Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Giăng 15:12-17: "Chúa Jêsus: Thiết Hữu Tốt Nhứt Chúng Ta Từng Có"



Giăng 15:12-17
CHÚA JÊSUS:
THIẾT HỮU TỐT NHỨT
CHÚNG TA TỪNG CÓ
Phần giới thiệu: Ông Sam Rayburn là diễn giả của Quốc Hội Hoa Kỳ lâu hơn bất kỳ một người nào khác trong lịch sử nước Mỹ. Có một câu chuyện nói về ông tỏ ra ông là loại người đích thực như thế.
            Con gái tuổi thanh thiếu niên của một người bạn ông đã qua đời đột ngột một đêm kia. Sáng sớm hôm sau, người kia nghe tiếng gõ cửa nơi phòng mình, và, khi ông ra mở cửa, đã có Ông Rayburn đứng ở bên ngoài rồi.
            Diễn giả nói: "Tôi mới vừa đến để xem coi tôi có giúp được gì không!?!"
            Người cha đáp trong nổi buồn sâu sắc: "Tôi không nghĩ có việc gì ông có thể làm, Ông Diễn Giả ạ. Chúng tôi đang lo hậu sự đây".
            Ông Rayburn nói: "Được, ông có muốn dùng càphê sáng nay không?"
            Người kia đáp rằng họ không có thời gian để dùng điểm tâm. Vì vậy, Ông Rayburn nói rằng ít nhất ông có thể dọn càphê cho họ. Trong khi ông đang làm việc trong bếp, người kia bước vào rồi nói: "Ông Diễn Giả, tôi nghĩ ông sẽ dùng điểm tâm ở Nhà Trắng sáng nay".
            Ông Rayburn đáp: "Đúng đấy, nhưng tôi đã gọi cho Tổng Thống, rồi nói cho ông ấy biết tôi có một người bạn đang lâm vào chỗ rắc rối, và tôi sẽ không đến được".
            Tình bạn chơn thật là một loại hàng hiếm và có giá trị! Bạn và tôi quen biết rất nhiều người khi chúng ta trải qua đời nầy, đây là một câu nói rất chân thành, nhưng chỉ có mấy người là bạn bè chơn thật mà thôi. Tôi rất biết ơn Chúa khi tôi dám nói cho bạn biết về Đấng muốn trở thành Thiết Hữu của bạn tối nay. Trong phân đoạn nầy, Chúa Jêsus tỏ ra đôi điều về bản chất tình bạn của Ngài đối với dân sự Ngài. Khi bạn có Ngài là Thiết Hữu của bạn, bạn đã khám phá ra một tình bạn chẳng biết đến một giới hạn nào cả. Theo định nghĩa, Ngài là Thiết Hữu rất tríu mến, Châm ngôn 18:24.
            Mấy câu nầy cung ứng cho chúng ta một số thông tin về tình bạn của Ngài với chúng ta, chúng rất quan trọng cho chúng ta để tìm hiểu. Cho phép tôi chia sẻ một số thông tin đó với bạn khi chúng ta cùng nhau suy nghĩ về Chúa Jêsus: Thiết Hữu Tốt Nhứt Chúng Ta Từng Có.
I. ĐẦU TƯ CỦA NGÀI TRONG MỐI QUAN HỆ CỦA CHÚNG TA (câu 13)
            Lưu ý: Mối quan hệ của chúng ta chỉ khả thi vì Ngài đã chịu chết cho chúng ta trong khi chúng ta hãy còn bị bẫy trong tội lỗi của mình, Rôma 5:8. Chẳng có một sự bày tỏ nào lớn lao, cao thượng hay đắt giá về tình yêu thương hơn giây phút vô kỷ lúc Chúa Jêsus chịu chết vì chúng ta trên thập tự giá.
            Lưu ý: Ngài đã chịu chết cho những người Ngài đề cập đến là "bạn hữu" của Ngài, đang khi họ vẫn còn là kẻ thù của Ngài, Rôma 8:7. Minh họa: Thực vậy, chẳng có ai khác ngoài Đấng bằng lòng chịu chết cho kẻ thù của Ngài. Không một ai khác sẽ phó mạng sống mình cho những người mà Ngài biết sẽ bất kỉnh đối với Ngài và bất chấp Ngài. Cảm tạ Đức Chúa Trời, tình yêu của Ngài dành cho chúng ta còn sâu xa hơn chúng ta có thể hiểu được nữa là!
II. SỰ MẬT THIẾT CỦA NGÀI TRONG MỐI QUAN HỆ CỦA CHÚNG TA (câu 15)
            Lưu ý: Chúa Jêsus đề cập tới các môn đồ Ngài là "bạn hữu" của Ngài. Đây là một thuật ngữ đề cập tới vòng thân cận của một vì vua. Họ vẫn còn là tôi tớ của vua, nhưng họ riêng tư với những bí mật sâu kín nhất của vua. Vòng thân cận nầy không phải tự lập ra đâu, nhưng nó tồn tại chỉ để thể hiện ra ý muốn của nhà vua. Minh họa: Đây là một lời quở trách đối với các môn đồ nào, ngay trong đêm đó, đang phí thì giờ tìm kiếm địa vị số 1, Luca 22:24.
            Lưu ý: Tình yêu của Ngài dành cho dân sự Ngài cảm động Ngài dẫn chúng ta vào đồng cỏ xanh tươi và mé nước bình tịnh trong ý muốn của Cha Ngài dành cho đời sống chúng ta. Vì Ngài yêu chúng ta, Ngài sẽ không để cho chúng ta phải u tối về ý muốn của Ngài dành cho đời sống chúng ta. Minh họa: Ápraham - Sáng thế ký 18.
III. SỰ DÍNH DÁNG CỦA NGÀI TRONG ĐỊA VỊ MÔN ĐỒ CỦA CHÚNG TA  (các câu 12, 14, 16-17)
            Lưu ý: Ước ao của Ngài còn nhiều hơn là cứu chúng ta nữa. Ước ao của Ngài là tái tạo chúng ta ra giống theo ảnh tượng của Ngài, Rôma 8:29.
            Lưu ý: Ngài thực hiện điều nầy bằng cách dấn thân sâu vào đời sống của chúng ta.
o  Ngài chọn chúng ta, chúng ta không chọn Ngài, (câu 16). Minh họa: Trong xã hội thời ấy, các môn đồ đã chọn rabi cho riêng họ. Chúng ta không làm việc nầy qua sự lựa chọn!
o  Ngài lập chúng ta, (câu 16). Chúng ta được chỉ định cho phần việc! Phần việc nào? Ấy là làm theo, mà chẳng thắc mắc về ý muốn trọn vẹn của Chúa. Ở đây, chúng ta được truyền cho "hãy đi và kết quả".
o  Lời hứa của Ngài, ấy là "trái các ngươi thường đậu luôn", (câu 16). Satan, thế gian hay thời gian không thể làm xói mòn cái chạm của chức vụ mà chúng ta thực hiện cho Ngài ở đây. Tại sao? Trái có bên trong nó những hạt giống để tạo ra nhiều trái nữa. Những kết quả do con người lập nên chắc chắn sẽ phai tàn, nhưng kết quả được làm ra cho Ngài sẽ tiếp tục mang trái dài lâu sau khi chúng ta qua đi rồi!
o  Ngài cũng hứa trả lời cho những sự cầu nguyện của chúng ta hầu cho chúng ta sẽ làm tốt công việc cho Ngài, (câu 16). Loại cầu nguyện được nhậm là những lời cầu nguyện được dâng lên phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời và Nước Ngài được đến, Mathiơ 6:9-13.
Lưu ý: Khi chúng ta đạt tới chỗ vâng phục mà không thắc mắc, chúng ta bước vào lãnh vực tình bạn với Chúa Jêsus, câu 14. Mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời trở thành một thực tại ngay khoảnh khắc đức tin cứu rỗi được thực hiện. Tuy nhiên, tình bạn của chúng ta không phải là loại máy móc đâu, nhưng điều kiện của nó là nương trên sự vâng phục của chúng ta đối với các mạng lịnh của Ngài!
Lưu ý: Chúng ta cần phải "làm bất cứ việc gì" Ngài truyền cho chúng ta. Động từ nầy đề cập tới sự phục vụ bền bĩ, liên tục chớ không phải sự phục vụ chiếu lệ mà nhiều người có trong thời của chúng ta. Ân điển cứu rỗi và công tác của Ngài trong đời sống chúng ta biến đổi chúng ta từ loạn nghịch đến vâng phục, hạng tôi tớ khiêm nhường cho sự vinh hiển của Ngài.
Lưu ý: Động cơ của chúng ta cho sự phục vụ nầy là tình yêu dành cho Ngài trong chúng ta chuyển thành tình yêu dành cho những người ở chung quanh chúng ta, câu 12, 17. Khi chúng ta yêu thương giống như Chúa Jêsus, chúng ta sẽ đáp ứng với các mạng lịnh của Ngài với sự vâng phục theo chiều dọc và đi xa hơn theo chiều ngang. Minh họa: Tình yêu thương là bông trái tối thượng trong đời sống của chúng ta. Mọi sự chúng ta làm phải được sàng lọc qua tình yêu thương của chúng ta đối với Ngài và đối với tha nhân. Chúng ta thà là mất bất cứ thứ gì chúng ta có, ngay trong đời sống chúng ta, hơn là mất tình cảm của dành cho Ngài và cho anh em chúng ta! Tại sao điều nầy quan trọng như thế chứ? Giăng 13:35; 1 Giăng 4:19-21; 1 Giăng 3:6-19.
Phần kết luận: Tôi nghĩ các nhà thờ và người đi nhà thờ đã bỏ lỡ con thuyền trong thế hệ nầy. Nhiều nhà thờ đang cấu trúc lại mọi sự họ làm hầu cho họ trở nên giống như "những người tìm kiếm cách thân thiện". Tôi không dám chắc số người đó đang tìm kiếm loại "nhà thờ thân thiện" nhiều như họ đang tìm kiếm "bạn hữu". Thế gian đang chờ đợi người nào nhìn biết Thiết Hữu Tốt Nhứt Chúng Ta Từng Có để đời sống của họ lấy Ngài làm khuôn mẫu và sống giống như Ngài đã sống đời sống đó.
Cho phép tôi kết thúc với đôi ba câu hỏi.
1. Có phải bạn là bạn hữu của Chúa Jêsus không?
2. Có phải là một người bạn giống như Chúa Jêsus?
3. Có phải bạn bằng lòng trở nên bạn hữu Ngài và là một người bạn giống như Ngài?
Tối nay sẽ là một buổi tối quan trọng cho dân sự của Chúa bắt đầu quá trình ngày càng trở nên giống như Chúa Jêsus.



Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Giăng 15:1-11: "Chúa Jêsus: Gốc Nho Thật"




Giăng 15:1-11
CHÚA JÊSUS: GỐC NHO THẬT
Phần giới thiệu: Giăng 14:31 cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus và các môn đồ sắp sửa rời khỏi Phòng Cao, là nơi họ đã dự Lễ Vượt Qua. Họ sắp sửa bước vào Vườn Ghếtsêmanê, ở đó Chúa Jêsus sẽ dâng lời cầu nguyện trong vai trò Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm và rồi sau đó sẽ bị bắt bởi đám đông do Giuđa dẫn tới.  Chúa Jêsus phán ra những lời lẽ gắn kết các chương 15 và 16 lại trong khi họ bước vào ngôi vườn.
            Trong chương nầy, Chúa Jêsus được phác họa là Gốc Nho Thật.  Hãy hình dung Chúa Jêsus cùng người của Ngài đang đi qua các con đường tối tăm của thành phố rồi băng qua mấy bức tường đến vùng ngoại ô chung quanh. Trong thời điểm nầy của năm, giữa tháng Tư, những gốc nho sẽ bắt đầu trổ hoa với sự hứa hẹn một mùa thu hoạch bội thu. Khi Chúa Jêsus cùng đi với các môn đồ, có lẽ Ngài đã với tay ra hái một nhánh nho rồi sử dụng nó để dạy dỗ một bài học cho người của Ngài. Ngài ước ao muốn dạy cho họ biết về mối quan hệ quan trọng nhất họ đang có trong đời sống của họ, mối quan hệ với Chúa Jêsus và với Cha của Ngài.
            Chúng ta sẽ tự hỏi lòng: "Tại sao Chúa Jêsus lại ban cho họ sự dạy dỗ nầy khi ấy?" Câu trả lời rất đơn giản: Họ cần sự dạy dỗ đó! Những người nầy vừa được thông báo cho biết rằng Chúa Jêsus sẽ đi xa, song công việc của Ngài vẫn sẽ còn tiếp diễn, và công việc ấy sẽ tiếp tục qua họ và qua đời sống của họ, Giăng 14:12. Nếu họ cần phải cáng đáng công việc của Chúa, thế thì họ cần phải biết cách thức tạo ra loại bông trái trong đời sống của họ.
            Hôm nay, chúng ta đã được khoảng 2.000 năm tính từ đêm hôm đó, song công việc của Chúa đang tiếp tục. Đức Chúa Trời vẫn làm việc qua các môn đồ của Đức Chúa Jêsus Christ để hoàn thành công tác của Ngài và sẽ hoàn thành trong thế gian ngày hôm nay. Phần nhiều người trong chúng ta có thể ngồi ở đây rồi tự hỏi làm sao chúng ta có thể làm công việc của Chúa và làm sao chúng ta có thể tạo ra loại bông trái đó trong chính đời sống của chúng ta. Phải, câu trả lời được thấy trong những câu Kinh thánh nầy. Vì phân đoạn Kinh thánh nầy nói tới việc trở thành Môn Đồ chân chính và về cách thức kết quả cho sự vinh hiển của Chúa. Chúng ta hãy dành ra một vài phút sáng nay để xem bức chân dung nầy về Chúa Jêsus: Gốc Nho Thật và xem xét cách thức chúng ta có thể ngày càng trở nên giống như Ngài hơn.
I. NHÂN CÁCH CỦA GỐC NHO THẬT     (các câu 1-3)
A. Tính xác thực của Gốc Nho Thật Chúa Jêsus và chỉ một mình Chúa Jêsus có sự sống ở bên trong Ngài, Giăng 14:6. Tất cả các gốc nho khác đều là giả mạo. Chỉ một mình Ngài là nguồn thực của sự sống phong phú, đời đời.
B. Đấng Làm Vườn của Gốc Nho Thật Từ ngữ "nông dân" đề cập tới người tỉa sửa gốc nho, người làm vườn, là người có trách nhiệm chăm sóc vườn nho. Chúa Jêsus phán rằng Cha Thiên Thượng là Đấng Làm Vườn.
(Minh họa: Cụm từ chính trong câu 2 là "trong Ta". Điều nầy khiến chúng ta nhìn biết rằng chúng ta đang xử lý với hạng tín đồ chơn thật. Chúa Jêsus không nói tới những kẻ tuyên xưng Đấng Christ thế mà lại chưa hề có Ngài, Ngài không nói tới lúa mì và cỏ lùng, mà chỉ nói tới lúa mì mà thôi).
            Đấng Làm Vườn dính dáng vào mọi sự cần phải làm với Gốc Nho. Câu nầy nhắm vào ba bổn phận đặc biệt mà Đấng Làm Vườn quan tâm đến Gốc Nho.
1. Bảo hộ Nghĩa là, Đấng Làm Vườn cung ứng sự quan phòng và bảo hộ dịu dàng dành cho Vườn Nho. (Minh họa: Bạn há chẳng vui khi thấy Chúa nhìn thấy hết mọi sự sao? Tôi ngợi khen Chúa vì sự biết chắc rằng chẳng có gì qua được cái nhìn của Cha Thiên Thượng của tôi cả – Châm ngôn 15:3).
2. Luyện lọc Đấng Làm Vườn sử dụng ba phương pháp chính luyện lọc vườn nho của Ngài.
a. Ngài thách thức nhánh nho“chặt hết" có nghĩa lànâng lên hay làm cho nó cao lên. Nghĩa là, Đấng Làm Vườn sẽ cầm lấy nhánh nho không kết quả rồi nâng nó lên khỏi đất, hầu cung ứng cơ hội tốt hơn để nó kết quả.
(Minh họa: Ở một cấp độ riêng tư, điều nầy có ý nói rằng khi chúng ta đang ở một chỗ trong đời sống Cơ đốc của mình, ở đó chúng ta không kết quả và trơ trụi, Chúa sẽ chạm vào đời sống chúng ta; Ngài sẽ quấy rối giấc ngủ của chúng ta và Ngài sẽ nâng chúng ta lên cao hơn với nổ lực thách thức chúng ta và gây sốc để chúng ta lớn lên. Có nhiều lúc, khi Chúa chỉ có thể đạt được điều nầy qua sự sửa phạt. Nếu sự sửa phạt được đáp ứng bằng sự ăn năn, Ngài sẽ khiến cho chúng ta kết quả cho sự vinh hiển của Ngài. Tuy nhiên, nếu chúng ta chọn cứ tiếp tục sống trong tội lỗi của mình, có một tội lỗi dẫn đến sự chết, 1 Giăng 5:16).
(Minh họa: Có phải Chúa đang thách thức các lãnh vực trong đời sống của bạn không? Nếu thực vậy, đừng tránh né sự thách thức của Ngài. Thay vì tránh né Đức Chúa Trời, hãy xây lại mà chạy đến với Ngài. Rốt lại, sự sửa phạt của Ngài luôn luôn là minh chứng cho tình yêu thương của Ngài, Khải huyền 3:19, và cho mối quan hệ của bạn với Ngài, Hêbơrơ 12:8).
b. Ngài tỉa sửa nhánh nho Nghĩa là, Đấng Làm Vườn cất bỏ đi nhiều thứ ra khỏi nhánh hầu cho sức sống của nó được đầy tràn. Những thứ như nhánh nhiều chồi, những cái nụ vô dụng, mấy chỗ mọc không đúng hướng, những cái lá không màu, v.v… Bất cứ thứ gì tiêu thụ sức sống nhưng chẳng có kết quả thì phải bị dứt bỏ hết! 
            (Minh họa: Cũng một thể ấy trong đời sống của người tin Chúa. Khi chúng ta để cho nhiều thứ trong đời sống của chúng ta ngăn trở cách ăn ở của chúng ta với Chúa, khi ấy chúng ta đang ở trong mối nguy hiểm sẽ bị chặt đi. Minh họa: "Chặt" nghe thì thấy khá đau, và luôn luôn là không dễ cắt bỏ cái rác ra khỏi đời sống của chúng ta, nhưng nếu chúng ta không chịu tỉa sửa, chắc chắn Chúa sẽ làm việc ấy! Hãy chú ý lời khuyên được ghi lại ở Hêbơrơ 12:1).
            (Minh họa: Việc tỉa sửa nầy hoàn tất bằng cách nào? Bởi Lời của Đức Chúa Trời - câu 3).
1. Giống như tấm gương, Lời của Đức Chúa Trời tỏ ra nhiều nan đề – Giacơ 1:23-24.
2. Giống như con dao, Lời của Đức Chúa Trời cắt thấu tận đáy lòngHêbơrơ 4:12.
            (Minh họa: Thắc mắc sáng nay là đây: có phải Chúa đang phán với bạn qua Lời của Ngài? Nếu thật vậy, bạn có chú ý tới sự kêu gọi ra từ Chúa không? Nếu không, thế thì tôi thách bạn hãy để cho Chúa tỉa sửa đời sống của bạn bằng Lời của Ngài. Nếu việc tỉa sửa ấy chưa xong, khi ấy Ngài sẽ còn tỉa sửa nhiều nữa).
I. Nhân Cách Của Gốc Nho Thật
II. MỤC ĐÍCH CỦA GỐC NHO THẬT (các câu 2-8)
A. Có một mục đích riêng biệt (câu 2) Gốc Nho chỉ có một mục đích: tạo ra trái. Gốc Nho tồn tại vì chỉ một mục đích ấy. Không có trái, gốc nho và mọi nổ lực của nó đều vô ích. Gốc Nho Thật có một mục đích duy nhứt và mục đích ấy là kết quả cho sự vinh hiển của Chúa.
B. Có một mục đích nổi bật (câu 8) Lý do Gốc Nho ao ước tạo ra trái là để cho người tỉa sửa gốc nho nhận lãnh vinh dự. Khi trái đốc ra trong một vườn nho, Gốc Nho, các nhánh nho, đất, ngay cả trái đều chẳng nhận được công trạng gì hết. Mọi vinh quang đều chuyển hết cho Đấng Làm Vườn. Cũng một thể ấy với Chúa Jêsus. Mọi sự Ngài đã và đang làm đều tôn vinh hiển cho Cha Ngài.
(Minh họa: Điều nầy đáng phải là ao ước luôn bùng cháy của từng con cái Đức Chúa Trời sáng nay. Nghĩa là, hãy sống đời sống của chúng ta từng phút một đem sự vinh hiển cho Cha ở trên trời, I Côrinhtô 10:31. Có việc gì đó sai trái trong bất cứ đời sống nào khi chẳng có ao ước đem sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương chúng ta, nâng đỡ chúng ta và chăn sóc chúng ta suốt linh trình).
C. Có một mục đích được ủy thác Hãy chú ý lẽ thật nầy. Gốc Nho tự nó không mang trái! Trái của nó nằm ở các nhánh. Các nhánh nho có bổn phận phải mang trái. Gốc Nho cung ứng sự sống của nó cho các nhánh và chúng nhận lấy sự sống đó rồi sử dụng nó để mang trái. Ở đây là một lời cho các nhánh về sự mang trái của chúng ta.
1. Các đức tính cho việc mang trái Chỉ có 2 đức tính.
a. Nhánh phải được tháp vào Gốc Nho (câu 2) Nếu bạn chưa ở trong Gốc Nho, khi ấy chẳng có cách nào để bạn dự phần vào sự sống của Gốc Nho. Mọi sự nầy nói tới sự hiệp một quan trọng giữa người tín đồ và Đức Chúa Jêsus Christ, là Gốc Nho Thật.
(Minh họa: Chúng ta cần phải công nhận chỗ đứng của chúng ta sáng nay. Nếu chúng ta đang ở trong Gốc Nho, thế thì chúng ta đã ở trong Ngài tại đồi Gôgôtha và khi Ngài sống lại từ kẻ chết, Rôma 6. nếu đấy là trường hợp, thế thì người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh trên thập tự giá và chúng ta đã sống lại để bước đi một đời mới trong Chúa Jêsus. Nếu chúng ta đang ở trong Ngài, thế thì chúng ta đang ở trong Ngài hôm nay, nghĩa là, chúng ta đã thăng thiên về trời rồi và đã ngồi ở đó trong Thân vị của Cứu Chúa phước hạnh của chúng ta – Êphêsô 2:6).
b. Nhánh nho phải ở trong Gốc Nho (các câu 4-5) Nghĩa là, chúng ta phải giữ mối giao thông mật thiết với Gốc Nho nếu Ngài ngự đến sống qua chúng ta, tạo ra trái của Ngài trong đời sống của chúng ta. Điều nầy chỉ đạt được bởi việc "ở" trong Ngài! Làm sao một người ở trong cho được chứ? Cầu nguyện, nghiên cứu Ngôi Lời, tự chối bỏ mình, đến gần Đức Chúa Trời! Chúng ta càng ở gần Gốc Nho, sự sống của Ngài càng tuôn tràn qua chúng ta để tạo ra trái mà Ngài hằng mong ước. (Nhiều Cơ đốc nhân đang sống không kết quả và trơ trụi thiệt là kỳ cục dường bao? Bạn sẽ mô tả sự sống của bạn sáng nay như thế nào đây? Có phải bạn kết nhiều quả cho Chúa không?)
c. Nhánh phải sẵn sàng đối với Gốc Nho (câu 5) Tôi muốn nhắc cho bạn nhớ rằng: có phải việc mang trái là sinh hoạt thụ động nơi phần của nhánh nho hay không? Nếu nhánh nho chỉ ở trong Gốc Nho, khi ấy Gốc Nho chắc chắn sẽ tạo ra trái của nó. Tôi không biết về bạn, nhưng tôi nhìn thấy lẽ thật ấy đang được phát ra! Tôi không bị buộc phải làm gì khác hơn là cứ ở trong mà thôi. Chính trách nhiệm của Gốc Nho tạo ra trái của Ngài trong đời sống chúng ta. Điều đó buông tha chúng ta không phải hoạt động và lao động để nhận được sự tán thưởng của Ngài. Nếu chúng ta chịu phục theo, Ngài sẽ sống qua đời sống của bạn và của tôi!
            (Minh họa: Khi chúng ta nói về trái, chúng ta muốn nói tới điều gì vậy? Cái gì sẽ được tạo ra trong đời sống chúng ta khi chúng ta đầu phục? Làm sao chúng ta biết một khi trái sẽ được tạo ra qua chúng ta? Có ba trái cơ bản Chúa kết lấy trong đời sống của con cái Ngài. Đấy là:
1. Sự nên thánh Nghĩa là, chúng ta càng trở nên giống như Ngài - Rôma 6:22; Philíp 1:11; Côlôse1:10.
2. Về mặt thuộc linh Nghĩa là, chúng ta càng cư xử giống như Ngài hơn - Galati 5:22-23.
3. Linh hồn Nghĩa là, chúng ta có gánh nặng giống như Ngài - Rôma 1:13.
2. Chất lượng của trái Đây không phải là trách nhiệm của nhánh! Khi chúng ta ở trong Gốc Nho và Ngài tái tạo đời sống của Ngài nơi chúng ta, chúng ta có thể dám chắc rằng trái được tạo ra để làm vinh hiển cho Chúa. Một lần nữa, đây là một lẽ thật có tính cách giải phóng!
3. Số lượng của trái Một lần nữa, đây chẳng phải là trách nhiệm của nhánh. Một số nhánh sẽ kết quả nhiều, một số nhánh sẽ kết quả ít. Điều nầy nương vào ý muốn của Gốc Nho. Bổn phận của bạn, hãy tự mình nhắc lại nhé, là ở trong Gốc Nho!
(Minh họa: Tuy nhiên, rõ ràng là từ mấy câu nầy, Đức Chúa Trời tán thưởng một tiến trình vững chắc ở cấp độ kết quả của chúng ta. Hãy chú ý các câu 2 & 8 – không có trái, có trái, nhiều trái, lắm trái! Chúng ta càng ở gần với Gốc Nho, Ngài sẽ kết trái càng nhiều qua đời sống của chúng ta).
4. Tình trạng sa lầy không kết quả  (câu 6) Không phải mỗi nhánh đều ở trong Gốc như đáng phải có đâu. Nó vẫn được tháp vào, song nó thôi không còn rút tỉa sự sống từ tình trạng đầy dẫy của Gốc Nho nữa. Kết quả là, nó không kết quả và khô héo đi. Khi điều nầy xảy ra, chắc chắn sẽ có ba kết quả:
a. Mất mối tương giao - Ném ra ngoài Không được ở trong (Minh họa: Không thể mất mối quan hệ. Nhánh khô vẫn có chính bổn tánh y như Gốc Nho, nhưng nó không còn gắn bó theo ý nghĩa còn có mối tương giao nữa).
b. Mất sức sốngKhô héo Chẳng có sự sống nữa! Chết đi và khô héo. Điều nầy mô tả nhiều Cơ đốc nhân ngày nay! Nó chẳng còn hữu dụng nữa, nhưng giờ đây có tình trạng chết chóc ở đó hơn là sự sống. Có sự yếu đuối hơn là có sức mạnh. Có sự trống không hơn là đầy dẫy. Tôi muốn nói với bạn là hãy quay trở lại rồi làm mới lại mối tương giao đã bị hư mất kia. Một lần nữa, hãy khởi sự rút lấy sự sống đó từ Gốc Nho rồi bắt đầu sinh lợi (trái) cho Ngài.
c. Mất phần thưởngKhi đời nầy qua đi, sẽ có nhiều người xưng danh Chúa Jêsus mà lại chẳng kết quả chi hết. Họ sẽ kinh nghiệm sự mất mát từng phần thưởng một, I Côrinhtô 3:13-15.  Có nhiều người nghĩ là họ sẽ hài lòng đủ khi được lên Thiên đàng, nhưng sẽ có một ao ước muốn có phần thưởng để đem đặt nơi chơn của Ngài. Có lẽ bạn đã nghe nói: "Được lắm” rồi, có phải không?  Chỉ nghe được câu nói đó một khi bạn là một nhánh kết quả kìa!
I. Nhân Cách Của Gốc Nho Thật
II. Mục đích của gốc nho thật
III. LỜI HỨA CỦA GỐC NHO THẬT (các câu 7-11)
            Người nào ở trong Gốc Nho Thật có thể dám chắc về mọi lời hứa quí báu và chắc chắn của Gốc Nho Thật!
A. Một đời sống cầu nguyện không bị ngăn trở (câu 7) - (Giăng 14:13-14) Tại sao chứ? Khi chúng ta đang ở trong như chúng ta đáng phải có, và khi chúng ta đang rút tỉa sự sống từ nơi Ngài, khi ấy ý chỉ của Ngài sẽ trở thành ý muốn của chúng ta: Nghĩa là, mỗi lúc chúng ta cầu nguyện và mọi sự chúng ta cầu nguyện sẽ phù hợp với ý muốn của Ngài và Ngài sẽ nhậm mọi lời cầu xin của chúng ta.
B. Một tình yêu không dứt (câu 9) Chúa Jêsus yêu thương mọi người luôn luôn, nhưng người nào đang ở trong Ngài đã bước vào một mối quan hệ đặc biệt, sâu sắc với Ngài. Đây là lời hứa của Gốc Nho cho các nhánh nho!
C. Một niềm vui lạ lùng (câu 11) - (Minh họa: Vui mừng không phải là hạnh phúc, nó nương vào những gì đang xảy ra, song nó là một sự khoái lạc sâu sắc ở bên trong). Đây là sự bảo đảm và sự tin cậy sâu sắc vào mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Cha và với Đấng Christ của Ngài đầy dẫy tấm lòng với "sự vui mừng và vinh hiển khôn xiết kể", và kích thích tấm lòng muốn hầu việc Đức Chúa Trời.
            Hãy chú ý các lẽ thật nầy nói về sự vui mừng:
1. Vui mừng là Thiêng Liêng tự nhiên Nó bắt nguồn với Đức Chúa Trời và chỉ được ban cho bởi Đức Chúa Trời. Tuyệt đối sự vui mừng nầy không bị tác động bởi những thứ vật chất hay thuộc về đời nầy.
2. Vui mừng không nương vào tình trạng hạnh phúc Niềm vui của Đức Chúa Trời ổn định trong mọi thời điểm, ngay cả thời điểm khó khăn nhất!
3. Vui mừng là sản phẩm của đức tin Khi một người quyết chắc về chỗ đứng của mình trong Đấng Christ, vui mừng là kết quả!
4. Vui mừng trong Chúa tạo ra sự trung tín đối với Chúa Nêhêmi 8:10, sự vui mừng của Ngài là sức lực của chúng ta, sức lực ấy cung ứng cho chúng ta lòng can đảm để đánh trận.
Phần kết luận: Chúa Jêsus là Gốc Nho Thật. Ngài ao ước sống qua đời sống của bạn hầu cho bạn sẽ kết quả cho Cha Thiên Thượng. Khi chúng ta kết thúc, có đôi ba câu hỏi cần phải đưa ra ngay lúc bây giờ:
1. Có phải bạn đang sống "trong Gốc Nho"? Có phải bạn đã được cứu rồi được tháp vào Chúa Jêsus không?
2. Có phải bạn đang "ở trong Gốc Nho" không? Có phải bạn đang rút tỉa sức lực từ nơi Ngài hầu cho Ngài có quyền tạo ra trái qua đời sống của bạn không?
3. Có phải bạn đang mang trái của Ngài hôm nay?
            Bạn đang đứng ở đâu với Chúa Jêsus hôm nay? Nếu Đức Chúa Trời đã tỏ ra những lãnh vực trong đời sống của bạn cần phải tỉa sửa hay cần được xử lý với hôm nay, thế thì tôi thách bạn hãy đến với Chúa Jêsus rồi để cho Ngài lo liệu về nhu cần của bạn. Nếu bạn chưa bao giờ được cứu, làm ơn hãy đến rồi cho phép tôi chỉ cho bạn thấy cách thức bạn có thể được tháp vào trong Gốc Nho rồi trở thành một con cái của Đức Chúa Trời. Có nhu cần chăng? Nếu có, Chúa Jêsus là nguồn tiếp trợ! Bạn hãy đến một khi Chúa đã kêu gọi bạn!





Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Giăng 15:1-8: "Những Bài Học Từ Vườn Nho Của Chúa"



Giăng 15:1-8
NHỮNG BÀI HỌC TỪ VƯỜN NHO CỦA CHÚA

Phần giới thiệu: Giăng 14:31 cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus và các môn đồ sắp sửa rời khỏi Phòng Cao, là nơi họ đã dự Lễ Vượt Qua. Họ sắp sửa bước vào Vườn Ghếtsêmanê, ở đó Chúa Jêsus sẽ dâng lời cầu nguyện trong vai trò Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm và rồi sau đó sẽ bị bắt bởi đám đông do Giuđa dẫn tới.  Chúa Jêsus phán ra những lời lẽ gắn kết các chương 15 và 16 lại trong khi họ bước vào ngôi vườn.
            Trong chương nầy, Chúa Jêsus được phác họa là Gốc Nho Thật.  Hãy hình dung Chúa Jêsus cùng người của Ngài đang đi qua các con đường tối tăm của thành phố rồi băng qua mấy bức tường đến vùng ngoại ô chung quanh.
            Khi họ đi về hướng Vườn Ghếtsêmanê, Chúa Jêsus bắt đầu trao đổi với người của Ngài về cây nho, tỉa sửa nho và kết quả.  Sự dạy nầy khuyến khích điều gì chứ?  Có một vài tiềm năng.  Chắc chắn là họ đã đi ngang qua gần đền thờ, ở đó có một số gốc nho được chạm khắc trên mấy khung cửa. Họ đã đi ngang qua Cổng Vàng, ở đây cũng có những gốc nho tuyệt đẹp được chạm khắc ngay nơi cổng. Tất nhiên, trời lúc ấy là vào tháng Tư, và có ý nói rằng những gốc nho đang bắt đầu trổ hoa với lời hứa một mùa hái nho thật dư dật. Khi Chúa Jêsus cùng đi với các môn đồ, có lẽ Ngài đã với tay ra hái một nhánh nho rồi sử dụng nó để dạy dỗ một bài học cho người của Ngài. Nhưng hãy đợi đấy, sự dạy dỗ thậm chí rất là quan trọng! Biểu tượng nói tới nước Do thái là một gốc nho, Thi thiên 80:8-10. Cũng chính lẽ thật nầy được thấy có ở Êsai 5:1-2. Nhưng, cây nho nầy đã không sống theo mục đích được dự trù cho nó, Giêrêmi 2:21; Ôsê 10:1.  Vì lẽ đó, Đức Chúa Trời đã sai Con của Ngài đến, Chúa Jêsus ngự vào trong thế gian nầy trong vai trò Gốc Nho Thật. Những gì Israel đã thất bại không làm được, Ngài sẽ hoàn thành! Bất cứ điều gì gợi ý cho sự dạy dỗ nầy đêm đó, rõ ràng là Ngài ước ao muốn dạy cho họ biết về mối quan hệ quan trọng nhất họ đang có trong đời sống của họ, mối quan hệ với Chúa Jêsus và với Cha của Ngài.
            Chúng ta sẽ tự hỏi lòng: "Tại sao Chúa Jêsus lại ban cho họ sự dạy dỗ nầy khi ấy?" Câu trả lời rất đơn giản: Họ cần sự dạy dỗ đó! Những người nầy vừa được thông báo cho biết rằng Chúa Jêsus sẽ đi xa, song công việc của Ngài vẫn sẽ còn tiếp diễn, và công việc ấy sẽ tiếp tục qua họ và qua đời sống của họ, Giăng 14:12. Nếu họ cần phải cáng đáng công việc của Chúa, thế thì họ cần phải biết cách thức tạo ra loại bông trái trong đời sống của họ. Ngài muốn họ nhìn biết rằng cách duy nhứt để họ được kết quả cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời là ở trong Ngài, là Gốc Nho Thật.
            Hôm nay, chúng ta đã được khoảng 2.000 năm tính từ đêm hôm đó, song công việc của Chúa đang tiếp tục. Đức Chúa Trời vẫn làm việc qua các môn đồ của Đức Chúa Jêsus Christ để hoàn thành công tác của Ngài và sẽ hoàn thành trong thế gian ngày hôm nay. Phần nhiều người trong chúng ta có thể ngồi ở đây rồi tự hỏi làm sao chúng ta có thể làm công việc của Chúa và làm sao chúng ta có thể tạo ra loại bông trái đó trong chính đời sống của chúng ta. Phải, câu trả lời được thấy trong những câu Kinh thánh nầy. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với bạn một vài bài học đơn giản mà chúng ta có thể tiếp thu từ Chúa Jêsus. Tôi muốn rao giảng về tư tưởng nầy: Những Bài Học Từ Vườn Nho Của Chúa. Những câu Kinh thánh quí báu nầy dạy cho chúng ta biết cách thức chúng ta có thể trở thành những nhánh nho kết quả cho sự vinh hiển của Chúa.

I. MỘT BÀI HỌC VỀ MỐI QUAN HỆ
A. Ở câu 2, Chúa Jêsus sử dụng cụm từtrong Ta”.  Ngài đang nói cho chúng ta biết rằng Ngài đang phán dạy ở đây cho những người đang ở trong mối quan hệ quan trọng, cung ứng sự sống với chính mình Ngài; Ngài đang phán với những người nào đã được cứu.  Không một người nào sẽ bị xem là một nhánh nho trong Gốc Nho của Chúa trừ phi có một sự gắn bó quan trọng với Ngài. Không một người nào có thể có được kết quả cho sự vinh hiển của Chúa trừ phi họ được tháp vào Gốc Nho. Không ít hơn 6 lần trong mấy câu nầy, Chúa Jêsus sử dụng cụm từ trong Ta”. Ngài đang nói về một tình huống là một sự cần thiết tuyệt đối cho sự sống và cho việc kết quả.
B. Làm thế nào một người được xem là đang ở trong Chúa Jêsus? Cách duy nhứt điều nầy có thể xảy ra là khi sự sanh lại diễn ra. Điều nầy xảy ra khi một người chính họ đạt tới mức thấy mình là một tội nhân. Họ bị thuyết phục về mọi tội lỗi của họ rồi ý thức Chúa đang kêu gọi họ hãy đến với Ngài. Họ đáp ứng với sự kêu gọi của Ngài bởi đức tin, tiếp nhận công tác đã hoàn tất của Chúa Jêsus tại đồi Gôgôtha  như phần trả giá cho tội lỗi của họ, rồi xưng Ngài là Cứu Chúa của linh hồn họ. Đây là phương thức cứu rỗi của Kinh thánh, Rôma 10:9, 10:13; Công Vụ các Sứ Đồ 16:31.
C. Bây giờ, có nhiều người đang ở trong tôn giáo; và có nhiều người đang ở trongnhà thờ. Có nhiều người là hạng người đạo đức khăng khăng, nhưng như thế không có nghĩa là họ đang ở trong Chúa Jêsus! Thực vậy, có nhiều người đang và sẽ bị dối gạt trong vấn đề nầy, Mathiơ 7:21-23. Đừng để cho điều đó xảy ra cho bạn! Phải biết chắc bạn đã được cứu và bạn đã được tháp vào trong Gốc Nho Thật, Rôma 9:17.
D.  Không một người nào có thể trở thành nhánh nho kết quả cho sự vinh hiển Đức Chúa Trời trừ phi họ có một gắn kết quan trọng, cung ứng sự sống với Gốc Nho. Nếu không có sự gắn kết quan trọng đó, nhựa sống không thể tuôn đổ vào và đi qua bạn. Trước khi bạn có được thứ gì khác, từ Đức Chúa Trời hay với Đức Chúa Trời, bạn phải có mối quan hệ đó với Đức Chúa Trời. Trước khi bạn có hy vọng về Thiên đàng, hay sự tha tội, bạn phải có mối quan hệ với Ngài. Bạn có thể xác định vào thời điểm nào đó trong cuộc sống, lúc mối quan hệ ấy bước vào đời sống của bạn không? Nếu chưa, bạn có thể được tháp vào ngay hôm nay, nếu bạn chịu đến với Đức Chúa Jêsus Christ, bởi đức tin, và hãy kêu cầu Ngài để linh hồn bạn được cứu. Ngài sẽ không xua bạn đi đâu, Giăng 6:37. Rốt lại, chỉ hãy nhìn xem mọi sự mà Ngài đã làm để cứu bạn thôi!  (Minh họa: Giăng 3:16; Êsai 53:1-12; Rôma 10:21).
II.  MỘT BÀI HỌC VỀ SỰ TÁI TẠO
A. Một cây nho có một mục đích riêng biệt: ấy là kết quả. Nhưng, nếu bạn chịu để ý, chính cây nho không kết quả được. Nó ủy thác việc mang trái cho các nhánh. Gốc nho có trái, song trái của nó nằm ở các nhánh kia kìa!
            Cũng một thể ấy với Đức Chúa Jêsus Christ. Ngài đến với trần gian nầy để chịu chết trên thập tự giá vì cớ tội lỗi của con người sa ngã, Mác 10:45; Luca 19:10; Giăng 18:37. Bông trái của Ngài là những linh hồn được cứu bởi ân điển của Ngài. Trái của Ngài là những người tin Chúa. Trái của Ngài là những nhánh đã được tháp vào Ngài bởi ân điển. Trái của Ngài là chúng ta, và Ngài đã ủy thác việc mang trái cho bạn và tôi.
B. Minh họa: Khi một nhánh được tháp vào một cây ăn trái, nó nhận được sự sống từ cây, nhưng nó tiếp tục mang lấy chính loại quả của nó. Thí dụ, nếu bạn tháp một nhánh từ cây đào vào cây táo, nhánh được tháp đó sẽ tiếp tục mang lấy những quả đào, trong khi cây chủ mang lấy các quả táo. 
            Tuy nhiên, khi một nhánh hoang được tháp vào Đức Chúa Jêsus Christ Gốc Nho Thật, nhánh hoang đó tiếp nhận một bổn tánh mới. Tội nhân hư mất nào đến với Chúa Jêsus để được cứu, họ nhận lãnh từ Chúa một bổn tánh mới. Thực vậy, người ấy đang nhận lãnh bổn tánh thiêng liêng, I Phierơ 2:5.  Đấy là cốt lõi của việc “sanh lại”.  Nó biến đổi người nào được cứu thành con người mới”, II Côrinhtô 5:17. Kết quả là, sự sống của Chúa Jêsus, Gốc Nho Thật, tuôn tràn qua cá nhân được cứu và nhánh mới đó mang lấy trái của Gốc Nho.
C. Bạn để ý đi, rồi nhìn thấy Đức Chúa Trời, trong những câu nầy, rằng Ngài mong mỏi chúng ta phải kết quả. Bạn cũng sẽ để ý thấy rằng có một quá trình trong việc mang trái của chúng ta. Câu 2 nhắc tới không kết quả, kết quảsai trái. Câu 8 nói tới kết nhiều quả. Tôi nhận được từ điều nầy, ấy là Đức Chúa Trời mong mỏi chúng ta luôn luôn tấn tới trong tiến trình mang lấy trái.
            Khi chúng ta nói tới việc kết quả”, chúng ta đang nói tới điều gì chứ? Điều chi được tạo ra trong đời sống của chúng ta khi chúng ta sinh lợi? Làm sao chúng ta biết trái có được tạo ra qua chúng ta hay không? Đây là ba trái cơ bản mà Chúa kết lấy trong đời sống của con cái Ngài. Đó là:
            1. Sự nên thánh Nghĩa là, chúng ta ngày càng trở nên giống như Ngài - Rôma 6:22; Philíp 1:11; Côlôse 1:10.
            2. Về tâm linh Nghĩa là, chúng ta cư xử giống như Ngài Galati 5:22-23.
            3.  Linh hồn – Nghĩa là, chúng ta có gánh nặng giống như Ngài  - Rôma 1:13.
D. Có phải Chúa Jêsus đang sống đời sống của Ngài qua bạn hôm nay không? Có phải bạn đang mang trái cho sự vinh hiển của Ngài không? Đây là bí quyết thành công của Phaolô trong vai trò một Cơ đốc nhân, Galati 2:20. Bông trái bạn đang mang, hay chưa mang, nói nhiều về đời sống của bạn – Mathiơ 7:16-20; Mathiơ 12:33.
III. MỘT BÀI HỌC VỀ TRÁCH NHIỆM
A. Khi chúng ta nghĩ đến việc mang trái, chúng ta lùi lại, nghĩ rằng việc ấy rất là khó và chúng ta không thể mang nổi. Có nhiều tín đồ nghĩ rằng việc mang trái là dành cho hạngsiêu thánh đồ, và cho những người nào đã đạt tới mức. Sự thực thì, việc mang trái cho Chúa chẳng khó khăn gì lắm đâu! Thật vậy, đây là một trong những việc đơn sơ nhất mà bất cứ người tín đồ nào cũng có thể làm được! Tôi sẽ đi một bước xa hơn. Việc mang trái là một sinh hoạt thụ động một cách tuyệt đối. Nếu bạn chịu làm một việc, thế thì trái sẽ kết trong đời sống của bạn! 
            Việc đó là việc gì? Việc nầy đã được nhắc lại những 6 lần trong mấy câu nầy. Việc duy nhứt đòi hỏi các nhánh để mang trái là một thực tại đối với họ, ấy là họ phải trong Chúa Jêsus. Nếu các nhánh sẽ ở trong Chúa Jêsus, chúng sẽ mang trái cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Việc duy nhứt Chúa đòi hỏi ở các nhánh là chúng phải ở trong Ngài và rút tỉa sức sống của chúng từ đó. Nếu điều nầy xảy ra, trái sẽ luôn luôn là kết quả!

(Minh họa: Tôi chưa hề nhìn thấy một cây ăn quả, một cây nho, hay bất kỳ cây mang trái nào khác phấn đấu để tạo ra trái của chúng cả. Những nhánh cây sẽ tự sinh lợi theo ý muốn của gốc nho; sự sống của nó tuôn tràn qua chúng và trái hiện ra!)

B.  Làm thế nào một người ở trong Chúa Jêsus được chứ? Thứ nhứt, bạn phải ở trong Chúa Jêsus. Bạn phải được cứu đã! Sau khi đó, bạn ở trong Ngài qua sự cầu nguyện, nghiên cứu Lời của Ngài, suy gẫm về Ngài và Lời của Ngài, câu 4, thờ phượng và ngợi khen, đầu phục hoàn toàn cuộc sống nầy đối với Ngài, Rôma 12:1-2.
         Nếu tôi ở trong Đấng Christ, thế thì tôi phải rút tỉa sự sống của tôi từ nơi Ngài. Tôi phải đem ý muốn mình đầu phục Ngài và để cho Ngài sống đời sống của Ngài qua tôi. Tôi phải đến với tận cùng của bản ngã mình và nhận biết rằng ở ngoài Ngài tôi chẳng là gì hết và tôi sẽ chẳng làm được chi hết.
         Ở trong Chúa Jêsus, nghe thì thấy khó đấy, song chẳng khó khăn gì đâu. Một vài người thực sự thấy khó vì, trong khi nó rất là đơn giản, nó rất đắt giá đấy! Một vài người thực sự muốn trả giá cho toàn bộ sự đầu phục đối với ý muốn của Chúa.
C. Nếu tôi muốn trở thành một nhánh kết quả cho sự vinh hiển của Chúa, tôi phải học biết bí quyết của tình trạng kết quả. Tôi phải học biết ở trong Ngài và rút tỉa sự sống của tôi từ nơi Ngài. Nói khác đi, sẽ chẳng một trái nào từ đời sống của tôi. Không có Ngài, bạn và tôi chẳng có chút gì thuộc linh hết, Giăng 15:4.  Nhưng, với Ngài, chúng ta có thể được đại dụng theo một phương thức cả thể, Philíp 4:13.
D. Chỉ là một tư tưởng trước khi chúng ta tiếp tục trong phân đoạn Kinh thánh nầy; từng nhánh chân chính đều muốn tôn cao Chúa. Từng người nào thực sự đã được cứu bởi ân điển đều có ưu tiên một của mình (dù là nam hay nữ) cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, I Côrinhtô 10:31. Chúa Jêsus nói thật đơn sơ cho chúng ta biết ở câu 8 rằng chúng ta manglắm trái là làm sự vinh hiển cho Chúa. Nếu đấy thực sự là tấm lòng của bạn, thế thì hãy học biết bí quyết của việc ở trong Gốc Nho. Hãy để cho Ngài sống đời sống của Ngài qua bạn và hãy quan sát đi, Ngài sẽ sử dụng bạn để mang lắm trái cho sự vinh hiển của Ngài. 
            Chất lượng của trái ấy không phải là trách nhiệm của tôi.  Tôi chỉ có việc ở trong mà thôi. Ngài sẽ kết loại trái qua tôi, loại trái nào đẹp lòng Ngài.  Số lượng của trái ấy không phải là trách nhiệm của tôi. Bổn phận của tôi là ở trong Ngài. Ngài sẽ tạo ra số lượng của trái từ đời sống của tôi, những gì đẹp lòng Ngài. Nếu chúng ta có thể nắm bắt được lẽ thật là một Cơ đốc nhân kết quả biết ở trong Ngài, cái nắm bắt đó sẽ tạo ra một thế giới khác biệt trong đời sống của chúng ta.

IV. MỘT BÀI HỌC VỀ THỰC TẠI
A. Sự thực đáng buồn là đây: không phải các nhánh đều mang trái cùng một cấp độ đâu. Mỗi nhánh đều mang trái tùy theo nó có thể, Đấng Tỉa Sửa Gốc Nho xử lý với từng nhánh một trong Vườn Nho của Ngài.  Hãy chú ý mọi điều Chúa Jêsus phán dạy.
1. câu 2 Hễ nhánh nào trong ta mà không kết quả thì Ngài chặt hết…” - "Chặt hết" có nghĩa lànâng lên hay làm cho nó cao lên. Đây là một hình ảnh nói tới nhánh cây xà xuống tới đất. Những cái lá của nó thì bẩn thỉu và lấm lem, chúng không thể hấp thụ được ánh sáng mà vì vậy nhánh không thể kết quả được. Người làm vườn nhìn thấy nhánh cây trong tình trạng nầy và người nâng nó lên lại, làm cho nó được sạch sẽ rồi đặt nó vào một vị trí mà ở đó nó có thể tiếp thu ánh sáng, mưa, rồi ở đó nó có thế lớn lên như đáng phải có.
            Ở một cấp độ riêng tư, điều nầy có ý nói rằng khi chúng ta đang ở một chỗ trong đời sống Cơ đốc  của mình, ở đó chúng ta không kết quả và trơ trụi, Chúa sẽ với tới chúng ta; Ngài sẽ quấy rối giấc ngủ của chúng ta và Ngài sẽ nâng chúng ta lên cao hơn với nổ lực thách thức chúng ta và gây sốc để chúng ta lớn lên. 
            Có ba bước trong tiến trình nâng cao nầy. 
            1.) Sự quở trách của Ngài - Hêbơrơ 12:5
            2.) Sự sửa phạt của Ngài - Hêbơrơ 12:5
            3.) Sự đánh đòn của Ngài - Hêbơrơ 12:6 
            Có nhiều lúc, khi Chúa chỉ có thể đạt được điều nầy qua sự sửa phạt. Nếu sự sửa phạt được đáp ứng bằng sự ăn năn, Ngài sẽ khiến cho chúng ta kết quả cho sự vinh hiển của Ngài. Tuy nhiên, nếu chúng ta chọn cứ tiếp tục sống trong tội lỗi của mình, có một tội lỗi dẫn đến sự chết, 1 Giăng 5:16.
            Có phải Chúa đang thách thức các lãnh vực trong đời sống của bạn không? Nếu thực vậy, đừng tránh né sự thách thức của Ngài. Thay vì tránh né Đức Chúa Trời, hãy xây lại mà chạy đến với Ngài. Rốt lại, sự sửa phạt của Ngài luôn luôn là minh chứng cho tình yêu thương của Ngài, Khải huyền 3:19, và cho mối quan hệ của bạn với Ngài, Hêbơrơ 12:8.
2.  câu 2 và Ngài tỉa sửa những nhánh nào kết quả, để được sai trái hơn – Câu nầy có ý tưởng về việc làm cho sạch sẽ. Khi Đấng Làm Vườn nhìn thấy một nhánh nho sắp đốc ra trái, Ngài cất bỏ đi nhiều thứ từ nhánh hầu cho sức sống của nó được đầy tràn. Những thứ như nhánh nhiều chồi, những cái nụ vô dụng, mấy chỗ mọc không đúng hướng, những cái lá không màu, v.v… Bất cứ thứ gì tiêu thụ sức sống nhưng chẳng có kết quả thì phải bị dứt bỏ hết! 
            Cũng một thể ấy trong đời sống của người tin Chúa. Có nhiều thứ trong và quanh chúng ta có thể ngăn trở sự ăn ở của chúng ta với Chúa. Khi chúng ta bắt đầu sống có kết quả, chúng ta có thể đoan chắc rằng Ngài sẽ thanh tẩy chúng ta qua tiến trình tỉa sửa hầu cho chúng ta sẽ sống thật nhiều cho sự vinh hiển của Ngài. Khi chúng ta để cho nhiều thứ trong đời sống của chúng ta ngăn trở cách ăn ở của chúng ta với Chúa, khi ấy chúng ta đang ở trong mối nguy hiểm sẽ bị chặt đi.  Minh họa: "Chặt" nghe thì thấy khá đau, và luôn luôn là không dễ           cắt bỏ cái rác ra khỏi đời sống của chúng ta, nhưng nếu chúng ta không chịu tỉa sửa, chắc chắn Chúa sẽ làm việc ấy! 
B. Hãy lưu ý câu 2, Chúa Jêsus phán rằng chức vụ nầy được thực thi cho từng nhánh một. Không một nhánh nào được miễn trừ khỏi cái chạm của Đấng Tỉa Sửa Gốc Nho thiên thượng và Ngài thách thức chúng ta, thanh tẩy chúng ta để được kết quả cho Ngài.  Chắc chắn là Ngài sẽ luyện lọc đời sống chúng ta và công việc nầy rất là đau đớn. Nhưng, tôi muốn bạn hãy nhớ rằng Ngài chưa bao giờ gần gũi với chúng ta hơn khi bàn tay phục vụ của Ngài đang ở trên đời sống của chúng ta! Cái chạm của Ngài, bất luận đau đớn mà nó có thể gây ra trong phút chốc, là minh chứng rằng bạn thuộc về Ngài và Ngài đang chăm sóc cho bạn đấy!
C. Câu 6 cho chúng ta biết rằng không phải mỗi nhánh đều đáp ứng thích đáng với chức vụ thách thức và luyện lọc của Đấng Làm Vườn đâu. Khi điều nầy xảy ra, có một sự mất mát về mối tương giao và về phần thưởng. Nhiều người đã đọc câu nầy và đã kết luận rằng là khả thi cho một nhánh sẽ bị dứt bỏ ra khỏi Gốc Nho cho đến đời đời. Đây là điều mà Chúa Jêsus đang nói tới:
1. Mất mối tương giao Ném ra ngoài Không được ở trong (Lưu ý: Ở đây không nói về ơn cứu rỗi, mà là nói về mối tương giao!) (Minh họa: Chiếc đồng hồ của ông Nội tôi.  Nó không còn chạy nữa, song tôi giữ nó vì nó là của tôi. Có một mối quan hệ mà tôi không chối bỏ được!) (Minh họa: Không thể mất mối quan hệ. Nhánh khô vẫn có chính bổn tánh y như Gốc Nho, nhưng nó không còn gắn bó theo ý nghĩa còn có mối tương giao nữa).
2. Mất sức sống Khô héo Chẳng có sự sống nữa! Chết đi và khô héo. Điều nầy mô tả nhiều Cơ đốc nhân ngày nay! Nó chẳng còn hữu dụng nữa, nhưng giờ đây có tình trạng chết chóc ở đó hơn là sự sống. Có sự yếu đuối hơn là có sức mạnh. Có sự trống không hơn là đầy dẫy. Tôi muốn nói với bạn là hãy quay trở lại rồi làm mới lại mối tương giao đã bị hư mất kia. Một lần nữa, hãy khởi sự rút lấy sự sống đó từ Gốc Nho rồi bắt đầu sinh lợi (trái) cho Ngài.
3. Mất phần thưởng Khi đời nầy qua đi, sẽ có nhiều người xưng danh Chúa Jêsus mà lại chẳng kết quả chi hết. Họ sẽ kinh nghiệm sự mất mát từng phần thưởng một, I Côrinhtô 3:13-15.  Có nhiều người nghĩ là họ sẽ hài lòng đủ khi được lên Thiên đàng, nhưng sẽ có một ao ước muốn có phần thưởng để đem đặt nơi chơn của Ngài. Có lẽ bạn đã nghe nói: "Được lắm” rồi, có phải không?  Chỉ nghe được câu nói đó một khi bạn là một nhánh kết quả kìa!

Phần kết luận: Chúa Jêsus là Gốc Nho Thật. Ngài hiện hữu để dâng sự vinh hiển cho Cha của Ngài, Đấng Tỉa Sửa Gốc Nho, bằng cách cứu tội nhân, sống qua họ rồi khiến cho họ được kết quả. Với điều nầy trong trí, cho phép tôi kết thúc bằng cách hỏi bạn một vài câu:
1. Có phải bạn đang sống "trong Gốc Nho"? Có phải bạn đã được cứu rồi được tháp vào Chúa Jêsus không?  Nếu chưa, thế thì bạn cần phải đến và bạn cần phải được cứu ngay hôm nay!
2. Có phải bạn đang "ở trong Gốc Nho" không? Có phải bạn đang rút tỉa sức lực từ nơi Ngài hầu cho Ngài có quyền tạo ra trái qua đời sống của bạn không? Nếu bạn đang ở trong tình trạng đó, có lẽ bạn sẽ chẳng muốn biết thêm gì nữa, song nếu bạn chưa ở trong tình trạng đó, bạn sẽ muốn biết điều đó sao cho chắc chắn đấy nhé. Nếu bạn chưa ở trong Ngài và, kết quả là, bạn chưa kết quả như đáng phải có, thế thì bạn cần phải làm một việc gì đó ngay bây giờ đi.
3. Có phải Đấng Làm Vườn đang thực thi công tác luyện lọc tỉa sửa của Ngài trong đời sống của bạn?  Nếu Ngài đã làm như thế, hãy nhớ rằng sở dĩ như thế là vì Ngài yêu thương bạn và Ngài có một chương trình kỳ diệu dành cho đời sống của bạn. Tại sao chưa đến trước mặt Ngài hôm nay rồi cảm tạ Ngài vì không để cho bạn phải “trụi lũi” và vì Ngài quan phòng bạn thật là đầy đủ, Ngài với tới đời sống của bạn, chạm đến bạn rồi kéo bạn đến với Ngài?

            Nếu có những nhu cần trong đời sống thuộc linh của bạn, thời điểm để đến trước mặt Ngài và xử lý với mọi nhu cần của bạn là ngay bây giờ. Chúng ta hãy làm phiền Ngài!