Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Giăng 13:1-20: "Chúa Jêsus: Người Tôi Tớ Khiêm Nhường"


Giăng 13:1-20
Chúa Jêsus: Người Tôi Tớ Khiêm Nhường
Phần giới thiệu: Đêm cuối cùng chức vụ trên đất của Chúa Jêsus rất là sôi động. Ngài đã dâng lên lời cầu nguyện trong vai trò Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm cao trọng của Ngài, dạy dỗ các môn đồ Ngài nhiều lẽ thật có giá trị, giữ Lễ Vượt Qua với các môn đồ và bị nộp vào tay của kẻ thù. Qua mọi sự nầy, Chúa Jêsus biết rõ vào buổi sáng, Ngài sẽ đi lên đồi Gôgôtha và chịu chết trên một cây thập tự vì cớ tội lỗi của nhân loại. Thuộc về Ngài là cái chén cay đắng! Tuy nhiên, trước khi Ngài bắt đầu các biến cố của ban chiều, trước khi họ ngồi vào bàn để cùng nhau dự bữa ăn cuối cùng, Chúa Jêsus dành đôi chút thì giờ để dạy những người nầy một bài học về chức năng tôi tớ vẫn còn phán dạy với chúng ta ngày nay. Trong mấy câu nầy, Chúa Jêsus tỏ ra tấm lòng và sứ mệnh của Ngài. Ngài minh chứng cho mấy người nầy thấy rằng Ngài không đến để cho người ta hầu việc, mà là để hầu việc, Mác 10:45. Khi tỏ mình ra là tôi tớ của loài người, Chúa Jêsus để lại cho chúng ta một hình ảnh cụ thể nói tới loại tấm lòng mà chúng ta cần phải có đối với tha nhân. Trong mấy câu nầy, giữa vòng nhiều việc khác, chúng ta sẽ nhận ra ý muốn của Đức Chúa Trời cho đời sống của chúng ta, ấy là chúng ta học tập để dâng mình vào sự phục vụ cho tha nhân. Khi chúng ta nhìn vào mấy câu nầy hôm này, tôi thách bạn hãy để cho Chúa phán với tấm lòng của bạn. Có lẽ bạn sẽ nhìn thấy chính mình như vốn có thực vậy hôm nay và nếu bạn nhìn thấy như thế, bạn có thể đến với Chúa và để cho Ngài sửa chữa bất cứ điều gì là sai trái trong đời sống của bạn. Chúng ta hãy dành ra mấy phút và xem xét Chúa Jêsus: Người Tôi Tớ Khiêm Nhường.
I. CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI TÔI TỚ KHIÊM NHƯỜNG (các câu 1-5; 18-20)
A. Tình yêu của người tôi tớ khiêm nhường (câu 1) - Câu nầu cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus biết rõ Ngài đang ở gần kề với phần cuối chức vụ Ngài trên đất. Ngài biết rõ Ngài sắp sửa bước lên thập tự giá và chịu khổ vì cớ tội lỗi. Ngài biết rõ sự cuối cùng đang ở gần. Tuy nhiên, qua mọi sự đó, tấm lòng của Ngài vẫn miệt mài với tình yêu thương dành cho các môn đồ Ngài. Kinh thánh chép, Ngài cứ yêu họ "cho đến cuối cùng". Nghĩa là, Chúa Jêsus yêu họ một cách trọn vẹn, vô điều kiện và đời đời. Tình yêu của Ngài không hề phôi phai, thậm chí trong giờ khủng hoảng của chính Ngài.
(Minh họa: Đây đúng là sự khích lệ lớn lao dành cho bạn và tôi! Bạn thấy đấy, Chúa Jêsus yêu chúng ta với cùng loại yêu thương mà Ngài đã đem mà yêu các môn đồ. Giêrêmi cho chúng ta biết rằng đây là thứ tình yêu đời đời, Giêrêmi 31:3. Phaolô cho chúng ta biết chẳng có gì phân rẽ chúng ta ra khỏi tình yêu thương của Đức Chúa Trời, là tình yêu ở trong Đức Chúa Jêsus Christ – Rôma 8:38-39. Bất kể điều chi đang diễn ra trong đời sống của bạn và tôi, chúng ta được yêu thương một cách trọn vẹn, vô điều kiện và đời đời với tình yêu agape của Đức Chúa Trời Toàn Năng!)
B. Đời sống của người tôi tớ khiêm nhường (câu 3) - Câu nầy nói tới đời sống của Chúa Jêsus. Khi Ngài ngự đến trần gian nầy, Ngài đã đến như Đấng được Đức Chúa Trời sai phái để sống một đời sống vô tội rồi trở thành tội lỗi vì hạng người sa ngã, II Côrinhtô 5:21. Ngài đã hoàn tất mọi sự nơi thập tự giá và Ngài biết rõ ở đàng sau thập tự giá, Ngài sẽ trở về cùng Cha của Ngài và một lần nữa dự phần vào sự vinh hiển trên Thiên đàng.
(Minh họa: Chúa Jêsus vốn có một mục đích khi Ngài đến với trần gian nầy và mục đích đó là chịu chết vì cớ tội lỗi - Luca 19:10; Giăng 18:37. Lưu ý: Ngài đã hoàn tất mục đích của Ngài vì ích cho từng người một! Ngài đã làm như thế vì cớ tình yêu thương cao cả của Ngài dành cho bạn. Thực vậy, thập tự giá là minh chứng tuyệt đối, không thể tranh cãi về tình yêu của Ngài - Rôma 5:6-8! Bạn có thể bất kể đến mọi sự khác Đức Chúa Trời đã từng làm cho bạn rồi kể đấy là may mắn hay bất cứ chi, song bạn không thể rùng vai xem khinh sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá vì cớ tội lỗi của bạn được! Thập tự giá đứng như một tấm bia kỷ niệm cho tình yêu đáng sợ của Đức Chúa Trời dành cho bạn và tôi).
C. Việc làm của người tôi tớ khiêm nhường (các câu 2, 4-5) Trong mấy câu nầy, chúng ta thấy Chúa đang làm công việc của một nô lệ. Trong thời buổi ấy, theo thông lệ thì có một tôi tớ đến rửa chơn của quan khách. Nếu chủ nhà không cung ứng loại tử tế nầy, họ sẽ bị xem là kém văn minh và không hiếu khách. Rõ ràng, chẳng có tôi tớ nào sẵn sàng lo làm công việc nầy đối với Chúa Jêsus cùng các môn đồ của Ngài, vì vậy chính mình Chúa Jêsus đứng dậy rời khỏi bạn, bỏ áo xống ngoài của Ngài ra, tự Ngài lấy nước đổ vào chậu rồi bắt đầu rửa chơn của các môn đồ. Tôi có thể hình dung ra nổi kinh ngạc đầy dẫy tâm trí và trên gương mặt họ khi Chúa rửa chơn bẩn thỉu của từng người một. Tuy nhiên, bối cảnh nầy thật khó tả thay, Chúa Jêsus đang làm một việc ở đây chẳng ai biết hết trừ ra một trong số các môn đồ. Ngài đang rửa chơn của chính người mà sau đó, vào buổi tối ấy, đã nộp Ngài cho kẻ thù.
(Minh họa: Chúa Jêsus vốn biết rõ tấm lòng của Giuđa! Ngài biết rõ con người nầy chưa hề được cứu - Giăng 6:64; 70. Chỉ vì Satan "đặt" tư tưởng vào tấm lòng của Giuđa phải nộp Chúa không chỉ ra rằng không cứ cách nào đó Giuđa đã được cứu và rồi lạc mất ơn cứu rỗi của hắn. Vì chính mình Chúa Jêsus đã chỉ ra rồi Giuđa không phải là một trong số các môn đồ thật của Ngài!)
(Minh họa: Thay vì nhắm vào một vấn đề nhỏ trong phần lẽ đạo, thay vì thế chúng ta nên nhìn thấy lẽ thật quan trọng có ở đây. Lẽ thật ấy là đây, mặc dù Chúa Jêsus vốn biết rõ tấm lòng của Giuđa, mặc dù Ngài biết rõ mọi động lực của hắn, mặc dù Ngài biết rõ mọi tính toán của hắn, Ngài vẫn yêu thương hắn và hiến cho hắn vài cơ hội để ăn năn trước khi quá muộn. Thậm chí ở điểm nầy, cũng chưa là quá trễ cho Giuđa để được cứu. Hãy chú ý các câu 18 và 20-27. Trong mấy câu nầy, Chúa Jêsus tỏ ra nhiều lần cho Giuđa thấy rằng Ngài biết rõ hắn đang toan tính gì. Chúa Jêsus đang cung ứng cho Giuđa một cơ hội để xây đời sống của mình trở lại với Đấng Christ. Thậm chí Chúa Jêsus còn phục vụ Giuđa như một nô lệ phục vụ cho chủ mình vậy. Tình yêu của Ngài không hề lạt phai!)
(Minh họa: Đúng là một bài học cho từng người trong phòng nhóm nầy hôm nay, nhưng đặc biệt người nào đang sống ngoài Đức Chúa Jêsus Christ. Làm ơn hiểu cho rằng tình yêu thương của Ngài dành cho bạn sẽ không bao giờ chấm dứt! Bạn có thể từ chối từng nổ lực của Chúa Jêsus đang kêu gọi bạn chạy đến với chính mình Ngài, phải biết chắc rằng bất luận bạn bác bỏ mọi nổ lực của Ngài bao nhiêu lần, bạn sẽ không bao giờ dập tắt được tình yêu của Ngài dành cho bạn và cho linh hồn của bạn. Thực vậy, Ngài đã hạ chính mình Ngài xuống rồi vì ích của bạn, khi Ngài bước lên thập tự giá và chịu chết thay cho bạn!)
I. Công tác của người tôi tớ khiêm nhường
II. LỜI LẼ CỦA NGƯỜI TÔI TỚ KHIÊM NHƯỜNG (các câu 6-11)
A. Một lời cho Simôn (các câu 6-9)
1. Cú sốc của Simôn Phierơ (các câu 6-7) Khi Chúa Jêsus bước tới gần Simôn Phierơ, Phierơ đâm nghi ngay! Ông không thể tin nổi Chúa lại muốn phục vụ ông.
(Minh họa: Tôi đứng với sự kinh ngạc khi tôi xem xét mọi sự mà Chúa đã làm, đang làm và sẽ làm trong đời sống của tôi. Ấy là Ngài yêu thương tôi trỗi hơn sự hiểu biết của tôi. Rốt lại, chẳng có một công trạng nào nơi bất kỳ ai trong chúng ta để tán dương chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta nhận lấy điều mình đáng được, hết thảy chúng ta sẽ ở trong Địa Ngục hôm nay, nhưng cảm tạ Đức Chúa Trời, Ngài không ban cho chúng ta điều chúng ta đáng được, Ngài ban cho điều chúng ta không đáng được! Sự cứu rỗi và mọi ích lợi của ơn ấy là sản phẩm của ân điển Đức Chúa Trời. Chúng ta tận hưởng những gì chúng ta nhận lãnh, không phải vì chúng ta đáng được nó, mà vì Đức Chúa Trời ban nó cho mặc dù chúng ta không đáng được, Êphêsô 2:8-9. Hãy chú ý, chẳng có ai quá tồi tệ đối với ân điển cả - Rôma 5:20).
2. Sự ngoan cố của Simôn Phierơ (câu 8) Khi Phierơ hay được Chúa Jêsus thực sự đang tính làm việc nầy, ông đáp ứng với ba lần tiêu cực. Thực vậy, ông thưa với Chúa: "Chúa sẽ chẳng, không, chẳng rửa chơn tôi bao giờ (you will never, no, never wash my feet!)" Điều nầy tương đương với sự bất kính. Rốt lại, điều kiện thứ nhứt của chức vụ môn đồ là vâng lời. Phierơ chỉ đang từ chối không phục theo Chúa và ông làm vậy qua sự tỏ ra khiêm nhường giả dối. Tuy nhiên, Chúa Jêsus nhắc cho ông nhớ đến một lẽ thật quan trọng. Trừ phi một người bằng lòng phục theo các mạng lịnh của Chúa, người ấy chưa có mối tương giao nào với Chúa cả - Giăng 14:15; 21. Vâng lời là minh chứng của tình yêu thương.
(Minh họa: Có thể chúng ta có khuynh hướng xấu hổ khi Chúa chúc phước cho chúng ta, vì chúng ta biết chúng ta không xứng đáng với sự nhơn từ và ân điển của Ngài. Tuy nhiên, đồng thời, chúng ta nên tiếp nhận các ân tứ của Ngài và hãy ngợi khen Ngài vì cớ chúng. Mối tương giao chơn thật với Chúa Jêsus được thấy chỉ nơi sự đầu phục khiêm nhường đối với chương trình của Ngài. Ngay cả khi chương trình ấy dường như  chứa sự đối kháng với sự khiêm nhường).
3. Sự đầu phục của Simôn Phierơ (câu 9) – Khi Phierơ nghe thấy lời quở trách nhẹ nhàng nầy, ông sấp mình trước mặt Chúa rồi nói: "Nếu việc rửa chơn đem tôi đến gần với Ngài hơn, thế thì đừng dừng lại ở đó, nhưng hãy rửa hết thảy mình mẫy tôi!"
(Minh họa: Đây là thái độ thuận phục mà Đức Chúa Trời có thể chúc phước cho! Ngài muốn chúng ta có mặt ở nơi mà chúng ta luôn tìm kiếm ý muốn của Ngài trước bất kỳ một sự xem xét nào khác. Hãy suy nghĩ việc nầy trong một phút xem. Đâu là động lực của bạn chứ? Phierơ bị tác động bởi tư tưởng được đến gần Chúa hơn. Điều chi đang tác động bạn vậy? Nếu bạn làm hòa với Đức Chúa Trời, điều đó sẽ tác động bạn đấy! Nếu không phải như thế, ắt là có một căn phòng cụ thể dành cho sự cải thiện cách ăn ở của bạn với Chúa đấy).
B. Một lời dành cho mọi thánh đồ (các câu 10-11) Chúa Jêsus đang nói cho Phierơ biết rằng khi một người đã tắm toàn thân rồi, louw, và chân người ấy lấm bụi đất khi đi trên đường, mọi sự người cần ở điểm nầy là rửa chơn thôi, niptw. Hình ảnh ở đây rất rõ ràng cho người tin Chúa. Khi chúng ta tiếp nhận Chúa Jêsus là Cứu Chúa của riêng mình, Ngài rửa sạch chúng ta đối với tội lỗi cho đến đời đời – Khải huyền 1:5; I Phierơ 1:18-19. Chúng ta đã được sạch rồi từ đầu cho đến chơn qua huyết thanh tẩy của Ngài. Tuy nhiên, khi chúng ta bước đi trong cuộc sống, chúng ta có khuynh hướng sa vào trong tội lỗi và chúng ta cần sự thanh tẩy. Không phải cho toàn thân, một khi đã được hoàn tất lúc chúng ta được cứu và có thể không bao giờ được lặp lại. Nhưng, chỉ vì vết uế đặc biệt chúng ta nhóm lại khi chúng ta phạm tội trong cách ăn ở hàng ngày của mình. Đây là chỗ 1 Giăng 1:7 - 2:2 thể hiện rõ ràng (1:7) Nhưng, nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau; và huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta (1:8) Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta lừa dối mình, và lẽ thật không ở trong chúng ta. (1:9) Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác. (1:10) Nhược bằng chúng ta nói mình chẳng từng phạm tội, ấy là chúng ta cho Ngài là kẻ nói dối, lời Ngài không ở trong chúng ta. (2:1) Hỡi con cái bé mọn ta, ta viết cho các con những điều nầy, hầu cho các con khỏi phạm tội. Nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có Đấng cầu thay ở nơi Đức Chúa Cha, là Đức Chúa Jêsus Christ, tức là Đấng công bình. (2:2) Ấy chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa.
(Minh họa: Chúa Jêsus đang dạy cho chúng ta biết rằng chúng ta không cần phải “tái cứu”mỗi lần chúng ta phạm tội, nhưng chúng ta cần phải đến với Ngài để được tha thứ và phục hồi lại mối tương giao. Bạn thấy đấy, nếu bạn cứ lao mình vào trong tội lỗi, bạn sẽ cơi sâu khoảng trống giữa bạn và Chúa. Bí quyết cho sự vui mừng thuộc linh chơn thật là thực hành sự xưng ra tội lỗi và thất bại ở trước ngai ân điển. Bạn thấy đấy, Chúa Jêsus vẫn còn đang rửa chơn trưa hôm nay!)
(Minh họa: Chúng ta cần một tấm lòng giống như tấm lòng của David - Thi thiên 32:5: "Tôi đã thú tội cùng Chúa, không giấu gian ác tôi; Tôi nói: Tôi sẽ xưng các sự vi phạm tôi cùng Đức Giê-hô-va; Còn Chúa tha tội ác của tôi. Sêla").
(Minh họa: Làm ơn lưu ý rằng khi Chúa Jêsus phán các môn đồ đã được sạch, Ngài cũng biết rõ tình trạng của Giuđa! Thật là khó che giấu tình trạng của bạn đối với cặp mắt thấu suốt của Đức Chúa Jêsus Christ. Ngài biết rõ chúng ta đang làm gì và Ngài biết rõ chúng ta sống rất tôn giáo. Ngài biết khi nào chúng ta sống giả hình, và Ngài biết lúc nào chúng ta không thành thực trong đức tin. Ngài biết trường hợp bạn có được cứu hay chưa!?! Bạn sẽ qua mặt được ai nấy trong chúng tôi, song bạn không bao giờ qua được ánh mắt của Chúa Jêsus!)
I. Công Tác Của Người Tôi Tớ Khiêm Nhường
II. Lời Lẽ Của Người Tôi Tớ Khiêm Nhường

III. SỰ KHÔN NGOAN CỦA NGƯỜI TÔI TỚ KHIÊM NHƯỜNG (các câu 12-17)
A. Chúa Jêsus cung ứng một trường hợp (các câu 12-15) Chúa Jêsus đề ra tiêu chuẩn bởi đó mọi người thuộc hạng tôi tớ của Ngài cần phải sống đời sống của họ. Trong hành động nầy của Chúa Jêsus, chúng ta có thể nhận ra Ngài bày tỏ cho các môn đồ thấy rằng hết thảy chúng ta đều mong muốn phục vụ lẫn nhau.
(Minh họa: Các môn đồ Ngài phạm phải việc tranh luận xem ai là lớn nhất trong Nước Thiên Đàng - Luca 22:24. hết thảy họ đều quan tâm AI sẽ lớn nhất trong Thiên Đàng, còn Chúa Jêsus nhắc cho họ nhớ rằng sự cao trọng thật là một sự nghịch lý rất lớn. Con người không bao giờ kiếm được sự tôn trọng của người khác bằng sự vâng phục bắt buộc, nhưng họ kiếm được sự tôn trọng của người khác bằng cách trước hết trở thành người đầy tớ - Mác 10:42-44: "Nhưng Đức Chúa Jêsus gọi họ mà phán rằng: Các ngươi biết những người được tôn làm đầu cai trị các dân ngoại, thì bắt dân phải phục mình, còn các quan lớn thì lấy quyền thế trị dân. Song trong các ngươi không như vậy; trái lại hễ ai muốn làm lớn trong các ngươi, thì sẽ làm đầy tớ; còn ai trong các ngươi muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi mọi người").
    Chúa Jêsus phán rằng con đường dẫn tới sự cao trọng phải qua sự khiêm nhường. Đây là một trong những nghịch lý của đức tin! Có vài con đường khác nữa. Con đường sự sống phải đi qua sự chết. Con đường nhận lãnh là phải ban cho. Con đường dẫn đến sự cao trọng là phải bằng lòng trở thành đầy tớ cho nhiều người khác. Chúng ta hãy đối diện với sự nghịch lý ấy, chẳng có nhiều tôi tớ chơn thật phục vụ trong thời buổi nầy đâu. Mọi người, dường như là đang tìm kiếm nhận lãnh mọi sự mà họ có thể kia. Tuy nhiên, thái độ nầy đi ngược lại với thái độ của Chúa chúng ta. Ngài đã bằng lòng khiến chính mình Ngài trở nên tôi tớ của mọi người, và kết quả là, Đức Chúa Trời đã tôn cao Ngài và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh, Philíp 2:5-11!
B. Chúa Jêsus ban ra lời khuyên (câu 16) – Bài học ở đây rất đơn giản. Nếu Chúa Jêsus bằng lòng làm một người đầy tớ, thế thì tất cả các môn đồ Ngài cũng cần phải phục vụ cho tốt nữa.
(Minh họa: Hãy chú ý, Chúa Jêsus không phục vụ cho hạng người Ngài ưa thích đâu. Rửa chơn cho Giăng thì quá dễ rồi. Rốt lại, Giăng là "môn đồ yêu dấu". Tuy nhiên, Giăng và anh mình là Giacơ luôn luôn tìm cách lấn lướt hơn người khác. Còn về Simôn Phierơ thì sao? Ông là một người chối bỏ Ngài ba lần trước khi trời sáng. Còn Thôma? Ông là một người nghi ngờ lời nói của người khác và đã từ chối không chịu tin nơi sự sống lại của Chúa Jêsus. Còn về Giuđa? Ông là người vì 30 miếng bạc đã bán Chúa của mình cho kẻ thù. Chúa Jêsus không để cho bất kỳ một sự xét nét nào vầy lấy tình yêu thương hay sự phục vụ của Ngài! Ngài đối xử với họ hết thảy đều bình đẳng và, khi làm như vậy, đã dạy dỗ chúng ta một bài học rất có giá trị). (Minh họa: Hết thảy chúng ta đều có nhiều người mà chúng ta dường tiếp xúc với và chúng ta chẳng chút bối rối khi phục vụ hạng người nầy. Tuy nhiên, người tôi tớ thật phải học biết  mình phải phục vụ mọi người và phục vụ họ với sự bình đẳng. Người tôi tớ thật không thiên về sự ưa thích, mà phải có tấm lòng của Đấng Christ và phải bằng lòng phục vụ kẻ thù mình cách sẵn sàng y như phục vụ cho bạn bè mình vậy!)
Mathiơ 5:43-48
43Các ngươi có nghe lời phán rằng: Hãy yêu người lân cận, và hãy ghét kẻ thù nghịch mình.
44Song ta nói cùng các ngươi rằng: Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi,
45hầu cho các ngươi được làm con của Cha các ngươi ở trên trời; bởi vì Ngài khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công bình cùng kẻ độc ác.
46Nếu các ngươi yêu những kẻ yêu mình, thì có được thưởng gì đâu? Những kẻ thâu thuế há chẳng làm như vậy sao?
47Lại nếu các ngươi tiếp đãi anh em mình mà thôi, thì có lạ gì hơn ai? Người ngoại há chẳng làm như vậy sao?
48Thế thì các ngươi hãy nên trọn vẹn, như Cha các ngươi ở trên trời là trọn vẹn.
 (Chúng ta có thành thực nói sáng nay rằng chúng ta phục vụ mọi người như nhau? Không, nếu chúng ta cứ giữ sự thù hận. Không, nếu chúng ta nhớ tới những sự khinh suất. Không, nếu chúng ta cứ nghĩ đến bản thân mình cao hơn người khác).
C. Chúa Jêsus đưa ra một sự trông mong (câu 17) - Chúa Jêsus phán rằng nếu chúng ta biết mọi sự nầy, chúng ta sẽ có "phước" miễn chúng ta làm theo! Phước có nghĩa là "được phước". Khi chúng ta lấy tấm gương của Chúa Jêsus rồi đưa gương ấy ra chỗ hành động, chúng ta có thể dám chắc về ơn phước của Chúa giáng trên đời sống của chúng ta. Thực vậy, sẽ có một thời điểm khi chẳng có một sự vui mừng nào hơn là có khả năng nhơn danh Chúa mà phục vụ cho người khác!
(Minh họa: Như vậy, đừng phục vụ khi chúng ta biết chúng ta đang phục vụ một mục đích ngược lại. Vì nếu bạn biết điều lành mà không làm, thì là phạm tội - Giacơ 4:17!)
(Minh họa: Tại sao dường như chúng ta thấy khó khi phục vụ cho người khác? Tại sao điều đó dường căng thẳng quá như vậy chứ? Chúa Jêsus không hề có nan đề với việc phục vụ. Đối với Ngài phục vụ cho bạn và tôi thật tự nhiên giống như hơi thở vậy thôi. Nguyện Đức Chúa Trời giúp đỡ chúng ta phát triển tấm lòng của một tôi tớ. Nghĩa là, chúng ta cần phải đạt tới chỗ mà ở đó chúng ta biết quan tâm nhiều đến lợi ích của người lân cận hơn là lợi ích của chúng ta – Philíp 2:4. Chúng ta cần phải đạt tới chỗ mà ở đó chúng ta biết quan tâm nhiều trong việc khích lệ anh em mình hơn là lo cho chính mình. Tôi không biết chi về bạn, nhưng tôi có nhiều việc phải làm trong lãnh vực nầy!)
Phần kết luận: Chúa Jêsus để lại cho chúng ta một tấm gương tuyệt vời phải noi theo. Thuộc về Ngài là một đời sống được sống trong sự phục vụ cho tha nhân. Nếu bạn tóm tắt lại đời sống của bạn sáng nay, bạn có thành thực nói rằng có phải tha nhân đến trước mặt bạn trong suy nghĩ và trong sự phục vụ của bạn không? Bạn có thành thực nói rằng bạn đang bước theo tấm gương của Chúa với mọi khả năng tốt nhứt của bạn không? Hay, có thể giống như các môn đồ, bạn phải xưng rằng bạn thường phạm phải việc tự xem mình như hơn bao người khác. Hỡi anh chị em trong Đấng Christ, cho dù là thế nào đi nữa, có hy vọng và sự trợ giúp trong Đức Chúa Jêsus Christ.
    Có thể lắm một số người ở đây sống giống như Giuđa. Bạn đang ở trong nhà thờ sáng nay bị vây quanh bởi bẫy dò của Cơ đốc giáo, tuy nhiên giống như Giuđa, bạn thực sự chưa hề được cứu bởi đức tin nơi Chúa Jêsus. Bạn có một cái tên cho biết bạn là một người thuộc về Ngài, nhưng bạn biết rõ sâu lắng ở trong lòng rằng bạn chưa thực sự nhìn biết Ngài. Cũng có hy vọng cho bạn nữa đấy! Giống như Giuđa, Chúa Jêsus yêu thương bạn và sẽ cứu bạn một khi bạn chạy đến với Ngài ngay bây giờ. Liệu bạn có đáp ứng giống như Chúa đang dẫn dắt bạn sáng nay không?

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Giăng 12:12-19: "Chúa Jêsus: Nhà Vua"


Giăng 12:12-19
CHÚA JÊSUS: NHÀ VUA
Phần giới thiệu: Trong hàng ngàn năm, dân Do thái đã tìm kiếm một Đấng Mêsi. Họ trông mong một nhà lãnh đạo quân sự tài ba, một người sẽ lật đổ mọi kẻ thù của họ và phục hưng Israel đến sự cao trọng và vinh hiển trước kia của nó. Cái điều họ không trông mong ấy là Vua của họ sẽ xuất hiện trong vai trò người thợ mộc. Họ không hề mong Ngài chẳng có vũ khí, chẳng có quân đội và một thế lực chính trị nào hết. Chắc chắn là họ không hề biết Ngài sẽ bị đóng đinh trên thập tự giá nghiệt ngã của kẻ áp bức họ. Tuy nhiên, xuyên suốt cuộc đời trên đất của Chúa Jêsus, họ được trao cho bằng chứng ở đỉnh cao nhất cho thấy Chúa Jêsus chính là Đấng mà Ngài đã phán dạy. Ngài minh chứng lai lịch của Ngài rất nhiều lần bởi các phép lạ, bởi phổ hệ, bởi nơi chào đời, bởi các phép kỳ dấu lạ của Ngài nhiều vô số không thể kể hết được. Tuy nhiên, họ từ chối không chịu tin rằng thực sự Ngài chính là Đấng Mêsi. Rất nhiều lần Ngài bày tỏ chính mình Ngài ra cho họ, và rất nhiều lần họ đã chối bỏ Ngài. Chính vì thế nên Giăng mới trình bày như sau: "Ngài đã đến trong xứ mình, song dân mình chẳng hề nhận lấy", Giăng 1:11. Nghĩa là, Chúa Jêsus đã đến với “những kẻ cật ruột” của Ngài, tỉ như gia đình và bạn hữu, thế mà họ đã từ chối không nhận Ngài!
Trong chương 12 nầy của sách Tin Lành Giăng, Chúa Jêsus một lần nữa tỏ ra lai lịch của Ngài cho dân Israel. Họ sẽ được trao cho một cơ hội sau cùng để tiếp nhận Vua của họ. Chương nầy, ghi lại chi tiết mấy ngày sau cùng chức vụ công khai của Đấng Christ vẽ ra bức tranh nói tới Chúa Jêsus: Nhà Vua. Trong mấy câu nầy, chúng ta sẽ nhìn thấy Ngài là Ai, những gì Ngài đến để lo làm và thể nào Ngài đã gánh vác nó. Khi chúng ta xem xét các lẽ thật nầy nói về Chúa Jêsus, tôi thách bạn nhìn vào tấm lòng của mình và nhìn thấy chỗ mình đang đứng liên quan thế nào với nhà Vua. Có phải bạn đã tiếp nhận Ngài, hay có phải bạn đang sống trong sự chối bỏ Đấng nầy là Đấng yêu thương bạn nhiều như thế? Hãy để cho Lời của Đức Chúa Trời nói tới nhu cần của riêng bạn hôm nay khi chúng ta cùng nhau xem xét Chúa Jêsus: Nhà Vua.
I. PHẦN GIỚI THIỆU NHÀ VUA (các câu 12-19)
A. Phương pháp giới thiệu Ngài – Rõ ràng Chúa Jêsus đã minh chứng lai lịch của Ngài bởi sự ứng nghiệm lời tiên tri của Xachari - câu 15
(Minh họa: Khi người Lamã nhìn thấy Chúa Jêsus cỡi một con lừa, có lẽ họ nghĩ việc nầy giống như một trò đùa vậy. Rốt lại, vị vua nào lại đi cỡi một con lừa chứ? Họ không nhìn thấy Ngài là mối đe dọa đối với thế lực của Lamã. Nhiều người Do thái có lẽ lấy làm lạ, tại sao Đấng nầy sẽ trở thành Vua lại đi cỡi một con lừa chậm chạp như thế. Rốt lại, Đấng Mêsi sẽ chẳng cỡi một con ngựa chiến đầy sức lực sao chứ?) Ngay cả các môn đồ của Đấng Christ cũng không hiểu rõ tầm quan trọng của những điều họ đang chứng kiến, câu 16. Dù vậy, bất cứ ai trong đám đông đều biết rõ lời tiên tri của Xachari: "Hỡi con gái Si-ôn, hãy mừng rỡ cả thể! Hỡi con gái Giê-ru-sa-lem, hãy trổi tiếng reo vui! Nầy, Vua ngươi đến cùng ngươi, Ngài là công bình và ban sự cứu rỗi, nhu mì và cỡi lừa, tức là con của lừa cái" (Xachari 9:9), khi họ nhìn thấy Chúa Jêsus đang vào thành với phương thức đặc biệt nầy, họ sẽ nhận biết chính xác điều gì đang xảy ra. Chúa Jêsus tự giới thiệu mình y như vị tiên tri đã nói đến Ngài. Ngài đến trong vai trò Nhà Vua!
B. Thời điểm giới thiệu Ngài – Chúa Jêsus đang trên đường vào thành Jerusalem vào cái ngày mà chúng ta gọi là Chúa Nhật Lễ Lá. Chỉ mấy ngày trước khi sự chết của Ngài, đúng một tuần lễ trước sự sống lại của Ngài. Ngài vào thành Jerusalem vào cái ngày đặc biệt nầy chẳng có gì là tình cờ hay ngẫu nhiên cả. Thay vì thế, việc Ngài vào thành Jerusalem trùng hợp chính xác với lời tiên tri của Đaniên như được thấy ở Đaniên 9:24-27. Trong mấy câu nầy, chương trình của Đức Chúa Trời dành cho dân Israel đang diễn ra. Đức Chúa Trời sẽ hoàn tất công việc của Ngài với Israel trong một thời kỳ 70 tuần lễ.
1. Có nhiều tuần năm chớ không phải nhiều ngày - Đaniên 9:27; Đaniên 12:11
2. Đây là thời kỳ 490 năm.
3. Một biên niên sử chung là:
a. Chúng sẽ bắt đầu với trình tự tái thiết thành Jerusalemcâu 25a (Ứng nghiệm Nêhêmi 2:1-6, bởi Attaxétxe, nhằm ngày 14 tháng 3 năm 445TC).
b. Cụm từ kế tiếp bao gồm 69 tuần năm chia ra thành hai phần, câu 25b
1. Phải mất 7 tuần năm, hay 49 năm để tái thiết thành Jerusalem. Mọi sự nầy diễn ra vào các thời điểm rối rắm. (Minh họa: Nêhêmi)
2. Từ thời điểm đó, có 62 tuần năm, hay 434 năm cho tới khi Đấng Mêsi ngự đến. Nếu hiểu theo nghĩa đen, 83 năm nầy dẫn tới việc ngự đến của Đấng Mêsi sẽ tương ứng với 173.880 ngày. Kết thúc vào ngày 6 tháng 4 năm 32SC, hay ngày chính xác Chúa Jêsus vào thành Jerusalem trên lưng con lừa! Cũng đúng vào ngày nầy Ngài chính thức bị chối bỏ bởi dân Do thái, đóng ấn số phận của họ. (Minh họa: Đây là 400 năm im lặng giữa sách Malachi và sách Mathiơ).
c. Sau khi Đấng Mêsi ngự đến, có vài biến cố tiên tri đã diễn ra:
1. Đấng Mêsi sẽ bị dứt bỏ – Đóng đinh trên thập tự giá! (Minh họa: Đây là lý do tại sao người Do thái đã chối bỏ Ngài, và vẫn còn đang chối bỏ - I Côrinhtô 1:23; (Minh họa: bị giấu kín đối với người Do thái - Mathiơ 16:21)
2. Thành Jerusalem một lần nữa sẽ bị hủy diệt - Mathiơ 24:1-2. Được ứng nghiệm vào năm 70SC bởi tướng Lamã là Titus.
3. Sẽ có đại chiến nuốt chửng cả Israel – Êxêchiên 38-39. Nga cùng các đồng minh của nó sẽ xâm lược Israel.
4. 69 tuần lễ, hay 483 năm của lời tiên tri sẽ được ứng nghiệm, có một tuần lễ, hay 7 năm còn lại.
(Minh họa: Gộp hết mọi điều nầy lại, Chúa Jêsus tự giới thiệu mình là Vua của người Do thái vào đúng cái ngày vị tiên tri đã nói Ngài sẽ hiển hiện. Nói cách đơn giản, Chúa Jêsus đã đến trong vai trò Nhà Vua! Ngài đã làm chính xác những gì Đức Chúa Trời đã phán Ngài sẽ làm, từng chữ một).
C. Đoàn dân đông nơi sự giới thiệu Ngài – Người nào nhìn thấy Chúa Jêsus vào thành đều hiểu mọi hàm ý những gì Ngài đã làm. Vì lẽ đó, tiếng kêu "Hôsana" có ý nói "Xin cứu ngay bây giờ đi". Trong ánh sáng các phép lạ của Ngài, đáng chú ý nhất, là phép lạ làm cho Laxarơ sống lại, và vì cớ sự Ngài công khai xưng nhận, dân chúng tưởng rằng Chúa Jêsus sẽ trở thành Đấng đến để lật đổ nhà cầm quyền Lamã. Số dân nầy đang tìm kiếm một vị vua. Tuy nhiên, họ dễ thay đổi là dường nào. Mới có 5 ngày thôi, một số trong các người nầy sẽ hiệp giọng của họ với những kẻ kêu la: "hãy đóng đinh hắn trên cây thập tự", Giăng 19:6. Trong khi họ trông mong Ngài ngự đến trong vai trò một vì Vua, họ không hề trông mong Ngài phải chịu chết đâu. Khi qua mấy ngày kế đó, Chúa Jêsus sẽ không lật đổ Rome, cũng chính số người nầy đã vỗ tay hoan hô Ngài, đã xây lại cùng Ngài rồi chối bỏ Ngài.
(Minh họa: Theo nghĩa đen, Chúa Jêsus đã tự tỏ chính mình Ngài ra là Vua của người Do thái. Ngài đã đến trong xứ mình, y như các vị tiên tri đã nói, và Ngài chẳng được dân Ngài tiếp nhận, y như các vị tiên tri đã loan báo trước, Xachari 13:6).
I. Phần giới thiệu nhà vua
II. MỤC ĐÍCH CỦA NHÀ VUA (các câu 20-28; 32)
A. Chịu chết vì tội lỗi (các câu 24, 27, 32-33) Mấy câu nầy tô vẽ một bức tranh rõ nét nói tới lý do tại sao vì Vua nầy đã ngự đến trần gian. Ngài đến để chịu chết! Chức vụ của Ngài ở đây không phải là giảng đạo, làm phép lạ hay có môn đệ. Toàn bộ cuộc sống của Ngài tựu trung quanh cái ngày Ngài sẽ leo lên đồi Gôgôtha rồi bị đóng đinh trên thập tự giá. Toàn bộ mục đích của Ngài trong cuộc sống là chịu chết trên cây thập tự! (Minh họa: Chúa Jêsus trước mặt Philát - Giăng 18:37!)
(Minh họa: Sẽ ra sao nếu người Do thái tiếp nhận Ngài là Vua của họ vào ngày Chúa nhật Lễ Lá kia? Thập tự giá vẫn sẽ diễn ra chăng? Nhà Vua vẫn sẽ chịu chết ư? Chắc chắn thôi! Hãy chú ý, Chúa Jêsus là "chiên con đã bị giết từ buổi sáng thế ", Khải huyền 13:8. Nếu Ngài không chết, sẽ chẳng có sự tha tội, Hêbơrơ 9:22. Nếu Ngài không chết, sẽ chẳng có một ơn cứu rỗi nào cả cho bất kỳ ai. Nếu người Do thái tiếp nhận Chúa Jêsus làm Vua của họ, Ngài vẫn phải đi đến đồi Gôgôtha, Ngài vẫn sống lại từ kẻ chết rồi thăng thiên về Trời, nhưng Cơn Đại Nạn sẽ xảy ra 7 năm sau đó và rồi sẽ có thời kỳ thiên hy niên. Tuy nhiên, vì họ đã chối bỏ không chịu để cho "người nầy cai trị họ", họ đã mở ra cánh cửa cho thời kỳ Hội thánh và ơn cứu rỗi của kỷ nguyên Hội thánh. Chúa Jêsus đã ngự đến thế gian nầy vì mục đích chịu chết vì tội lỗi của bạn, vì Ngài yêu thương bạn - Rôma 5:8!)
B. Để kéo mọi người đến với chính mình Ngài (các câu 32, 20-22) Chúa Jêsus Nhà Vua rất ưa thích việc kéo người ta đến với chính mình Ngài. Trước khi Ngài chịu chết, có nhiều người chạy đến với Ngài bởi đức tin, các câu 20-22. Tuy nhiên, Chúa Jêsus nói cho chúng ta biết việc ấy là bởi sự chết của Ngài trên thập tự giá, (Minh họa: "treo lên" – đề cập tới việc bị đóng đinh trên thập tự giá), nhiều người sẽ được kéo đến với Ngài. Có cái gì đó rất hấp dẫn ở thập tự giá, khi sau cùng nó chiếu trên tội nhân hư mất để họ thấy rằng Chúa Jêsus bị treo ở đó là vì họ. Khi Thánh Linh của Đức Chúa Trời làm cho việc nầy ra rõ ràng, thì thập tự giá không còn là một việc rồ dại nữa, thập tự giá không còn là một thứ để người ta nhiếc móc và chê cười nữa. Thay vì thế, nó trở thành một thứ có quyền phép rất lớn và đáng kinh ngạc. Khi suy nghĩ rằng Đức Chúa Trời sẽ gánh chịu sự chết để cứu một kẻ bị chìm đắm giống như tôi đây! Sự ấy quá cao cả lý trí khó mà hiểu cho nổi được! Hỡi quí bạn yêu dấu ơi, hãy xem xét những gì Chúa Jêsus đã gánh chịu vì ích của bạn xem! Nguyện điều ấy sẽ ra thực đối với bạn. Tôi dám tin chắc rằng sự thiếu thành thực trong Hội thánh có thể được gán trực tiếp cho việc thiếu tình cảm khi đối diện với đồi Gôgôtha. Sự thực của ngày tàn bạo ấy thậm chí chẳng cảm động phần lớn nhiều người dám xưng mình đã bị chạm đến bởi quyền phép đáng sợ, làm thay đổi đời sống của nó! Thập tự giá vẫn có quyền phép để cảm động! Quyền phép ấy có cảm động bạn không? Có phải quyền phép ấy vẫn còn đang cảm động bạn?
(Minh họa: Mong ước chính của Đấng Christ dành cho từng đời sống, ấy là con người đạt tới mức nhìn biết Ngài, II Phierơ 3:9. Ao ước của Đức Chúa Trời, ấy là bạn sẽ được cứu. Mong mỏi của Ngài là nhìn thấy bạn được chuộc qua huyết của Đức Chúa Jêsus Christ. Điều nầy chỉ xảy ra khi bạn tiếp nhận Chúa Jêsus bởi đức tin và tin cậy công tác đã hoàn tất của Ngài trên thập tự giá để cứu vớt linh hồn bạn - I Côrinhtô 1:18).
C. Bản sao cuộc sống của Ngài nơi những ai chịu đến bởi đức tin (câu 24). (Minh họa: Chúa Jêsus nhìn thấy sự chết sắp xảy ra của Ngài là một thời điểm rất vinh quang, câu 23. Tại sao chứ? Ngài không định phải chết luôn đâu! Bởi sự sống lại của Ngài, Chúa Jêsus sẽ mở ra con đường để mọi người đều được cứu).
(Minh họa: Chúa Jêsus sử dụng một hình ảnh rất quen thuộc đối với hết thảy những ai lắng nghe ngài giảng luận. Ai nấy đều biết rằng trước khi mùa vụ có thể được gặt hái, hột giống cần phải được gieo ra trước tiên. Khi những hột giống ấy được đặt vào trong đất và đã chết đi, chúng cung ứng phương tiện bởi đó sản phẩm sẽ được trình ra. Cây mới nầy có khả năng mang cả ngàn hột giống mới. Vì Chúa Jêsus đã chịu chết và đã sống lại từ kẻ chết, Ngài có quyền sao y đời sống của Ngài trong từng người một biết đặt đức tin nơi Ngài. Đấy là lý do tại sao Phaolô đã nói như vầy: "Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi", Galati 2:20. Không những Chúa Jêsus cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi chúng ta, mà Ngài còn ban cho chúng ta một đời mới nữa! Ngài để cho chúng ta sống một đời sống mà người khác không thể sống được. Đây là cốt lõi của việc "sanh lại". Chúa Jêsus bắt lấy chúng ta y như chúng ta hiện có đây và Ngài cứu chúng ta bởi ân điển của Ngài, rồi Ngài thay đổi chúng ta bởi quyền phép của Ngài. Ngài khởi sự sống qua chúng ta và tạo ra mọi sự khác biệt trên thế gian!)
(Minh họa: Chúa Jêsus đã có một minh họa sống động nơi con người Laxarơ! Laxarơ đã sống một đời sống bất khả! Tuy nhiên, đó là một thực tại vì cớ quyền phép của Đức Chúa Trời nơi Chúa Jêsus. Cũng một thể ấy với chúng ta. Mỗi Cơ đốc nhân đều sống một đời sống bất khả! Bất khả là chúng ta không thể sống cuộc sống đó theo sức riêng của chúng ta, chúng ta không thể tạo ra chính những kết quả bằng năng lực của xác thịt. Khi chúng ta để cho Chúa Jêsus sống qua chúng ta, chúng ta đang sống "sự sống dư dật". Ngài đã phán ở Giăng 10:10. Điều nầy được xem là kinh nghiệm Cơ đốc bình thường. Có phải bạn đang sống một đời sống bất khả không? Nếu đúng vậy, thế thì hãy dâng cho Đức Chúa Trời sự vinh hiển vì cớ đó, vì mọi sự đấy là công việc của Ngài!)
I. Phần giới thiệu nhà vua
II. Mục đích của nhà vua
III. ĐỊNH KIẾN CHỐNG NHÀ VUA (các câu 24-43)
A. Họ chối bỏ sứ điệp của Ngài (câu 34) Khi những người Do thái nầy nghe Chúa Jêsus nói tới việc bị "treo lên", họ biết Ngài đang đề cập tới sự đóng đinh trên thập tự giá. Họ gặp rắc rối trong việc nắm bắt lẽ thật nói về Đấng Mêsi của họ, trong khi Ngài sẽ trở thành vị lãnh tụ tài ba và chinh phục kẻ thù của họ, trước tiên phải nếm lấy sự chết dành cho mọi người. Vì lẽ đó, giống như bao người đang thể hiện hôm nay, họ đã chối bỏ sứ điệp nói tới thập tự giá rồi tiếp tục sống trong tội lỗi của họ.
(Minh họa: Con người ngày hôm nay vẫn còn chối bỏ sứ điệp nói tới thập tự giá. Có nhiều người cảm thấy rằng họ có thể làm nhiều việc lành, sống tôn giáo, hay làm việc gì đó để tự khen ngợi mình trước mặt Chúa. Thực vậy, chúng ta chẳng thể làm gì để tự cứu lấy mình được. Nếu chúng ta chối bỏ sứ điệp của Ngài, sứ điệp yêu thương qua sự chết của Ngài trên thập tự giá, thì chẳng có hy vọng gì cả, Hêbơrơ 2:3; Êphêsô 2:8-9; Hêbơrơ 10:26: "Vì nếu chúng ta đã nhận biết lẽ thật rồi, mà lại cố ý phạm tội, thì không còn có tế lễ chuộc tội nữa").
B. Họ chối bỏ chức vụ của Ngài (câu 34) Hãy chú ý câu hỏi của dân chúng: "Con Người đó là ai?" Họ đã lấy mọi sự giảng dạy, mọi dấu lạ của Ngài rồi quăng đi hết thảy. Đúng ra họ đang chối bỏ từng giây đồng hồ chức vụ của Ngài dành cho nhân loại.
(Minh họa: Một lần nữa, con người vẫn còn làm việc nầy hôm nay. Họ sợ đạo Tin Lành và họ nói: "Tôi sẽ không muốn người nầy cai trị tôi!" Khi họ nói như thế, họ đang chối bỏ nguồn hy vọng duy nhứt để họ có thể được cứu. Bạn thường nghe câu nói ấy, nhưng nó vẫn còn lặp lại sáng nay: "Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu”, Công Vụ các Sứ Đồ 4:12. Đức Chúa Jêsus Christ là "đường đi, lẽ thật và sự sống, chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha!" Bạn có thể chối bỏ Ngài nếu đấy là ao ước của bạn, nhưng khi bạn muốn như thế, hãy nhớ rằng bạn đang chối bỏ Thiên Đàng, sự cứu rỗi, hy vọng và sự sống. Thay vì thế, bạn đang vòng tay ôm lấy Địa Ngục, sự đày đọa, thất vọng, và sự chết. Sự chọn lựa thuộc về bạn!)
C. Họ chối bỏ các phép lạ của Ngài (câu 37) (Minh họa: Rõ ràng Chúa Jêsus tự minh chứng Ngài là Đấng Mêsi, Luca 4:18-19; Êsai 61:1-2, thế mà dân chúng đã từ chối không nghe hay nhìn thấy sự thực. Điều nầy vẫn còn đang diễn ra hôm nay! Người ta chế nhạo sứ điệp nói tới thập tự giá và ơn cứu rỗi qua huyết của Chúa Jêsus, I Côrinhtô 1:18. Mặc dù họ có bằng chứng nói tới nhiều đời sống được thay đổi và sự tin quyết ở trong chính tấm lòng của họ, họ gọi sứ điệp là lỗi thời, hẹp hòi v.v… Bất cứ lý do nào, con người vẫn phải đi địa ngục thay vì chỉ đơn sơ tiếp nhận những lời xưng nhận của Chúa Jêsus).
(Minh họa: Con Rắn Bằng Đồng – Dân số ký 21:4-9. Nhiều người trong xứ Israel bị rắn cắn và ngã chết, tuy nhiên, người nào nhìn lên con rắn bị treo trên cây cột sẽ đem lại sự chữa lành và sự sống. Tôi dám chắc đã có một số người từ chối không chịu nhìn lên. Bất chấp bằng chứng nơi đời sống của nhiều người khác, bất chấp quyền phép chữa lành lạ lùng của con rắn, có người không chút hồ nghi từ chối không nhìn lên mà sống. Có nhiều việc chẳng có gì khác biệt khi đến với đạo Tin Lành. Ở chung quanh là những người đã được chữa lành bởi đức tin đặt nơi Chúa Jêsus, thế mà có nhiều người ưa thích tội lỗi của họ nhiều hơn chính đời sống của họ và từ chối không nhìn xem Chúa Jêsus. (Minh họa: Tôi biết có một số người nói họ đã được lành, họ vẫn sống giống như họ mắc bịnh vậy. Tin theo Kinh thánh không phải là đời sống của một vài Cơ đốc nhân! Đừng để cho một tội lỗi nhỏ đưa bạn xuống Địa Ngục! Hãy lắng nghe hôm nay, bạn có thể được cứu bởi cái nhìn lên của bạn đấy – Êsai 45:22!)
I. Phần giới thiệu nhà vua
II. Mục đích của nhà vua
III. Định kiến chống nhà vua
IV. LỜI HỨA CỦA NHÀ VUA (các câu 44-50)
(Minh họa: Mặc dù hầu hết đều chối bỏ Ngài, Ngài đã ban ra một số lời hứa nhất định, đặc biệt cho hết thảy những ai chịu tin nơi danh của Ngài).
A. Lời hứa mặc khải (các câu 44-45)Trong hai câu nầy, Chúa Jêsus hứa với những ai tiếp nhận Ngài rằng họ có thể nhìn thấy Đức Chúa Trời. Tôi có thể nhắc cho bạn nhớ rằng Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời mặc lấy xác thịt, Giăng 1:1; 14. Ngài đã đến để tỏ Đức Chúa Cha ra cho chúng ta biết, Hêbơrơ 1:3, và nếu bạn đã nhìn thấy Ngài, bạn đã nhìn thấy Đức Chúa Cha, Giăng 14:9. Nếu có người nào muốn gặp Đức Chúa Trời, Ngài sẽ cho gặp qua Thân vị của Đức Chúa Jêsus Christ - I Timôthê 2:5; Giăng 14:6. Có nhiều người tìm kiếm Đức Chúa Trời ở nhiều địa điểm khác nhau, trong khi Ngài chỉ gặp được nơi một Thân Vị: là Đức Chúa Jêsus Christ!
B. Lời hứa giải phóng (câu 46)Chúa Jêsus cũng hứa với hết thảy những ai tin theo Ngài rằng họ sẽ được giải phóng ra khỏi bóng tối tăm của tội lỗi. Tôi muốn bạn nhận biết sáng nay rằng Chúa Jêsus và chỉ một mình Chúa Jêsus mới có quyền phép phá vỡ xiềng xích của tội lỗi! Ngài cứu bất cứ tội nhân nào, Ngài cứu họ bởi ân điển của Ngài, ban cho họ một đời sống mới và buông tha họ cho đến đời đời! (Minh họa: Rôma 6:14; Giăng 8:36). Chúa Jêsus chuyên môn bắt lấy những đời sống đổ nát, tan vỡ rồi làm cho họ được mới lại bởi quyền phép của Ngài, II Côrinhtô 5:17! Chúa Jêsus sẽ buông tha cho bạn được tự do!
C. Lời hứa cứu vớt (các câu 47-50) Ngài hứa hẹn xa hơn với hết thảy những ai tiếp nhận Ngài rằng Ngài sẽ giải cứu họ ra khỏi cơn thạnh nộ và sự xét đoán của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Khi bạn tiếp nhận Chúa Jêsus bởi đức tin, bạn được giải cứu ra khỏi án phạt của tội lỗi bạn. Bạn được đưa từ sự chết sang sự sống và mọi sự xét đoán đều được dời khỏi bạn (Rôma 5:9; Rôma 8:1; Giăng 5:24; Rôma 4:7-8). Vinh hiển quy cho Đức Chúa Trời! Đây là điều đáng tung hô!
Phần kết luận: Người Do thái có thể nói bất cứ điều gì họ muốn, Chúa Jêsus vẫn là Vua! Nhiều người ngày nay có thể làm bất cứ điều chi họ thích, Chúa Jêsus vẫn là Vua! Người ta có thể sống theo như họ muốn, nhưng Chúa Jêsus vẫn là Vua và Ngài sẽ có lời nói sau cùng! Thắc mắc duy nhứt còn lại sáng nay là đây: "Chúa Jêsus có phải là Vua không?" Bạn có nhận biết Ngài là Chúa và Cứu Chúa của cá nhân bạn chưa? Mọi sự tôi muốn hỏi là đây: "Bạn được cứu chưa?" Với mọi minh chứng đã được trao cho chúng ta, với các phần Kinh thánh mà chúng ta đã nhìn vào hôm nay, có ai lại không hiểu Chúa Jêsus quả thật là Vua? Nếu Ngài là Vua, thế thì bạn: một là đối mặt với Ngài tại bàn thờ ăn năn, ở đó bạn sẽ đến với Ngài bởi đức tin và được cứu, hay bạn sẽ đối mặt với Ngài tại ngai phán xét, ở đó bạn sẽ bị phán xét cho đến đời đời. Rồi sẽ ra sao nào? Nhà vua đang ở trong nhà thờ hôm nay và Ngài đang hiện diện ở đây vì bạn. Liệu bạn có chịu đến với Ngài sáng nay không?





Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Giăng 12:1-9: "Chân Dung Sự Thờ Phượng Quá Độ"


Giăng 12:1-9
CHÂN DUNG
SỰ THỜ PHƯỢNG QUÁ ĐỘ

Phần giới thiệu: Từ ngữ “quá độ” được xác định là: “1. chi tiêu quá nhiều: được đánh dấu bởi sự chi tiêu quá sức hoặc lãng phí; 2. vượt quá những gì là hợp lý: phóng đại hoặc không hợp lý; 3. giá cao bất hợp lý; 4. rực rỡ quá đáng: phô trương hay trang trí lòe loẹt”. Từ ngữ ấy có ý tưởng “quá mức, quá nhiều việc phải làm”. Phân đoạn Kinh thánh của chúng ta nói tới một người nữ tên là Mary. Kinh thánh cho chúng ta biết rằng nàng có một món quà tặng cho Chúa Jêsus mà một số người nghĩ là quá mấu. Có người nghĩ những điều Mary đã làm cho Chúa Jêsus là quá đắt đỏ, tột đỉnh, quá cao giá, đơn giản là quá nhiều. Nói khác đi, nhiều người nghĩ món quà của Mary tặng cho Chúa Jêsus là quá độ.
Giờ đây, tôi sẽ là người trước tiên đồng ý là có nhiều việc trong xã hội chúng ta là quá độ. Khi tôi nghe ai đó xài 2 triệu USD vào một tiệc cưới, tôi nghĩ như thế là quá độ, tột đỉnh, đơn giản là quá nhiều! Khi tôi nghe ai đó xài 10.000USD cho một đêm nghỉ ở phòng khách sạn, tôi nghĩ như thế là quá độ. Tôi nghĩ xài 250.000USD cho một chiếc xe hơi là quá độ. Tôi có thể tiếp tục và nói cho bạn biết những gì tôi nghĩ là quá độ.
Giờ đây, thường thì từ ngữ “quá độ” có ý nghĩa tiêu cực. Từ ngữ ấy được sử dụng theo một cách xấu xa. Và, khi chúng ta nhìn thấy người ta nhận lãnh các ơn phước họ có một khi Chúa ban cho họ rồi lãng phí chúng, đấy là một việc xấu. Tuy nhiên, khi một người thể hiện tình cảm và sự thờ lạy của họ dành cho Đức Chúa Jêsus Christ theo một tư thế quá độ, thì chẳng có gì tiêu cực hơn thế nữa! Rốt lại, Ngài rất xứng đáng trong mọi sự mà chúng ta có thể dâng lên cho Ngài, vì mọi sự chúng ta có đều đến từ Ngài đấy thôi. Không một món quà nào là đắt đỏ hết; không một thể hiện tình cảm nào là tột đỉnh cả, và chẳng có một hình thức thờ phượng nào sẽ bị xem là quá độ khi hiến cho Chúa Jêsus.
Tôi muốn dành ra một vài phút để nhìn vào bối cảnh nầy như phân đoạn Kinh thánh của chúng ta đã ghi lại hôm nay. Tôi nghĩ sự thờ lạy của Mary có nhiều điều để dạy dỗ chúng ta về Chúa Jêsus. Chúng ta hãy cùng nhau nhìn vào mấy câu nầy rồi tiếp thu cách thức thờ phượng Cứu Chúa của chúng ta theo một tư thế quá độ. Tôi muốn rao giảng trong vài phút về đề tài Chân Dung Sự Thờ Phượng Quá Độ.

I. PHÍ TỔN SỰ THỜ LẠY CỦA NÀNG LÀ QUÁ ĐỘ
A. Nàng đã đập vỡ chiếc bình dầu rồi đổ nó ra trên đầu của Chúa Jêsus và xức nơi chơn của Chúa Jêsus, xem Mác 14:3. Bình dầu nầy có giá là 300 đơniê. Một đơniê là tiền lương công nhựt của một nhân công trung bình. Vì lẽ đó, theo giá trị ngày nay, bình dầu ấy sẽ có giá từ 15.000 đến 20.000 USD!
Cam tùng hương nầy được chế ra từ một thực vật rất hiếm mọc ở Ấn độ. Rất khó tìm được cây ấy và nó rất đắt đỏ. Người ta buộc phải để ra nhiều năm trời mới có thể cung ứng được đủ số dầu cho tang lễ của chính họ.
B. Trong việc đập bễ bình dầu nầy, có hai tục lệ xưa ở đông phương rơi vào tầm nhìn. Tục lệ thứ nhứt cần phải làm với việc đập bễ mấy cái ly. Khi một người khách đặc biệt dùng bữa trong một ngôi nhà, thường thì cái ly họ dùng bị đập bễ để ngăn nhân vật kém địa vị hơn không còn dùng nó nữa trong tương lai. Có thể điều nầy đã có trong lý trí của Mary khi nàng đập bễ bình dầu.
Một thói tục khác cần phải nghĩ đến là các nghi thức chôn cất. Sau khi thi thể của người quá cố đã được rửa ráy sạch sẽ và được xức dầu, bình dầu có chứa các chất liệu thơm phức bị đập bễ ra và các mảnh vỡ sẽ được chôn cùng với người ấy.
Có lẽ mọi sự nầy đã có trong lý trí của Mary. Tuy nhiên, tôi muốn hình dung nàng đã đập bễ bình dầu để nàng có thể rưới từng giọt dầu lên Chúa Jêsus.
C. Bất kể là lý do nào, có một việc rất là rõ ràng: Mary đã cung ứng mọi sự nàng có cho Đức Chúa Jêsus Christ! Tôi tự hỏi, chúng ta có đập bễ bình dầu thơm đắt tiền (alabaster) của đời sống chúng ta rồi rưới từng giọt lên Ngài không? Đây là tư tưởng đã chiếm hữu lý trí của Phaolô khi ông đối diện với cái chết của chính ông, II Timôthê 4:6!
D. Chúng ta nên nhìn vào chính đời sống của chúng ta rồi tự hỏi không biết chúng ta có cung ứng mọi sự chúng ta có hết thảy cho Ngài không!?! Bạn thấy đấy, của lễ của Mary là sự thể hiện hoàn toàn tình cảm và sự thờ phượng của nàng dành cho Chúa Jêsus. Nàng đã dâng mọi sự nàng có! Rốt lại, Chúa Jêsus phán: “Người đã làm điều mình có thể làm được” Mác 14:8.
Chúng ta có đặt mọi sự chúng ta có trên bàn thờ dâng lên Ngài không? Hãy suy nghĩ việc nầy theo cách thật long trọng xem. Bạn đã dâng cho Ngài điều gì và bạn đã giữ lại cho mình điều gì thế? Khi chúng ta hết lòng kính sợ Chúa Jêsus, và khi Ngài chiếm lấy vị thế thích ứng trong tấm lòng chúng ta, không một giá nào là quá lớn lao và không một của dâng nào là quá độ khi dâng cho Ngài vì mọi sự mà Ngài đã ban cho chúng ta!

(Minh họa: Câu chuyện ngắn của Henry có đề tựa là "Món Quà Của Mấy Thầy Bác Sĩ", minh họa ý tưởng nầy rất là hay. Đây là một câu chuyện nói tới đôi vợ chồng trẻ có tên là Della và Jim. Họ là đôi vợ chồng nghèo, song họ rất mực yêu thương nhau. Mỗi người đều có của cải riêng của mình. Mái tóc của Della là niềm tự hào và vui mừng của nàng. Khi nàng trải mái tóc ra thì nó giống như chiếc áo choàng phủ xuống lưng nàng vậy. Jim có một chiếc đồng hồ vàng, là thứ mà cha chàng đã tặng cho.
Vào ngày trước Lễ Giáng Sinh, Della có đúng 1,87USD để mua cho Jim một món quà. Nàng muốn có món quà mà chàng sẽ rất ưa thích, nhưng nàng biết rõ nàng chẳng thể mua món chi được một khi chỉ có 1,87USD. Nàng đã làm việc duy nhứt mà nàng có thể làm. Nàng ra ngoài rồi bán đi mái tóc của mình để có được 20USD. Với số tiền ấy, nàng đã mua một sợi dây chuyền bằng platin để đeo chiếc đồng hồ quí giá của Jim.
Jim từ sở làm về nhà tối hôm ấy. Khi chàng nhìn thấy mái tóc ngắn ngủn của Della, chàng đứng thừ ra đấy không nói gì được. Từ từ, chàng trao cho nàng món quà của mình. Món quà của chàng là một bộ lược rất đắt tiền thích hợp với mái tóc đẹp của nàng. Chàng đã bán chiếc đồng hồ vàng của mình để mua bộ lược đó cho nàng. Mỗi người đều đã trao mọi sự mình đã có).

II. CÁCH THỂ HIỆN SỰ THỜ PHƯỢNG CỦA NÀNG LÀ QUÁ ĐỘ
A. Trong thời của Đấng Christ, người ta không ngồi tại bàn để dùng bữa đâu. Loại bàn họ sử dụng thì thấp đến tận sàn nhà, và người ta nằm tựa quanh bàn mà dùng bữa. Thường thì đầu của họ ở gần bàn trong khi chơn của họ thì ở phía xa hơn. Điều nầy có nghĩa là bất cứ ai bước tới gần một người đang trong tư thế ấy sẽ được xem là bậc cao hơn người đang dùng bữa. Vì lẽ đó, chắc chắn là Mary được xem như đang ở trong tư thế quì gối gần Chúa Jêsus, để xức dầu cho đầu và chơn của Ngài với cam tùng hương đó.
Trong chính thời điểm nầy, Mary đã đưa ra một câu nói long trọng chỉ ra sự đầu phục. Bằng cách quì gối trước mặt Ngài và xức dầu cho Ngài, nàng đang tuyên bố đức tin của mình đặt nơi Ngài là Đấng Mêsi. Nàng đang nói cho những ai đang nhìn thấy việc nàng đã làm, có nghĩa là đức tin của nàng đã đặt nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Trong giây phút đó, nàng đã đem mọi sự mà đầu phục Ngài!
B. Bởi hành động yêu thương và thờ lạy vô kỷ của mình, Mary đang đưa ra một câu nói long trọng về Đấng mà nàng tin sẽ trở thành. Bốn giai cấp con người được xức dầu trong thời ấy: Vua (II Các Vua 9:3), Thầy Tế Lễ (Xuất Êdíptô ký 29:7), Tiên tri (I Các Vua 19:16)người chết (Giăng 19:39-40; Luca 23:56; Mác 16:1). Tôi tin rằng bởi hành động thờ phượng của nàng, Mary đang công nhận Chúa Jêsus trở nên mọi sự trong mọi sự ấy nơi tấm lòng của nàng.
Chắc chắn, Chúa Jêsus là mọi sự trong mọi sự ấy. Ngài là Vua các vua, Khải huyền 19:16. Ngài là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm, Hêbơrơ 3:1. Ngài là Tiên tri, Mathiơ 13:31. Ngài đã chết, nhưng vẫn sống cho đến đời đời, Khải huyền 1:18. Đây là những gì Mary đã tin về Chúa Jêsus và nàng đã chứng tỏ sự đầu phục của nàng đối với Ngài trong mọi sự đó bởi hành động yêu thương và thờ phượng của nàng.
C. Mary đã chạm nhiều tới việc Ngài đã và đang là ai còn hơn cả các môn đồ của Ngài nữa. Nàng đã tin rằng Ngài sắp sửa chịu chết. Họ không tin! Rõ ràng, nàng vốn biết rõ thi thể của Ngài sẽ không sẵn sàng để xức dầu sau khi chết, vì vậy nàng đã làm điều đó trước thời điểm. Chắc chắn đức tin của nàng đã giúp cho nàng nhìn thấy bên kia thập tự giá và ngôi mộ đến một ngày khi Chúa Jêsus sống lại từ kẻ chết và chiếm lấy ngôi vinh hiển ở trên Trời. Nàng đã đầu phục đối với Đức Chúa Jêsus Christ một cách tuyệt đối.
D. Thái độ hạ mình của nàng được tỏ ra theo hai cách rất quan trọng. Thứ nhứt, Mary đã bằng lòng làm công việc của một người nô lệ tầm thường cho Chúa Jêsus. Tiếp đến, nàng cũng bằng lòng để cho mọi người nhìn thấy với mái tóc nàng xổ xuống hết. Đây là một dấu hiệu nói tới một người phụ nữ phi đạo đức. Như vậy, Mary hoàn toàn có lương tâm vô kỷ trong sự tôn kính và tình cảm của nàng dành cho Chúa Jêsus.
Nàng không quan tâm người khác sẽ nghĩ gì!?! Nàng chẳng màng về những điều họ ao ước, thể trạng hay sự chế nhạo của họ! Không những nàng đã đem của cải mình mà đầu phục, mà nàng còn đem cả lòng tự hào của mình ra mà phục theo nữa. Mục tiêu chính của nàng là phục vụ và tôn vinh Chúa.
E. Còn chúng ta thì sao? Có phải chúng ta biết đầu phục như Mary? Có phải đời sống bạn đang sống tỏ ra bạn đang quì gối trước mặt Ngài là Chúa và là Đức Chúa Trời tuyệt đối không? Khi Mary đến nơi chơn Chúa Jêsus rồi dâng lên mọi sự mình có; thực sự nàng đã làm tất cả những gì nàng có thể làm. Khi chúng ta đến tại mức ấy, chúng ta đừng đi xa hơn với Chúa Jêsus. Giống như Mary đã đập bễ bình dầu cam tùng hương để từng giọt dầu sẽ được rưới lên, chúng ta hãy tan vỡ đời sống của mình trên bàn thờ của Ngài hầu cho Ngài sẽ nhận lãnh từng giọt vinh hiển ra từ chúng ta. Đấy là cái giá của sự đầu phục!
Chúng ta cần phải biết ơn về mọi sự mà Ngài đã làm cho chúng ta đến nỗi chúng ta hoàn toàn không bị ngăn trở và không xấu hổ trong sự thể hiện tình cảm và sự thờ lạy của chúng ta dành cho Chúa Jêsus. Vì lẽ đó, chúng ta phải làm cho lòng kiêu ngạo của chúng ta chết đi và tỏ ra cho thế giới hư mất và đang dãy chết biết rằng chúng ta chẳng xấu hổ khi thờ phượng, làm chứng, hay làm việc vì sự vinh hiển của Ngài là Đấng đã chịu chết để buông tha cho chúng ta được tự do. Rốt lại, tình cảm của chúng ta dành cho Ngài nằm ở phần đáp ứng trực tiếp đối với tình yêu của Ngài dành cho chúng ta , I Giăng 4:19.

III. SỰ RỘNG RÃI TRONG VIỆC THỜ LẠY CỦA NÀNG LÀ QUÁ ĐỘ
A. Mary xuất hiện ở sân khấu trung tâm ba lần trong bản tường trình Tin Lành. Mỗi lần nàng xuất hiện, nàng đang làm cùng một công việc: nàng được tìm gặp nơi chơn của Chúa Jêsus. Lần thứ nhứt nàng xuất hiện là ở tại nhà riêng của nàng. Mathê đang lo nấu dọn bữa ăn cho Chúa Jêsus và nhiều người khác nữa, còn Mary thì ngồi bên chơn Ngài lắng nghe Ngài dạy dỗ, Luca 10:38-42. Lần kế, chúng ta gặp nàng bên ngôi mộ của Laxarơ. Ông mới vừa chết và Chúa Jêsus đã đến bên mộ. Mary chạy đến với Chúa Jêsus rồi sấp mình xuống nơi chơn Ngài mà thỉnh cầu, Giăng 11:28-32. Lần sau cùng chúng ta gặp nàng là ở đây, trong phân đoạn Kinh thánh tối nay. Nàng cung hiến sự thờ phượng cho Ngài vì cớ những gì Ngài có ý nghĩa đối với nàng. Giăng 12:1-12; Mác 14:1-9; Mathiơ 26:6-13.
Khi chúng ta nhìn thấy Mary trong ba cơ hội mà tôi vừa nhắc đến, thật là dễ làm chứng cho sự rời rộng của tấm lòng nàng trong sự thờ phượng, và về khả năng thờ phượng của nàng dành cho Chúa Jêsus. Lần thứ nhứt, chúng ta gặp nàng ở Luca 10, nàng đang ngồi bên chơn Ngài như một người đang học tập. Nàng mong muốn nghe Lời của Ngài. Lần kế đó, chúng ta gặp nàng, ở Giăng 11, nàng đang ở bên chơn của Ngài như một người biết nương cậy. Nàng mong muốn kinh nghiệm mọi việc làm của Ngài. Ở đây, nàng đang có mặt bên chơn của Ngài như một người rất mực yêu thương. Nàng muốn công bố ra mọi giá trị của Ngài.
B. Mary đang tỏ ra loại tiến trình ổn định sẽ đánh dấu từng con cái của Đức Chúa Trời! Khi chúng ta trưởng thành trong Chúa, khi chúng ta học tập từ Lời của Ngài; nương cậy vào Ngài và kinh nghiệm mọi công tác đầy năng quyền của Ngài trong đời sống của chúng ta và khi chúng ta học biết yêu thương Ngài nhiều hơn bất cứ điều chi khác, sự thờ phượng của chúng ta sẽ trở nên càng quá độ nhiều hơn.
C. Bạn thấy đấy, mọi người có mặt ở đó ngày ấy đều có một lý do để thờ lạy Chúa Jêsus. Chúng ta hãy nhìn vào bằng chứng đây:
1. Laxarơ được sống lại từ kẻ chết; nhưng ông không thờ lạy, ông đang quan sát!
2. Simôn người phung đã được chữa lành khỏi bịnh phung, và Đức Chúa Trời của sự sáng tạo đang ăn tối tại nhà của ông; nhưng ông không thờ lạy, ông cũng đang quan sát.
3. Mathê đã chứng kiến Chúa Jêsus làm cho Laxarơ sống lại từ kẻ chết cũng y như Mary đã chứng kiến vậy; song nàng không thờ lạy, nàng mãi lo làm việc.
4. Mười một môn đồ đã kinh nghiệm cái chạm cứu rỗi của Đức Chúa Jêsus Christ và đã được kêu gọi bước theo Vua các vua và Chúa các chúa; song họ không thờ lạy, họ chỉ đứng quan sát mà thôi.
5. Giuđa Íchcariốt ở trong sự hiện diện của Đấng có thể cứu ông ra khỏi tội lỗi và giải phóng ông ra khỏi Địa Ngục; nhưng ông mãi than phiền và cứ lo tìm vết, thay vì thờ lạy. Thực vậy, mọi mắt đều nhắm vào Chúa Jêsus cho tới chừng Giuđa mở miệng hắn ra! (Minh họa: Một số người nên suy nghĩ về sự việc nầy!)
6. Tiếp đến, có Mary! Nàng đã làm điều mà bất cứ ai trong số những người khác đều có thể làm. Nhưng, thay vì lui lại, nàng đã chủ động tôn vinh Chúa Jêsus. Ở đây là một phụ nữ kính mến Chúa nhiều hơn bất cứ điều chi khác. Kết quả là, nàng dấn thân vào sự thờ lạy quan trọng nơi chơn của Ngài. Nàng đã tự sấp mình xuống trước mặt Ngài. Nàng chẳng màng đến những điều người khác sẽ suy nghĩ. Nàng mở lòng mình ra, và tiếp đến nàng mở hai bàn tay của mình ra, dâng mọi sự nàng có trong sự thờ phượng khiêm nhu dành cho Chúa.
D. Có phải kinh nghiệm thờ phượng của bạn ngày càng sâu sắc hơn khi thời gian trôi qua chăng? Khi bạn bước đi trong ánh sáng của Ngài, hãy tận hưởng ơn cứu rỗi của Ngài và kinh nghiệm quyền phép của Ngài từng ngày một, có phải bạn thành thực nói rằng sự thờ phượng của bạn đang rộng mở chăng? Nếu bạn chịu dừng lại và suy nghĩ chừng một giây đồng hồ thôi, bạn sẽ nhận ra bạn có rất nhiều lý do tuyệt vời để mà thờ lạy. Hãy suy nghĩ về mọi sự mà Ngài đã làm cho bạn đi! Hãy suy nghĩ về ơn cứu rỗi, tình yêu, sự tiếp trợ, ân điển, sự thương xót, sự hiện diện của Ngài, v.v... Hãy suy nghĩ Ngài là Ai, những gì Ngài đã làm và Ngài đã hứa gì với bạn, khi ấy hãy sống giống như Mary, chớ đừng giống như bao người khác, và hãy dành cho Ngài sự thờ lạy mà Ngài đáng được.

Phần kết luận: Khi Mary đập bễ bình ấy rồi đổ dầu ra trên đầu của Chúa Jêsus, Kinh thánh chép rằng “cả nhà thơm nức mùi dầu đó”. Mọi người ở đó đã dự vào một phần kinh nghiệm. Chẳng có ai chối cãi rằng Mary đang dâng hiến mọi sự nàng có với một nổ lực tôn vinh Chúa Jêsus. Ngay cả những kẻ hay chỉ trích phê phán nàng có thể tận hưởng được mùi hương của lễ mà nàng đem dâng cho Chúa. Có lẽ không lâu trước khi mùi hương bay ra bên ngoài để những người ở chung quanh nhà cũng có thể ngửi được mùi dầu đó.
Bạn thấy đấy, khi Chúa được thờ lạy bởi dân sự Ngài bằng tâm thần và lẽ thật, thật khó mà giữ im lặng cho được. Mùi hương sự thờ lạy của chúng ta sẽ đầy dẫy ngôi nhà và theo chúng ta vào trong một thế giới đang hư mất và dãy chết. Giống như Mary, sẽ có những kẻ chỉ trích phê phán chúng ta, câu 5, nhưng bất chấp mọi sự ấy, luôn luôn có Đấng sẽ tiếp nhận sự thờ lạy của chúng ta và tôn cao những ai chịu tôn vinh Ngài, Mathiơ 23:12; I Phierơ 5:5-6.
Quí bạn ơi, khi dân sự Ngài bày tỏ ra tình cảm của họ dành cho Chúa Jêsus trong sự thờ lạy quá độ, điều đó tôn vinh Chúa. Chúng ta phải xét xem chẳng có món quà nào là quá đáng đâu. Chúng ta phải nhìn thấy chẳng có của lễ nào là quá vĩ đại đâu. Chúng ta phải ngợi khen Đức Chúa Trời vì từng cơ hội để dâng mọi sự của chúng ta cho Ngài là thờ lạy và phục vụ khiêm nhường.
Có cái bình nào trong đời sống của bạn cần được đập bễ không? Có phải sự thờ phượng trong đời sống của bạn đang đổ ra nơi chơn của Chúa Jêsus chăng? Có phải mùi hương tình cảm của bạn dành cho Ngài đang dầm thấm đời sống của bạn với mùi hương dịu dàng của Thiên Đàng? Hay, có chỗ nào dành cho sự hy sinh nhiều hơn; tình cảm nhiều hơn và sự thờ phượng nhiều hơn chăng? Tại sao bạn không mang mọi sự bạn có và mọi điều bạn đang sống đến với Ngài tối nay? Tại sao bạn không đặt nó xuống nơi chơn của Ngài như sự bày tỏ tối hậu về tình cảm và sự thờ lạy của bạn chứ?

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Giăng 12:1-2: "Xem Ai Đến Ăn Tối Kìa"


Giăng 12:1-2
XEM AI ĐẾN ĂN TỐI KÌA
Phần giới thiệu: Nếu bạn từng có ước muốn nhìn thấy sự vinh hiển, năng quyền và nét oai nghi quyền phép của Đức Chúa Jêsus Christ tỏ ra trong một tư thế thật rực rỡ, đừng tìm kiếm đâu xa hơn sứ điệp nầy. Trong phân đoạn Kinh thánh nầy, chúng ta được phép nhìn thấy những gì Chúa Jêsus đã làm cho Laxarơ khi Ngài khiến ông sống lại từ kẻ chết. Thật là rung động khi nhận biết chúng ta đang phục vụ một Đức Chúa Trời của ân điển, vinh hiển và quyền phép như thế đó! Chúng ta cũng thấy ở đây những gì Ngài có thể làm cho bất kỳ người nào cần được giải phóng ra khỏi tội lỗi và sự chết hôm nay.
Phân đoạn Kinh thánh hôm nay cho chúng ta thấy thể nào Chúa Jêsus có thể bắt lấy bạn từ giường chết tội lỗi của bạn rồi ban cho bạn một chỗ ngồi nơi bàn tiệc của Ngài. Nếu bạn chưa nhận biết Chúa, phân đoạn Kinh thánh nầy sẽ tỏ cho bạn thấy những gì Ngài có thể làm cho bạn, nếu bạn chịu đến với Ngài bởi đức tin. Nếu bạn nhận biết Ngài, mấy câu nầy sẽ giúp cho bạn nhớ lại những gì Ngài đã làm cho bạn khi Ngài cứu lấy bạn bởi ân điển của Ngài. Tôi muốn lấy phân đoạn Kinh thánh nầy rồi rao giảng trong vài phút về tư tưởng: Xem Ai Đến Ăn Tối Kìa.
I. LAXARƠ VÀ PHẦN MỘ (các câu 32-42) A. Ông đã chết (các câu 32, 39) Minh họa: Không phải bịnh, mà là chết! Minh họa: Không biết tới điều gì có ở quanh ông. Không biết tới sự hiện diện của Chúa. Không thể đáp ứng với những gì có ở quanh ông.
(Lưu ý: Minh họa: Êphêsô 2:1 chép rằng tội nhân bị hư mất trong những sự quá phạm và trong tội lỗi. Trong tình trạng bị hư mất đó, hạng tội nhân không thể ý thức được sự hiện diện của Chúa. Ông không thể đáp ứng với các vụ việc của Đức Chúa Trời. Ông không thể tận hưởng được mối giao thông với Đức Chúa Trời. Ông đã chết và ông đang ở một tình trạng đáng thương hại). B. Ông bị thối rửa (câu 39) - Theo Mathê, Laxarơ đã chết đủ lâu cho quá trình mục nát đề ra trên chính thân thể của ông. Đúng là ông đã chết, song sự chết thì chẳng thể chối cãi được.
(Lưu ý: Chết là chết! Trong Tân Ước, Chúa Jêsus làm cho ba người sống lại. Minh họa: con gái Giairu, Luca 8; con trai của bà góa ở thành Nain, Luca 7; và Laxarơ. Hết thảy họ đều có một điểm chung: hết thảy họ đều chết! Không một người nào hơn hay kém người kia. Đúng là một hình ảnh của hạng tội nhân! Không có các cấp độ của sự chết, chỉ có các cấp độ về sự hư nát! Và giống như cái chết phần xác chẳng có gì tốt đẹp nên phải đem chôn cất, còn về mặt thuộc linh thì chẳng thích ứng với điều chi khác hơn là Địa Ngục, Rôma 6:23). C. Ông bị định phải chết (các câu 21, 32, 36)Minh họa: Trong lý trí của mọi người có mặt ở phần mộ, Laxarơ đã chết, đã ra đi và chẳng có việc gì phải làm với sự ấy nữa. Điều nầy há đã từng xảy có nơi các nghĩa trang khác, tôi nhất trí với họ, nhưng có một sự khác biệt rõ ràng trong ngày ấy: Đức Chúa Jêsus Christ đã có mặt ở đó! Nhiều người khác có thể họ đã sẵn sàng bỏ Laxarơ lại trong phần mộ, còn Chúa Jêsus thì không! Ngài tạo ra mọi sự khác biệt!
(Lưu ý: Ngài là Đấng duy nhứt có thể tạo ra sự khác biệt nơi người nào đã chết mất trong tội lỗi và bị định xuống Địa Ngục! Nếu Chúa Jêsus không đi ngang qua nơi Laxarơ ở và kêu gọi ông trở lại với sự sống, ông sẽ bị thối rửa trong phần mộ kia! Và bạn ơi, bạn có thể thử một phương pháp nào bạn muốn, nhưng nếu Đức Chúa Jêsus Christ không đem sự sống đến cho linh hồn chết mất của bạn, khi ấy bạn đã bị định đoạt rồi! Chúa Jêsus và chỉ một mình Chúa Jêsus tạo ra sự khác biệt trong đời sống của tội nhân hư mất, Công Vụ các Sứ Đồ 4:12; Giăng 14:6). (Lưu ý: Chúng ta có thể bó tay đối với tha nhân giống như đám đông bó tay đối với Laxarơ, song cảm tạ Đức Chúa Trời, Chúa Jêsus không làm như chúng ta làm đâu! Khi sự việc dường như chẳng có hy vọng gì hết, Chúa đã đến tận nơi Laxarơ nằm trong bóng tối tăm và Ngài làm thay đổi mọi sự cho ông! Ngài đã làm gì cho bạn chứ? Bạn cần Ngài làm gì cho bạn đây?) II. LAXARƠ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI (các câu 43-44) A. Ông nhận được sự kêu gọi riêng tư - Khi Chúa Jêsus kêu lên ở mộ địa ấy, Ngài phát ra một sự kêu gọi rất riêng tư. Ngài đặc biệt kêu gọi Laxarơ bước ra khỏi phần mộ đó! Lời kêu gọi ấy không dành cho ai khác trong ngày đó, mà chỉ dành cho một mình Laxarơ mà thôi. Đây là lời kêu gọi được ấn định cho một người và chỉ cho một người mà thôi!
(Lưu ý: Quí bạn ơi, sự kêu gọi của Tin Lành không phải là lời kêu gọi chung chung cho mọi người đâu! Đây là lời kêu gọi cho những cá nhân từ một Đức Chúa Trời thánh khiết, Giăng 6:44. Tôi biết "hễ ai muốn" sẽ được cứu, Rôma 10:13; Khải huyền 22:17. Tôi biết rằng Đức Chúa Trời "muốn cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật", I Timôthê 2:4. Tuy nhiên, tôi cũng biết rằng ơn kêu gọi của Chúa là một ơn kêu gọi rất riêng tư! Khi Ngài đến kêu gọi bạn, Ngài sẽ đến với bạn như một cá nhân. Ngài không hỏi han bố mẹ bạn. Ngài không trao đổi với chồng hay vợ của bạn. Khi Ngài đến, Ngài sẽ đến với bạn theo cách riêng! Bao nhiêu người trong chúng ta có thể làm chứng cho lẽ thật ấy sáng nay? Bạn thấy đấy, "hễ ai" thì nói tới mọi người, nhưng câu ấy dành cho những cá nhân! Chúa Jêsus đã đến để cứu vớt những cá nhân, Luca 19:10). B. Đây là sự kêu gọi cụ thể – Lời kêu gọi rất rõ ràng trong ngày ấy "Hãy ra!" Chúa Jêsus bảo Laxarơ thật chính xác những gì ông ấy phải làm theo!
(Lưu ý: Khi Ngài đến kêu gọi, chắc chắn là sẽ có việc Ngài muốn bạn phải lo làm! Khi Ngài đến kêu gọi, lời kêu gọi của Ngài dành cho bạn là hãy đến với Ngài. Lời kêu gọi dành cho bạn là hãy tin theo Ngài bởi đức tin. Lời kêu gọi của Ngài sẽ là một lời kêu gọi phải ăn năn tội lỗi mình và xây sang Chúa Jêsus để được cứu, Công Vụ các Sứ Đồ 16:31; Rôma 10:9; Mathiơ 11:28; Giăng 6:47. Khi Ngài kêu gọi, chắc chắn là sẽ có việc Ngài muốn bạn phải lo làm!) C. Đây là lời kêu gọi đầy năng quyền – Lời kêu gọi nầy là một lời kêu gọi đầy năng quyền dành cho Laxarơ. Lời kêu gọi ấy đem ông ra khỏi sự chết và bóng tối tăm bước vào sự sáng và sự sống! Lời kêu gọi ấy làm thay đổi mọi sự nơi người nầy cho đến đời đời.
(Lưu ý: Lời kêu gọi của Chúa là lời kêu gọi đầy quyền phép! Khi lời kêu gọi đến với sự sống của Chúa Jêsus và khi lời kêu gọi ấy được chú ý đến, nó có quyền phép và tiềm năng làm thay đổi mọi sự trong cuộc sống cho bạn cho đến đời đời! Lời kêu gọi của Ngài có quyền phép để xuyên thấu chỗ mù lòa và bóng chết của tội lỗi và làm cho kẻ bị mất phải tỉnh thức trước nhu cần về Chúa của mình. Lời kêu gọi của Ngài là một việc rất đau đớn, song nó rất cần thiết và, cuối cùng, nó đổi thành một việc rất phước hạnh vì nó dẫn tới sự cứu rỗi!) (Lưu ý: Làm sao Laxarơ nghe được tiếng gọi nầy khi ông đã chết? Không cứ cách nào đó, trong phần mộ, Đức Chúa Trời đã làm cho hai lỗ tai đã chết và một bộ óc chết nghe được tiếng phán của Chúa. Ngài phán với một người chết và kêu gọi người trở lại với sự sống. Đây đúng là điều Ngài đã làm cho hạng tội nhân hư mất! Ngài “làm sống lại” tội nhân chết mất kia rồi khiến người nghe được tiếng của Chúa, Êphêsô 2:1; 5. Trong ân điển của Ngài, Chúa Jêsus kêu gọi tội nhân hư mất đến với Ngài và Ngài có thể giúp cho người nghe được tiếng gọi ấy và Ngài mặc lấy quyền phép cho người đặng đến, Giăng 6:44; 37). III. LAXARƠ VÀ BÀN TIỆC (các câu 44, 12:1)
A. Ông vốn có sự sống – Đây là một người đã chết trong bốn ngày, nhưng với mạng lịnh của Chúa Jêsus, ông vẫn sống! Ông có khả năng gặp gỡ với và vòng tay ôm lấy gia đình cùng bạn hữu của mình. Ông có khả năng có mối tương giao với những người vốn yêu mến ông! Ông hãy còn sống!
(Lưu ý: Khi một tội nhân đến với Chúa Jêsus để được cứu, tội nhân ấy được đem ra khỏi sự chết và được làm cho sống, Êphêsô 2:5. Giờ đây, ông có thể tương giao với Đức Chúa Trời. Giờ đây, ông được trang bị để thờ phượng và làm vinh hiển cho Đức Chúa Trời ở trên trời, Giăng 4:24. Mọi sự đà thay đổi và giờ đây ông đang sống động với những vụ việc trước kia mà ông đã chết. Thực vậy, giờ đây ông có một tiên vị về mọi việc ấy!) B. Ông có quyền tự do - Khi Laxarơ ra khỏi phần mộ kia, ông hãy còn bị quấn trong các lớp vải liệm mà họ đã chôn ông trong đó. Chúa Jêsus phát ra mạng lịnh rằng ông phải được buông tha ra khỏi các trói buộc kia. Ông không còn chết nữa và ông không còn trông như một người đã chết nữa! Ông đã được giải phóng ra khỏi sự chết với mọi sự mà nó ràng buộc!
(Lưu ý: Đây đúng là kinh nghiệm cho những ai chạy đến với Chúa Jêsus để được cứu! Ngài tháo gỡ mọi xiềng xích đang trói buộc bạn! Ngài phá vỡ quyền lực của tội lỗi trên đời sống của bạn và cho phép bạn bước đi thật tự do, Rôma 6:14! Ngài giải phóng những ai Ngài giải cứu, I Phierơ 1:18-19! Minh họa: Cô gái nô lệ và ông chủ tử tế!) C. Ông có sự sáng - Kinh thánh chép rằng mặt của Laxarơ bị phủ với tấm khăn. Vì cớ sự che đậy ấy, Laxarơ hãy còn ở trong tối tăm. Khi Laxarơ được đem ra với sự sống, Chúa Jêsus truyền rằng mọi sự trói buộc ông đều phải được dời đi. Điều nầy cho phép ánh sáng tràn vào đôi mắt của ông.
(Lưu ý: khi một người bị hư mất đến với Chúa Jêsus để được cứu, họ đến với Ngài trong chỗ tối tăm. Họ đang ở trong tăm tối về tình trạng của họ, tội lỗi của họ và làm thể nào họ sống đời sống của họ. Khi Ngài bước vào, Ngài đem theo sự sáng của Ngài với họ. Ngài phá vỡ bóng tối tăm và đem kẻ bị mất kia vào trong vương quốc sáng láng của Ngài, I Phierơ 2:9). D. Ông vốn có sự huy hoàng - Laxarơ đã sử dụng bốn ngày bị đóng ấn trong phần mộ, hoàn toàn không biết gì đối với tình trạng của ông. Giờ đây, ông hãy còn sống, người ta thấy ông ngồi nơi bàn tiệc, tương giao với Đức Chúa Jêsus Christ! Mọi sự đà thay đổi cho người nầy!
(Lưu ý: Cũng một thể ấy cho hết thảy những ai nhận biết Chúa! Ngài tương giao với họ ở đây, Hêbơrơ 13:5; Mathiơ 28:20, và Ngài hứa với chúng ta rằng chúng ta sẽ tương giao với Ngài trong quê hương của Ngài ở trên cao, Giăng 14:1-3; Khải huyền 19. Suy nghĩ rằng NGÀI sẽ đưa người nào chết mất trong tội lỗi, rửa sạch họ bằng huyết của chính Ngài, cứu họ bởi ân điển của Ngài và rồi qua cõi đời đời tương giao với họ là một ơn phước quá lớn lao, lý trí của tôi không thể với tới được! Sự huy hoàng, tráng lệ thuộc về chúng ta khi chúng ta nhận biết Chúa!) (Lưu ý: Người ta nói: "Làm sao họ có thể sống nếu không có Chúa Jêsus?" Câu trả lời rất dễ dàng! Họ chỉ không biết là họ chưa có Ngài đấy thôi. Họ chưa hề ở với Ngài và chưa nhìn biết mình thiếu sót điều gì! Họ sẽ không biết cho tới chừng Ngài đến kêu gọi, bật sự sáng lên trong linh hồn họ rồi đem họ vào trong sáng láng!) Phần kết luận: Đức Chúa Jêsus Christ đã từng hiển hiện tại mộ phần cuộc đời bạn rồi kêu gọi bạn hãy đến với Ngài sao? Có phải bạn tới khi Ngài kêu gọi không? Hay, có phải bạn vẫn còn bị bẫy trong chỗ tối tăm, hư mất và trông đợi sao? Nếu bạn cần sự cứu rỗi, và Chúa Jêsus đang kêu gọi bạn, làm ơn hãy đến với Ngài. Nếu mối giao thông của bạn với Ngài cần phải hoạt động, thế thì làm ông đến trước mặt Ngài và làm theo những gì Ngài đang phán với tấm lòng bạn. Ngài có thể và sẽ đưa bạn ra khỏi giường chết mà đến với bàn tiệc của Ngài!

Giăng 11:32-44: 12:1: "Từ Phần Mộ Đến Bàn Tiệc Của Chúa"


Giăng 11:32-44; 12:1
TỪ PHẦN MỘ ĐẾN BÀN TIỆC CỦA CHÚA
Phần giới thiệu: Đây là một trong những phân đoạn đáng kinh ngạc nhất trong cả Kinh thánh! Ở đây, chúng ta được phép nhìn thấy sự vinh hiển, quyền năng và nét oai nghi khi quyền phép của Đấng Christ được rõ ra. Ở đây, chúng ta có thể nhìn thấy một người có tên là Laxarơ, đi từ chỗ chết đến với bàn tiệc của Chúa!
Trong phân đoạn nầy, chúng ta nhìn thấy mọi điều Chúa Jêsus đã làm cho Laxarơ. Nhưng, chúng ta cũng có thể nhìn thấy những gì Ngài có thể làm cho người nào vẫn còn bị hư mất và ở trong tội lỗi ngày hôm nay. Phân đoạn nầy chỉ cho chúng ta thấy thể nào Chúa Jêsus có thể đưa bạn từ giường chết đến với bàn tiệc của Ngài. Nếu bạn chưa nhận biết Chúa, hôm nay có thể là một ngày trọng đại để đến với Ngài bởi đức tin. Nếu bạn nhìn biết Chúa rồi, hôm nay sẽ là thì giờ long trọng để nhớ lại những gì Ngài đã làm cho bạn khi Ngài cứu bạn bởi ân điển Ngài. Chúng ta hãy chú ý các lẽ thật chứa ở đây khi chúng ta quan sát Ngài đưa Laxarơ Từ Giường Chết Đến Với Bàn Tiệc Của Ngài.
I. TÌNH TRẠNG CỦA LAXARƠ (các câu 32-42)
A. Ông đã chết (các câu 32, 39) - Laxarơ tội nghiệp, đáng thương không những là chẳng bịnh hoạn gì, mà là ông đã chết! Ông đã ở trong phần mộ, có gia đình và bạn hữu vây quanh than khóc, nhưng ông không thể nghe thấy họ. Ngay cả Chúa Jêsus đến tại phần mộ của ông, nhưng ông không biết gì về sự hiện diện của Chúa. Laxarơ là một người đã chết! Ông không thể đáp ứng với mọi điều ở quanh ông. (Lưu ý: Trong tình trạng của ông, ông là một hình ảnh nói tới từng người nào chưa nhìn biết Chúa Jêsus. Êphêsô 2:1 chép rằng tội nhân bị hư mất trong những sự quá phạm và trong tội lỗi. Trong tình trạng bị hư mất đó, hạng tội nhân không thể ý thức được sự hiện diện của Chúa. Ông không thể đáp ứng với các vụ việc của Đức Chúa Trời. Ông không thể tận hưởng được mối giao thông với Đức Chúa Trời. Ông đã chết và ông đang ở một tình trạng đáng thương hại).
B. Ông bị thối rửa (câu 39) Theo Mathê, Laxarơ đã chết đủ lâu cho quá trình mục nát đề ra trên chính thân thể của ông. Đúng là ông đã chết, song sự chết thì chẳng thể chối cãi được. (Lưu ý: Chết là chết! Trong Tân Ước, Chúa Jêsus làm cho ba người sống lại. Bạn biết đấy, có một sự khác biệt giữa việc làm cho sống lại và sự sống lại, có phải không? Trong việc làm cho sống lại, bạn lại sẽ chết nữa, song khi bạn được phục sinh, bạn được sống cho đến đời đời! Chúa Jêsus đã làm cho con gái Giairu, nó mới vừa chết, Luca 8, nét tươi tắn của sự sống hãy còn rõ lắm trên hai gò má của nó. Ngài cũng làm cho con trai của bà góa ở thành Nain được sống lại, Luca 7. Nó đã chết chừng mấy tiếng đồng hồ, khi họ đưa nó ra nơi chôn cất lúc Chúa Jêsus đi ngang qua. Thi thể của nó đã trở lạnh rồi, và mọi tác dụng của sự chết chắc chắn là rõ ràng lắm. Chúa Jêsus cũng làm cho Laxarơ sống lại. Khi Chúa Jêsus đến tại mộ phần của ông, ông đã chết 4 ngày rồi. Ông đã chết lâu đủ để có mùi hôi thối. Bạn có biết mấy người nầy có điểm gì chung không? Hết thảy họ đều chết! Không một người nào hơn hay kém người kia. Họ đã chết! Đúng là một hình ảnh của hạng tội nhân! Người bị hư mất có thể sống đàng hoàng và đạo đức, trông họ có thể rất đàng hoàng và nhơn đức lắm, nhưng nếu họ bị hư mất, họ sẽ chết. Nhiều người khác có một số dấu hiệu nói tới tình trạng hư mất trong đời sống của họ. Có thể họ rủa sả, ăn uống say sưa hoặc sống một cách ô uế về mặt đạo đức. Họ cũng ngã chết trong mọi sự quá phạm và trong tội lỗi. Thế thì có hạng tội nhân tận cốt lõi. Họ bị hư mất, họ chẳng màng gì đến việc đó và đời sống của họ minh chứng cho việc ấy. Họ có mùi hôi thối của tội lỗi ở chung quanh họ! Họ đã chết và ai nấy đều biết rõ sự ấy! Toàn bộ mục đích là, hết thảy họ đều đã chết. Không có các cấp độ của sự chết, chỉ có các cấp độ về sự hư nát! Và giống như cái chết phần xác chẳng có gì tốt đẹp nên phải đem chôn cất, còn về mặt thuộc linh thì chẳng thích ứng với điều chi khác hơn là Địa Ngục, Rôma 6:23).
C. Ông bị định phải chết (các câu 21, 32, 36) – Khi bạn nghe Mathê, Mary và đám đông nói về Laxarơ, bạn có suy nghĩ ngay là họ đã bó tay đối với ông. Trong lý trí của họ, ông đã chết, đã ra đi và chẳng có việc gì phải làm về việc ấy nữa. Điều nầy há đã từng xảy có nơi các nghĩa trang khác, tôi nhất trí với họ, nhưng có một sự khác biệt rõ ràng trong ngày ấy: Đức Chúa Jêsus Christ đã có mặt ở đó! Nhiều người khác có thể họ đã sẵn sàng bỏ Laxarơ lại trong phần mộ, còn Chúa Jêsus thì không! Ngài tạo ra mọi sự khác biệt! (Lưu ý: Ngài là Đấng duy nhứt có thể tạo ra sự khác biệt nơi người nào đã chết mất trong tội lỗi và bị định xuống Địa Ngục! Nếu Chúa Jêsus không đi ngang qua nơi Laxarơ ở và kêu gọi ông trở lại với sự sống, ông sẽ bị thối rửa trong phần mộ kia! Và bạn ơi, bạn có thể thử một phương pháp nào bạn muốn, nhưng nếu Đức Chúa Jêsus Christ không đem sự sống đến cho linh hồn chết mất của bạn, khi ấy bạn đã bị định đoạt rồi! Chúa Jêsus và chỉ một mình Chúa Jêsus mới tạo ra sự khác biệt trong đời sống của tội nhân hư mất, Công Vụ các Sứ Đồ 4:12; Giăng 14:6). (Lưu ý: Chúng ta có thể bó tay đối với tha nhân giống như đám đông bó tay đối với Laxarơ, song cảm tạ Đức Chúa Trời, Chúa Jêsus không làm như chúng ta làm đâu! Khi sự việc dường như chẳng có hy vọng gì hết, Chúa đã đến tận nơi Laxarơ nằm trong bóng tối tăm và Ngài làm thay đổi mọi sự cho ông! Ngài đã làm gì cho bạn chứ? Bạn cần Ngài làm gì cho bạn đây?)
II. SỰ KÊU GỌI CỦA LAXARƠ (các câu 43-44)
A. Đây là sự kêu gọi riêng tư – Khi Chúa Jêsus kêu lên ở mộ địa ấy, Ngài phát ra một sự kêu gọi rất riêng tư. Ngài đặc biệt kêu gọi Laxarơ bước ra khỏi phần mộ đó! Lời kêu gọi ấy không dành cho ai khác trong ngày đó, mà chỉ dành cho một mình Laxarơ mà thôi. Đây là lời kêu gọi được ấn định cho một người và chỉ cho một người mà thôi! (Lưu ý: Quí bạn ơi, sự kêu gọi của Tin Lành không phải là lời kêu gọi chung chung cho mọi người đâu! Đây là lời kêu gọi cho những cá nhân từ một Đức Chúa Trời thánh khiết, Giăng 6:44. Tôi biết "hễ ai muốn" sẽ được cứu, Rôma 10:13; Khải huyền 22:17. Tôi biết rằng Đức Chúa Trời "muốn cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật", I Timôthê 2:4. Tuy nhiên, tôi cũng biết rằng ơn kêu gọi của Chúa là một ơn kêu gọi rất riêng tư! Khi Ngài đến kêu gọi bạn, Ngài sẽ đến với bạn như một cá nhân. Ngài không hỏi han bố mẹ bạn. Ngài không trao đổi với chồng hay vợ của bạn. Khi Ngài đến, Ngài sẽ đến với bạn theo cách riêng! Bao nhiêu người trong chúng ta có thể làm chứng cho lẽ thật ấy sáng nay? Bạn thấy đấy, "hễ ai" thì nói tới mọi người, nhưng câu ấy dành cho những cá nhân! Chúa Jêsus đã đến để cứu vớt những cá nhân, Luca 19:10).
B. Đây là sự kêu gọi cụ thể – Lời kêu gọi rất rõ ràng trong ngày ấy "Hãy ra!" Chúa Jêsus bảo Laxarơ thật chính xác những gì ông ấy phải làm theo! (Lưu ý: Khi Ngài đến kêu gọi, chắc chắn là sẽ có việc Ngài muốn bạn phải lo làm! Khi Ngài đến kêu gọi, lời kêu gọi của Ngài dành cho bạn là hãy đến với Ngài. Lời kêu gọi dành cho bạn là hãy tin theo Ngài bởi đức tin. Lời kêu gọi của Ngài sẽ là một lời kêu gọi phải ăn năn tội lỗi mình và xây sang Chúa Jêsus để được cứu, Công Vụ các Sứ Đồ 16:31; Rôma 10:9; Mathiơ 11:28; Giăng 6:47. Khi Ngài kêu gọi, chắc chắn là sẽ có việc Ngài muốn bạn phải lo làm!)
C. Đây là lời kêu gọi đầy năng quyền – Lời kêu gọi nầy là một lời kêu gọi đầy năng quyền dành cho Laxarơ. Lời kêu gọi ấy đem ông ra khỏi sự chết và bóng tối tăm bước vào sự sáng và sự sống! Lời kêu gọi ấy làm thay đổi mọi sự nơi người nầy cho đến đời đời. (Lưu ý: Lời kêu gọi của Chúa là lời kêu gọi đầy quyền phép! Khi lời kêu gọi đến với sự sống của Chúa Jêsus và khi lời kêu gọi ấy được chú ý đến, nó có quyền phép và tiềm năng làm thay đổi mọi sự trong cuộc sống cho bạn cho đến đời đời! Lời kêu gọi của Ngài có quyền phép để xuyên thấu chỗ mù lòa và bóng chết của tội lỗi và làm cho kẻ bị mất phải tỉnh thức trước nhu cần về Chúa của mình. Lời kêu gọi của Ngài là một việc rất đau đớn, song nó rất cần thiết và, cuối cùng, nó đổi thành một việc rất phước hạnh vì nó dẫn tới sự cứu rỗi!)
III. SỰ THAY ĐỔI CỦA LAXARƠ (các câu 44, 12:1)
(Minh họa: Khi sự kêu gọi của Chúa đến với người nầy tại phần mộ, và khi sự kêu gọi đó được Laxarơ nghe và chú ý, mọi sự đều được thay đổi cho ông).
A. Lời kêu gọi đem lại sự sống – Đây là một người đã chết trong bốn ngày, nhưng với mạng lịnh của Chúa Jêsus, ông vẫn sống! Ông có khả năng gặp gỡ với và vòng tay ôm lấy gia đình cùng bạn hữu của mình. Ông có khả năng có mối tương giao với những người vốn yêu mến ông! Ông hãy còn sống! (Lưu ý: Khi một tội nhân đến với Chúa Jêsus để được cứu, tội nhân ấy được đem ra khỏi sự chết và được làm cho sống, Êphêsô 2:5. Giờ đây, ông có thể tương giao với Đức Chúa Trời. Giờ đây, ông được trang bị để thờ phượng và làm vinh hiển cho Đức Chúa Trời ở trên trời, Giăng 4:24. Mọi sự đà thay đổi và giờ đây ông đang sống động với những vụ việc trước kia mà ông đã chết. Thực vậy, giờ đây ông có một tiên vị về mọi việc ấy!)
B. Lời kêu gọi đem lại sự tự do – Khi Laxarơ ra khỏi phần mộ kia, ông hãy còn bị quấn trong các lớp vải liệm mà họ đã chôn ông trong đó. Chúa Jêsus phát ra mạng lịnh rằng ông phải được buông tha ra khỏi các trói buộc kia. Ông không còn chết nữa và ông không còn trông như một người đã chết nữa! Ông đã được giải phóng ra khỏi sự chết với mọi sự mà nó ràng buộc! (Lưu ý: Đây đúng là kinh nghiệm cho những ai chạy đến với Chúa Jêsus để được cứu! Ngài tháo gỡ mọi xiềng xích đang trói buộc bạn! Ngài phá vỡ quyền lực của tội lỗi trên đời sống của bạn và cho phép bạn bước đi thật tự do, Rôma 6:14! Ngài giải phóng những ai Ngài giải cứu, I Phierơ 1:18-19! Minh họa: Cô gái nô lệ và ông chủ tử tế!)
C. Lời kêu gọi đem lại sự sáng – Kinh thánh chép rằng mặt của Laxarơ bị phủ với tấm khăn. Vì cớ sự che đậy ấy, Laxarơ hãy còn ở trong tối tăm. Khi Laxarơ được đem ra với sự sống, Chúa Jêsus truyền rằng mọi sự trói buộc ông đều phải được dời đi. Điều nầy cho phép ánh sáng tràn vào đôi mắt của ông. (Lưu ý: khi một người bị hư mất đến với Chúa Jêsus để được cứu, họ đến với Ngài trong chỗ tối tăm. Họ đang ở trong tăm tối về tình trạng của họ, tội lỗi của họ và làm thể nào họ sống đời sống của họ. Khi Ngài bước vào, Ngài đem theo sự sáng của Ngài với họ. Ngài phá vỡ bóng tối tăm và đem kẻ bị mất kia vào trong vương quốc sáng láng của Ngài, I Phierơ 2:9).
D. Lời kêu gọi đem lại sự huy hoàng - Laxarơ đã sử dụng bốn ngày bị đóng ấn trong phần mộ, hoàn toàn không biết gì đối với tình trạng của ông. Giờ đây, ông hãy còn sống, người ta thấy ông ngồi nơi bàn tiệc, tương giao với Đức Chúa Jêsus Christ! Mọi sự đà thay đổi cho người nầy! (Lưu ý: Cũng một thể ấy cho hết thảy những ai nhận biết Chúa! Ngài tương giao với họ ở đây, Hêbơrơ 13:5; Mathiơ 28:20, và Ngài hứa với chúng ta rằng chúng ta sẽ tương giao với Ngài trong quê hương của Ngài ở trên cao, Giăng 14:1-3; Khải huyền 19. Suy nghĩ rằng NGÀI sẽ đưa người nào chết mất trong tội lỗi, rửa sạch họ bằng huyết của chính Ngài, cứu họ bởi ân điển của Ngài và rồi qua cõi đời đời tương giao với họ là một ơn phước quá lớn lao, lý trí của tôi không thể với tới được! Sự huy hoàng, tráng lệ thuộc về chúng ta khi chúng ta nhận biết Chúa!) (Lưu ý: Người ta nói: "Làm sao họ có thể sống nếu không có Chúa Jêsus?" Câu trả lời rất dễ dàng! Họ chỉ không biết là họ chưa có Ngài đấy thôi. Họ chưa hề ở với Ngài và chưa nhìn biết mình thiếu sót điều gì! Họ sẽ không biết cho tới chừng Ngài đến kêu gọi, bật sự sáng lên trong linh hồn họ rồi đem họ vào trong sáng láng!)
Phần kết luận: Đức Chúa Jêsus Christ đã từng hiển hiện tại mộ phần cuộc đời bạn rồi kêu gọi bạn hãy đến với Ngài sao? Có phải bạn tới khi Ngài kêu gọi không? Hay, có phải bạn vẫn còn bị bẫy trong chỗ tối tăm, hư mất và trông đợi sao? Nếu bạn cần sự cứu rỗi, và Chúa Jêsus đang kêu gọi bạn, làm ơn hãy đến với Ngài. Nếu mối giao thông của bạn với Ngài cần phải hoạt động, thế thì làm ông đến trước mặt Ngài và làm theo những gì Ngài đang phán với tấm lòng bạn. Ngài có thể và sẽ đưa bạn ra khỏi giường chết mà đến với bàn tiệc của Ngài!