Thứ Năm, 30 tháng 9, 2010

Giăng 1:35-42: "LỜI MỜI HÃY ĐẾN XEM"



Giăng 1:35-42
LỜI MỜI HÃY ĐẾN XEM

Phần giới thiệu: Một trong các những lẽ thật đáng kinh ngạc nhất tôi đã từng gặp gỡ trong Kinh thánh là lẽ thật nói rằng Đức Chúa Trời mời người ta đến với Ngài. Tất nhiên, Ngài phải đưa động tác ra trước. Con người là một tội nhân và tình trạng tội lỗi của họ đã khiến họ phải chết về mặt thuộc linh, Êphêsô 2:1. Con người không thể thực hiện một sự dịch chuyển độc lập hướng về Đức Chúa Trời được. Đức Chúa Trời nắm lấy quyền chủ động và Ngài chìa tay ra trong tình yêu thương, ân điển và thương xót kêu gọi hạng tội nhân hư mất đến với chính mình Ngài.
Trong phân đoạn Kinh thánh nầy, Chúa Jêsus đang mời hai nhân vật tôn giáo đến xem những gì đã được nói về Ngài. Phân đoạn nầy làm nổi bật tình trạng của con người và lòng thương xót của Cứu Chúa. Chúa Jêsus phán sáu câu trong các câu nầy. Ngài phán: “Các ngươi tìm chi” ở câu 38. Và, Ngài phán: “Hãy đến xem” ở câu 39. Hai câu nói nầy khiến cho tôi phải chú ý đến hôm nay. Chúa Jêsus đang mời tất cả những ai chưa biết Ngài hãy đến với Ngài và để xem xét Ngài. Ngài muốn hạng người hư mất nhìn biết Ngài là ai và những gì Ngài có thể làm cho họ.
Chúng ta hãy dành thì giờ hôm nay nhìn vào mấy câu nầy. Trong đó, chúng ta thấy lời mời khác nữa trong những lời mời gọi quan trọng trong Kinh thánh. Tôi muốn chia sẻ với bạn một số ơn phước chứa trong mấy câu nầy khi chúng ta cùng nhau nghiên cứu Lời Mời Hãy Đến Xem.
I. XEM NHỮNG LỜI XƯNG NHẬN (các câu 35-37)
(Minh họa: Câu nói đơn sơ nầy bởi Giăng Báptít chứa nhiều ý nghĩa. Trong mấy câu nầy, Giăng đề ra hai lẽ thật quan trọng về Đức Chúa Jêsus Christ).
A. Ngài là Cứu Chúa của hạng tội nhân – Mạo từ xác định “the” [trong Anh ngữ] xác định Đức Chúa Jêsus Christ là Chiên Con “duy nhứt và có một” của Đức Chúa Trời. Con người có một nan đề; Chúa Jêsus là giải pháp duy nhứt cho nan đề đó.
Nan đề của con người cho thấy họ là tội nhân, Rôma 3:10-13; Galati 3:22. Nan đề của con người vốn rắc rối ở chỗ tội lỗi của họ đang dẫn họ xuống Địa Ngục, Rôma 6:23, Thi thiên 9:17; Khải huyền 21:8.
Đức Chúa Jêsus Christ là giải pháp duy nhứt cho nan đề tội lỗi của con người, Công Vụ các Sứ đồ 4:12; Giăng 14:6; Giăng 10:9; 1 Giăng 5:12. Nói như thế, nghe hẹp hòi lắm trong thời đại và kỷ nguyên nầy, song đấy lại là sự thật!
B. Ngài là của lễ chuộc tội – Khi Giăng gọi Chúa Jêsus là “Chiên Con của Đức Chúa Trời” ông đã nói thật đầy đủ. Danh xưng nầy phác họa Chúa Jêsus là một con sinh dùng làm của lễ. Có thể đó là con chiên đã chịu chết để che đậy thân thể trần truồng của Ađam và Êva trong vườn Êđen, Sáng thế ký 3:21. Đây là chiên con đã được dâng lần đầu tiên trong Kinh thánh, Sáng thế ký 4:4. Đây là chiên con đã chuộc con cái Israel ra khỏi vòng nô lệ của họ ở Aicập, Xuất Êdíptô ký 12. Đây là chiên con đã được hứa cho Ysác khi Ápraham dẫn người lên núi Môria, Sáng thế ký 22:8. Vô số chiên con đã bị giết trong xứ Israel làm của lễ chuộc tội trải qua bao thế kỷ, Lêvi ký 4.
Tiên tri Êsai đã phác họa Đấng Mêsi hầu đến là chiên con chịu giết, Êsai 53:4-6. Khi Chúa Jêsus vào trong thế gian nầy, Ngài đã đến vì mục đích duy nhứt là bước lên thập tự giá để chịu chết vì tội lỗi, Mác 10:45; Giăng 18:37. Chỉ có sự chết của Ngài mới có thể làm thỏa mãn Đức Chúa Trời, 1 Giăng 2:2; 4:10. Chỉ có huyết của Ngài mới có thể thanh tẩy cho linh hồn tội lỗi, I Phierơ 1:18-19; Khải huyền 1:5. Chúa Jêsus là câu trả lời sau cùng của Đức Chúa Trời cho thắc mắc mà Ysác đưa ra với Ápraham khi họ trèo lên hòn núi ấy cách đây thật nhiều năm: “Chiên con đâu?” Chúa Jêsus là Chiên Con, Ngài là Chiên Con duy nhứt mà Đức Chúa Trời sẽ chấp nhận.
(Lưu ý: Hãy xem những lời xưng nhận mà Kinh thánh đưa ra về Chúa Jêsus. Bạn có tin cậy Ngài làm Cứu Chúa của bạn chưa? Trong lời của bài thánh ca xưa: “Nầy anh đến với Jêsus nhận quyền huyết chí thánh, Chiên Con có lấy huyết phiếu anh sạch chưa? Đã quyết tin nơi ơn Chúa, hay chưa được trọn thành, Chiên Con đà gội lòng anh thuần bạch chưa? Huyết Chiên Con, bôi sạch lòng, anh đà sạch do sông huyết tẩy thanh chưa? Áo anh nay tinh như tuyết hay đương đầy bụi hồng, Chiên Con đà gội lòng anh thuần bạch chưa?”)
II. XEM LỜI KÊU GỌI (các câu 37-39a)
A. Sở thích của các môn đồ (câu 37) – (Minh họa: Văn mạch của Giăng 1:19-34. Hai môn đồ nghe Giăng đưa ra lời tuyên bố công khai về lai lịch của Chúa Jêsus ở các câu 19-34. Bấy giờ, họ được cung ứng cho một nhận định riêng về Chúa Jêsus, câu 35. Giăng đang nói với họ: “Hãy đi theo Ngài, Ngài là Đấng ấy”. Họ chú ý đến lời kêu gọi và họ bắt đầu đi theo Chúa Jêsus.
Ở điểm nầy, hai người nầy chỉ là hai người nhất mực tôn giáo mà thôi. Họ chưa được cứu bởi ân điển. Cũng chưa phải là con cái của Đức Chúa Trời nữa. Những gì họ đã nghe nói về Jêsus nầy đã làm cho họ phải tò mò về Ngài. Lời của Đức Chúa Trời đã được sử dụng để kích thích tấm lòng họ và họ xu hướng về Ngài.
Đấy là cách mà người ta đạt tới chỗ nhìn biết Chúa! Thánh Linh của Đức Chúa Trời sử dụng Lời của Ngài để tỏ ra cho người bị mất nhìn thấy nhu cần của họ về một Cứu Chúa. Ngài sử dụng Lời ấy để chỉ cho họ thấy Chúa Jêsus, Giăng 16:7-11. Ngài sử dụng Ngôi Lời để tạo ra một sự khao khát ở trong họ về điều mà họ không có. Ngài ban cho họ sự ước ao muốn biết nhiều hơn!
Đây là thành phần quan trọng trong sự cứu rỗi, Giăng 6:44, 65. Khi Thánh Linh của Đức Chúa Trời bắt đầu tạo ra sự khao khát bên trong một tấm lòng, việc ấy được gọi là sự thuyết phục. Tội nhân bị thuyết phục về tình trạng tội lỗi của mình; sự phán xét của họ là ở trong Địa Ngục; nhu cần của họ về một Cứu Chúa; và về nhu cần của họ phải đến với Đức Chúa Jêsus Christ! (Minh họa: Chịu “thuyết phục” là một cảm xúc kinh khủng lắm, nhưng ngày Đức Chúa Trời tỏ ra tội lỗi của bạn là một trong những ngày trọng đại nhất của cuộc đời bạn đấy!)

B. Sự điều tra của các môn đồ (câu 38a) Chúa Jêsus biết rõ hai người nầy đang theo sau Ngài và Ngài xây lại để phán cùng họ. Ngài hỏi họ một câu thật là lạ: “Các ngươi tìm chi?” Câu hỏi nầy cũng giống như nói: “Các ngươi đang tìm cái gì vậy?” Chúa Jêsus không đưa ra câu hỏi nầy vì ích riêng của Ngài đâu. Ngài là toàn tri và Ngài biết lý do tại sao họ có mặt ở đó. Ngài đưa ra câu hỏi ấy vì ích cho họ.
Hạng người nầy đang khao khát một mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Điều nầy rất rõ ràng từ sự thực họ đã đi theo Giăng Báptít. Ông đã dạy dỗ họ Đấng Mêsi sẽ đến và họ ước ao muốn có một mối quan hệ với Đấng Mêsi ấy. Khi Chúa Jêsus hỏi họ: “Các ngươi tìm chi?” Ngài đang yêu cầu họ xem xét lại động lực muốn đi theo Ngài của họ.
Nếu họ tìm kiếm một lãnh tụ cách mạng, là người sẽ lật đổ ách thống trị của Lamã và giải phóng người Do thái, thế thì họ đã chạy theo không đúng người rồi. Nếu họ tìm kiếm người nào cưu mang mọi truyền thống của Do thái giáo và tôn giáo chết, thế thì họ đã chạy theo không đúng người rồi. Tuy nhiên, nếu họ tìm kiếm một đời mới; tìm kiếm sự sống đời đời; tìm kiếm ơn cứu rỗi và hy vọng trong tương lai, thế thì họ đã chạy theo đúng Con Người rồi. Hai người nầy chưa có ý niệm gì về đời sống họ phải thay đổi như thế nào nữa!
(Lưu ý: Bạn đang tìm kiếm điều gì hôm nay? Bạn đang tìm kiếm điều gì trong cuộc sống của bạn?
Nếu bạn tìm kiếm một người sẽ làm cho cuộc sống của bạn ra dễ dàng hơn, Chúa Jêsus không phải là người cho bạn tìm kiếm đâu! Nếu bạn tìm kiếm người nào giải quyết mọi nan đề của bạn, Chúa Jêsus không phải là người cho bạn tìm kiếm đâu! Nếu bạn tìm kiếm người nào khiến cho bạn thấy mình khấm khá hơn, Chúa Jêsus cũng không phải là người cho bạn tìm kiếm đâu! Nếu bạn tìm kiếm một ít tôn giáo vào ngày Chúa nhựt để bạn cảm thấy khá hơn về cách bạn sống từ ngày thứ Hai cho đến thứ Bảy, Chúa Jêsus không phải là người cho bạn tìm kiếm đâu!
Nhưng, nếu bạn tìm kiếm Đấng sẽ yêu thương bạn bạn vô điều kiện, Chúa Jêsus đúng là người cho bạn tìm kiếm đấy! Nếu bạn tìm kiếm Đấng có thể cứu rỗi linh hồn bạn, ban cho bạn sự sống đời đời và cung ứng cho bạn một quê hương ở trên trời, thế thì Chúa Jêsus là Đấng để bạn phải tìm kiếm đấy! Nếu bạn tìm kiếm Đấng có thể tha thứ mọi tội lỗi và làm thay đổi đời sống của bạn, Chúa Jêsus đúng là Đấng cho bạn tìm kiếm đấy!
Bạn nhận được điều chi từ cuộc sống đều nương vào những gì bạn tìm kiếm trong cuộc sống nầy. Vì vậy, bạn đang tìm kiếm điều chi vậy? Cơ hội đang có đây, bạn sẽ tìm gặp được điều đó!)

C. Lời mời cho các môn đồ (các câu 38b-39) Hai người nầy đáp lại câu hỏi của Chúa Jêsus bằng thắc mắc của chính họ: “Rabi, Thầy ở đâu?” Đây là một câu hỏi đáng phải nhắc tới. Trước tiên, họ gọi Ngài là “Rabi”. Từ ngữ nầy, như chúng ta đã biết, có nghĩa là “Thầy”. Đây là thuật ngữ nói tới sự kính trọng. Rõ ràng là hai người nầy đã xem Chúa Jêsus rất trọng. Khi họ hỏi Ngài: “Thầy ở đâu?”, họ đang thắc mắc nhiều hơn là “Thầy sống nơi nào?” Hai người nầy đã nghe nói về Chúa Jêsus và họ muốn biết nhiều hơn. Họ cần phải hỏi Ngài vài câu rồi nghe Ngài phán cùng họ Ngài là ai và lý do tại Ngài đã đến. Họ đang yêu cầu một cuộc phỏng vấn rộng mở với Chúa Jêsus.
Đáp ứng của Ngài thật đơn sơ, tuy nhiên rất là quan trọng. Chúa Jêsus chỉ phán: “Hãy đến xem”. Cụm từ đơn sơ nầy cụ thể có ý nói: “Hãy đến cùng Ta thì các ngươi sẽ thấy!” Đây là lời mời gọi dành cho họ để tự mình nhìn xem Chúa Jêsus. Họ đã nghe nói về Ngài từ nhiều người khác; giờ đây họ được mời đến để tận mắt mình xem thấy.
(Lưu ý: Lời mời ấy vẫn còn đấy! Bạn đã tin cậy Đức Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa của bạn chưa? Bạn đã đáp ứng với lời mời gọi của Ngài dành cho bạn “hãy đến xem” chưa? Ngài vẫn đang kêu gọi người nào chưa nhìn biết Ngài hãy đến với Ngài để được cứu, Khải huyền 22:17. Nếu bạn chịu đến khi Ngài đang kêu gọi, bạn có thể và sẽ được cứu đấy, Giăng 6:37.
Nghe nói về Đức Chúa Jêsus Christ và những điều Ngài đã làm là một việc. Còn kinh nghiệm cho chính bản thân mình và nhìn biết những gì Ngài có thể làm trong đời sống của bạn là một việc khác. Tôi ngợi khen Đức Chúa Trời vì từng bằng chứng về sự cứu rỗi đã được ghi lại trong Lời của Đức Chúa Trời. Nhưng, tôi càng phải cảm tạ nhiều hơn vào cái ngày mà Chúa Jêsus mời tôi “hãy đến xem”. Tôi rất vui sướng khi Chúa Jêsus giải cứu Phaolô, Giăng, Phierơ và nhiều người khác nữa, nhưng tôi rất vui mừng vì Ngài đã cứu tôi! Tôi vui sướng vì Đức Chúa Trời đã ban cho bạn một bằng chứng, nhưng tôi lấy làm vui sướng vì Ngài cũng đã ban cho tôi một bằng chứng nữa! Bây giờ, khi bạn chia sẻ bằng chứng của bạn, sự làm chứng ấy mang lấy dấu chứng của tôi và tôi rất vui mừng nơi những điều Đức Chúa Trời đã làm cho bạn, vì Ngài cũng đã làm điều đó nơi tôi nữa! Halêlugia!)
III. XEM NHỮNG SỰ THAY ĐỔI (các câu 39b-42)
(Minh họa: Ngày nầy trở thành ngày cứu rỗi cho hai người nầy. Khi họ tận mặt gặp gỡ Chúa Jêsus, đời sống của họ đã thay đổi cho đến đời đời. Hai trong những sự thay đổi đó nổi bật lên trong những câu nầy).
A. Họ muốn ở lại với Chúa Jêsus (câu 39b) Giăng cho chúng ta biết lúc ấy độ chừng “giờ thứ mười” khi hai người nầy đi theo Chúa Jêsus đến nơi mà Ngài cư ngụ. Có thể đây là lúc 10 giờ sáng, nếu Giăng đang sử dụng giờ của người Lamã. Hay, có thể là 4 giờ chiều, nếu ông sử dụng giờ của người Do thái. Từ cách nói trong câu, dường như đối với tôi là 4 giờ chiều. Trời bắt đầu tối lại và hai người nầy rất nóng lòng muốn trao đổi với Chúa Jêsus. Họ sử dụng phần còn lại trong ngày ấy, và có lẽ đêm hôm đó, ở trong sự hiện diện của Ngài. Họ đã sử dụng phần đời còn lại của họ trong sự hầu việc Ngài!
Anhrê đã đem Tin Lành đến Hylạp và bị đóng đinh trên thập tự giá ngược đầu xuống, trên một cây thật tự có hình chữ x. Giăng đã sống gần gũi với Chúa Jêsus trọn những ngày Chúa Jêsus còn sống. Ai cũng biết ông là môn đồ “được Chúa yêu”. Giăng đã nghiêng đầu mình trên ngực của Chúa chúng ta tại bữa tiệc ly, Giăng 13:25. Giăng có mặt ở đó khi Chúa Jêsus bị xét xử trước mặt Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm Do thái, Giăng 18:15. Giăng là môn đồ duy nhứt đến với đồi Gôgôtha, ông đã có mặt nơi chơn của thập tự giá khi Chúa Jêsus gục chết, Giăng 19:26. Ông là môn đồ đầu tiên đến ngôi mộ trong ngày Chúa Jêsus sống lại từ kẻ chết, Giăng 20:45. Giăng đã sống đến 90 tuổi và đã viết ra sách Khải huyền trong khi ông là tù phạm trên đảo Bátmô vì ông đã làm chứng cho Đức Chúa Jêsus Christ.
(Lưu ý: Giăng không hề quên được cái ngày chính ông gặp gỡ Chúa Jêsus. Ông không bao giờ quên cái ngày mà ông đã được cứu! Ông là một cụ già khi ông viết ra lời lẽ mà chúng ta đang đọc hôm nay và ông vẫn nhớ như in rằng “độ chừng giờ thứ mười”. Chúa Jêsus đã cứu linh hồn ông và làm thay đổi đời sống ông và ông muốn ở lại với Chúa Jêsus!
Đấy là cách Chúa Jêsus tác động vào những người Ngài cứu họ. Minh họa: Mác 5:1-20 – Người bị quỉ ám ở Gađara là một người chịu đựng sự nô lệ thuộc linh rất khủng khiếp. Ma quỉ đã ám vào thân thể ông ta, chúng điều khiển và hành hại đời sống của ông ta. Ông ta là một người sống hoang dã và rất nguy hiểm, ông ta đã sống giữa vòng kẻ chết trong khu mồ mả. Ông ta bị tách biệt đối với gia đình và đối với xã hội. Nhiều người đã tìm cách bắt lấy ông ta, nhưng ông ta đã thoát ra khỏi xiềng xích của họ và tiếp tục sống đời sống đau đớn của mình. Ông ta đã trải qua nhiều ngày đêm kêu la và cắt đứt da thịt của mình.
Thế rồi một ngày kia, Chúa Jêsus xuất hiện. Ngài phán với người nầy, giải cứu ông ta ra khỏi ma quỉ rồi cứu vớt linh hồn của ông ta. Chúa Jêsus đã làm thay đổi đời sống của ông ta một cách tuyệt đối! Câu 15 cho chúng ta biết về những thay đổi cụ thể mà Chúa Jêsus đã làm ra trong đời sống của người nầy. Kinh thánh cho chúng ta biết rằng người ta thấy ông ta “đang ngồi, mặc quần áo, trí khôn bình tĩnh”. Khi Chúa Jêsus bị buộc phải rời khỏi chốn ấy, người được cứu nầy cũng muốn đi theo Chúa Jêsus, Mác 5:18.
Sự việc xảy ra như thế đấy! Khi bạn gặp gỡ Chúa Jêsus và Ngài thay đổi đời sống của bạn, bạn sẽ muốn ở lại với Ngài. Có một số người đã đến với bàn thờ, thực hiện một sự tuyên xưng, tham gia vào Hội thánh và chịu phép báptêm, nhưng người ta chẳng tìm thấy họ đâu hết. Tôi e rằng ngay cả FBI cũng khó mà tìm thấy họ! Người nào không muốn ở lại gần Ngài có lẽ chưa nhìn biết Ngài, 1 Giăng 2:19.
Thế rồi có phần còn lại! Có một số người đã “chìm đắm trong tội lỗi, xa rời bến bình an, bị ô uế với tội lỗi, không còn chổi dậy được nữa”. Nhưng, họ nhớ đến giây phút mà họ gặp gỡ Chúa Jêsus và họ cất tiếng lên hát về giây phút ấy khi “Chúa của biển sâu, Ngài nghe tiếng kêu cầu của tôi, từ vực sâu Ngài nhấc tôi lên, giờ đây tôi được an ninh”. Họ đã gặp gỡ Đức Chúa Jêsus Christ và đời sống của họ được thay đổi cho đến đời đời. Giờ đây, bạn không thể xua họ đi được! Họ yêu mến Chúa. Họ yêu mến dân sự của Ngài, nhà của Ngài, Lời của Ngài, âm nhạc của Ngài; họ yêu mến mọi sự cần phải làm với Ngài!
Bạn không phải săn tìm họ! Họ đã gặp Chúa Jêsus và đời sống họ đà thay đổi! Họ muốn ở gần Ngài suốt cả đời! Ao ước của bạn về Chúa Jêsus và về những việc Ngài yêu mến nói nhiều về mối quan hệ của bạn với Ngài!)

B. Họ muốn chia sẻ về Chúa Jêsus (các câu 40-42) Không bao lâu sau khi hai người nầy đã gặp Chúa Jêsus, và sự cứu rỗi của họ đã được định liệu rồi, họ muốn chia sẻ Ngài với nhiều người khác. Thực vậy, mỗi lần Anhrê xuất hiện trong bản tường trình Tin Lành, ông đang đưa ai đó đến với Chúa Jêsus. Trước tiên, ông đến gặp anh mình là Simôn Phierơ rồi đưa ông ấy đến với Chúa Jêsus, các câu 41-42. Khi Anhrê đưa Phierơ đến với Chúa Jêsus, ông đang làm một việc lớn lao cho Hội thánh! Phierơ trở thành một nhà truyền đạo Tin Lành rất quan trọng và Đức Chúa Trời đã đại dụng ông đem hàng ngàn người vào trong Hội thánh. Ở Giăng 6, Anhrê là người đã đưa đứa trẻ có mấy cái bánh và vài con cá đến với Chúa Jêsus. Ở Giăng 12 chính Anhrê là người đã giúp cho một nhóm người Hylạp tò mò có được mối tương giao với Chúa Jêsus. Khi Anhrê gặp Đức Chúa Jêsus Christ, một gánh nặng có trong lòng ông phải chia sẻ Cứu Chúa của ông với từng người mà ông gặp gỡ.
Đấy là những gì Chúa Jêsus sẽ làm cho bạn! Ngài cũng rất nhơn từ khi gìn giữ bản thân bạn. Khi bạn gặp gỡ Ngài, bạn cũng sẽ muốn nhiều người khác nhìn biết Ngài nữa. Sẽ có một sự khao khát bùng cháy trong lòng bạn muốn chia sẻ Chúa cao cả nầy với mọi người mà bạn gặp gỡ. Ước ao nầy muốn chia sẻ Cứu Chúa với nhiều người khác là một biểu thị tốt đẹp về mối quan hệ của bạn với Ngài!
Phần kết luận: “Hãy đến xem” – Chúa Jêsus vẫn đang mời gọi người ta hãy đến nhìn xem Ngài. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà con người đang tìm kiếm nhiều giải đáp ở đó. Họ đang tìm kiếm phương hướng, sự phu phỉ và hy vọng. Nếu bạn có mặt giữa vòng số người đó và bạn đang tìm kiếm nhiều thứ từ cuộc sống, bạn cần phải biết rõ lời mời gọi của Ngài “Hãy đến xem” vẫn còn y nguyên đó.
+ Bạn đã thử mọi sự khác và chẳng có thứ gì đọng lại trong linh hồn bạn. Hãy đến với Chúa Jêsus!
+ Bạn đã thử đi nhà thờ và chẳng có tác động gì cả. Hãy đến với Chúa Jêsus!
+ Bạn đã thử tội lỗi, ma túy, rượu chè, tình dục và từng thứ đời nầy mà bạn có thể tưởng tượng được, song chẳng có hiệu quả gì hết. Hãy đến với Chúa Jêsus!
+ Bạn cần sự giúp đỡ và bạn không thể tìm được ở đâu hết. Hãy đến với Chúa Jêsus!
+ Có thể bạn đã thử Chúa Jêsus trong quá khứ và Ngài không làm chi hết. Vấn đề là không phải với Ngài, mà là chính bạn đấy. Lần nầy, đừng “thử” Ngài nữa, hãy phục theo Ngài hoàn toàn rồi để cho Ngài cứu bạn và nắm lấy quyền tể trị đời sống của bạn. Hãy đến với Chúa Jêsus!
Nếu có những nhu cần dù là loại nào, dù bạn đã được cứu hay bị hư mất, nếu bạn cần sự cứu giúp, Hãy đến với Chúa Jêsus!

Giăng 1:1-15: "CHÚA JÊSUS: LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI"



Giăng 1:1-15
CHÚA JÊSUS: LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Phần giới thiệu
: Sách Tin Lành Giăng do vị Sứ đồ cao tuổi viết ra vào khoảng năm 85SC. Đây là sách Tin Lành sau cùng trong bốn sách Tin Lành đã được viết ra. Lúc bấy giờ, sách nầy được lưu hành giữa vòng cộng đồng Cơ đốc, các sách Tin Lành kia đều là lời lẽ dùng trong gia đình. Dân sự trên khắp thế giới đã có rồi những câu chuyện nói tới đời sống của Đấng Christ như đã được ghi lại bởi Mathiơ, Mác và Luca. Ba sách Tin Lành đầu tiên nầy được gọi là Phúc Âm Nhất Lãm. Từ ngữ "nhất lãm" có nghĩa là "cùng nhau xem". Điều nầy có ý nói rằng ba sách Tin Lành đầu tiên chứa cùng những truyện tích và cùng sự dạy dỗ, song được trình bày từ một góc độ khác. Tuy nhiên, mỗi sách đều được Chúa cảm thúc trọn vẹn.
Tin Lành Giăng thì khác nữa! Trong những trang giấy của quyển sách kỳ diệu nầy, chúng ta nhìn thấy một góc cạnh của Đấng Christ mà các tác giả Tin Lành khác không đụng đến. Giăng là một chi thể của vòng bề trong phước hạnh đó. Một ít môn đồ đã ở với Đấng Christ trong những giờ phút mật thiết nhất của Ngài. Trong sách Tin Lành Giăng nầy, cung ứng cho chúng ta 21 chương rất phước hạnh. Các chương ấy, khi mở ra, chúng trình bày một khía cạnh mới nói tới bổn tánh thiêng liêng của Ngài. Theo thời gian, tôi dự tính rao giảng từ từng hình ảnh nầy của Đấng Christ mà Giăng cung ứng cho chúng ta. Chúng ta sẽ gọi loạt bài nầy là Các bức chân dung của Đấng Christ trong phòng triển lãm của Giăng.
Trong chương mở đầu nầy, Giăng đang tô vẽ một bức tranh nói tới Chúa Jêsus: Lời của Đức Chúa Trời, và chúng ta muốn tập trung vào hình ảnh ấy tối nay. Chúng ta hãy cùng nhau nhìn vào Chúa Jêsus: Lời của Đức Chúa Trời. Ba lẽ thật được tỏ ra trong các câu nầy nói về Lời của Đức Chúa Trời.
I. CHÚA JÊSUS LÀ LỜI HẰNG HỮU (các câu 1-3)
A. Ngài là Lời bất biến (câu 1a) – Theo câu nầy, Chúa Jêsus luôn luôn hằng hữu! Ngài không bước vào sự hiện hữu tại thành Bếtlêhem, nhưng Ngài đã có mặt ở đây xuyên suốt mọi thời đại không dứt của cõi quá khứ đời đời. (Minh họa: “Là” trong câu 1 = "luôn luôn có mặt". Đối với chữ “là” nầy ở câu 6. Từ ngữ nầy được sử dụng nói về Giăng Báptít có nghĩa là "trở thành". Giăng đã trở thành, nhưng Chúa Jêsus luôn luôn hằng hữu!) Cảm tạ Đức Chúa Trời vì Ngài là Lời Đức Chúa Trời hằng hữu, không thay đổi – Hêbơrơ 13:8. Đấy là lý do tại sao Cơ đốc nhân có thể nương vào nơi Chúa Jêsus. Ngài sẽ không bao giờ từ bỏ hay lìa khỏi chúng ta – Hêbơrơ 13:5.
B. Ngài là Lời tương giao (câu 1b) – Cụm từ nầy Chúa Jêsus đã "ở cùng Đức Chúa Trời". Nghĩa là, Ngài đã có mặt ở trên trời trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, tuy nhiên Ngài đã đứng như một Thân Vị phân biệt. (Minh họa: Khi cụm từ nầy được đặt kề hai cụm từ kia trong câu nầy, thực tại Ba Ngôi Đức Chúa Trời đang được tỏ ra. Câu nầy dạy cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời, tuy nhiên Ngài vẫn là một hữu thể riêng biệt).
(Minh họa: Đức Chúa Jêsus Christ không phải là một tư tưởng nghĩ suy về Đức Chúa Trời. Ngài không phải là cái gì đó được gợi lên khi mọi việc nằm ngoài tầm điều khiển. Chúa Jêsus đã có mặt ở đó khi Đức Chúa Trời dựng nên con người theo ảnh tượng của Ngài – Sáng thế ký 1:26. Chúa Jêsus đã có mặt ở đó trên trời khi chương trình cứu chuộc thế gian được hình thành – Khải huyền 13:8; Êphêsô 1:4; Tít 1:2; I Phierơ 1:19-20. Trước khi thời gian bắt đầu, Chúa Jêsus đã có mặt với Đức Chúa Cha ở trên trời).
C. Ngài là Lời có lắm người ưa, song cũng có nhiều kẻ ghét (câu 1c) - Khi Chúa Jêsus đến rao giảng về sự ăn năn, Mác 1:15, nhiều người nghĩ Ngài thật là kỳ lạ. Khi Ngài bắt đầu chữa lành và làm ra nhiều phép lạ, nhiều người nghĩ Ngài là một tiên tri do Đức Chúa Trời sai đến, Giăng 3:2. Khi Ngài rao giảng Lời Đức Chúa Trời với quyền phép, nhiều người đã sững sờ, Luca 4:36. Tuy nhiên, khi Chúa Jêsus xưng mình là đồng đẳng với Đức Chúa Trời, nhiều người nghĩ Ngài là kẻ điên khùng, Giăng 19:7. Ngài thôi không còn là một phước hạnh nữa rồi trở thành một cuộc tranh cãi khi Ngài xưng mình là Đức Chúa Trời, Giăng 14:9: "Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hỡi Phi-líp, ta ở cùng các ngươi đã lâu thay, mà ngươi chưa biết ta! Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha. Sao ngươi lại nói rằng: Xin chỉ Cha cho chúng tôi?"
(Minh họa: Có nhiều người vẫn còn vật lộn với các lẽ thật nầy! Họ bằng lòng chấp nhận Đấng Christ khiêm nhường, Đấng Christ dạy dỗ, Đấng Christ nhu mì, Đấng Christ chịu chết, Đấng Christ phục vụ. Tuy nhiên, họ sẽ không công nhận Đức Chúa Jêsus Christ là Người/Trời. Ngài vẫn 100% là Đức Chúa Trời và 100% là con người, hết thảy quyện vào nhau làm một. Điều nầy đã được tóm tắt rất hay bởi Phaolô ở Philíp 2:5-8. Trong những câu Kinh thánh nầy, vị Sứ đồ trình bày bằng thứ ngôn ngữ cụ thể, rõ ràng sự thực Chúa Jêsus đã tồn tại trước Bếtlêhem. Ngài đã bằng lòng hạ mình xuống đến với thế gian nầy trong địa vị của một tôi tớ. Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời ở trong xác thịt con người!)
D. Ngài là Lời sáng tạo (câu 3) - Câu nầy cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus là năng lực ở đàng sau sự sáng tạo vũ trụ. Ngài phán thì việc liền có! Ngài đứng ở chỗ không không rồi phán, hết thảy mọi sự nầy ắt hiển hiện, Côlôse 1:16-17.
(Minh họa: Tôi rất biết ơn vì Đức Chúa Trời nầy là Đức Chúa Trời của tôi, Cứu Chúa nầy là Cứu Chúa của tôi! Tôi lấy làm vui sướng vì tôi có thể biết Ngài tha thứ rời rộng và sự cứu rỗi nằm trong sự tể trị của Ngài. Mọi lo lắng và các áp lực của cuộc sống bắt đầu lịm dần đi khi đương diện với quyền phép và năng lực của Cứu Chúa toàn năng – Mathiơ 28:18!)
E. Bốn lẽ thật nầy, được kết lại làm một, cung ứng cho chúng ta sự dạy rõ ràng rằng Chúa Jêsus là Lời hằng hữu của Đức Chúa Trời. Ngài luôn luôn hiện hữu và Ngài sẽ luôn luôn hiện hữu! Cảm tạ Đức Chúa Trời, sẽ chẳng có một ngày nào trong cả cõi đời đời mà không có Chúa Jêsus! Bất luận chúng ta có bị thổi đến nơi nào đi nữa, hoặc chúng ta phải đối mặt với bất cứ vấn đề gì khi chúng ta hành trình qua thế gian nầy, chúng ta có thể dám chắc rằng Đấng tự hữu đang, luôn luôn có mặt ở đó vì chúng ta. Ngài là Lời hằng hữu của Đức Chúa Trời hằng sống!
II. CHÚA JÊSUS LÀ LỜI ĐƯỢC NHÂN CÁCH HÓA (câu 14)
(Minh họa: Câu nầy là một trong những câu rõ ràng nhất trong cả Kinh thánh nói tới sự hóa thân thành nhục thể của Đức Chúa Jêsus Christ. Sự hóa thân thành nhục thể là câu nói có ý nghĩa "sự tỏ ra về mặt thân thể của một hữu thể siêu nhiên").
A. Tư thế của sự hóa thân thành nhục thể của Ngài - Câu nầy cho chúng ta biết rằng "Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta". Tư thế của sự hóa thân thành nhục thể của Ngài là một lẽ mầu nhiệm. Làm thế nào Đức Chúa Trời có thể trở nên con người được chứ? Câu trả lời cho thắc mắc nầy chỉ nằm trong lý trí của một mình Đức Chúa Trời mà thôi. Mọi sự chúng ta biết, ấy là Đức Chúa Trời đã chọn một nữ đồng trinh tên là Mary và khiến cho nàng chịu thai thật lạ lùng rồi sanh ra một đứa con. Tôi nhìn biết rằng đêm hôm đó khi Chúa Jêsus chào đời, Đức Chúa Trời đã ngự đến trên đất. Không cứ cách nào đó, Ngôi Lời đã trở nên xác thịt! Trong khi chính mình Chúa Jêsus đã hiện hữu từ quá khứ đời đời, Ngài khoác lấy trên chính mình Ngài một áo xống xác thịt tại đó trong thành Bếtlêhem. Đấng Tạo Hóa đã chào đời làm tạo vật. Đức Chúa Trời đã phó mạng sống của Ngài vào tay những kẻ hay chết. Một bối cảnh như thế đã thuộc về tôi!
(Minh họa: Câu nầy nói rằng Đức Chúa Trời "ở" giữa chúng ta. Từ ngữ ấy rất phong phú trong ý nghĩa. Đúng ra câu ấy có ý nói rằng Chúa Jêsus đã đóng trại Ngài giữa vòng những kẻ hay chết. Ngài đã sống giữa vòng chúng ta, lao động giữa vòng chúng ta, cầu nguyện giữa vòng chúng ta, chịu khổ giữa vòng chúng ta rồi chịu chết giữa vòng chúng ta. Đức Chúa Trời đã bước đi trên đất và đã không được công nhận bởi nhiều người, họ đã từng tiếp xúc mật thiết với Ngài. Minh họa: Đúng là một thảm họa khi có người từng tiếp xúc với Cứu Chúa mà vẫn không công nhận Ngài).
(Minh họa: Mới đây, Tổng thống Clinton du hành sang Israel. Chuyến đi ấy khiến cho chính phủ Mỹ và chính phủ Israel tốn hàng triệu đôla lo thu xếp cho ông đến đó. Tuy nhiên, khi ông đến nơi, họ dành cho ông một sự tiếp đón tuyệt vời. Cách đây 2.000 năm, Đức Chúa Trời đã đến tại thành Jerusalem và họ đã giết Ngài. Cho nên chẳng có gì phải ngạc nhiên khi Tổng Thống Hoa Kỳ lại được an ninh trong thế gian nầy hơn cả Đức Chúa Trời).
B. Lẽ mầu nhiện của sự hóa thân thành nhục thể của Ngài – Từ ngữ là "trở nên" xác thịt. Từ ngữ nầy mang ý tưởng "xuất hiện trong lịch sử, bước lên sân khấu". Tại đó, trong thành Bếtlêhem, Đức Chúa Trời đã bước ra khỏi cõi đời đời rồi bước lên sân khấu lịch sử của con người. Ngài đã đến, một minh chứng hiển nhiên về sự hằng hữu của Đức Chúa Trời và về sự bằng lòng của Đức Chúa Trời giải cứu nhân loại. Khi Ngài có mặt ở đây trên đất và qua tường trình để lại cho bạn và cho tôi, chúng ta có thể thấy rằng Chúa Jêsus đã đến trong thế gian nầy để bày tỏ Đức Chúa Trời cho con người biết. Ngài đã làm điều nầy qua môi giới xác thịt của Ngài - I Giăng 1:1. (Minh họa: Thường thì tôi ganh tỵ với những người ấy, rồi tôi nhớ đến lời lẽ của Chúa Jêsus – Giăng 20:24-29. Không phải ai đã trông thấy Chúa Jêsus trên đất nầy đều có đức tin nơi Ngài đâu!)
C. Nét oai nghi của sự hóa thân thành nhục thể của Ngài - (Minh họa: "Chúng ta ngắm xem sự vinh hiển của Ngài"). Hiển nhiên Giăng đã nhìn thấy sự vinh hiển của Chúa Jêsus trong một nhận thức rất thực. Ở Mathiơ 17, Giăng, cùng với Giacơ và Phierơ đi cùng Chúa Jêsus lên một sườn núi kia. Ở đó, Chúa Jêsus đã vén bức màn xác thịt của Ngài đặt qua một bên và Ngài đã tỏ ra sự vinh hiển đã bị che đậy ở bên dưới. Chúa Jêsus đã che đậy danh nghĩa thiên thượng của Ngài bên trong cái khuôn bằng đất. Tuy nhiên, sự vinh hiển cao trọng nhất của Ngài đã được tỏ ra trong ngày Ngài chịu đóng đóng đinh trên thập tự giá và chịu chết cho hạng tội nhân. Trên đồi Gôgôtha, sự vinh hiển của Đức Chúa Trời nằm ở trọng tâm rất dễ nhận ra! Rốt lại, đấy là lý do Chúa Jêsus rời bỏ cung điện ở Thiên đàng và đến để sống giữa vòng loài người. Ngài khoác lấy trên chính mình Ngài chiếc áo xác thịt hầu cho Ngài có thể chịu chết cho nhân loại. Đấy là những gì Ngài đã làm cho mỗi một người chúng ta tối nay. Đối với tôi, bằng chứng long trọng nhất của sự vinh hiển Đức Chúa Trời là thân thể tan nát của Đức Chúa Jêsus Christ đã chứng tỏ tình yêu của Ngài dành cho tôi trong sự rõ ràng nhất của từ ngữ, Rôma 5:8.
III. CHÚA JÊSUS LÀ LỜI CÔNG BỐ (câu 18)
(Minh họa: Theo câu nầy, Chúa Jêsus đã đến để bày tỏ Đức Chúa Trời ra cho con người biết. Từ ngữ "giải bày" có nghĩa là "mở ra". Từng việc Chúa đã làm đều nằm trong nổ lực bày tỏ ra sự khải thị về Đức Chúa Trời cho con người biết. Con người cần phải nhìn thấy Đức Chúa Trời không những là Đấng ban luật pháp, mà còn là Đấng yêu thương nữa. Không những là Quan Án, mà còn là Đấng xưng công bình nữa. Không phải là Đấng khắc nghiệt, ghét bỏ, mà là một Đức Chúa Trời hay săn sóc, cứu rỗi. Chúa Jêsus đã làm điều nầy bởi đời sống của Ngài – Giăng 14:7-9; Côlôse 1:15; Hêbơrơ 1:3. Chúa Jêsus đã đến để trình bày về Đức Chúa Trời rõ ràng trước mặt loài người và Ngài đã làm điều nầy trong hai phương thức chính).
A. Ngài đã đến đặng công bố sự sáng ra (các câu 4-9) Ngài đã đến với một thế giới đang ở trong sự tối tăm thuộc linh và đã mở ra các bức màn ân điển rỏ ra lẽ thật về Đức Chúa Trời cho loài người đang lang thang trong bóng tối tăm. Chúa Jêsus đã đến để soi sáng con đường cho loài người đi hướng về Đức Chúa Trời. Sự sáng nầy sẽ đạt được một trong hai việc. Một, nó sẽ khiến cho con người ăn năn tội của họ rồi chạy a vào đôi vòng tay rộng mở của Chúa, hay nó sẽ khiến cho họ chối bỏ sự sáng rồi cứ tiếp tục đi con đường tối tăm của mình. Một đường sẽ dẫn tới sự cứu rỗi, con đường kia sẽ dẫn tới chỗ bị rủa sả! Giăng 3:36!
(Minh họa: Cảm tạ Đức Chúa Trời vì sự sáng mà Ngài đã ban cho con người sa ngã! Giờ đây, chúng ta không phải bị ràng buộc bởi các luật lệ, phép tắc trong luật pháp, mà được tự do đáp ứng với sự kêu gọi yêu thương của ân điển. Và, hãy ngợi khen Chúa, sự sáng nầy với tới hết thảy mọi người - câu 9! Ngày cả tôi nữa!)
B. Ngài đã đến để công bố sự sống (các câu 10-13) - Chúa Jêsus đã đến với dân sự của Ngài, họ có Lời của Ngài và đang sinh sống trong đất hứa của Ngài. Ngài đã đến để nói cho họ biết rằng có một con đường dẫn đến Đức Chúa Cha và kinh nghiệm sự sống đời đời. Trong những gì là một câu đáng buồn nhất trong Kinh thánh, họ đã từ chối lời kêu gọi nầy từ Thiết Hữu của tội nhân đến từ Ngài. Tuy nhiên, các câu 12-13 nói rõ rằng bất kỳ ai đáp ứng tích cực với sự sáng của Đức Chúa Trời và chịu đến với Chúa Jêsus rồi tiếp nhận Ngài vào lòng của họ, họ sẽ kinh nghiệm sự sanh lại và sẽ bước vào sự sống đời đời.
(Minh họa: Giăng nói rõ ở câu 13 rằng sự sống nầy không đến bởi sự ra đời tự nhiên của chúng ta (không phải bởi huyết), không phải bởi các việc lành của chính chúng ta (không phải bởi ý muốn của xác thịt), không phải bởi việc làm của người khác (ý muốn của con người), mà chỉ bởi ý muốn của Đức Chúa Trời. Và, đâu là ý muốn của Đức Chúa Cha? Giăng 6:36-40! Có một con đường duy nhứt vào sự sống và ấy là qua Con của Đức Chúa Trời. Ngài là Cánh Cửa, Giăng 10:9; và Ngài là Con Đường, Giăng 14:6. Nếu bất kỳ ai muốn vào sự sống đời đời, họ sẽ phải nhờ Chúa Jêsus!)
Phần kết luận: Tôi không thể nói rằng tôi hiểu hết các lẽ thật đang chất chứa trong phân đoạn Kinh thánh nầy, nhưng tôi có thể nói rằng tôi rất ưa thích chúng! Tôi muốn ngợi khen Chúa vì đã bày tỏ chính mình Ngài và Cha Ngài cho hạng người như chúng ta. Tôi rất vui sướng vì một tội nhân giống như tôi có thể đến với Chúa Jêsus bằng đức tin đơn sơ và có thể được cứu cho đến đời đời bởi ân điển của Ngài. Có thể tôi không biết nhiều về Quyển Sách cũ nầy, nhưng tôi rất sung sướng vì tôi biết Lời của Đức Chúa Trời theo cách riêng vào trưa hôm nay. Còn bạn thì sao? Nếu bạn chưa bao giờ gặp gỡ Chúa Jêsus trong sự tha thứ rời rộng, bây giờ là thời điểm của bạn đấy. Chúa Jêsus đang đứng sẵn đó để bày tỏ Đức Chúa Cha cho bạn biết. Ngài chờ đợi bạn đáp ứng với sự sáng của Ngài hầu cho Ngài có thể ban cho bạn sự sống của Ngài. Liệu bạn có làm những điều bạn cần phải làm tối nay và đến với Chúa Jêsus không?

Giăng 1:1-5: "MỘT LỄ GIÁNG SINH ĐÚNG NGHĨA"



Giăng 1:1-5
MỘT LỄ GIÁNG SINH ĐÚNG NGHĨA
Phần giới thiệu
: Minh họa: Chú trọng vào việc dự lễ Giáng Sinh. Chúng ta muốn lễ ấy mang màu trắng và sáng láng. Chúng ta muốn cây thông, các thứ trang trí, những ánh đèn, rượu nóng đánh trứng và các thứ quà. Chúng ta muốn mọi người được hạnh phúc. Chúng ta muốn có khả năng ban cho và nhận lãnh thật nhiều. Chúng ta muốn có nhiều sự bình an và vui vẻ.
+ Trong thực tế, Lễ Giáng Sinh thường đổi thành phức tạp. Bạn thấy hối hả và bị đùa đi với thời gian. Bạn tiêu pha tiền bạc mình cho những người thậm chí bạn không muốn có những thứ mà họ không muốn hay không cần tới.
+ Trong khi chúng ta phấn đấu để làm cho kỳ được điều đó, chúng ta thường nhận được điều không đâu rồi kết thúc ở chỗ làm cho bản thân mình và nhiều người khác ra đáng thương.
+ Minh họa: Tôi tin Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải tiếp thu sao cho đúng đắn. Tôi tin rằng Ngài không thích chúng ta có một Lễ Giáng Sinh toàn trắng đâu, Ngài muốn chúng ta có một Lễ Giáng Sinh thật có ý nghĩa kìa.
+ Vì thế, làm sao chúng ta được một Lễ Giáng Sinh có ý nghĩa chứ? Chúng ta cần phải hiểu và thay đổi đời sống mình như thế nào để Lễ Giáng Sinh là một thời điểm phước hạnh và kỳ diệu thay vì là thời điểm đầy căng thẳng?
+ Phân đoạn Kinh thánh nầy tỏ ra một số yếu tố tuyệt đối là quan trọng nếu chúng ta muốn có một Lễ Giáng Sinh thật ý nghĩa.
+ Bây giờ, tôi nhận ra rằng đây không phải là phân đoạn Giáng Sinh theo truyền thống. Giăng không viết về các thiên sứ, mấy gã chăn chiên, các ngôi sao hay bầy chiên. Nhưng, ông viết ra những điều mà các trước giả Tin Lành khác không viết. Giăng đưa lễ Giáng Sinh long trọng nhất trong mọi thời đại vào văn mạch. Ông nói cho chúng ta biết mọi sự chúng ta cần phải biết để có một Lễ Giáng Sinh thật ý nghĩa.
I. XEM XÉT THÂN VỊ CỦA LỄ GIÁNG SINH (các câu 1-2)
(Minh họa: Lễ Giáng Sinh đầy dẫy với nhiều trò tiêu khiển. Giữa Con người, Quà Cáp và Lễ Lộc, thật là dễ quên lý do thực cho ngày lễ nầy. Thực vậy, phần nhiều những điều chúng ta làm và ưa thích chẳng là gì khác hơn các nghi thức và biểu tượng của tà giáo xưa kia mà Hội thánh Cơ đốc đã choán lấy. Câu 1 đưa chúng ta trở lại với tầm quan trọng thật của Lễ Giáng Sinh). Minh họa: Chúng ta biết Ngôi Lời là ai, Giăng 1:14).
A. Ngài là Đức Chúa Trời đời đời – “Ban đầu có Ngôi Lời” – Cụm từ nầy không ám chỉ Ngôi Lời có một khởi đầu. Nó muốn nói rằng Ngôi Lời luôn luôn tồn tại. Từ ngữ “có” ở trong “thì chưa hoàn thành”, nó có ý nói tới “một hành động trong quá khứ còn tiếp diễn trong hiện tại”. Câu ấy có thể đọc như sau: “Ban đầu có Ngôi Lời, là Ngôi Lời và luôn luôn sẽ là Ngôi Lời”.
Ngôi Lời là đời đời. Ngài luôn luôn hiện hữu và Ngài sẽ luôn luôn hằng hữu. Trước khi có điều chi khác, đã có Ngôi Lời. Chúa Jêsus có sự chào đời của Ngài tại thành Bếtlêhem, nhưng không phải là sự khởi đầu của Ngài. (Minh họa: Trước khi có ______; đã có Chúa Jêsus! Chúa Jêsus không phải là “Phương án B”. Chẳng có một phương án nào khác đâu!)
Minh họa: Cách hai ba tháng trước Lễ Giáng Sinh, vợ của người đưa thư đã bị chết trong một tai nạn xe cộ. Người chồng rất đau buồn và ra sức làm việc cho qua nổi buồn của mình, và ông hay ở lại muộn ở bưu điện để lấy thư từ gửi cho miền núi luôn luôn đến trong dịp Lễ Giáng Sinh. Công việc của ông ngày ấy là lấy những thư đã bị thất lạc rồi tìm cách đưa nó đến tận nơi.
Ông thấy có một bức thư đề gửi cho "Santa Claus" và ông để ý thấy địa chỉ trên góc lại là địa chỉ của chính ông. Vì thế, ông mở bức thư ra. Nhìn xuống dòng tận cùng của bức thư, ông thấy rằng đấy chính là chữ ký của con gái duy nhứt của ông, rồi ông đọc:
Santa yêu dấu:
Mẹ của con đã qua đời cách nay hai tháng rồi và kể từ khi ấy Bố của con đã bật khóc khi nằm ngủ mỗi đêm. Ông ấy nói chỉ có cõi đời đời mới chữa lành cho ông ấy thôi. Liệu ông có vui lòng gửi một chút đời đời ấy cho Bố của con trong dịp Giáng Sinh nầy không?)

Phải, không những Đức Chúa Trời gửi cho chúng ta một chút đời đời ấy, Ngài còn gửi cho chúng ta chính tấm lòng của thiên đàng nữa kìa. Như Giăng đã nói trong thư tín của ông: “Chúng ta lại đã thấy và làm chứng rằng Đức Chúa Cha đã sai Đức Chúa Con đặng làm Cứu Chúa thế gian” (1 Giăng 4:14).
B. Ngài đồng đẳng với Đức Chúa Trời – Từ ngữ được dịch là “Lời” trong câu nầy là chữ Hylạp “logos”. Từ ấy đề cập đến “lời nói, cách lý luận, sự giải thích, một lời nói về việc gì đó”. Từ ấy cho thấy Chúa Jêsus là ai! Ngài được gọi là Ngôi Lời vì một lời nói là một sự giải thích thấy được về một tư tưởng không thấy được. Chúa Jêsus là sự bày tỏ trọn vẹn Đức Chúa Trời là ai!
Chúa Jêsus là mọi sự mà Đức Chúa Trời đã từng phán hay sẽ phán. Ngài là mọi sự mà Đức Chúa Trời nói tới trong hình thể con người. Minh họa: Giăng 14:18 – “công bố” = “Tỏ ra, giải thích, thuật lại”. (Minh họa: Chúng ta có chữ “chú giải” “exegesis” ra từ chữ nầy). Chúa Jêsus là sự giải thích hay tường thuật lại về Đức Chúa Trời!
Chữ “ở cùng” có nghĩa là “mặt đối mặt”. Chữ nầy cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus “mặt đối mặt” với Đức Chúa Trời. Nói khác đi, Ngài là đồng đẳng với Đức Chúa Trời.
Điều nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng Đức Chúa Trời mà chúng ta phục vụ là một Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Có một Đức Chúa Trời, Ngài bày tỏ chính mình Ngài ra trong ba Thân Vị. Ngôi Lời, Chúa Jêsus, là một trong những sự tỏ ra nầy.
C. Về bản chất Ngài là Đức Chúa Trời – Câu nói “và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời”, là phát biểu rõ ràng nhất về thần tánh của Chúa Jêsus trong Kinh thánh. Không những Ngôi Lời là đồng đời đời và đồng đẳng với Đức Chúa Trời; Ngôi Lời còn là Đức Chúa Trời nữa! Đấy là lý do tại sao Chúa Jêsus dám thốt ra những điều mà Ngài đã phán, Giăng 14:8; 10:30; 8:58.
Minh họa: Tôi không thể nói: “Tôi với Cha tôi là một”. Điều đó không thật đâu! Chỉ có Chúa Jêsus mới dám nói như thế và điều đó chính xác 100%. Khi Đức Chúa Trời sai Con Ngài vào trong thế gian nầy, Giăng 3:16; Ngài đã sai một Đấng là Đức Chúa Trời đời đời, đồng đẳng và đồng bản chất. Nói khác đi, khi các thiên sứ nói: “ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là Christ, là Chúa”, Luca 2:11, họ đang công bố ra sự giáng sinh của Đức Chúa Trời trong xác thịt con người!
Qua mọi sự trong đời sống của Ngài, Ngài đã minh chứng Ngài là Đấng đời đời. Từ “Hãy bình an” cho đến “Hãy đứng dậy mà đi” đến “Laxarơ, hãy ra” đến “Tội lỗi ngươi đã được tha” đến “Mọi sự đã được trọn” lẽ thật và quyền phép thần tánh của Ngài thường xuyên được tỏ ra. Từng lời nói, từng việc làm, từng phép lạ đều công bố ra Ngài là Đức Chúa Trời. Chỉ một mình Ngài là Thân Vị của Lễ Giáng Sinh!
II. XEM XÉT QUYỀN PHÉP CỦA LỄ GIÁNG SINH (câu 3)
(Minh họa: Nếu tôi yêu cầu các bạn nói cho tôi biết bạn nghĩ gì về sự tỏ ra quyền phép lớn lao nhất của Đức Chúa Trời; các bạn sẽ có câu trả lời không giống nhau. Có người sẽ nói đấy là sự sáng tạo, các phép lạ của Ngài, nhiều người khác sẽ nói về thập tự giá và vẫn có nhiều người khác nữa sẽ nhắm vào sự phục sinh. Nhưng, tôi gợi ý cho các bạn rằng sự tỏ ra quyền phép long trọng nhất của Đức Chúa Trời là khi Ngài thêm nhân tánh vào thần tánh của Ngài rồi đến sống và chết giữa vòng loài người, Philíp 2:5-8. Hãy suy nghĩ trong một phút về Đấng đã chào đời trong cái máng cỏ kia ở thành Bếtlêhem).
A. Ngài là Đấng Dựng Nên Cõi Thọ Tạo – Khi bạn xem xét, câu nầy cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus là Đấng Dựng Nên vũ trụ, sự ra đời của Ngài là một con trẻ đã trở nên đáng kinh ngạc hơn. Đấng Dựng Nên cõi thọ tạo tự hạ mình xuống rồi trở thành một tạo vật trong cõi thọ tạo! Đức Chúa Trời đã nương vào một người mẹ con người. Chúa Jêsus, Ngài là Tác Nhân của Sự Sáng Tạo, đã bước ra khỏi cõi đời đời, gạt qua một bên sự vinh hiển của Ngài rồi bước vào thế gian nầy làm người như một con trẻ! Đấy là quyền phép nằm ở đàng sau Lễ Giáng Sinh!
Đấy là lý do tại sao mùa lễ nầy không nhắc tới các cây thông cùng các sợi dây kim tuyến; những gói quà và tiệc tùng; mấy cái nơ và những hộp quà, hay các bữa ăn. Mùa lễ nầy đang nói về Ngài! Ngài là Đấng Dựng Nên Cõi Thọ Tạo!
B. Ngài là Chủ của sự sáng tạo – Không những Ngài đã dựng nên vũ trụ nầy, nhưng Ngài là quyền phép nâng đỡ muôn vật, Côlôse 1:16-17. Đấy là những gì chữ “nâng đỡ” muốn nói. Khi một người nâng đỡ, người ấy là “chất keo của các dãy thiên hà”. Ngài đã dựng nên nó và Ngài cũng nâng đỡ nó nữa!
(Minh họa: Hãy suy nghĩ về sự ấy theo cách nầy, con người thực sự không thể tạo ra cái gì đó hoạt động như nó đáng phải có. Nhưng, hãy nhìn vào hành tinh vĩ đại của chúng ta rồi nhận ra rằng nó không dịch chuyển theo một vòng tròn; nó dịch chuyển theo ba hướng trong cùng một lúc. Nó xoay quanh trục của nó; nó xoay quanh mặt trời; và con đường đi của nó bị lệch đi bởi các hành tinh khác. Nó vẫn không lệch lạc 1/100 giây trong một trăm năm. Chúng ta chỉ có thể nói rằng Chúa Jêsus đang nắm quyền tể trị.
Khi ấy, chúng ta nhìn vào cách xây dựng vũ trụ nầy là một nguyên tử, một thực thể nhỏ đến nỗi mỗi nguyên tử chưa bằng 150/triệu của một inch đường kính. Nếu bạn có thể lấy một phân tử của chỉ một giọt nước, đổi chúng thành những hạt cát, sẽ có đủ cát để xây một xa lộ nửa dặm bề rộng và dày một foot trọn con đường đi từ Nữu Ước đến San Francisco. Và, có 120 giọt nước chỉ trong một muỗng canh!
Kết hợp với sự kiện một tế bào lấy từ cơ thể của bạn chứa 200 tỉ phân tử của nguyên tử. Trong trường hợp bạn nhìn vào vũ trụ với một viễn vọng kính và nhìn thấy nó to lớn dường nào, hay bạn nhìn vào vũ trụ nầy với một kính hiển vi rồi nhìn thấy nó nhỏ là dường nào. Khi bạn nhìn thấy trật tự, tính đối xứng, sự hài hòa, vẻ đẹp của mọi sự, chỉ có kẻ dại mới không kết luận Đức Chúa Trời đã tạo ra điều đó, và Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị).
Mọi sự ấy muốn nói tới điều gì chứ? Nó có ý nói rằng Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị trong Lễ Giáng Sinh nầy! Trông dường như thế gian đang xoáy ra khỏi sự điều khiển, nhưng không phải như vậy đâu. Hết thảy đều nằm trong hai bàn tay của Ngài là Đấng đã dựng nên nó và muôn vật đang hoạt động theo mục đích của Đấng đã thiết kế ra chúng!
Đấng đã dựng nên và điều khiển vũ trụ đã chào đời vào trong thế gian nầy cách đây 2.000 năm như một đứa trẻ vô dụng. Ngài đã sống ở đây trong nghèo khó và sự chối bỏ chỉ để chết một cái chết khủng khiếp trên thập tự giá. Ngài đã làm mọi sự nầy vì Ngài yêu thương bạn, Rôma 5:8.
Vì thế, đâu là quyền phép của lễ Giáng Sinh? Có phải là một ông mập tròn mặc bộ áo đỏ đang phát đồ chơi cho mấy đửa trẻ kia không? Có phải con tuần lộc của mũi đỏ kia hay người tuyết dựng lên đó chăng? Có phải mấy gã lùn, các gói quà, những bữa ăn thịnh soạn đó và gia đình tụ họp lại chăng? Không! Quyền phép của lễ Giáng Sinh là Đức Chúa Trời đang nằm trong máng cỏ! Đấy là quyền phép của lễ Giáng Sinh! Đấy là lý do mà chúng ta kỷ niệm trong ngày nầy đây. Đấy là cốt lõi của toàn bộ mùa lễ nầy!
III. XEM XÉT MỤC ĐÍCH CỦA LỄ GIÁNG SINH (các câu 4-5)
(Minh họa: Thắc mắc nài xin giải đáp là “Tại sao”. Tại sao Đấng Tạo Hóa lại muốn trở thành một chi thể trong sự sáng tạo của Ngài? Tại sao Đức Chúa Trời khoác lấy xác thịt con người và đi lại giữa vòng loài người? Tại sao Ngài đến với trần gian nầy để sống và để chết? Đâu là mục đích của Lễ Giáng Sinh?)
A. Ngài đã đến để đem sự sống vào nơi chết – Khi Chúa Jêsus đến trong thế gian nầy, Ngài đã bước vào một thế giới đầy dẫy với hạng người đang dãy chết. Nhưng, hạng người đang dãy chết nầy không biết họ đang chết.
(Minh họa: Cách đây nhiều năm, một nhà nông tìm cách dạy con mình cách sống trong nông trại. Vì vậy, ông đem con đến với chuồng gà kia, bắt lấy một con gà rồi nói: "Nầy con, mẹ con muốn một con gà để ăn tối, vậy con biết chúng ta phải làm gì rồi". Với câu nói ấy, ông ta vặn cổ con gà, và nó bắt đầu quay vòng vòng trên mặt đất. Hai con mắt của cậu bé kia tròn xoe với ngạc nhiên, nói nói: "Ba ơi, nhìn kìa. Con gà đang dãy chết ở đó mà không biết mình chết". Đấy chính xác là cách hạng người hư mất đang có, Êphêsô 2:1-3).
(Minh họa: Chúa Jêsus đã đến hầu cho hạng người hay chết kia có thể sống! Khi một người hư mất hay chết đó gặp Chúa Jêsus, người từ sự chết qua sự sống, Giăng 5:24. Khi người hay chết kia được sống trong Chúa Jêsus, mọi sự trong đời sống người đều thay đổi, II Côrinhtô 5:17. Mọi người cần phải biết rằng:
1. Chúa Jêsus là năng lực của sự sống trên đất – Chúng ta đang sống động hôm nay chỉ bởi ân điển của Ngài mà thôi, Minh họa: Gióp 1:21. Ngài làm cho sự sống ra khả thi!
2. Chúa Jêsus là bí quyết của đời sống hiệu quả – Có câu nói rằng: “ba điều làm cho cuộc sống thành ra có giá trị: một bản ngã để sống với; một đức tin để sống với; và một mục đích thích đáng để sống với”. Chỉ có Đức Chúa Jêsus Christ mới có thể ban cho bạn cả ba điều nầy, Giăng 10:10! Ngài ban cho sự sống và sự sống dư dật! Từ ngữ “dư dật” có ý nói tới “tốt hơn, phi thường, trổi hơn, hiếm thấy”. Đấy là loại sự sống mà Ngài đã đến đặng ban cho! Ngài ban cho mục đích sống!
3. Chúa Jêsus là Nguồn của sự sống đời đời – Người nào nhìn biết Chúa Jêsus bởi đức tin sẽ sống cho đến đời đời, Giăng 11:25-26; 3:16. Ngài làm cho sự sống ra vĩnh viễn!
Minh họa: Cuộc sống thực còn hơn việc đi đứng, nói năng, ăn uống, thở, yêu thương v.v… Cuộc sống thực, sự sống dư dật, cuộc sống vui vẻ được tìm thấy trong sự nhìn biết Đức Chúa Trời qua Con của Ngài, là Đức Chúa Jêsus Christ, 1 Giăng 5:12)
.
B. Ngài đã đến để đem sự sáng vào chỗ tối tăm – Bây giờ, có một người kia không nhìn biết Chúa Jêsus thì chẳng khác gì hơn là chết về mặt thuộc linh. Người cũng sống trong tăm tối thuộc linh! Chúa Jêsus đã đến để thay đổi mọi sự đó! Ngài phán: “Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo ta, chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống” (Giăng 8:12). Chúa Jêsus đã đến để giải phóng kẻ bị mất ra khỏi sự tối tăm của họ và để đem họ vào sự sáng láng vinh hiển của Ngài:
+ “Vả, lúc trước anh em đang còn tối tăm, nhưng bây giờ đã nên người sáng láng trong Chúa. Hãy bước đi như các con sáng láng” (Êphêsô 5:80).
+ “đặng mở mắt họ, hầu cho họ từ tối tăm mà qua sáng láng, từ quyền lực của quỉ Sa-tan mà đến Đức Chúa Trời, và cho họ bởi đức tin nơi ta được sự tha tội, cùng phần gia tài với các thánh đồ” (Công Vụ các Sứ đồ 26:18).
+ “Ngài đã giải thoát chúng ta khỏi quyền của sự tối tăm, làm cho chúng ta dời qua nước của Con rất yêu dấu Ngài” (Côlôse 1:13).
Chúa Jêsus đã đến trong thế gian nầy để đem ánh sáng vào chỗ tối tăm thuộc linh của chúng ta! Giống như Ngài đứng trong chỗ tối tăm của sự sáng tạo rồi phán: “Hãy có sự sáng”; có một ngày khi Ngài đứng trong chỗ tối tăm lạnh lẽo của tấm lòng tôi và mang ánh sáng đến cho linh hồn tôi. Hãy lắng nghe cách Phaolô nói ra điều đó ở II Côrinhtô 4:6: “Vì Đức Chúa Trời, là Đấng có phán: Sự sáng phải soi từ trong sự tối tăm! đã làm cho sự sáng Ngài chói lòa trong lòng chúng tôi, đặng sự thông biết về vinh hiển Đức Chúa Trời soi sáng nơi mặt Đức Chúa Jêsus Christ”.
Cái điều đáng buồn, ấy là thế gian vấp ngã mù lòa trong tối tăm tìm kiếm sự sáng ở những chỗ không đúng kìa.
(Minh họa: Tôi nghe kể lại về một người say xỉn một tối kia là đà dưới ánh đèn của đường phố. Ông ta dò dẫm khắp mặt đất, cảm nhận được mùi xi-măng, đang ra sức tìm cái gì đó. Bạn của ông bước tới hỏi: "Sam, ông đang làm gì ở đó vậy?" Ông ta đáp: "Ồ, tôi bị mất cái bóp”. Vì vậy người bạn nầy cũng chống tay và quì gối xuống, cả hai khởi sự tìm cái bóp của người kia. Không ai tìm thấy nó cả, và sau cùng người bạn nói với gã say xỉn kia: "Có phải ông chắc là mất cái bóp ở chỗ nầy không?" "Ồ không. Thực ra, tôi làm rớt nó ở đâu đó đàng kia kìa". "Thế sao chúng ta lại tìm ở chỗ nầy?" "Vì đàng kia không có đèn sáng").
Đấy đúng là điều mà thế gian bị mất đang làm với sự sáng. Họ chối bỏ nó khi nó đến trên đường lối của họ, Giăng 3:19: “Vả, sự đoán xét đó là như vầy: sự sáng đã đến thế gian, mà người ta ưa sự tối tăm hơn sự sáng, vì việc làm của họ là xấu xa”. Và, họ còn sống tệ hơn thế nữa! Thế giới bị hư mất còn năng động dập tắt sự sáng hầu ngăn trở không cho nó chiếu sáng ra khắp nơi nữa. Nhưng, tôi có tin tức cho họ đây! Sự Sáng đã chiếu rạng từ cõi quá khứ đời đời; Sự Sáng tỏa ra từ máng cỏ thành Bếtlêhem; Sự Sáng đã chiếu ra trong 33 năm khi Chúa Jêsus đi lại trên đất nầy; Sự Sáng đã bập bùng ngắn ngủi tại đồi Gôgôtha, nhưng rực rỡ ngay lối vào ngôi mộ trống, sự sáng ấy sẽ tiếp tục soi sáng con đường dẫn đến cõi đời đời cho hết thảy những ai muốn theo Ngài!
(Minh họa: Phần nhiều người đều bối rối khi họ phải suy nghĩ Lễ Giáng Sinh nói tới điều gì!?! Mối quan tâm chính của họ đặt vào việc cung ứng món quà sao cho trọn vẹn kìa. Bạn biết đấy, chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể làm được điều đó! Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể cung ứng món quà trọn vẹn. Và, đấy đúng là những gì Ngài đã làm khi Ngài sai Chúa Jêsus vào trong thế gian nầy. Ngài đã ban cho chúng ta Con của Ngài là Chúa Jêsus, là tặng phẩm cao cả nhất. Ngài đã ban cho Chúa Jêsus làm sự sống cho những linh hồn đang dãy chết và sự sáng cho mọi tấm lòng tăm tối của chúng ta. Ngài đã phó mọi sự của Ngài khi Ngài ban cho chúng ta Con của Ngài!)
Phần kết luận: Có phải bạn đang có một lễ Giáng Sinh đúng nghĩa không? Bạn có thể, nhưng chỉ có Chúa Jêsus đang ở tại trung tâm mọi sự bạn làm! Đây là cách bạn có thể bảo đảm cho mình một lễ Giáng Sinh đúng nghĩa trong năm nay:
1. Phải biết chắc bạn đã được cứu; rằng bạn đang nhìn biết Ngài; rằng bạn đã từ sự chết qua sự sống.
2. Phải biết chắc ngày nầy nói về Ngài và không nói về bất cứ điều chi khác.
3. Phải biết chắc dâng cho Ngài sự vinh hiển mà Ngài đáng được hôm nay và mỗi ngày.
Có phải Ngài phán với tấm lòng của bạn hôn nay không? Nếu thật vậy, bàn thờ nầy đang rộng mở cho bất cứ điều chi từ sự cứu rỗi đến cầu nguyện, đến đầu phục, đến cảm tạ.