Chúa Jêsus. Hạng người nầy họ muốn lập Ngài làm vua sau khi Ngài cho họ ăn, câu 15, chẳng muốn làm chi khác hơn là sống với Ngài sau khi họ nghe sứ điệp của Ngài, các câu 26-65.
B. Tại sao lại có sự thay đổi? Chúa Jêsus đã nói cho họ biết sự thực và họ không thể nắm được lẽ thật đó! Hãy chú ý mọi lời xưng nhận của Ngài:
1. Là Con Đường Cứu Rỗi - câu 29
2. Là Con của Đức Chúa Trời - câu 32
3. Rằng Ngài là siêu đẳng hơn Môise và bánh mana – các câu 35; 49-58
4. Rằng sự cứu rỗi chỉ là một vấn đề của chỉ đức tin mà thôi – các câu 35-40; 63
5. Rằng ở ngoài sự can thiệp của Đức Chúa Trời, họ không thể tin theo được – các câu 44; 65
C. Khi lẽ thật được tỏ ra cùng chúng ta, chỉ có hai phản ứng khả thi với vấn đề đó: Lẽ thật ấy đáng được nhận lấy, hay người ta sẽ chối bỏ nó. Người ta nhận lấy lẽ thật khi họ nhìn thấy lẽ thật ấy như nó vốn có vậy: Sự Thực! Người ta chối bỏ lẽ thật vì nhiều lý do. Sau đây là một vài lý do:
1. Có người hiểu lầm nó – Nicôđem nghĩ Chúa Jêsus đang nói tới sự đầu thai, khi Ngài thực sự nói tới sự tái sanh. Người đàn bà bên giếng nghĩ Chúa Jêsus đang nói tới việc thăm dò, khi Ngài thực sự đang nói tới chính mình Ngài, là Nước Hằng Sống. Người bên ao Bêtếtđa nghĩ Chúa Jêsus đang nói tới một sứ mệnh giải cứu, khi Ngài thực sự đang nói tới việc đặt đức tin nơi Chúa Jêsus. Khuynh hướng nầy đang tiếp diễn hôm nay! Đấy là lý do tại sao đi nhà thờ và chịu báptêm mà chưa từng được cứu. Đấy là lý do tại sao Lời của Đức Chúa Trời làm mất lòng nhiều người. Họ hiểu lầm lẽ thật và, kết quả là, họ chối bỏ nó.
2. Có người chống đối nó – Khi Chúa Jêsus bày tỏ ra chính mình Ngài và mọi đòi hỏi của Ngài trong phân đoạn nầy, người Do thái đã ở trong sự chống đối thường xuyên và ngày càng tăng, các câu 41-42; 52; 60. Người Do thái không chịu chấp nhận Thần Tánh, sự chết sắp tới đây của Ngài hay mọi lời xưng nhận về địa vị Chủ Tể của Ngài. Họ chống đối Ngài ở từng chặng đường! Cũng một thể ấy hôm nay, nhiều người đã chống đối với những lẽ thật trong Kinh thánh và mọi lời xưng nhận của Đức Chúa Jêsus Christ. Lời kêu gọi phải đầu phục đi ngược lại với sự ao ước của họ phải sống cho bản ngã, và kết quả là, họ thấy chính mình họ đang ở trong sự chống đối với Chúa. Hỡi quí bạn, những lời xưng nhận của Tin Lành, thập tự giá và huyết của Chúa Jêsus đã được dự kiến phải gây mất lòng!
3. Có người mù lòa đối với nó – Đồng thời qua phân đoạn Kinh thánh nầy, người Do thái có sự tiếp cận nầy với Chúa Jêsus: "Hãy cho chúng ta thấy thì chúng ta sẽ tin theo". Họ đã nhìn thấy rồi Ngài cho 5.000 người ăn với năm cái bánh và hai con cá, các câu 5-13. Họ đã ngờ ngợ rồi rằng Ngài không cứ cách gì đó, qua phép lạ, đã băng qua hồ, các câu 22-25, tuy nhiên họ lại mù lòa trước việc Ngài là ai và những gì Ngài đã làm. Khi Ngài đưa ra những lời xưng nhận và lời kêu gọi phải đầu phục, họ lại không có khả năng nhìn thấy lẽ thật vì cớ họ đã bị mù! Sự thực đáng buồn của vấn đề là đây: mọi người đều mù lòa trước sự thực cho tới chừng mắt của họ được mở ra cách siêu nhiên bởi sự can thiệp của Đức Chúa Trời, II Côrinhtô 4:4; Giăng 6:44; 65. Đấy là lý do tại sao có nhiều người chối bỏ lẽ thật và vòng tay ôm lấy sự dối trá, họ chỉ mù lòa đối với lẽ thật mà thôi!
4. Có người muốn kinh nghiệm song không muốn chờ đợi – Hạng người nầy đang chạy theo Chúa Jêsus vì Ngài đã làm thỏa mãn khẩu vị tươi mới của họ, các câu 1-15. Họ còn muốn nhiều hơn thế, câu 34. Thực vậy, họ muốn Chúa Jêsus phải chứng minh rằng Ngài cao cả hơn Môise, các câu 22-31. Họ đang tìm kiếm điều chi đó làm thỏa mãn xác thịt họ và làm cho họ thấy bản thân họ là tốt lành. Họ muốn một kinh nghiệm! Họ muốn chạy theo nhà vua kia. Họ muốn các phép lạ và cái gì đó thật giật gân. Nhưng, khi Chúa Jêsus bắt đầu nói tới những điều Ngài trông mong và phát ra sự kêu gọi phải đầu phục, họ xây đi khỏi Ngài và lui đi. Tại sao chứ? Họ muốn được cưu mang trong nổi phấn khích mà chẳng có sự đầu phục nào hết.
Cũng chính cái đầu óc ấy đã phát triển trong Hội thánh! Có nhiều người ngày nay muốn có một kinh nghiệm tôn giáo, song không cần phải trông đợi. Họ muốn hầu việc Đức Chúa Trời vì những gì họ có thể nhận lãnh từ sự phục vụ ấy, mà chẳng có một sự quan tâm nào về sự vinh hiển hay ý chỉ của Ngài. Họ muốn sự giải trí và phấn khích mà không có sự đầu phục kèm theo với lời công bố của lẽ thật. Các nhà thờ nào đang tấn tới nhanh nhất ngày nay là những nhà thờ đang thu nhỏ lại giáo lý của Kinh thánh, những đòi hỏi của đức tin và nhấn mạnh sự giải trí và kinh nghiệm. Mọi sự bạn có cần để thành công hôm nay trong vai trò một nhà thờ là một nhóm đương thời, một sứ điệp chẳng thách thức đời sống của một ai hết, một chương trình thanh niên sẽ giữ hộ các trẻ em trong khi bố mẹ tạm lắng đi để lim dim ngủ với một tôn giáo "cảm nhận rờ đụng được" hay tránh né lẽ thật! (Lưu ý: Người nào xây đi khỏi những vụ việc của Đức Chúa Trời đều sống ích kỷ! Họ chỉ quan tâm đến bản thân họ và những gì họ cảm nhận. Hãy tưởng tượng các môn đồ đã cảm nhận ra sao khi đám dân đông lui đi. Người nào rời đi luôn luôn bị ảnh hưởng bởi những kẻ đã chọn lui đi).
D. Không phải ai cũng có thể nắm vững được lẽ thật! Có khi, lẽ thật rất hắc búa! Có khi lẽ thật đưa ra nhiều đòi hỏi trên đời sống của chúng ta. Có khi lẽ thật rất nặng nề và dường không không có cảm xúc. Thế nhưng, lẽ thật luôn luôn là chơn thật! Lẽ thật luôn luôn đúng và luôn luôn trọn vẹn. Không phải ai cũng có thể nắm vững được lẽ thật! Còn bạn thì sao?
II. MỌI NGƯỜI ĐANG SỐNG TRONG NGÔI NHÀ KÍNH (các câu 64, 70)
(Minh họa: Có sự thông sáng khác trong phân đoạn nầy cần phải được nhắc tới ở đây: Mọi Người Đang Sống Trong Ngôi Nhà Kính. Nói một cách đơn giản, bất chấp chúng ta suy nghĩ như thế nào, chúng ta chẳng trốn đâu khỏi được cái nhìn của Chúa, Hêbơrơ 4:13).
A. Trong phân đoạn nầy, chúng ta nhìn thấy sự thật tại sao đám dân đông đang chạy theo Ngài, các câu 26-27, 64. Ngài cũng biết rõ những kín nhiệm sâu sắc nhất trong tấm lòng của những kẻ tỏ ra họ phục theo Ngài, các câu 64, 70-71.
B. Khi Chúa nhìn vào đời sống của bạn, Ngài nhìn thấy điều gì? Có phải Ngài nhìn thấy sự đầu phục và đức tin tuyệt đối không? Hay, có phải Ngài nhìn thấy một đời sống mong muốn những kinh nghiệm mà không có sự đầu phục không? Lẽ thật khó nghe, ấy là Ngài nhìn thấy bạn và tôi y như chúng ta hiện có đây! Ngài nhìn thấy chúng ta trong những phương thức mà chúng ta thậm chí không thể nhìn thấy bản thân mình! Không một điều gì và không có ai ẩn nấp đâu khỏi cái liếc nhìn thấu suốt của Ngài hôm nay! Không phải Xachê trên cái cây kia, không phải Phierơ bên ngọn lửa của người Lamã; thậm chí không phải tấm lòng của người Pharisi giả hình, ngay cả không phải Giuđa Íchcariốt, là người được kể số là 12. (Minh họa: Ngay cả Giuđa đã dối gạt 11 môn đồ khác! Họ không biết ông ta là đồ giả mạo!)
C. Quí bạn tôi ơi, bạn và tôi đang sống trong ngôi nhà kính sáng nay! Tôi không thể nhìn thấu trong tấm lòng của bạn và bạn không thể nhìn thấu được tấm lòng của tôi, nhưng Đức Chúa Trời nhìn thấy chúng ta y như chúng ta vốn có thực vậy. Ngài nhìn thấy điều gì khi Ngài nhìn xem chúng ta? Quí bạn ơi, chúng ta có thể dối gạt nhau, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ gạt được Đức Chúa Trời! Ngài biết bạn đang đứng đâu về mặt thuộc linh sáng nay. Sẽ chẳng có một sự khích lệ nào tốt hơn cho chúng ta khi nhìn kỹ vào tấm lòng của chúng ta.
D. Mới đây, tôi có một sự trao đổi với người kia, ông ta đang nổ lực che giấu sự thiếu đầu phục của mình ở đàng sau màn hỏa mù những lời cáo lỗi. Điểm mấu chốt là đây: hãy nói ra những điều bạn muốn, nhưng có một số người họ không muốn hầu việc Chúa. Họ không muốn phục theo ý chỉ hay công việc của Ngài, nhưng đồng thời, họ muốn những lợi ích mà họ có thể rút tỉa được từ việc ở trong nhà thờ và sống quanh dân sự của Đức Chúa Trời. Hạng người nầy có thể lừa dối chúng ta, nhưng họ sẽ không bao giờ lừa dối Chúa được! Ngài nhìn thấu mọi lời bào chữa của họ và màn hỏa mù những lời dối trá mà họ ra sức che giấu ở đàng sau. Ngài biết mọi lời dối trá nào ở trong tấm lòng của họ và sẽ buộc họ phải trình sổ về mọi sự dối trá đó!
III. ĐỨC TIN CHÂN CHÍNH KHÔNG THỂ LUI ĐI (các câu 67-69)
A. Khi Chúa Jêsus hỏi các môn đồ không biết họ có lui đi khỏi Ngài hay không, Phierơ trả lời thay cho cả nhóm. Ông tỏ ra toàn bộ sự đầu phục và nói ra sự thực rằng họ biết Chúa Jêsus là Đấng Christ, Con của Đức Chúa Trời và là con đường dẫn tới sự sống đời đời. Phierơ đã thực hiện một bước mà nhiều người trong thời của ông đã không thực hiện được, hay không thể thực hiện được. Phierơ đã thực hiện sự kết nối cần thiết giữa lời lẽ của Chúa Jêsus và chính mình Chúa Jêsus. Tiếp nhận Đấng Christ và tiếp nhận Lời của Ngài. Tiếp nhận Lời của Ngài là tiếp nhận Ngài! Hai điều đó luôn luôn gắn liền với nhau! Vì Phierơ đã đặt đức tin của ông nơi Chúa Jêsus và nơi Lời của Ngài, Phierơ được lập làm người dự phần của hai cơ nghiệp quan trọng. Hai cơ nghiệp nầy cho phép Phierơ đưa ra sự đầu phục tuyệt đối cuộc đời của ông đối với Đức Chúa Jêsus Christ. Hai cơ nghiệp đó là:
1. Đức tin - ("chúng tôi tin") Một sự tin tưởng ở trong lòng Chúa Jêsus là Đấng mà Ngài đã xưng nhận.
2. Kinh nghiệm - ("và biết rằng") Một đời sống được thay đổi, một tấm lòng trọn vẹn, một sự ao ước và hướng đi mới trong cuộc sống, mọi sự đều có sức thuyết phục mạnh mẽ không thể bỏ qua được.
B. Phierơ biết rõ đời sống mình thể nào đã được thay đổi và điều nầy là đủ để tin cậy với thể trạng của mình đến nỗi ông sẽ không lui đi! Ồ, rồi sẽ có lúc yếu đuối trong đời sống của Phierơ khi ông làm buồn lòng Chúa. Ông đã xây lưng mình lại với Chúa Jêsus trong một lúc, nhưng ông không lui đi cho đến đời đời! Một trong những định nghĩa hay nhất mà tôi từng được nghe về một Cơ đốc nhân thực sự như thế nào là đây: "Họ là hạng người không thể lui đi!"
C. Một khi bạn từng cảm thấy cái chạm đầy năng quyền của Đức Chúa Trời Toàn Năng, bạn từng bước đi trong ánh sáng của vinh hiển Ngài, bạn từng nếm trải sự nhơn từ của Ngài và đã kinh nghiệm điều tốt nhứt của Ngài, bạn sẽ không bao giờ thấy thỏa lòng với những cái gì có tính thay thế và bắt chước! Có thể bạn muốn phiêu bạt một thời gian, nhưng bạn, giống như người con trai hoang đàng sẽ "giác ngộ". Bạn sẽ nhớ điều gì có trong nhà Cha và bạn sẽ về nhà thôi! Khi bạn trở về, Ngài sẽ tiếp nhận bạn với vòng tay rộng mở và sự phục hồi trọn vẹn.
D. Chúng ta nghĩ gì về những kẻ lui đi khỏi lẽ thật? Nghĩ gì về hạng người chọn con đường xác thịt hay con đường đức tin? Nghĩ gì về hạng người bằng lòng chối bỏ lẽ thật và ưu ái với sự dối trá? Tôi nghĩ Kinh thánh có câu trả lời: I Giăng 2:19. Chúng ta cần phải yêu thương họ và cảnh báo họ, nhưng khi quyết định của họ đã được đưa ra, chúng ta cần phải để họ lại trong tay của Đức Chúa Trời, Tít 3:10. Đồng thời, chúng ta phải xem xét cấp độ đầu phục của chính chúng ta với Chúa! Chúng ta phải biết chắc rằng chúng ta đang ở nơi mà Ngài muốn chúng ta phải ở, để chúng ta không phải bị chìm đắm.
Phần kết luận: Chúng ta trở lại với phần cuối của câu hỏi Chúa Jêsus đã đưa ra với các môn đồ Ngài ở phần đầu: "Còn các ngươi, cũng muốn lui chăng?" Không phải ai cũng lui đi khỏi Ngài đâu! Thực vậy, có người đưa ra một sự đầu phục trọn vẹn với Chúa và với ý muốn của Ngài trong cả đời sống của họ. Tôi hy vọng đó là bạn. Mặt khác, có người nghe mọi lời xưng nhận của Đấng Christ cùng những đòi hỏi của Tin Lành và rồi lui đi. Họ ra đi để tìm kiếm cái gì đó tốt hơn, cái gì đó đáng tiếp nhận cho xác thịt của họ. Không phải ai cũng lui đi đâu, còn bạn thì sao?



Giăng 6:37-40: "Lời Mời Tin Cậy"


Giăng 6:37-40
LỜI MỜI TIN CẬY
Phần giới thiệu: Chúng ta vừa đọc một trong những phân đoạn long trọng nhất của Kinh thánh hôm nay. Mấy câu nầy chứa những lẽ thật mà lý trí con người sẽ không bao giờ hiểu thấu cho tới chừng nào chúng ta đứng trọn vẹn trong ảnh tượng Ngài nơi sự vinh hiển. Trong mấy câu ngắn ngủi nầy có 110 chữ. 98 chữ chỉ có một âm tiết. Mười một chữ có hai âm tiết. Một chữ có ba âm tiết. Chúa Jêsus sử dụng thứ ngôn ngữ đơn giản nhất khả thi, tuy nhiên Ngài dạy chúng ta một lẽ thật sâu sắc đến nỗi không một ai từng sống có thể hiểu thấu nó được. Lẽ thật ấy vẫn đơn giản đến nỗi ngay cả những đứa trẻ nhỏ cũng có thể nắm bắt được trọng tâm của nó.
Trong mấy câu nầy, chúng ta tìm thấy lời mời gọi khác ra từ Chúa của chúng ta. Đây là lời mời được đưa ra để thúc đẩy lòng tin cậy. Mấy lời nầy nói tới lòng tin cậy nằm trong tấm lòng Cứu Chúa chúng ta khi Ngài ngửa trông Gôgôtha. Mấy lời nầy nói tới lòng tin cậy mà hạng tội nhân có thể có khi họ nom thấy sự khủng khiếp, và hiểu rõ án phạt dành cho tội lỗi của họ. Mấy lời nầy nói tới lòng tin cậy mà hạng thánh đồ của Đức Chúa Trời có thể sở hữu khi họ linh trình hướng về quê hương của họ ở trên trời.
Đây là Lời Mời Tin Cậy và nó có nhiều điều để nói với chúng ta hôm nay. Chúng ta hãy dành chút thời gian và cùng nhau xem xét các ơn phước lớn lao mà Cứu Chúa chúng ta đã gói ghém cho chúng ta trong lời của Ngài.
I. MÓN QUÀ CỦA CỨU CHÚA (câu 37a)
(Minh họa: Chúa Jêsus vừa công bố lai lịch của Ngài cho người Do thái. Ngài đã công bố chính mình Ngài là Bánh Hằng Sống, câu 35. Ngài nói cho họ biết thật rõ ràng rằng bất kỳ người nào chịu tiếp nhận Ngài sẽ không bao giờ đói khát nữa. Kế đó, trong câu 36, Chúa Jêsus đưa ra một câu đáng buồn. Ngài phán: “các ngươi đã thấy ta, mà chẳng tin”. Câu nói nầy nhắm vào tiêu điểm cho rằng người Do thái đã chối bỏ không nhận Chúa Jêsus là Đấng Mêsi của họ. Kỳ thực, Giăng còn nói sâu xa hơn thế: “Ngài đã đến trong xứ mình, song dân mình chẳng hề nhận lấy”, Giăng 1:11.
Có người đã xem sự chối bỏ nầy bởi người Do thái là một biểu thị cho rằng chức vụ của Đức Chúa Jêsus Christ là một thất bại. Chính hạng người Ngài đã ngự đến để mở lỗ tai điếc cho họ để nghe Ngài giảng đạo. Nếu có ai nghĩ chức vụ của Chúa Jêsus là một thất bại, họ đã đánh mất đi bức tranh lớn lao.
Phần thứ nhứt của câu 37 cho chúng ta biết về ơn của Đức Chúa Cha ban cho Đức Chúa Con. Ơn nầy được ban cho Chúa Jêsus như phần thưởng của Ngài dành cho mọi sự mà Ngài đã gánh chịu ở đây trên đất. Ơn nầy là minh chứng và là lời hứa sứ mệnh của Ngài trong thế gian nầy sẽ không rơi vào chỗ luống nhưng. Ơn nầy, dù khó hiểu cho những kẻ hay chết như chúng ta, là một phước hạnh lớn lao hơn chúng ta có thể suy tưởng. Chúng ta hãy xem xét ơn ấy trong một phút).
A. Bản chất của ơn nầy – “Phàm những kẻ Cha cho ta” – Bản chất của ơn nầy được thấy ở chữ “những”. Từ ngữ ấy bao gồm trong nó từng tội nhân nào từng được cứu. Từ ngữ ấy nói tới từng tội nhân được chuộc, từ đứa gái nhỏ được cứu trong Lớp Trường Chúa Nhựt, đến kẻ lang thang trơ tráo trên đường phố ra khỏi một đời sống trác táng. Từ ngữ ấy nói tới cậu bé trai nhỏ kia đặt đức tin mình nơi Chúa Jêsus và được cứu khi còn tuổi trẻ; từ ngữ ấy cũng vòng tay ôm lấy kẻ say xỉn đã sống đời sống mình trong trạng thái say sưa luôn. Từ ngữ ấy nói tới hết thảy những ai từng đặt đức tin mình nơi Chúa Jêsus để được cứu.
Nếu bạn đã được cứu, hay nếu bạn đã từng được cứu, bạn là món quà của Đức Chúa Trời ban cho Con của Ngài! Bạn là món quà yêu thương của Đức Chúa Trời ban cho Chúa Jêsus vì đã đến thế gian nầy và chịu chết trên thập tự giá. Theo nhận định của tôi, điều đó còn nhiều hơn là một món quà nữa. Tôi biết tôi như thế nào khi Chúa tìm gặp tôi, Rôma 3:10-23. Và, tôi biết chắc rằng bạn chẳng khá gì hơn tôi đâu! Vì vậy, Đức Chúa Trời đã ban chúng ta cho Chúa Jêsus và Ngài đã chịu chết thay cho chúng ta trên thập tự giá. Vấn đề cho thấy giống như Chúa Jêsus rơi vào chỗ ùn tắt, song Ngài đã nhận được điều Ngài mong muốn, Luca 19:10; Hêbơrơ 12:2.
B. Đấng dự phần vào ơn nầy – “Cha cho Ta” – Tôi đã nhắc tới vấn đề nầy rồi, nhưng Đức Chúa Trời là Đấng đứng đàng sau món quà kia. Tuy nhiên, hết thảy Ba Ngôi Đức Chúa Trời đều dính dáng vào ân ban cứu rỗi lớn lao nầy. Đức Chúa Cha đã ban chúng ta cho Con của Ngài trong quá khứ đời đời, Êphêsô 1:4. Chúa Jêsus đã chịu chết thay cho chúng ta khi Ngài bước lên thập tự giá, Giăng 15:14-16. Đức Thánh Linh kéo tôi đến với Chúa Jêsus rồi cứu tôi khi tôi còn là một tội nhân, Giăng 6:44; 65.
Tôi tin Lời của Đức Chúa Trời nói rất rõ ràng về vấn đề cứu rỗi. Không một người nào chọn mình sẽ được cứu đâu; họ đã được chọn! Không một người nào đến với Đức Chúa Jêsus Christ vì ý riêng của họ. Ý chí của hạng tội nhân đã sa ngã và họ không có khả năng đến với Chúa Jêsus theo sức riêng của họ. Tội nhân không thể đáp ứng với Chúa Jêsus trừ phi Chúa Jêsus trước tiên đến với hạng tội nhân. Bị bỏ lại một mình, hạng tội nhân sẽ luôn luôn tìm kiếm mọi sự thuộc đời nầy và thuộc xác thịt, Êphêsô 2:2-3. Thích như thế hay không, tội nhân hư mất sẽ chết trong sự quá phạm và tội lỗi mình, Êphêsô 2:1, và người thể ấy không thể đến với Đức Chúa Trời. Trong sự việc được gọi là ơn cứu rỗi, Đức Chúa Trời phải thực hiện bước thứ nhứt. Ngài kêu gọi chúng ta đến với Chúa Jêsus để chúng ta sẽ được cứu! (Minh họa: I Giăng 4:19).
C. Những kết quả của ơn nầy – “Phàm những kẻ … sẽ đến cùng ta” – Công việc mà Đức Chúa Trời đã khởi sự trong cõi quá khứ đời đời sẽ được thể hiện ra đầy đủ đúng kỳ. Từng người mà Đức Cha đã ban cho Đức Con sẽ được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời! Theo câu nầy: “phàm…sẽ đến”. Tôi đã đến với Ngài vì Ngài đã đến với tôi trước tiên!
Khi chúng ta nói tới các vấn đề nầy, chúng ta đã bước vào chỗ nước sâu. Chúng ta đang bước vào vùng nước mà lý trí con người lỗi lạc nhất không thể suy tưởng đến được. Chúng ta đang bàn bạc về các quan điểm khó hiểu đến nỗi một vài người có thể nói đến chúng hay với sự hiểu biết một cách chính xác. Chúng ta đang nói tới các vấn đề quan trọng về sự tuyển chọn và trách nhiệm của con người.
Chắc chắn là sự cứu rỗi đặt cơ sở trên sự lựa chọn của Đức Chúa Trời. Sự cứu rỗi là một vấn đề của ân điển và Ngài cứu bất cứ ai Ngài muốn! Nhưng, cũng không có một sự chối bỏ nào về sự thực con người chịu trách nhiệm phải tin theo Chúa Jêsus và tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa. Đây là sự thực; nếu người nào được cứu sở dĩ như thế là vì ân điển rời rộng của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sẽ nhận lãnh hết mọi sự vinh hiển! Nếu có ai đó phải đi địa ngục; ấy là do lỗi của họ! Họ sẽ chẳng có ai để mà đổ thừa trừ ra chính mình họ.
Đức Chúa Trời ban hiến ơn cứu rỗi cho hết thảy mọi người. Ngài kêu lên: “hễ ai muốn” có thể đến! Bất kỳ ai chịu đến với Chúa Jêsus, họ sẽ được cứu. Người nào không chịu đến với Chúa Jêsus sẽ không bao giờ được cứu. Đấy là dòng cuối cùng!
(Minh họa: Khi Mục sư Spurgeon bình luận về sự tuyển chọn của Đức Chúa Trời và trách nhiệm của con người, ông mô tả chúng là một cặp đường rầy xe lửa. Chúng chạy song song với nhau và không bao giờ gặp nhau, nhưng nếu nhìn ra xa đủ, dường như chúng gặp nhau. Các lẽ đạo nầy dễ lầm lẫn và thường rất mâu thuẫn trong đời nầy, nhưng trong cõi đời đời chúng có có ý nghĩa rất trọn vẹn!
Trong một dịp kia, có người đến hỏi Mục sư Spurgeon ông làm cách nào để điều hòa lẽ đạo tuyển chọn với lẽ đạo nói tới trách nhiệm của con người. Mục sư Spurgeon nói: “Tôi không bao giờ giảng hòa cho bạn bè!” Trong khi chúng ta không thể hiểu được sự tuyển chọn, sự tiền định và trách nhiệm của con người, hết thảy chúng đều là những lẽ đạo trong Kinh thánh cần phải tin theo. Như Mục sư Spurgeon đã nói ở một dịp khác, “Nếu bạn tìm cách giải thích sự tuyển chọn, bạn sẽ mất trí; còn nếu bạn tìm cách không giải thích nó, bạn sẽ mất linh hồn”. Chúng ta có một thời khó hiểu nhiều việc ở đây lắm, nhưng chúng ta phải tin theo chúng!)
(Lưu ý: Đây là một câu đầy ắp với sự tin cậy. Trông nó, từ nhận định của con người, giống như chức vụ của Chúa Jêsus là một thất bại. Tuy nhiên, Chúa Jêsus biết rõ rằng Đức Chúa Trời đã ban cho Ngài thật nhiều bầy chiên. Ngài sẽ đối mặt với sự chối bỏ rồi bước lên thập tự giá để chịu chết với sự nhìn biết rằng sự chết của Ngài sẽ không phải luống nhưng, nhưng chắc chắn Ngài sẽ cứu từng người mà Đức Chúa Cha đã ban cho Ngài).
II. ÂN ĐIỂN CỦA CỨU CHÚA (câu 37b)
(Minh họa: Chúa Jêsus có lòng tin cậy vì cớ sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ngài biết rõ sự chết của Ngài sẽ hoàn tất ơn cứu rỗi cho kẻ được chọn. Nhưng, hạng tội nhân có lòng tin cậy trong sự việc được gọi là ơn cứu rỗi. Chúng ta sẽ có lòng tin cậy vì cớ ân điển của Cứu Chúa).
A. Phạm vi ân điển của Ngài – “kẻ đến cùng Ta” – Cụm từ “đến cùng Ta” rất là quan trọng. Cụm từ ấy công bố phương thức cứu rỗi! Được cứu không phải là tham gia vào một nhà thờ, trở thành một người tốt hơn, thôi không phạm tội nữa, hay làm những việc lành. Được cứu là đến với một Thân Vị. Được cứu nói tới việc đến với Đức Chúa Jêsus Christ bởi đức tin.
Cụm từ ấy được giải thích ở câu 40. Cụm từ “phàm ai nhìn Con và tin Con, thì được sự sống đời đời” mô tả kế hoạch cứu rỗi. Mọi sự bạn phải làm là nhìn xem Chúa Jêsus để biết Ngài là ai rồi đặt đức tin ở nơi Ngài. Khi bạn làm theo như thế, Ngài sẽ cứu vớt linh hồn của bạn.
Tất nhiên, hết thảy những ai nhìn xem Chúa Jêsus như Ngài vốn có sẽ nhìn thấy chính mình họ như họ vốn có! Khi họ nhìn thấy sự thánh khiết của Cứu Chúa, họ sẽ chẳng còn mù lòa trước sự gian ác của bản ngã! Sự nhìn biết nầy về tội lỗi dẫn tội nhân đến với Đức Chúa Jêsus Christ để được cứu.
Được cứu không phải là một quá trình khó, kín nhiệm đâu. Bạn không phải “cầu nguyện suốt” để được cứu. Bạn không phải học thuộc lòng lời “cầu nguyện của tội nhân”. Bạn không phải bước đi trên “con đường dẫn đến Lamã”. Mọi sự bạn phải làm là nhìn xem Chúa Jêsus bởi đức tin và tin cậy sự chết của Ngài trên thập tự giá và sự sống lại của Ngài là đủ để cứu linh hồn mình, Rôma 10:9. Phần còn lại hãy giao cho Ngài!
B. Năng lực của ân điển Ngài – “ta không bỏ ra ngoài đâu” – Chúa Jêsus hứa hết thảy những ai nghe theo sự kêu gọi của Đức Chúa Trời rồi đến với Ngài thì Ngài sẽ chẳng xua họ đi đâu. Cụm từ “bỏ ra ngoài” có ý tưởng “xua đuổi ai đó đi”. Đây là lối nói bạo lực! Tội nhân hư mất không cần phải sợ hãi khi đến với Chúa Jêsus: Ngài sẽ không xua họ đi! Bất chấp con đường sự sống dẫn bạn đi tới đâu, Chúa Jêsus sẽ không xua bạn đi một khi bạn chịu đến với Ngài.
Đại danh từ “kẻ” bao phủ một vùng đất rất rộng! Chúa Jêsus mở cửa cho bất kỳ người nào, xuất thân từ bất cứ chủng tộc nào, bất kể nơi nao, hay lai lịch nào đến với Ngài. Ngài không quan tâm những gì bạn đã làm. Ngài không quan tâm bạn là ai. Ngài hứa với bạn rằng nếu bạn chịu đến với Ngài, Ngài sẽ không xua bạn đi khỏi sự ban hiến ơn cứu rỗi của Ngài.
Những tội lỗi trong quá khứ của bạn không phải là một ngăn trở cho ân điển cứu rỗi của Ngài! Tình trạng hiện tại của bạn không phải là một ngăn trở cho ân điển cứu rỗi của Ngài! Những thất bại trong tương lai của bạn cũng không phải là ngăn trở cho ân điển cứu rỗi của Ngài nữa! Nếu bạn chịu đến với Ngài, Ngài sẽ chẳng xua bạn đi đâu, nhưng Ngài sẽ cứu vớt linh hồn bạn.
Minh họa: Khi Chúa Jêsus còn ở đây trên đất, Ngài đã khiến cho ba người sống lại từ kẻ chết. Ngài đã khiến cho con gái của Giairu sống lại, Mác 5:41-42. Ngài khiến cho con trai của bà góa ở Nain sống lại, Luca 7:11-15. Ngài cũng làm cho Laxarơ sống lại, Giăng 11. Từng cá nhân nầy đều đã chết. Giờ đây, ba người nầy đã dự vào một sự tương tự và họ đã chia sẻ một sự khác biệt.
Một việc tương tự giữa các trường hợp của họ là sự thực ai nấy đều đã chết. Laxarơ, là người đã chết bốn ngày rồi, lâu hơn con trai của góa phụ Nain hay con gái của Giairu, hết thảy họ đều đã chết. Sự khác biệt duy nhứt nằm ở cấp độ phân hủy của họ.
Cũng thực như thế khi đến với hạng tội nhân hư mất. Mỗi tội nhân hư mất đã chết trong sự quá phạm và tội lỗi của họ, và chẳng có ai chết hơn người khác. Thuộc viên hội thánh hư mất đã chết giống như kẻ say xỉn, kỵ nữ hay gã thiếu niên lỗ mãng kia. Nếu họ bị hư mất, hết thảy họ đều đã chết.
Điểm khác biệt duy nhứt nơi họ là cấp độ phân hủy của họ. Trong khi thuộc viên hội thánh hư mất chết giống như kẻ say xỉn, kẻ say xỉn có mùi tệ hại nhất! Tội lỗi của hắn đã tác động nhiều sự hư hoại trong đời sống của hắn hơn là chúng có trong đời sống của con người tôn giáo hư mất.
Vì vậy, bạn là ai hay bạn sống ở đâu thì không phải là vấn đề. Nếu bạn bị hư mất, Chúa Jêsus sẽ cứu lấy linh hồn bạn nếu bạn chịu đến với Ngài bởi đức tin. Đấy là lời hứa của Ngài! Ngài sẽ không bỏ bạn ra ngoài đâu!
III. SỰ BẢO ĐẢM CỦA CỨU CHÚA (các câu 38-40)
(Minh họa: Sự thực “Phàm những kẻ Cha cho” Chúa Jêsus “sẽ đến” với Chúa Jêsus cung ứng cho Cứu Chúa lòng tin cậy. Sự thực “kẻ đến cùng” Chúa Jêsus, Ngài sẽ “không bỏ ra ngoài đâu” cung ứng lòng tin cậy cho tội nhân biết ăn năn. Phần còn lại của mấy câu Kinh thánh cung ứng lòng tin cậy rất lớn cho các thánh đồ của Đức Chúa Trời. Trong mấy câu nầy, chúng ta tìm được sự bảo đảm riêng của Cứu Chúa cho hết thảy những ai chịu đến với Ngài).
A. Được khẳng định bởi chương trình của Ngài – (các câu 39-40a). Chương trình của Đức Chúa Trời là cứu vớt tội nhân bởi “ân điển nhờ đức tin”. Khi hạng người bị hư mất đến với Chúa Jêsus để được cứu, Đức Chúa Trời sẽ cứu họ. Khi Ngài cứu họ, Ngài cứu họ trong đời nầy và trong cõi đời đời. Chính ý chỉ của Đức Chúa Cha mà Chúa Jêsus sẽ “chớ làm mất”. Từ ngữ “mất” tham khảo đến bị hư mất trong Địa Ngục. Khi Chúa Jêsus cứu một linh hồn, người được cứu sẽ không hề, không bao giờ bị hư mất nữa!
Chúa Jêsus phán rằng đây là “ý muốn của Đức Chúa Cha”. Có hai từ Hylạp được dịch là “ý muốn” trong Tân Ước. Một là chữ “boulomai”, đọc là “boo-lom-ahee”. Từ ngữ nầy đề cập đến một “ước muốn hay một sự ham muốn thích đáng”. Từ ngữ kia là chữ “qelema”, đọc là “thel-ay-mah”. Từ ngữ nầy đề cập đến “những gì một người đã quyết sẽ được nên”. Từ ngữ boulamai là một sự hy vọng trong khi qelema là một sự công bố thiêng liêng điều chi sẽ xảy đến!
Đức Chúa Trời không những hy vọng chẳng có ai trong dân sự Ngài sẽ bị mất. Ngài công bố rằng chẳng ai trong số Ngài đã cứu bởi ân điển Ngài sẽ bị hư mất! Đức Chúa Trời không sai phái Chúa Jêsus đến trần gian nầy để sống và chết để một số người sẽ được cứu, nếu họ có thể kiên trì. Đức Chúa Trời sai phái Chúa Jêsus đến đây chịu chết cho dân sự Ngài để người nào nhìn xem Chúa Jêsus bởi đức tin để được cứu sẽ có sự bảo đảm về sự sống đời đời. Đấy là chương trình của Ngài!
B. Được khẳng định bởi lời hứa của Ngài – “thì ta chớ làm mất, nhưng ta phải làm cho sống lại nơi ngày sau rốt” (câu 40b) – Đúng là một lời hứa! Chúa Jêsus phán cùng hết thảy những ai tin cậy Ngài rằng họ được an toàn trong đời nầy và trong đời hầu đến. Nếu bạn đã được cứu, bạn được cứu cho đến đời đời! Hãy gọi đó là: “từng được cứu luôn luôn được cứu”. Hãy gọi đó là: “sự an ninh đời đời”. Hãy gọi đó là: “sự sống đời đời”. Hãy gọi đó là bất cứ điều chi bạn muốn gọi, nhưng khi bạn đã được cứu, bạn sẽ không bao giờ bị hư mất nữa. Kinh thánh nói rõ ràng về sự ấy. Hãy xem xét mấy câu sau đây:
+ Quyền phép Ngài gìn giữ chúng ta – I Phierơ 1:5
+ Chúng ta được hứa cho “sự sống vĩnh cửu” – Giăng 3:16; Giăng 5:24 (Minh họa: 11 lần!)
+ Chúng ta được hứa cho “sự sống đời đời” – Giăng 10:28; I Giăng 2:25
+ Chúng ta được hứa cho chúng ta sẽ “không bao giờ hư mất nữa” – Giăng 10:28
+ Chúng ta được hứa cho rằng chúng ta không thể bị “cướp lấy” khỏi tay Ngài – Giăng 10:28-29 (Minh họa: “Cướp” = “dùng sức mạnh chiếm đoạt hay giựt lấy”).
Còn nhiều nữa, nhưng chúng ta hãy tiếp lấy bức tranh! Khi Ngài cứu chúng ta, Ngài cứu cho đến đời đời! Hãy ngợi khen danh Ngài! Đồng thời, nếu bạn từng đánh mất ơn cứu rỗi, bạn sẽ không bao giờ được cứu nữa đâu, Hêbơrơ 6:4-6!
C. Được khẳng định bởi sự biểu hiện của Ngài (câu 38) – Chính ý muốn của Đức Chúa Trời mà chúng ta sẽ không bị hư mất một lần nữa. Chính lời hứa của Cứu Chúa mà chúng ta sẽ không bị hư mất nữa. Những điều nầy được bảo đảm bởi sự biểu hiện của Ngài. Khi Chúa Jêsus đến với trần gian nầy, được sanh ra bởi nữ đồng trinh, đã sống một đời sống vô tội và chịu chết trên thập tự giá, Ngài đã làm những việc ấy để mua lấy ơn cứu rỗi cho chúng ta. Khi Ngài chịu chết trên thập tự giá, Chúa Jêsus có quyền công bố: “Mọi sự đã được trọn”, Giăng 19:30. Nói như thế có nghĩa là Ngài đã hoàn tất đầy đủ phần việc đã được ký thác cho Ngài.
Ngài đã đến với trần gian nầy để trả giá cho nợ tội của chúng ta và Ngài đã làm y như thế. Ngài đã đến với trần gian nầy để đổ huyết Ngài ra hầu cho cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời sẽ xây đi khỏi những kẻ chịu tiếp nhận Chúa Jêsus và Ngài đã làm y như thế, Rôma 3:25; I Giăng 2:2; I Giăng 4:10. (Minh họa: “Làm nguôi” = “Sự thỏa mãn”. Chúa Jêsus đã làm thỏa mãn đúng mọi đòi hỏi của một Đức Chúa Trời thánh khiết và giờ đây hết thảy những ai tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của họ đều được bảo đảm sự sống đời đời!)
Bây giờ, nếu bạn muốn gạt bỏ địa ngục và lên Thiên đàng, bạn phải đến với Chúa Jêsus! Nếu bạn muốn tội lỗi của bạn được tha thứ, bạn phải đến với Chúa Jêsus! Nếu bạn muốn được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời, bạn phải đến với Chúa Jêsus!
Phần kết luận: Bạn đang có loại tin cậy nào hôm nay? Nếu đời sống bạn đến mức cuối cùng hôm nay và bạn sẽ bước vào cõi đời đời, bạn đang có loại tin cậy nào vậy? Bạn có tin cậy Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của riêng bạn chưa? Bạn có “đến với” Chúa Jêsus như mấy câu nầy mời gọi không? Có phải bạn đã được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời?
Tôi ngợi khen danh của Chúa Jêsus vì Ngài đã chịu chết trong chỗ của chúng ta. Ngài đã trả giá hết thảy, chúng ta mắc nợ Ngài! Giờ đây, mọi sự chúng ta phải làm để được cứu là đến với Ngài. Nếu bạn bị hư mất hôm nay, bạn cần phải đến với Ngài. Có phải Ngài đang kêu gọi bạn không? Có phải Ngài đang dịu dàng phán với tấm lòng của bạn và kéo bạn đến với chính mình Ngài? Đừng chậm trễ nhé! Hãy chạy đến với Chúa Jêsus mà được cứu! Đừng nán trễ mà chi! Đừng chờ đợi thêm một ngày nào nữa hết! Hãy đến với Chúa Jêsus ngay bây giờ đi!
Có phải Ngài đã phán với bạn không? Hãy đến với Chúa Jêsus! Có phải bạn muốn cảm tạ Ngài và yêu mến Ngài luôn vì những gì Ngài đã làm cho bạn? Hãy đến với Chúa Jêsus! Có phải bạn muốn trở về nhà với Ngài và sửa ngay lại mọi việc không? Hãy đến với Chúa Jêsus! Có phải bạn đã phiêu bạt xa cách quê hương? Hãy đến với Chúa Jêsus! Bất luận là nhu cần nào, hãy đến với Chúa Jêsus!



Giăng 6:22-25: "Chúa Jêsus: Bánh Hằng Sống"


Giăng 6:22-35
CHÚA JÊSUS: BÁNH HẰNG SỐNG
Phần giới thiệu: Khi chương quan trọng nầy mở ra, chúng ta thấy Chúa Jêsus đang giảng đạo cho một đoàn dân đông đang khao khát. Khi Ngài giảng xong sứ điệp của Ngài, Ngài cũng nhận ra rằng họ đang có cần đồ ăn cho thân thể họ nữa, vì vậy, Ngài làm những điều mà chỉ có chính mình Đức Chúa Trời mới có thể làm mà thôi. Ngài lấy 5 ổ bánh nhỏ, và 2 con cá nhỏ rồi cho đoàn dân đông ăn có lẽ gần 15.000 người. Sau khi dân chúng đã no lòng rồi, các môn đồ thu được 12 giỏ đầy các mẫu bánh thừa còn dư lại. Một giỏ cho từng môn đồ có lòng hồ nghi!
Phép lạ đáng nhớ nầy góp phần như một minh họa sống động cho một bài giảng mà Chúa Jêsus sắp sửa rao giảng, một phần trong đó chúng ta mới vừa đọc. Trong phân đoạn nầy, Kinh thánh giới thiệu cho chúng ta thấy một phác họa mới nói tới Đức Chúa Jêsus Christ. Trong phân đoạn nầy, Chúa Jêsus được trình bày như Bánh Hằng Sống.
Đây là một phác họa rất thú vị nói tới Chúa Jêsus, một khi bánh là thứ mà từng xã hội trên mặt đất đều nhận biết và sử dụng. Từ người Mỹ nào ra cửa hàng mua bánh cho mình cho tới kẻ dã man nấu nướng khẩu phần của mình hàng ngày trên một hòn đá bên đống lửa, bánh được tiêu thụ bởi mọi người ở khắp nơi nơi. Hầu hết mọi người đều thưởng thức bánh mà họ cầm trong tay. Trong khi có người thích ăn thịt và nhiều người khác không thích, hay có người thích ăn rau và nhiều người khác thì không thích, hầu hết người ta đều thích ăn bánh. Bánh là một trong các thứ thực phẩm có thể chấp nhận bởi hầu hết các hệ thống tiêu hóa. Bánh cũng có một chất lượng làm thỏa lòng mà một vài sản phẩm lương thực khác cũng có. Dù bạn chia mỏng ra như thế nào đi nữa, bánh vẫn ngon và đây là thứ đồ ăn mà hầu hết mọi người đều sử dụng, thưởng thức và cần đến. Khi kết hợp hết thảy mọi sự nầy lại với nhau, thì chúng ta nhìn thấy rõ ràng lý do tại sao Chúa Jêsus được phác họa là Bánh Hằng Sống.
Sáng nay, khi chúng ta dành thì giờ phân tích kỹ càng mấy lời nầy của Chúa chúng ta, tôi muốn bạn phải nhìn thấy rằng Chúa Jêsus vẫn là Bánh Hằng Sống. Ngài là điều mà cả thế gian đang cần đến, Ngài làm thỏa lòng hết thảy những ai nắm lấy Ngài, không có một người nào trên thế gian mà lại không thể chấp nhận Ngài, và không có một người nào không thưởng thức Ngài khi họ gặp gỡ Ngài. Vì vậy, chúng ta hãy dành ra ít phút sáng nay qua mấy câu nầy cùng nhau nhìn xem Chúa Jêsus: Bánh Hằng Sống.
I. NHÂN CÁCH CỦA BÁNH ĐẾN TỪ TRỜI
A. Bánh đến từ trời là một Thân Vị (các câu 34-35) – Theo mấy câu nầy, Bánh đến từ trời không phải là một hệ thống hay một hệ phái, mà Ngài là một Thân Vị. Lẽ thật nầy góp phần nhắc cho chúng ta nhớ rằng chúng ta không bao giờ được cứu bởi hệ thống hay phương pháp tôn giáo nào đó đâu. Sự cứu rỗi đến qua Chúa Jêsus và chỉ một mình Chúa Jêsus mà thôi! Công Vụ các Sứ Đồ 4:12.
B. Bánh đến từ trời có quyền phép (câu 35b) Bánh thiên thượng nầy có quyền cứu, bảo đảm và làm thỏa lòng từng tội nhân nào đến với Ngài bởi đức tin.
(Minh họa: Đây là điều phân rẻ Chúa Jêsus ra khỏi tất cả các tôn giáo và ai tự xưng mình là đấng mêsi của trần gian. Trong khi họ hứa hẹn nhiều việc lớn, họ chỉ có thể cung ứng sự chết mà thôi, Châm ngôn 16:25. Mặt khác, Chúa Jêsus hứa sự sống, ơn cứu rỗi, sự an ninh, sự thỏa lòng và tuyệt đối an toàn cho linh hồn của con người. Và, Ngài ban bố ra từng hồi từng lúc! Tôi không biết về bạn, song đấy là loại Cứu Chúa mà tôi muốn dâng lòng tôi cho Ngài).
C. Bánh đến từ trời có lời hứa (các câu 47-51) - Mấy câu nầy cho chúng ta biết rằng Bánh đến từ trời sẽ cung ứng sự sống cho con người. Bánh thuộc thể có thể nâng đỡ sự sống con người trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, sau đó, thân thể vẫn sẽ chết đi, mặc dù thân thể ấy được cho ăn no đủ. Mặt khác, Chúa Jêsus là bánh cung ứng sự sống đời đời. Khi Chúa Jêsus được tiếp nhận, Ngài ban ra một sự cứu rỗi kéo dài cho mọi cõi đời đời. Không một điều gì có thể cất điều đó khỏi thánh đồ của Đức Chúa Trời. Sự thực rất đơn giản là đây, người nào đặt đức tin họ nơi Chúa Jêsus để được cứu sẽ sống cho đến đời đời!
D. Bánh đến từ trời có một giá (câu 53) Trước khi bánh đến từ trời có thể được từng tội nhân thưởng thức, bánh ấy phải được tội nhân tiếp nhận. Đây là một việc rất đơn giản, nhưng dường như có nhiều người vấp ngã ngay ở đây. Họ có thể tin Chúa Jêsus vốn có thực, rằng Ngài chịu chết trên thập tự giá, và thậm chí Ngài đã sống lại từ kẻ chết nữa. Tuy nhiên, để biến sự hy sinh của Ngài, và ơn cứu rỗi Ngài hiến cho là một thực tại trong đời sống của bạn, bạn phải đến với Ngài bởi đức tin và phải được lại sanh!
(Minh họa: Hãy hình dung bạn được mời đến nhà tôi để ăn tối. Tôi chuyền cho bạn một cái đĩa bánh biscuit nóng hổi. Tôi chuyển chúng qua cho bạn rồi nói: "Có bánh biscuit chưa?" Bạn nói: "Có rồi, cảm ơn ông, tôi đã có một cái". Nhưng, thay vì chìa tay ra nhận lấy nó, bạn chỉ ngồi đấy mà mĩm cười. Tôi nói: "Tôi nghĩ bạn muốn có một cái bánh chứ!" Bạn đáp: "Ồ, tôi muốn mà!" Đáp ứng của tôi sẽ là: "Được thôi, nếu bạn muốn bánh ấy, bạn sẽ phải chìa tay ra rồi nhận lấy bánh cho chính mình. Tôi sẽ không đặt nó vào đĩa của bạn đâu!")
(Minh họa: Sự cứu rỗi tác động cũng một thể ấy. Chúa Jêsus đã làm rồi mọi sự có cần để cứu vớt tội nhân. Ngài đã chịu chết trên thập tự giá, Ngài đã sống lại từ kẻ chết và Ngài kêu gọi tội nhân đến với chính mình Ngài. Ngài đã làm mọi sự Ngài có thể làm. Trước khi bạn được cứu, bạn sẽ phải đến với Ngài bởi đức tin. Bạn không phải tốn một xu nào để được cứu, Êsai 55:1; Khải huyền 22:17, song việc ấy đòi hỏi rằng bạn phải tiếp nhận Ngài bởi đức tin. Hãy chú ý câu 47 – Muốn được cứu, bạn phải "tin" theo Chúa Jêsus. Từ ngữ nầy có ý nói "đặt toàn bộ trọng lượng của bạn lên". Chỉ một mình Chúa Jêsus mới cứu được linh hồn của con người!)
I. Nhân cách của bánh đến từ trời
II. GIỚI THIỆU BÁNH ĐẾN TỪ TRỜI
A. Được minh họa bởi phép lạ (các câu 1-13) – Trong việc cho 5.000 người ăn, Chúa Jêsus đã giới thiệu một khuôn mẫu về chính mình Ngài. Ngài được tỏ ra là đang quan tâm đến đoàn dân đông, tiếp trợ cho đoàn dân đông và làm thỏa mãn đoàn dân đông. Hàm ý, ấy là Chúa Jêsus, giống như bánh và cá thuộc thể, là đủ cho nhu cần của nhân loại. Chúa Jêsus là Đấng Cứu Thế Toàn Năng. Hãy lưu ý, từng người đều lấy "bao nhiêu mặc ý", câu 11, rồi sau đó họ đã ăn no nê, vẫn còn một số bánh còn dư lại, câu 13.
(Minh họa: Mặc dù hàng trăm triệu người đã được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời, luôn luôn có ân điển càng thêm nữa! Chúa Jêsus là đủ cho nhu cần của cả thế gian! Con người tự họ muốn xoa dịu Đức Chúa Trời qua tôn giáo và cách thực hành tôn giáo, nhưng Chúa Jêsus là câu trả lời cho nhu cần của nhân loại. Ngài cần phải được tiếp nhận, giống như bánh trên núi, bởi đức tin đơn sơ thôi. Mọi sự đoàn dân đông phải làm là nhận lấy bánh mà các môn đồ chuyền đến tay họ. Cũng một thể ấy cho hạng tội nhân! Mọi sự kẻ bị hư mất phải làm là tiếp nhận Chúa Jêsus bởi đức tin và kết quả là họ được cứu, Êphêsô 2:8-9).
B. Được minh họa bởi mana (các câu 30-33) – Người Do thái đến với Chúa Jêsus và đòi một phép lạ, (Họ gọi việc cho đám dân đông ăn là gì nhỉ?), và họ nhắc cho Chúa Jêsus nhớ đến phép lạ trong Cựu Ước về bánh mana. Họ nói cho Chúa Jêsus biết rằng Môise đã ban mana cho con cái Israel, và họ muốn biết Ngài sẽ làm gì!?! Đáp ứng của Đấng Christ là nhắc cho họ nhớ rằng Môise không chịu trách nhiệm về bánh mana, nhưng đấy là sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời. Ngài tiếp tục nói cho họ biết rằng bánh thật đến từ trời là một Thân Vị. Thực vậy, chính mình Chúa Jêsus Ngài là Bánh Hằng Sống, câu 33. Những gì Chúa Jêsus đáng phán dạy cho thấy mana là một khuôn mẫu nói tới chính mình Ngài. Hãy chú ý nhiều phương diện khác nhau mà bánh mana nói tới Chúa Jêsus.
1. Bánh ấy nhỏ: - Xuất Êdíptô ký 16:14 – Điều nầy nói tới sự hạ mình của Đấng Christ. Ngài không chào đời trong cung điện của vua chúa, mà trong một máng cỏ. Ngài không hề sống giàu có, mà sống một đời sống nghèo khó suốt thời gian Ngài có mặt trên thế gian nầy, Mác 8:20. Ngài đã đến theo cách nầy để đồng hóa chính mình Ngài với hạng tội nhân mà Ngài đến để cứu họ.
2. Bánh ấy tròn - Xuất Êdíptô ký 16:14 – Điều nầy nói tới bản chất đời đời của Đấng Christ. Chúa Jêsus không có phần khởi đầu của Ngài tại thành Bếtlêhem, nhưng Ngài luôn luôn hằng hữu, Giăng 1:1. Chúa Jêsus là Con đời đời của Đức Chúa Trời! Không có lúc nào mà Ngài không hiện hữu, Ngài là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu!
3. Bánh ấy màu trắng - Xuất Êdíptô ký 16:31 – Điều nầy nhắc cho chúng ta nhớ đến bổn tánh thánh khiết, vô tội của Đức Chúa Jêsus Christ. Ngài ra đời không có tội lỗi, đã sống không có tội lỗi và đã chết không có tội lỗi. Ngài tuyệt đối là hoàn hảo trong bổn tánh của Ngài. Chúa Jêsus là Con vô tội của Đức Chúa Trời - I Phierơ 2:22; II Côrinhtô 5:21.
4. Bánh ấy đến lúc ban đêm - Xuất Êdíptô ký16:13-14 – Chúa Jêsus đã đến với một thế giới hư mất trong sự tối tăm thuộc linh và đã ban cho họ sự sáng và sự sống.
5. Bánh ấy bị hiểu lầm bởi người nào tìm được nó - Xuất Êdíptô ký 16:15 – Họ đã gọi nó là mana có nghĩa là: "Cái gì vậy?" Chúa Jêsus bị hiểu lầm bởi chính dân tộc mà ngài ngự đến để giải cứu họ - Giăng 1:11; Giăng 10:20. (Đồng thời, Ngài vẫn còn bị hiểu lầm hôm nay! Ngài còn hơn cả một vị giáo sư, một tiên tri, một gã nghèo nàn không may tự đưa thân mình chịu giết. Ngài là Con của Đức Chúa Trời! Ngài là Vua các vua và Chúa các chúa!)
6. Bánh ấy đủ cho nhu cần của từng người - Xuất Êdíptô ký 16:17-18 – Điều nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng Chúa Jêsus là Cứu Chúa Toàn Năng. Ngài làm thỏa mãn nhu cần của linh hồn con người. Có người sâu sắc trong đời sống Cơ đốc, nhiều người khác bước vào song lại chọn ở ngoài rìa, nhưng bất cứ đâu bạn tìm thấy chính mình, bao lâu đời sống ấy còn ở trong Chúa Jêsus, bạn sẽ thấy rằng Ngài có quyền cứu vớt linh hồn bạn. (Minh họa: Đức Chúa Trời đã ban cho họ khoảng 240 toa xe tải mana một ngày trong 38 năm. Đúng là một Đức Chúa Trời mà chúng ta đáng phải phục sự!)
7. Bánh ấy nếm ngọt ngào - Xuất Êdíptô ký 16:31 – Người nào ăn bánh mana sẽ thấy bánh ấy là ngọt ngào và thỏa mãn. Cũng vậy, hết thảy những ai tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của họ sẽ thấy Ngài là ngọt ngào cho linh hồn và làm thỏa mãn cho đời sống. Đấy là lý do tại sao chúng ta được khích lệ bởi David phải "khá nếm thử xem Đức Giê-hô-va tốt lành dường bao!" Thi thiên 34:8.
8. Bánh ấy phải được gìn giữ và chuyển giao cho người khác - Xuất Êdíptô ký 16:32 – Chúa Jêsus cũng một thể ấy, Ngài cần phải được chia sẻ với người nào băng qua con đường của chúng ta. Chúng ta cần phải biết chắc rằng chúng ta chia sẻ Ngài với thế hệ kế tiếp, vì chúng ta là thế hệ duy nhứt tránh được sự tuyệt tự giống như một dân tộc mà thời thế đã cho thấy bị như thế. (Minh họa: II Timôthê 2:2).
9. Còn có nhiều điều để nói tới Ngài (mana), nhưng bấy nhiêu là đủ để giúp cho chúng ta nhìn thấy đấy là một kiểu mẫu trọn vẹn nói tới Chúa Jêsus.
C. Được minh họa bởi Chúa (các câu 52-58) Chúa Jêsus phán rằng Ngài là bánh tối hậu. Dân Israel đã ăn mana trong đồng vắng và rồi họ ngã chết. Đám dân đông đứng đầy trên sườn núi, thế rồi chắc chắn họ cũng chết! Chúa Jêsus là kiểu mẫu ngược lại với manna. Mọi sự cho thấy Ngài trổi hơn thế. Chúa Jêsus thì lớn lao hơn bánh được ban ra trên sườn núi ấy. Hết thảy những ai dự phần với Ngài sẽ sống cho đến đời đời. Sự bảo đảm của Ngài, ấy là họ sẽ không hề chết! Sự bảo đảm của Ngài là sự bảo đảm về sự sống đời đời cho những ai chịu đến với Ngài, Giăng 10:28; Minh họa: Giăng 4:14. Rốt lại, Chúa Jêsus là Bánh thật!
I. Nhân cách của bánh đến từ trời
II. Giới thiệu bánh đến từ trời
III. SỰ THỂ HIỆN CỦA BÁNH ĐẾN TỪ TRỜI
A. Bánh ấy ban ơn cứu rỗi (câu 51) – Con người có thể thử bất kỳ phương pháp cứu rỗi nào mà họ chọn. Đấy là một trong những đặc ân cao cả của việc làm một con người. Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta với một ý chí tự do: Chúng ta có khả năng chọn cách thức chúng ta sẽ sống đời sống của chúng ta. Tuy nhiên, bất chấp cách thức một người sinh sống hay đường lối nào con người chọn cho cuộc sống. Ơn cứu rỗi sẽ không hề được sản sinh ra trong đời sống của bất kỳ người nào bất cứ đâu trừ phi họ đến với Đức Chúa Jêsus Christ bởi đức tin. Dường như điều nầy quá hẹp hòi và quá đơn giản, song đấy là điều mà Kinh thánh dạy dỗ và đấy là phương thức bắt buộc luôn như vậy! (Minh họa: Công Vụ các Sứ Đồ 16:31; Công Vụ các Sứ Đồ 4:12; Giăng 3:16)
(Minh họa: Chẳng có nhiều thứ trong đời mà tôi dám bảo đảm. Tôi không biết việc gì sẽ xảy ra cho Tổng thống. Tôi không biết việc gì sẽ xảy ra với nền kinh tế. Tôi không biết điều chi sẽ xảy ra với nan đề Y2K trong năm 2.000. Nhưng, tôi biết rằng từng tội nhân nào đến với Chúa Jêsus bởi đức tin, ăn năn tội lỗi mình và tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa, họ sẽ được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời và sẽ sống đời đời trong Thiên Đàng một ngày kia! Tôi biết điều nầy vì tôi có Lời của Chúa về vấn đề đó).
B. Bánh ấy làm cho thỏa lòng (câu 35) – Chúng ta đã chạm đến phương diện nầy của Chúa Jêsus rồi, song đủ để nói rằng người nào đến với Đức Chúa Jêsus Christ thì được thỏa lòng cho đến đời đời. Họ không còn uống từ những bễ chứa nước bị vỡ của đời nầy nữa, (Minh họa: Các phương pháp và những sinh hoạt của thế gian), nhưng thấy mình tắm trong nguồn sự sống và phước hạnh không hề cạn khô. Có sự thỏa lòng dư dật trong Thân Vị của Chúa Jêsus.
(Minh họa: Đời nầy không thể làm thỏa mãn những khao khát trong linh hồn con người. Minh họa: Trong huyền thoại Hylạp, Vua Tantalus bị hình phạt trong âm phủ khi bị xiềng xích trong một cái hồ. Nước của nó lên tới tận cằm của ông nhưng rồi rút đi bất cứ khi nào ông cúi xuống để làm thỏa cơn khát như thiêu đốt của mình. Trên đầu của ông là những nhánh cây trĩu nặng với trái chọn lọc, nhưng chúng ngay lập tức biến đi bất cứ lúc nào ông vói lên để làm thỏa mãn cơn khát của ông. Một biểu tượng nói tới sự thất bại hoàn toàn, tên của ông được ghi bất tử trong Anh ngữ là: "trêu ngươi” (tantalize). Vì vậy, khi tìm cách nhận biết Đức Chúa Trời hay làm thỏa mãn linh hồn con người ngoài Đấng Christ thì là hoàn toàn nhưng không).
C. Bánh ấy bảo đảm sự an ninh cho chúng ta (các câu 37-40) – Mấy câu nầy cho chúng ta biết ở bên kia bất kỳ bóng nghi ngờ nào, những ai đặt lòng tin cậy của họ nơi Đức Chúa Jêsus Christ không cần phải e sợ bị quăng xa hay bị lãng quên dọc đường, hay cuối con đường. Đức tin nơi Chúa Jêsus bảo đảm cho chúng ta sự an ninh trọn vẹn và tuyệt đối trong mối quan hệ cứu rỗi của chúng ta. Chúa Jêsus không cứu chúng ta rồi để chúng ta lạc mất dọc đường, Ngài cứu chúng ta để đưa chúng ta về quê hương với Ngài một ngày kia.
(Minh họa: Nhiều người nghi ngờ về sự an ninh của người tin Chúa. Họ cảm thấy rằng sự an ninh của họ đang nương vào họ và vào những gì họ có thể làm. Họ cho rằng họ chịu trách nhiệm về việc ôm giữ lấy ơn cứu rỗi của họ và nếu họ mất cảnh giác, hay nếu họ phạm lỗi lầm nào đó thì họ sẽ mất đi những gì họ đang có và sẽ có, rồi sẽ lo thâu hồi chúng trở lại, nếu họ chưa chết. Điều nầy không thể đi quá lẽ thật được! Ơn cứu rỗi là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Đây là một công việc cho đến đời đời. Con người chẳng có gì phải làm với ơn ấy. Con người không thể kiếm được, giữ lấy hay đánh mất ơn ấy. Ơn cứu rỗi hoàn toàn là công việc của Đấng Toàn Năng. Và, khi Ngài ban ơn ấy ra, Ngài ban ơn ấy cho đến đời đời! Người nào đã được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời thì tuyệt đối được an ninh trong ơn cứu rỗi của họ!)
Phần kết luận: Từ những câu nầy, thật là đơn giản khi thấy rằng Chúa Jêsus là nguồn hy vọng duy nhứt cho thế gian. Ngài là điều mà linh hồn con người cần đến trước khi nó có thể kinh nghiệm sự sống đời đời. Thắc mắc đến với chúng ta ở điểm nầy là đây: Bạn đã làm gì với Chúa Jêsus? Bạn đã tiếp nhận Ngài vào lòng và vào đời sống của bạn chưa? Bạn có được an ninh trong ơn cứu rỗi của Ngài sáng nay chưa? Nếu có chuyện gì xảy ra với bạn và bạn qua đời, linh hồn bạn sẽ qua cõi đời đời ở đâu? Bạn chỉ có thể thành thực nói “Thiên Đàng” nếu bạn đã ăn lấy Bánh đến từ trời. Điều tôi muốn nói là đây: Bạn chỉ được cứu nếu bạn đã đến với Chúa Jêsus trong vai trò một tội nhân, đã xưng nhận tội lỗi mình và đã đặt đức tin của bạn nơi một mình Chúa Jêsus để được cứu. Bạn có nhận biết Chúa Jêsus là Bánh Hằng Sống theo cách riêng chưa? Nếu chưa, bạn có thể nếu bạn chịu đến với Ngài ngay lúc bây giờ. Liệu bạn có chịu đến theo như Ngài đang kêu gọi bạn hãy đến chăng? Bạn sẽ đến với Chúa Jêsus chứ?



Giăng 6:1-13: "Khi Ít Hóa Ra Nhiều"


Giăng 6:1-13
KHI ÍT HÓA RA NHIỀU
Phần giới thiệu: Dường như cuộc sống gồm một loạt những thăng trầm. Chúng ta đang đối diện với các đồng trũng và núi đồi và đôi khi dường như chúng ta không thể bước thêm một bước xa hơn. Minh họa: Gióp – Gióp 3:25. Trở ngại của chúng ta, dù chúng ta có gán cho nó danh xưng nào, nó đang tràn ngập hoàn toàn trong con mắt của chúng ta. Khi điều nầy xảy ra, khuynh hướng chung chỉ là bỏ đi, trao phó cho Chúa. Nhưng, chúng ta lại quên Đức Chúa Trời là ai rồi! Ngài là Đấng Tạo Hóa, Chúa Tể của Biển Cả, là Hoa Huệ Trong Trũng, là Sao Mai Sáng Chói. Ngài là Đấng đã, đang và sẽ ngự đến! Ngài vẫn là Đức Chúa Trời và chúng ta cần phải nhớ đến sự kiện rất quan trọng nầy.
Mấy câu nầy phác họa ra bối cảnh tuyệt đối là bất khả thi theo ánh mắt của con người, nhưng đối với Đức Chúa Trời, đây chỉ là một cơ hội để bày tỏ ra quyền phép đáng sợ của Ngài. Đây là một cơ hội cho Ngài để chứng tỏ khả năng thắng hơn bất kỳ hay mọi tình huống nào, không có ngoại lệ chi hết!
Hôm nay, tôi muốn bạn nắm lấy bất kỳ gánh nặng nào mà bạn đang cưu mang, dù nó là riêng tư, ở sở làm, ở nhà thờ hay có quan hệ tới bất cứ ai khác: Tôi muốn bạn nhìn vào gánh nặng nầy, khi ấy hãy nhìn vào sự cao trọng và quyền phép của Đức Chúa Trời mình rồi sau cùng nhận ra rằng Chúa Jêsus có thể vận dụng nó. Và khi sứ điệp nầy đã nghe xong, nếu bạn có thể đợi một chút, tôi muốn bạn đem nó đến với bàn thờ nầy, đặt nó lên hai bờ vai của Chúa và để nó lại đó cho đến đời đời. Hãy cùng tôi chú ý điều chi xảy ra Khi Ít Hóa Ra Nhiều.
I. TÌNH HUỐNG ĐANG ÁP ĐẢO (các câu 1-7)
A. CÔNG NHẬN TÌNH HUỐNG (câu 5) - Minh họa: Chúa Jêsus vốn biết rõ mọi hoàn cảnh - (Minh họa: Mathiơ 10:29-31) (Châm ngôn 15:3). Ngài biết bạn đang đối diện với điều gì hôm nay! (Minh họa: Chúa Jêsus cũng biết cách thức Ngài sẽ vận dụng hoàn cảnh, trước khi hoàn cảnh nắm lấy quyền chủ động, câu 6. Quí bạn ơi, Đức Chúa Trời có câu trả lời rồi cho thắc mắc trước khi câu hỏi được đưa ra! Ngài hiện diện trước khi có cuộc chơi! Minh họa: Con chiên đực trên Núi Môria, bầy quạ và người đàn bà góa của Êli).
B. MỘT YÊU CẦU VỀ ĐỨC TIN (câu 6)(Minh họa: Tất cả dân sự của Đức Chúa Trời đều bị buộc phải sống bởi đức tin – Habacúc 2:4; Hêbơrơ 11:6; Rôma 14:23 (Minh họa: Phản ứng tiêu biểu của chúng ta – Tình trạng không tin nói Đức Chúa Trời đã chết rồi!)
C. ĐÁP ỨNG CỦA XÁC THỊT (câu 7) - Minh họa: Tôi không thể, chúng ta không thể, việc nầy chưa làm được như thế trước đây! (Minh họa: Đáp ứng của Philíp nhắm vào tiền bạc - 8 tháng tiền lương, khoảng $US 12.000 hôm nay! Đáp ứng của Anhrê là đáp ứng tương tự, đáp ứng ấy tựu trung vào những gì có thể thực hiện được!)
Thắc mắc từ Chúa Jêsus là: “Chúng ta sẽ tính sao về vấn đề nầy?”, câu 5. Có bốn đáp ứng cho mọi thắc măc nầy:
1. Chúng ta hãy gạt bỏ nan đề đi – Mác 6:35-36; Mathiơ 15:23
2. Chúng ta hãy vận động tiền bạc - Giăng 6:7
3. Chúng ta có ít ỏi, nhưng số ấy sẽ không hề đủ đâu - Giăng 6:5
4. Hãy để cho Chúa Jêsus sử dụng nó - Giăng 6:11
Minh họa: Đừng nghe theo điều chi xác thịt đã nói gì về tình huống – Nó nói dối đấy! Nếu bạn ở trong đó, Đức Chúa Trời để bạn ở đó vì một mục đích, Rôma 8:28. Đường lối của Đức Chúa Trời vận dụng điều bất khả thi được thấy ở Philíp 4:6-7. Bạn thấy đấy, Đức Chúa Trời không nhìn vào những chỗ sai trái đâu. Ngài không nhìn vào những điều hồ nghi của cái ngã, hoặc các thắc mắc. Ngài đang tìm kiếm đức tin!
II. NGUỒN CUNG CẤP KHÔNG ĐỦ (các câu 8-9) (Minh họa: Anhrê).
A. TẦM CỞ CỦA MÓN QUÀ (câu 9) - (Minh họa: 5 cái bánh và 2 con cá). Minh họa: Đức Chúa Trời có quyền sử dụng những thứ nhỏ bé - (tiếng kêu khóc của đứa trẻ nói với Ápraham; một cây gậy phân biển Đỏ ra làm hai; Một hòn đá và cái trành để di dời gã khổng lồ đi; một mãnh vải tại sông Giôđanh; bà góa phụ sắp chết đói đến nói với Êli; mana nói với 2 triệu người – v.v…!) Khả năng, hay năng lực của bạn có thể nhỏ bé, còn Đức Chúa Trời vẫn là Đức Chúa Trời và Ngài có thể sử dụng bất cứ điều gì! (Minh họa: “Ngài lấy”! Thứ ấy không phải là quá nhỏ bé đối với Chúa! Minh họa: Thường thì Ngài sẽ sử dụng các tài nguyên bạn sẵn có rồi nhân rộng chúng ra bằng những phương thức thật lạ lùng!)
B. SỰ HY SINH CỦA NGƯỜI CÓ LÒNG BAN CHO (câu 9) - Minh họa: Nó đưa hết mọi thứ nó có. Đây là mọi sự Đức Chúa Trời yêu cầu bất kỳ ai trong chúng ta – Hãy dâng cho Ngài mọi sự, dù lớn hay nhỏ thì Ngài sẽ sử dụng nó cho sự vinh hiển của Ngài. (Minh họa: Đáp ứng tượng trưng – Kích cở món quà không phải là vấn đề, mà luôn luôn là tấm lòng của người ban cho kia – Nếu không một người dâng hiến, Đức Chúa Trời chẳng có gì phải làm với đâu!) Có phải Ngài cần chúng ta không? Không! Ngài muốn chúng ta dấn thân vào! (Minh họa: Hoàn cảnh của bạn) – Hãy buông thứ ấy ra rồi dâng nó cho Chúa cùng với bản thân bạn và Đức Chúa Trời sẽ làm cho bạn phải ngạc nhiên!
C. VẾT TÌ CỦA SỰ NGHI NGỜ (câu 9) – Đây là chỗ mà chúng ta luôn luôn thua trận. Minh họa: Lời hứa của Ngài - Giăng 15:16 - Minh họa: Chúng ta thực sự không tin điều nầy rồi! Nếu chúng ta tin, sẽ chẳng có lo lắng trong đời sống của chúng ta đâu, chúng ta sẽ trao điều lo lắng ấy cho Chúa rồi để cho Ngài lo liệu điều đó cho chúng ta!
III. THẶNG DƯ RẤT NHIỀU (các câu 10-13)
(Minh họa: Chúa Jêsus không bị bối rối bởi các hoàn cảnh - Minh họa: câu 10 – Bạn sẽ chẳng có nan đề nào lớn hơn khả năng của Đức Chúa Trời!)
A. KẺ DAO ĐỘNG ĐƯỢC THÁNH HÓA - Minh họa: Ngài đã sử dụng những kẻ nghi ngờ để cho người đói ăn – một ơn phước – Ngài làm điều nầy để dạy dỗ chúng ta ai đang nắm quyền tể trị. Khi việc trông dường bất khả thi, chỉ cứ lo hầu việc Chúa – Ngài sẽ bày tỏ ra mục đích của Ngài theo thì thuận tiện của Ngài. (Minh họa: I Côrinhtô 13:12)
B. KẺ ĐÓI ĐƯỢC NO NÊ - Từng nhu cần được thỏa, có lẽ khoảng 20.000 người đã đã được cho ăn, Mathiơ 14:21. Chúa Jêsus đã lấy ít mà hóa ra nhiều! (Minh họa: Êphêsô 3:20). Hãy đặt chỗ ít ỏi của bạn vào trong tay Chúa, còn Ngài sẽ nhân rộng nó ra.
C. KẺ VÔ TÍN SỮNG SỜ - Minh họa: 12 giỏ - 1 giỏ cho từng môn đồ có lòng hồ nghi. Khi Đức Chúa Trời vận hành trong hoàn cảnh của bạn, hãy nhìn xem đi, sự ấy sẽ làm cho bạn kinh ngạc và ai nấy đều xem thấy - I Côrinhtô 2:9 (Minh họa: Những hồ nghi của bạn dường như lố bịch lúc đó!)
Phần kết luận: Có phải bạn nhìn vào mọi việc bạn đang đối diện với trong cuộc sống rồi nói: “Chẳng có có phương thế nào nữa!” Quí bạn ơi, bao lâu có một Đức Chúa Trời cao cả Ngài còn ngồi trên ngôi ở Thiên Đàng, có một cách đấy! Thực vậy, Ngài phán: “Ta là đường đi!”, Giăng 14:6! Nếu bạn có thể trao điều đó vào trong hai bàn tay của Ngài, Ngài sẽ vận dụng nó rồi biến nó ra nhiều từ chỗ ít ỏi của bạn. Bạn cần đem điều gì cho Ngài tối nay vậy?



Giăng 5:24: "Chỉ Được Cứu Thôi"


Giăng 5:24
CHỈ ĐƯỢC CỨU THÔI
Phần giới thiệu: Minh họa: Cái ống sáo chăn chiên của Môise. Được biến đổi bởi đủ thứ trang trí, nó không còn đủ lực để chơi những nốt nhạc có tính chất kêu gọi bầy chiên. Đúng là một hình ảnh nói tới Tin Lành của Đức Chúa Jêsus Christ. Con người đã thêm nhiều bẫy dò và nhiều thứ trang trí vào những gì là chương trình đơn sơ và hiệu quả đến nỗi họ đã làm cho quyền phép cứu rỗi linh hồn của Tin Lành ra trơ trụi.
Nhiều người cảm thấy rằng bạn phải dặm mắm thêm muối vào Tin Lành để có chút ít khó khăn khi tiếp thu. Nhiều người khác muốn chấp vá giáo lý một chút xíu để khiến cho nó lôi cuốn người nghe. Mọi phát minh khéo léo của con người có thể không bao giờ cải thiện một Tin Lành rất trọn vẹn ngay từ lúc ban đầu.
Nếu có nhu cần cho việc rao giảng theo Kinh thánh và thùng súng ống, thì đó là hôm nay, là thời buổi mà chúng ta đang sống trong đó. Đối với chúng ta, để cho dễ hiểu đầy đủ chính xác Tin Lành là gì, tôi cảm thấy rằng chúng ta phải trở lại với nguồn cội của Tin Lành. Nếu một câu Kinh thánh đơn sơ như thế nầy, Chúa Jêsus đang công bố Tin Lành ra theo một tư thế rõ ràng và dễ dàng. Tôi muốn chúng ta một lần nữa nhìn vào việc CHỈ ĐƯỢC CỨU THÔI.
I. CÁC ĐIỀU KIỆN CỦA SỰ CỨU RỖI
A. Con người phải nghe giảng Ngôi Lời – Rôma 10:17. Trước khi người ta tin, Tin Lành phải được rao giảng. Chương trình của Đức Chúa Trời cho việc nghe bao gồm cả việc rao giảng - I Côrinhtô 1:21. (Minh họa: Tin Lành là gì - I Côrinhtô 15:3-4. Đây là câu chuyện nói tới sự chết, sự chôn và sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ). (Minh họa: Không những là nghe ở bề ngoài, mà còn nghe với tấm lòng nữa! Đấy là công việc của Thánh Linh Đức Chúa Trời, Êphêsô 2:1; Giăng 6:44) (Minh họa: Cần phải giữ sao cho thật đơn sơ!)
B. Con người cần phải nghe giảng Ngôi Lời - (Minh họa: Tin) Nghe phải nắm lấy bước xa hơn rồi đưa vào hành động, bằng cách tin theo sứ điệp đã được phân phát ra. (Minh họa: không phải lội ngược theo các sự kiện – Giacơ 2:19). Loại niềm tin nầy là một sự tin quyết tuyệt đối của cả linh hồn. Đây là sự tin quyết khiến cho tội nhân bị hư mất nhận biết rằng từng lời nói có liên quan tới Chúa Jêsus đều là sự thật; rằng người cần sự trợ giúp; rằng Chúa Jêsus là con đường duy nhứt! Đây là phần đáp ứng của đức tin trước sự kêu gọi của Đức Chúa Trời – Giăng 6:44; Công Vụ các Sứ Đồ 16:31; Êphêsô 2:8-9. Bởi việc tin theo Chúa Jêsus, một người tin nơi Đức Chúa Cha. Bạn có thực hiện bước nầy chưa?
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ CỨU RỖI
A. Đây là cơ nghiệp trong hiện tại - (Minh họa: Có!) Người được cứu không chờ đợi để được cứu, chúng ta đã được cứu! Đây là việc đang xảy ra, những việc ấy đã được làm ra cách tốt lành! (Minh họa: Rôma 8:28-39). (Minh họa: Êphêsô 2:6). (Minh họa: Giăng 17:20-26 – VINH HIỂN!) (Minh họa: Lũy tiến!)
B. Đây là cơ nghiệp trọn vẹn – Đây là một việc đã được làm xong! Việc ấy không bao giờ thay đổi đặng! (Giăng 6:37; 10:27-29) (Minh họa: Không thể không được cứu – Hêbơrơ 6:4-6)
C. Đây là một cơ nghiệp rất có năng lực – Nó tạo ra sự thay đổi toàn bộ cuộc sống, II Côrinhtô 5:17! (Minh họa: Từ chết đến sống!) Từ những việc chết đến những việc sống – Êphêsô 2:1-4; Galati 5:16-25. Cơ nghiệp ấy khiến cho người hay chết ra sống động, Galati 2:20.
III. SỰ YÊN ỦI CỦA ƠN CỨU RỖI
A. Ơn ấy bảo tồn người được cứu - I Phierơ 1:5. Chúng ta đứng bền vững trong Chúa Jêsus – CHO ĐẾN ĐỜI ĐỜI! (Minh họa: Êsai 54:17).
B. Ơn ấy bảo hộ người được cứu - (Minh họa: Không bị xét đoán!) Chúng ta được bảo hộ tránh Địa Ngục, và tránh sự phán xét! Chúng ta không bao giờ bị kết án, sẽ chẳng có bằng chứng gì nghịch lại chúng ta nữa – Rôma 8:1; Côlôse 2:13-14. (Tội lỗi ở đâu? Thi thiên 103:12… – Theo dấu!) (Minh họa: Rôma 5:9; Giăng 3:18; 36!)
Phần kết luận: Bạn đã được cứu hôm nay chưa? Bạn có phó mình cho Chúa Jêsus bởi tin theo Chúa Jêsus và chỉ nơi ân điển cứu rỗi của Ngài không? Bạn đã suy nghĩ về sự ấy. Bạn có biết lý do tại sao không? Chính Chúa đã đem những việc thể ấy vào trong tâm trí của bạn. Ngài đang kêu gọi bạn và Ngài muốn bạn sấp mình xuống trước ý muốn của Ngài. Hãy đến hôm nay và được cứu ra khỏi tội lỗi của mình đi.