Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

Giăng 4:1-30: "Chúa Jêsus: Nhà chinh phục linh hồn rất lỗi lạc"



Giăng 4:1-30
Chúa Jêsus: Nhà chinh phục linh hồn rất lỗi lạc
Phần giới thiệu
: Khi chúng ta tiếp tục dạo qua phòng triễn lãm chân dung thật đồ sộ của Giăng, người trình bày cho chúng ta thấy bức chân dung mới của Chúa Jêsus. Ở Giăng chương 4, Chúa Jêsus được trình bày giống như Nhà Chinh Phục Linh Hồn Rất Lỗi Lạc. Từ Nathanaên ở phần đầu chức vụ cho đến tên cướp trên thập tự giá ở phần cuối chức vụ của Ngài, Chúa Jêsus chỉ đem hạng tội nhân đến cùng chính mình Ngài mà thôi. Ngài chân thành quan tâm đến hạng người sa ngã và đã bằng lòng với đến hết thảy những ai chịu băng qua con đường của Ngài, với bất cứ giá nào! Câu chuyện nầy không nằm ngoài ngoại lệ ấy! Trong mấy câu nầy, chúng ta có thể quan sát thấy Chúa Jêsus đang làm những gì Ngài có thể làm ở chỗ tốt nhứt; để đem hạng tội nhân đến với ơn cứu rỗi. Chúng ta muốn hiệp cùng Chúa Jêsus hôm nay khi Ngài phán cùng một người đàn bà đáng thương, hư mất và tội lỗi. Khi chúng ta bắt tay vào, hãy nhìn vào chính đời sống của bạn đi. Bạn có nhận biết Chúa chưa? Hôm nay bạn có chắc được cứu chưa? Nếu chưa, làm ơn nhận biết ngay từ đầu rằng Chúa Jêsus rất quan tâm đến bạn đấy. Cách đây 3.000 năm, David đã kêu la trong Thi thiên 142:4: "Chẳng người nào hỏi thăm linh hồn tôi". Có thể bạn đang cảm nhận như thế hôm nay. Thật vậy, sự thực cho thấy có thể lắm chẳng có ai trên đất nầy thăm hỏi bạn hay có chuyện gì xảy ra cho linh hồn bạn cả. Tuy nhiên, Người-Trời, là Đức Chúa Jêsus Christ vốn quan tâm đấy! Thực thế, Ngài quan tâm nhiều đến nỗi Ngài bằng lòng lìa bỏ Thiên đàng và minh chứng tình yêu của Ngài bằng cách chịu chết vì tội lỗi của bạn trên thập tự giá, Rôma 5:8: "Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết". Khi sứ điệp nầy mở ra hôm nay, làm ơn để cho Chúa phán với tấm lòng của bạn và khi ấy hãy đến với Chúa Jêsus y như Ngài hướng dẫn vậy. Ngài quan tâm và Ngài sẽ chứng tỏ sự thực ấy nếu bạn chịu để cho Ngài có một cơ hội.
Khi chúng ta đi qua mấy câu nầy, hỡi Cơ đốc nhân, hãy tiếp thu từ tấm gương của Cứu Chúa. Ngài ao ước muốn sử dụng bạn để đến với một thế giới đang bị hư mất. Làm theo tấm gương của Ngài trong việc đến với kẻ bị mất thì tốt hơn bất cứ chương trình hay diễn tiến nào mà bạn có thể nắm bắt được. Chúng ta hãy hiệp với Chúa Jêsus khi Ngài gặp gỡ người đàn bà ở bên giếng và tự chứng tỏ Ngài là Đấng Chinh Phục Linh Hồn Lỗi Lạc Nhất.
I. SỰ GẶP GỠ VỚI NGƯỜI ĐÀN BÀ TỘI LỖI (các câu 1-8)
A. Đấng Cứu Thế (các câu 3-6) Trong mấy câu mở đầu nầy, Chúa Jêsus được tỏ ra trong sự thương xót và với nhân tánh của Ngài. Trong khi Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời, Ngài vẫn là một con người và Ngài đã quen thuộc với những thử thách và các nan đề của cuộc sống. Ngài chứng tỏ rằng quả thật Ngài vốn quan tâm đến kẻ bị mất.
1. Ngài đang bước đi – Đây là bằng chứng nói tới sự nghèo khó của Ngài. Ngài có thể sử dụng bất cứ thứ chi Ngài mong muốn, thế mà Ngài lại chọn sống giống như một con người tầm thường. Chúa Jêsus biết rõ những gì chúng ta đối diện với trong cuộc sống, Hêbơrơ 4:15. Đây là lý do tại sao Ngài có lòng thương xót như thế đối với kẻ bị mất.
2. Ngài rất sẵn lòng – Câu 4 tuyên bố rằng Chúa Jêsus “phải đi ngang qua xứ Samari". Phần lớn người Do thái đã đi cả tá dặm đường của họ để tránh việc đi ngang qua vùng đất của người Samari. Thành kiến của họ lớn lắm, và sự thù ghét của họ đối với giống dân nầy, là dân pha tạp giữa người Do thái và dân Ngoại. Tuy nhiên, Chúa Jêsus không bị tác động bởi thành kiến của người Do thái. Có một người đàn bà sắp sửa được kêu gọi đến với ơn cứu rỗi và Chúa Jêsus quyết định nhìn thấy bà ta có cơ hội để được cứu.
(Minh họa: Chẳng có một người nào hay chủng dân nào vượt quá tầm với của ân điển Đức Chúa Trời. Tất cả đều là hạng tội nhân và đang có cần ơn cứu rỗi. Chúa Jêsus yêu thương họ hết thảy và chúng ta được truyền cho phải yêu thương họ nữa. Nếu Chúa Jêsus chịu đến với hạng người bị thù ghét nhiều nhất trong thời của Ngài, thế thì con cái của Ngài phải phá bỏ từng bức tường thành kiến mà với đến hạng người bất chấp họ ở đâu hay họ xuất thân từ đâu!)
(Minh họa: Hãy chú ý rằng Chúa Jêsus đã bằng lòng bước ra khỏi đường Ngài để đến với người đàn bà hư mất đáng thương nầy. Điều nầy dạy chúng ta rằng dù chúng ta đi đâu, Đức Chúa Trời vẫn có thể với tới và chạm đến đời sống của chúng ta. Chỉ cần hỏi Giôna thôi! David trình bày sự thực nầy ở Thi thiên 139:7-9).
3. Ngài mỏi mệt – Một lần nữa, điều nầy tỏ ra nhân tánh của Ngài. Là Đức Chúa Trời, Chúa Jêsus không bao giờ biết mệt mỏi, tuy nhiên là một con người, Ngài có khuynh hướng yếu đuối về phần xác y như hết thảy chúng ta. Mục đích tôi muốn bạn phải nhìn thấy, ấy là không có một sự ngẫu nhiên nào khi Chúa Jêsus mệt mỏi ở đây hết. Chúa Jêsus đã có mặt ở đây trên một sứ mệnh và sứ mệnh ấy được chỉ ra rõ ràng ở Luca 19:10: "Bởi Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất".
4. Ngài chờ đợi – Chúa Jêsus được thấy ở đây, Ngài đang chờ đợi người đàn bà nầy bước đến trên đường Ngài. Ngài có một món quà kỳ diệu mà Ngài muốn ban cho bà ta. Bà ta không hề có một tư tưởng nào trong việc gặp gỡ một Rabi Do thái bên cái giếng ấy. Tuy nhiên, Chúa Jêsus vốn biết rõ bà ta sắp đến và Ngài kiên nhẫn chờ đợi để cứu vớt con chiên bị lạc mất nầy.
(Minh họa: Suốt con đường sự sống, Chúa Jêsus tự đặt mình trực tiếp trên đường lối của chúng ta. Chúng ta bước đi qua cuộc sống mà chẳng có nhiều nghĩ suy về Đức Chúa Trời hay chương trình của Ngài. Khi ấy, bên ngoài khung trời xanh lơ kia, Chúa Jêsus có mặt ở đó, ngay trước mặt chúng ta. Ngài thiết lập những ngã tư đường nầy để đem chúng ta đến với sự cứu rỗi. Cảm tạ Đức Chúa Trời vì những ngã tư đường chiến lược của cuộc sống!)
B. Tội nhân (câu 7a) Nhân vật thứ hai trong vở kịch rất hay nầy là một người đàn bà. Một người đàn bà sống trong tội lỗi và đang có cần ơn cứu rỗi. Theo câu 6, khi ấy khoảng chừng giờ thứ sáu. Theo đồng hồ của người Do thái, giờ nầy là khoảng 12 giờ trưa. (Minh họa: Giếng của Giacốp nằm cách ngôi làng khoảng nửa dặm đường). Đối với một người đàn bà cần phải đi lấy nước vào giờ nầy sẽ là một trường hợp rất bất thường đây. Thông thường thì nữ giới từ làng ấy nhóm lại với nhau vào lúc sáng sớm, trong khi trời vẫn còn mờ mờ. Mấy người đàn bà nầy sẽ cùng nhau ra giếng và sẽ tụm lại ngồi lê đôi mách lúc ban ngày và xử dụng thì giờ nói chuyện với các bạn hữu của mình. Vì người đàn bà nầy sống có một mình và ra đấy vào lúc trời nóng nhất ban ngày cho thấy rằng bà ta là một kẻ bị xã hội ruồng bỏ. Dường như là mấy phụ nữ khác trong làng sẽ chẳng có việc gì làm với bà ta cả. Có lẽ bà ta ra đến giếng một mình để tránh những lời sỉ nhục và công kích của phụ nữ khác. Lý do cho sự tẩy chay nầy là bằng chứng từ các câu 16-18. Bà ta bị thù ghét, ngay cả bởi chính dân tộc mình.
(Minh họa: Người đàn bà nầy chẳng có gì khác biệt so với bất kỳ tội nhân nào đã từng bước đi trên bề mặt của địa cầu. Bà ta, giống như bao tội nhân khác, đã có những nan đề cần được cất bỏ một khi họ là hạng cùng đinh nhất của xã hội. Nan đề mà tất cả hạng tội nhân đối diện với, ấy là chúng ta bị ghẻ lạnh đối với Đức Chúa Trời. Minh họa: Thi thiên 58:3. Kinh thánh nói rõ ràng rằng chính tội lỗi chúng ta đang đứng giữa chúng ta và mối quan hệ của chúng ta với Chúa, Êsai 59:2. Là một kẻ bị xã hội ruồng bỏ thì tồi tệ lắm, nhưng bà ta cũng là một kẻ bị ruồng bỏ về mặt thuộc linh nữa. Quí bạn tôi ơi, nếu bạn chưa hề tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của riêng bạn, thế thì bạn cũng là kẻ bị mất và vô dụng không có Chúa và bạn cần được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Cho tới chừng nào bạn chạy đến với Chúa Jêsus, bạn sẽ là một kẻ bị ruồng bỏ về mặt thuộc linh xa cách Đức Chúa Trời. Nhưng, cảm tạ Đức Chúa Trời vì sự phục hòa được tìm thấy trong Chúa Jêsus. Ngài bắc nhịp cầu qua lỗ hỗng giữa Đức Chúa Trời và con người - I Timôthê 2:5). (Minh họa: Người phân xử được đề cập đến trong Gióp 9:33. "Thông tục của Đông phương cho thấy một vị quan án phải đặt tay trên đầu của hai bên trong sự bất đồng, nhơn đó nhấn mạnh khả năng xét xử của ông ta và ao ước của ông ta là đưa ra một nghị án không thiên vị". Chúa Jêsus là người phân xử của chúng ta! Ngài cầm lấy tay tội nhân ở tay nầy và Đức Chúa Cha ở tay kia rồi đem chúng ta cùng đến với nhau ở trong Ngài).
C. Bối cảnh (các câu 7b-8) Hãy chú ý rằng chỉ có Chúa Jêsus và người đàn bà mà thôi. Mọi sự bối rối trong đời sống của bà ta đã được cất bỏ hết. Không một người nào trong 5 người từng là chồng của bà ta có mặt ở đó. Người hiện chung sống với bà ta cũng chẳng có mặt ở đó nữa. Không có một người nào ghét bỏ bà ta và lối sống của bà được thấy có ở đó. Chỉ có bà ta và Chúa Jêsus mà thôi.
(Hoàn toàn, bối cảnh chỉ có bạn và Ngài mà thôi. Trong phần phân tích sau cùng, những gì bạn đã làm trong cuộc sống, bạn gây ấn tượng với ai, bạn làm mích lòng ai thì chẳng là vấn đề gì cả. Những gì bạn đã làm hay không làm thì chẳng ăn nhập gì hết, sau cùng cái điều quan trọng, ấy là những gì bạn đã làm với Chúa Jêsus kìa. Thắc mắc tối hậu trong cuộc sống là đây: "Về Đấng Christ, các ngươi nghĩ thế nào?" (Mathiơ 22:42). Cuối cùng, vấn đề là bạn đã làm gì với Chúa Jêsus khi bạn có cơ hội).
(Minh họa: Khi bạn nhìn lại những tháng ngày của cuộc đời mình, có bao nhiêu lần bạn bị đối mặt với Đức Chúa Jêsus Christ? Có bao nhiêu lần bạn phải quyết định nói “không”với lời kêu gọi dịu dàng của Ngài? Giờ đây, thắc mắc nầy phải được trả lời: Có bao nhiêu lần Ngài kêu gọi bạn hãy đến với Ngài? Bạn yêu dấu ơi, nếu Chúa Jêsus đang tìm cách thu lấy sự chú ý của bạn và muốn cứu linh hồn bạn, làm ơn đừng gạt bỏ Ngài. Hôm nay có thể là cơ hội cuối cùng của bạn đấy. Rốt lại, sẽ có một ngày khi Ngài thôi không còn kêu gọi bạn được cứu nữa đâu – Sáng thế ký 6:3; Châm ngôn 29:1).
I. Sự gặp gỡ với người đàn bà tội lỗi
II. CUỘC ĐỐI ĐÁP VỚI NGƯỜI ĐÀN BÀ TỘI LỖI (các câu 9-26)
(Minh họa: Trong thời gian Chúa Jêsus đối đáp với người đàn bà nầy, họ nói về đôi ba việc. Chúa Jêsus được thấy rất kiên nhẫn ở đây khi hướng dẫn người đàn bà nầy đến chỗ được cứu rỗi. Chúng ta hãy lắng nghe và để ý đến cuộc trò chuyện của họ).
A. Họ nói tới cái giếng (các câu 9-12) Khi Chúa Jêsus hỏi thăm bà ta về nước uống, rõ ràng Ngài chẳng có phương tiện gì để múc nước cả, câu 11, bà ta đã đáp lại với sự kinh ngạc khi thấy một người Do thái hỏi xin nước uống từ một người đàn bà, ít nhiều gì cũng là một người Samari. (Minh họa: Thật là không thích ứng cho một vị rabi trò chuyện với một phụ nữ ở chỗ công cộng). Khi ấy, Chúa Jêsus ban cho bà ta một thứ "nước sống". Bà ta từ chối thứ thuộc thể với điều thuộc linh. Ơn cứu rỗi không phải là điều có thể được lý giải theo những giới hạn của con người được. Đây là một công việc thuộc vấn đề thuộc linh. Ở điểm nầy, bà ta chưa sẵn sàng để được cứu, (Minh họa: Bà ta là một kẻ hay châm biếm), nhưng Chúa Jêsus đang hướng dẫn bà ta dọc theo chiều hướng đó.
(Minh họa: Trong khi các rabi khác không bao giờ trao đổi với người đàn bà nầy bên giếng, Chúa Jêsus không e sợ các biểu hiện của xã hội, Ngài cũng không qua tâm đến cách thực hành tôn giáo phổ thông. Chúa Jêsus mong muốn với tới bà ta trong một nổ lực chinh phục bà ta bất chấp giá riêng nào đối với chính mình Ngài. Đúng là một bài học cho nhiều Cơ đốc nhân! Chúng ta cần phải với qua bên kia những chướng ngại do con người tạo ra để đem kẻ bị mất đến với Chúa Jêsus).
B. Họ nói về nước (các câu 13-15) Chúa Jêsus nói cho bà ta biết, bà ta có thể uống nước lấy từ giếng của Giacốp mỗi ngày và bà ta vẫn còn khát mãi và sẽ phải trở lại để lấy nước uống thôi. (Minh họa: Điều nầy được ủng hộ bởi thì của động từ "uống". Ở câu 13, động từ nầy ở thì hiện tại. Nó ám chỉ hành động đang diễn tiến, liên tục). Tuy nhiên, Ngài nói cho bà ta biết rằng Ngài có thể ban cho bà ta thứ nước uống sẽ làm cho bà ta được thỏa mãn. (Minh họa: Điều nầy được ủng hộ bởi thì của động từ "uống" ở câu 14. Trong câu nầy, động từ ở thì bất định. Điều nầy ám chỉ một hành động ở một thời điểm có những kết quả liên tục trong tương lai). Để làm cho rõ ràng, Chúa Jêsus đang phán với người đàn bà nầy: "Ngươi có thể uống mọi thứ người muốn từ giếng của Giacốp, và ngươi vẫn sẽ còn khát mãi. Tuy nhiên, ta có thể ban cho ngươi thứ nước sống và người sẽ được thỏa mãn cho đến đời đời".
(Minh họa: Đây là bản chất của ơn cứu rỗi. Một người có thể uống các thứ khoái lạc của đời nầy, giống như người đàn bà đáng thương nầy, mà vẫn phải tìm cho ra thêm những phương thức để làm cho mình được thỏa mãn. Tuy nhiên, một chuyến đi đến dòng suối nước hằng sống sẽ làm cho linh hồn đói khát được thỏa mãn cho đến đời đời. Chạy đến với Chúa Jêsus sẽ làm thỏa mọi nhu cần của cuộc sống và của tấm lòng).
(Minh họa: Bà ta vẫn nhầm lẫn nước thuộc thể và nước thuộc linh. Bà ta vẫn còn một ít châm biếm khi xử lý với Chúa Jêsus).
C. Họ nói về sự gian ác (các câu 16-19) Trong một nổ lực làm thức tỉnh nhu cần thuộc linh của bà ta, Chúa Jêsus chỉ chạm đến những gì là điểm nhức nhối nhất trong đời sống của người đàn bà nầy. Ngài chỉ ra tình trạng tội lỗi của bà ta! Gần như tôi có thể tưởng tượng được tội lỗi mà người đàn bà nầy đã sống với hết ngày nầy sang ngày khác. Tôi có thể hình dung ra tấm lòng của bà ta thường xuyên rối loạn vì cớ tội lỗi của bà ta – (Minh họa: Châm ngôn 13:15).
(Minh họa: Điều nầy dường như là nghiệt ngã đối với Chúa, nhưng không một ai chạy đến với Chúa Jêsus để được cứu cho tới chừng nào trước tiên họ tỉnh thức về nhu cần cá nhân của họ. Cho tới chừng nào tội nhân nhìn biết mình bị hư mất, người ấy sẽ mong muốn Chúa tìm gặp mình. Vì thế, sự thuyết phục là điều rất quan trọng. Không có sự thuyết phục ấy, thì chẳng có một người nào sẽ được cứu - Giăng 6:44, 65; Êphêsô 2:1. Làm ơn lưu ý rằng Đức Chúa Trời không e sợ việc tỏ ra tội lỗi của bạn như bạn muốn chúng được tỏ ra đâu! Ngài sẽ làm bất cứ điều gì Ngài phải làm để đưa bạn đến với sự ăn năn).
(Minh họa: Dù bạn đồng ý với Chúa Jêsus hay không, chiến lược của Ngài bắt lấy sự chú ý của bà ta. Giờ đây, bà ta đã sẵn sàng nhìn nhận rằng Chúa Jêsus là một nhân vật rất đặc biệt, câu 19).
D. Họ nói tới sự thờ phượng (các câu 20-24) Một khi họ nhắm vào đề tài tôn giáo, người đàn bà trình bày cho Chúa Jêsus thấy rằng bà ta chẳng phải là một kẻ biếng nhác trong lãnh vực đó. Bà ta tìm cách đưa ra một lời bình luận về chốn thờ phượng thích nghi. Chúa Jêsus chỉ gạt bỏ cú đánh của bà ta rồi nói cho bà ta biết rằng sự thờ phượng thật không bao giờ được tìm thấy trong các nghi thức và thay thế ở bề ngoài về Đức Chúa Trời, mà chỉ có thể tìm được nơi sự thờ phượng thuộc linh của Chúa. Nghĩa là, nơi sự thờ phượng đến từ Thánh Linh của Ngài ngự ở bên trong.
(Minh họa: Có hàng tỉ người dâng chính mình họ cho các hình thức thờ phượng bề ngoài hôm hay trong một nổ lực được đến gần Chúa. Những việc nầy sẽ chẳng có hiệu quả gì đâu! Thờ phượng không phải là một nghi thức hay hình thức, thờ phượng là một trạng thái của tấm lòng đang tôn vinh một Đức Chúa Trời cao cả. Muốn thờ phượng như thế, bạn chẳng cần chi hết trừ ra Thánh Linh của Ngài và một sự bằng lòng dâng vinh hiển cho Đức Chúa Trời).
E. Họ nói tới sự khôn ngoan (các câu 25-26) Người đàn bà nầy tỏ ra một sự cởi mở đối với lời lẽ của Chúa Jêsus. Bà ta tỏ ra rằng bà ta vốn quan tâm đến ơn cứu rỗi và đến các vụ việc của Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus chỉ tự tỏ mình ra như sự mềm mỏng mà bà ta có cần.
(Minh họa: Đây là những gì Ngài đang làm cho từng tội nhân. Ngài không đến với bạn như một quan án để xét đoán bạn đâu. Ngài không bao giờ xét đoán người đàn bà nầy. Ngài không đến như một kẻ bắt nạt buộc bạn phải đến với Ngài đâu. Ngài không đến như một món giải khát hiến cho bạn nhiều sự lựa chọn để được cứu rỗi. Ngài chỉ đến như Đường Đi, Lẽ Thật và Sự Sống và hiến chính mình Ngài cho bạn như con đường cứu rỗi duy nhứt. Muốn hiểu rõ và nắm bắt lẽ thật nầy là hình thức khôn ngoan thanh sạch nhất mà con người cần phải nhìn biết).
(Minh họa: Trong mấy câu nầy, Chúa Jêsus đã ban cho người đàn bà nầy mọi sự mà bà ta có cần để đưa ra một quyết định về sự cứu rỗi của bà ta. Tôi tin rằng chúng ta có thể dừng lại ở điểm nầy và bạn đã nghe đủ hầu cho bạn cũng chạy đến với Chúa Jêsus và được cứu. Tuy nhiên, tôi muốn chỉ cho bạn thấy những gì bà ta đã làm với những điều bà ta đã nghe và làm thể nào bạn có thể làm y như vậy).
III. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ TỘI LỖI (các câu 27-30)
A. Sự biến đổi ấy có liền (câu 28a) Không bao lâu sau khi Chúa Jêsus tỏ chính mình Ngài ra cho bà ta biết, bà ta đã đáp ứng lại bằng đức tin và ơn cứu rỗi của bà ta đã xảy ra ngay tức khắc. Chẳng có một cái ghế than khóc nào hết, không có một lời cầu xin nào cả, không một cái đặt tay nào hết, chẳng có chương trình 12 bước đâu. Bà ta đã tin tưởng và ngay tức khắc bà ta đã được cứu.
(Minh họa: Sự việc ấy cũng sẽ tác động y như thế cho bạn đấy. Khi một tội nhân đến với Chúa Jêsus, và đặt đức tin mình nơi Đấng Christ, sự biến đổi có ngay tức thì. Tội nhân ngay tức khắc được biến đổi từ một tội nhân hư mất, chết chóc thành một con cái sống động đời đời của Đức Chúa Trời. Đúng là một sự thay đổi đang diễn ra!)
B. Sự biến đổi ấy thật khó tin (câu 28b) Bà ta chạy ngay về trong sự phấn khích và quên bẳng đi lý do tại sao bà ta phải đi ra giếng. Bà ta chỉ bỏ lại cái bình múc nước ở đàng sau. Bà ta đã quên phứt mọi chương trình và sự lôi kéo của đời sống cũ khi bà ta gặp gỡ Chúa Jêsus. Bà ta đã đến bên cái giếng để lấy nước thuộc thể và đã khám phá ra nước thuộc linh. Bà ta đã gặp gỡ Chúa Jêsus và đã được đổi thay cho đến đời đời.
(Minh họa: Đây đúng là cách mà sự cứu rỗi đang tác động. Khi tội nhân đến với Đấng Christ, có một sự biến đổi ngay tức khắc đang diễn ra. Càng lúc nó càng đi vào sâu hơn trong linh hồn đã được cứu. Khi chúng ta đến với Chúa Jêsus, chúng ta được biến đổi trở thành một người mới hoàn toàn - II Côrinhtô 5:17. Sự biến đổi nầy hoàn toàn đến nỗi chúng ta được gọi là "người mới". Có nhớ Xachê không!?! – Không bao lâu sau khi ông đến với Chúa Jêsus, toàn bộ bản chất của ông đã được thay đổi và ông muốn sống cho Chúa).
C. Sự biến đổi ấy là bắt buộc (các câu 28c-29) Bà ta chạy vào thành để thuật lại cho nhiều người khác về Nhân vật mà bà ta đã gặp gỡ. Bà ta cảm thấy mình buộc phải nói cho nhiều người khác biết về ơn cứu rỗi mà bà ta mới vừa kinh nghiệm.
(Minh họa: Sự cứu rỗi sẽ cung ứng cho bạn một sứ điệp để chia sẻ và một tấm lòng để chia sẻ sứ điệp ấy. Khi bạn được cứu ra khỏi sự chết và địa ngục, bạn muốn giúp cho nhiều người khác tìm đường thoát ra khỏi tội lỗi nữa).
(Minh họa: Có từng ngạc nhiên tại sao bà ta lại đến với những người đàn ông không? Nàng biết rõ họ lắm. Rốt lại, mấy người phụ nữ kia không chịu cùng đi với bà ta ra giếng đâu. Tại sao họ lắng nghe bà ta nói về các vấn đề tôn giáo. Mặt khác, mấy người đàn ông, họ đều biết rõ người đàn bà nầy và có lẽ nhìn thấy sự thay đổi nơi bản tánh của bà ta).
(Minh họa: Dù là lý do gì đi nữa, sự thực còn lại cho thấy bà ta là một công cụ được Chúa sử dụng để đem nhiều người đến với tri thức cứu rỗi của Đức Chúa Jêsus Christ, các câu 41-42. Trong khi hạng tội nhân chưa được cứu qua sự làm chứng của chúng ta, Đức Chúa Trời có thể lấy lời nói và tác động sự thuyết phục của Ngài ở trong tấm lòng của họ).
Phần kết luận: Điều gì đã bắt lấy người đàn bà nầy từ chỗ là một tội nhân cứng lòng, là người đã chết đối với các vụ việc thuộc linh và biến đổi bà ta thành một chứng nhân đắc lực cho Chúa? Chỉ có thể tóm tắt bằng một từ nầy mà thôi: Jêsus! Ngài tạo ra những sự khác biệt trong bất kỳ đời sống nào Ngài chạm đến. Có phải Ngài chạm đến đời sống của bạn không? Có phải Ngài đã chuộc bạn ra khỏi mọi tội lỗi của bạn không? Nếu bạn sắp sửa qua đời hôm nay, bạn sẽ qua cõi đời đời ở đâu? Quí bạn tôi ơi, tôi mời bạn hãy đến với Chúa Jêsus ngay hôm nay và hãy để cho Ngài cứu lấy linh hồn đời đời của bạn. Chẳng có một việc gì tuyệt đối quan trọng hơn chỗ mà bạn sẽ qua cõi đời đời. Và mọi sự đặt trên những điều bạn quyết định về Chúa Jêsus. Liệu bạn có chịu đến với Ngài ngay hôm nay và được cứu không?

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

Giăng 4:1-30: "GIÂY PHÚT TIN CẬY"

Giăng 4:1-30
GIÂY PHÚT TIN CẬY

Phần giới thiệu: Bạn có biết người ta sẽ tin vào bất cứ việc gì không? Thí dụ, tỉ lệ phần trăm người Mỹ tin: rằng Elvis Presley vẫn còn sống: 10%; về sự luân hồi: 30%; về ma quỉ: 39%; rằng người ngoài hành tinh viếng thăm trái đất trong vòng 100 năm qua: 53%; rằng chính phủ Mỹ dính dáng vào những sự che đậy và âm mưu: 74%. (Đúng, sẽ có cái gì đó để tin chứ!) Người ta sẽ tin vào bất cứ việc gì, nhưng họ sẽ thôi không tin vào việc quan trọng nhất. Người ta sẽ chấp nhận đủ loại lý thuyết và tín điều, nhưng họ sẽ không chấp nhận những gì Kinh thánh nói về Đức Chúa Jêsus Christ. Sự thực là, người ta đã thấm mệt rồi!
Phân đoạn Kinh thánh của chúng ta ngày hôm nay chỉ ra cho chúng ta thấy một người phụ nữ cũng đã thấm mệt lắm rồi. Bà ta sống quanh quẩn đâu đó, bà ta đang chơi trò chơi trong cuộc sống và bà ta đã kiệt lực từ trò chơi ấy. Thế nhưng, một ngày kia, Đức Chúa Jêsus Christ đã xuất hiện ở bên ngoài thị trấn nhỏ bé của bà ta. Bà ta gặp gỡ Ngài và Ngài mở mắt bà ta để nhìn thấy sự thực là có một đời mới. Một cuộc sống được tự do không còn những gánh nặng và nan đề của cuộc sống mà bà ta hiện đang sinh sống. Chúa Jêsus đến với người phụ nữ lắm mệt mõi, đầy gánh nặng nầy rồi Ngài dẫn bà ta đến một điểm đáng tin cậy.
Tôi muốn nhìn vào phân đoạn Kinh thánh nầy hôm nay. Tôi cảm thấy rằng tôi đang trò chuyện với những người mệt mõi lắm về đời nầy. Bạn đã phát ốm vì đi ra đi vô với công việc đơn điệu của cuộc sống mỗi ngày. Bạn thấm mệt với những gì đang có và bạn muốn có một sự thay đổi. Phân đoạn Kinh thánh nầy nói tới phương thức sẽ trở thành một thực tại trong đời sống của bạn. Chúng ta hãy dành vài phút sáng nay để nhìn vào Giây Phút Tin Cậy nầy. Có thể là Chúa Jêsus muốn đưa ai đó trong hội chúng nầy đến với một điểm đáng tin cậy hôm nay.
I. MỘT NGƯỜI SAMARI KHỐN KHỔ
A. Nổi khổ về sự trống vắng của bà ta (câu 6) Người đàn bà nầy đã ra giếng của Giacốp để lấy nước. Thế nhưng, bà ta không đến khi mọi người nữ khác đến đó. Mấy người đàn bà đã đến để lấy nước vào lúc sáng sớm kia, trước khi mặt trời mọc cao lên trên bầu trời. Họ đến đó khi trời hãy còn mát. Lịch sử cho chúng ta biết rằng có khoảng một dặm tính từ thị trấn ra đến cái giếng, nơi họ đến để lấy nước. Kéo và mang nước đi lúc ban ngày là công việc đổ mồ hôi, nóng bức lắm. Trong khi họ có mặt ở đó, họ rúc nhau vào việc ngồi lê đôi mách đôi ba chuyện ở địa phương và tự mình tận hưởng ít phút, tránh xa những áp lực của cuộc sống trong một xã hội do nam giới thống trị.
Tại sao người đàn bà nầy không đến cùng những người khác? Tôi nghĩ câu trả lời có thể được thấy có ở các câu 17-18 và câu 28. Câu 17 cho chúng ta biết rằng bà ta là một người nữ có nhiều kinh nghiệm. Có lẽ bà ta đã sống với nhiều người đàn ông mà họ thuộc về một số phụ nữ khác. Có lẽ bà ta thường là đề tài của tin đồn khi họ ra lấy nước từ giếng. Khi bà ta gặp gỡ Chúa Jêsus và muốn nói cho dân cư trong thành biết rằng Đấng Mêsi đã đến, bà ta không đến với các phụ nữ khác trong thị trấn, nhưng bà ta chạy đến với những người đàn ông, câu 28. Dường như là người đàn bà nầy là một kẻ bị ruồng bỏ về mặt xã hội.
Trong quá trình trao đổi với Chúa Jêsus, Ngài nói cho bà ta biết rằng bà ta thậm chí đã sống tẻ tách xa khỏi Đức Chúa Trời, các câu 20-22. Ngay cả buổi thờ phượng nhỏ bà ta cũng chẳng tham dự, đời sống ấy chẳng ích cho bà ta về mặt thuộc linh. Bà ta cũng là một kẻ bị bỏ rơi về mặt thuộc linh nữa.
(Lưu ý: Bà ta là một hình ảnh nói tới từng người nào chưa ở trong mối quan hệ cá nhân với Đức Chúa Jêsus Christ. Tại sao chứ? Kinh thánh nói rằng tình trạng tội lỗi của chúng ta làm phân cách chúng ta ra khỏi Đức Chúa Trời, Êsai 59:2. Đúng là một tình trạng khốn khổ khi ở trong đó! Thiếu khả năng cầu nguyện, thờ phượng và tương giao với Đức Chúa Trời là một phương thức sống thật khủng khiếp. Tuy nhiên, có nhiều người đang ở trong tình trạng ấy sáng nay. Họ cầu nguyện, song Đức Chúa Trời không lắng nghe, Thi thiên 66:18. Họ đi nhà thờ để thờ phượng, nhưng họ không thể thờ phượng bằng tâm thần và lẽ thật vì họ đã bị hư mất trong tội lỗi. Tất cả các sinh hoạt tôn giáo của họ chỉ là một bài tập của xác thịt. Bài tập ấy chẳng đến tới Thiên đàng và nó chẳng chạm đến Chúa được. Họ bị hư mất và bị cách biệt xa khỏi Đức Chúa Trời, mọi ơn phước của Ngài và ơn cứu rỗi của Ngài!)
B. Nổi khổ của tình trạng bà ta thiếu hiểu biết (các câu 7-26) Trong mấy câu nầy, người đàn bà đáng thương nầy tìm cách luận về tôn giáo với Chúa Jêsus. Lúc đầu, bà ta xem Ngài chỉ là một người Do thái khác, và bà ta muốn Ngài nhìn biết rằng bà ta cũng có một số ý tưởng về tôn giáo nữa. Bà ta nói tới những dị biệt trong tôn giáo của họ, câu 9. Bà ta sử dụng sự châm biếm và chế nhạo, các câu 11-12, 15. Bà ta tìm cách dựng lên một cuộc tranh cãi ở các câu 19-20, trong một nổ lực để tránh né những câu nói thấm thía của Chúa Jêsus ở các câu 16-18. Qua mọi sự nầy, Chúa Jêsus chỉ cho bà ta thấy bà ta biết rất ít về Đức Chúa Trời, về sự thờ phượng và về bản thân của bà ta.
Hãy chú ý từ ngữ “ví bằng” ở câu 10. Bất chấp bà ta tưởng mình thông biết đến cở nào, Chúa Jêsus chỉ ra cho bà ta thấy rằng có một việc mà bà ta chưa biết. Bà ta không biết Chúa Jêsus là ai và đó mới là việc chính đáng! Chúa Jêsus nói cho bà ta biết rằng “ví bằng” bà ta chỉ biết thôi, bà ta sẽ yêu cầu Chúa Jêsus ban cho “nước sống” và bà ta sẽ chẳng còn khát nữa! Bị bỏ lại một mình, người đàn bà nầy sẽ ngã chết khi nghĩ rằng bà ta đã đúng về mặt thuộc linh. Cảm tạ Đức Chúa Trời vì Chúa Jêsus đã soi vào chỗ tối tăm của bà ta và trục xuất đi tình trạng thiếu hiểu biết của bà ta về chính mình Ngài và về phương thức cứu rỗi!
(Lưu ý: Có người đã nói: “Những gì bạn không biết sẽ không làm tổn thương bạn”. Tôi nói: “Những gì bạn không biết có thể đưa bạn đến với Địa Ngục!” Có rất nhiều người đang sống trong tình trạng thiếu hiểu biết khi nghĩ tới việc làm sao đến với Đức Chúa Trời được!?! Phần nhiều người giống như người đàn bà nầy trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta. Họ chỉ biết đủ về nhà thờ và về Cơ đốc giáo, như thế cũng đủ trở thành mối nguy hiểm cho bản thân họ rồi. Có nhiều việc về Kinh thánh và về thần học mà bạn chưa bao giờ tiếp thu được. Không phải biết rõ chúng sẽ không giữ bạn ở ngoài thiên đàng, cũng không phải không biết rõ chúng sẽ bỏ bạn vào Địa Ngục đâu. Nhưng, nếu bạn bỏ qua điểm chính yếu, bạn sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy Thiên đàng và bạn sẽ phải đi Địa Ngục. Đâu là điểm chính yếu? Điểm đó là đây: “Hãy tin Đức Chúa Jêsus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi”, Công Vụ các Sứ Đồ 16:31! Đấy là việc chính yếu. Đừng bỏ qua điểm ấy!)
(Lưu ý: Nhiều người sẽ ngã chết và đi Địa Ngục từ hàng ghế của những ngôi nhà thờ Báptít vì họ đã bỏ qua Chúa Jêsus! Họ học biết cách thức đi nhà thờ và đến với Lớp Trường Chúa Nhật. Họ học biết phải dâng phần mười như thế nào! Họ học biết phải mua Kinh thánh loại nào. Họ học biết cách thức đổi thành một cái lá mới và làm sao sống một đời sống thanh sạch. Họ đã tiếp thu thật nhiều thứ, nhưng họ chưa hề học biết sự thực là ơn cứu rỗi chỉ đến qua đức tin nơi công tác đã hoàn tất của Đức Chúa Jêsus Christ. Họ chưa hề học biết rằng ơn cứu rỗi là bởi đức tin, nhờ ân điển, Êphêsô 2:8-9).
C. Nổi khổ của sự bà ta hay mâu thuẫn (các câu 11-26) Bà ta là như thế nầy đây, một người đàn bà với quá khứ ba chìm bảy nổi, sống một đời sống gian ác, các câu 16-18, tuy nhiên bà ta cảm thấy rằng mình xứng đáng để tranh luận tôn giáo với Đức Chúa Jêsus Christ. Bà ta chứng tỏ một hình ảnh rõ nét về sự giả hình đương nhiên!
(Lưu ý: Con người đang nổ lực thực thi loại sự việc nầy luôn luôn! Ai nấy đều nghĩ họ đủ tư cách để tranh luận với Đức Chúa Trời. Họ nói: “Phải, tôi nghĩ thế nầy hay thế kia”, hoặc “Tôi tin vào cách nầy hay cách kia”, hay “Tôi biết những điều Kinh thánh chép, nhưng …”. Đúng là sự dại dột! Bạn nghĩ mình là ai chứ? Có phải bạn biết rõ những gì bạn suy nghĩ là chẳng ăn nhằm gì hết không? Có phải bạn biết Đức Chúa Trời thực sự không quan tâm bạn cảm nhận như thế nào không? Có bao giờ lý trí bạn nghĩ rằng Lời của Đức Chúa Trời không được viết ra để tranh cãi không?
Đây là dòng sau cùng: Đức Chúa Trời phán ra Lời ấy và Lời ấy đã được vững lập cho đến đời đời rồi, Thi thiên 119:89. Ngài đã phán cùng chúng ta rồi, con đường duy nhứt lên Thiên đàng là phải đi qua Chúa Jêsus, Giăng 14:6; Công Vụ các Sứ Đồ 4:12; Công Vụ các Sứ Đồ 16:31. Ngài đã phán cùng chúng ta rồi, mọi việc lành sẽ không đưa một ai vào đó, Êphêsô 2:8-9; Tít 3:5. Ngài đã lập kế hoạch cứu rỗi của Ngài rõ ràng như pha lê. Nếu bạn muốn sống ngay thẳng và lên Thiên đàng khi bạn qua đời, thế thì bạn sẽ sống như thế theo đường lối của Đức Chúa Trời. Nếu bạn muốn cứ mãi hư mất và qua cõi đời đời trong Địa Ngục, thế thì bạn cứ sống như thế đi và sống theo đường lối của riêng mình. Nói như thế thì quá hẹp hòi đối với bạn và quả nhiên là như thế! Đức Chúa Trời không để điều nầy ra công khai đặng tranh cãi đâu, nhưng Ngài phán rất rõ ràng, cụ thể và quyết chí rằng mọi việc thể nào đã được vững lập rồi! Hãy tranh luận nếu bạn muốn, nhưng tranh luận chẳng đem lại điều ích chi đâu! Hơn nữa, chúng ta là ai mà dám tranh luận với Ngài, Rôma 9:20).
II. MỘT CỨU CHÚA VÔ ĐỐI
A. Ngài vô đối trong ân điển của Ngài (câu 4)Kinh thánh cho chúng ta biết rằng “Ngài phải đi ngang qua xứ Sa-ma-ri”. Hầu hết người Do thái đã đi vòng nhiều dặm đường quanh thành Samari để tránh tiếp xúc với họ. Người Do thái thù ghét người Samari! Họ bị xem là dòng giống thấp kém hơn vì họ ra từ những người Do thái kết hôn với dân Ngoại bị người Asiri đem đặt vào trong xứ.
Cảm tạ Đức Chúa Trời, Chúa Jêsus không hành động giống như bao người khác! Ngài không quan tâm về di sản của họ. Ngài không quan tâm đến việc bị người khác thù ghét. Ngài không quan tâm đến dòng dõi chủng tộc ra từ hạng người thiếu hiểu biết. Ngài hành động trong lãnh vực ân điển! Chúa Jêsus đã đến tại địa điểm đó rồi ngồi bên cái giếng vì Ngài muốn cứu người đàn bà khốn khổ nầy! Ngay cả các môn đồ của Ngài đều bị sốc bởi những gì Chúa Jêsus đã làm, câu 27. Nếu Chúa Jêsus đã hành xử giống như bất kỳ người Do thái nào khác, Ngài đã đi ngang qua người đàn bà nầy và thị trấn của bà ta. Nhưng, Ngài đã trải ân điển ra cho họ và đem ơn cứu rỗi đến cho thành Sikha!
(Lưu ý: Hãy suy nghĩ về việc ấy xem! Nếu bạn và tôi nhận lãnh những gì mình đáng được, chúng ta sẽ không hể có được cái liếc nhìn từ Đức Chúa Trời đâu. Nhưng, tôi ngợi khen Đức Chúa Trời vì một sáng Chúa nhật kia, khi Chúa Jêsus phán: “Ta cần phải đi ngang qua Morganton!” Ngài không nhìn vào dân sự trên cơ sở tình trạng què quặt, tội lỗi của chúng ta. Ngài nhìn vào chúng ta qua ánh mắt yêu thương và ân điển! Ngài không phải mù loà đối với tội lỗi của chúng ta, vì nó làm phân rẻ chúng ta ra khỏi Ngài, nhưng ân điển của Ngài bắt cầu qua lỗ hỗng giữa chúng ta và đem Ngài đến gần để ban ơn cứu rỗi cho bạn và cho tôi.
Sự công bình của Đức Chúa Trời buộc bạn và tôi phải chết vì tội lỗi của mình, Rôma 6:23. Nhưng, khi sự công bình kêu la muốn được thỏa, sự thương xót đã đáp lời và Đức Chúa Trời đã sai Chúa Jêsus đến chịu chết trong chỗ của chúng ta trên thập tự giá, Rôma 5:6-8. Giờ đây, trong ân điển, Ngài ban ơn cứu rỗi cho hết thảy những ai sẽ chịu đến và được cứu, Khải huyền 22:17. Hãy nghe, ơn cứu rỗi hết thảy đều là do ân điển! Ơn ấy không nhắm vào những gì bạn có thể dâng hiến hay những gì bạn có thể làm. Ơn ấy nhắm vào những gì Chúa Jêsus đã làm khi Ngài chịu chết vì chúng ta. Ơn ấy nói tới việc bạn ném mình vào tháp ngà rồi nhìn biết bạn không thể tự cứu lấy mình. Ơn ấy nói tới việc bạn tin cậy Ngài và chỉ một mình ân điển của Ngài mới cứu lấy linh hồn của bạn mà thôi).
(Minh họa: Một vị giáo sĩ đang tìm cách dịch Tân Ước ra thổ ngữ địa phương ở châu Phi. Khi ông đến với Giăng 3:16, ông thấy hơi khó ở chữ “tin”. Chẳng có một từ nào tương đương theo lối nói của địa phương. Sau vài tuần lễ chờ đợi, cầu nguyện và làm việc, ông vẫn không thể nghĩ ra cách để dịch chính xác từ ngữ ấy theo phương thức mà dân làng có thể hiểu được.
Thế rồi một ngày kia, khi ông ngồi ở cổng nhà suy nghĩ về từ ngữ nầy, một thiếu niên ở địa phương chạy từ con đường đầy bụi đất đến nhà của giáo sĩ. Cậu thiếu niên chạy tới cổng ngồi phịch xuống cái ghế rồi vừa nói vừa thở hào hễn: “Thiệt là ngon lành khi đặt cả trọng lượng của mình trên chiếc ghế nầy!” Ngay khi ấy, vị giáo sĩ liền hiểu ra rằng ông đã có cách phiên dịch chữ ấy rồi. Vì, đấy là những gì đức tin nơi Chúa Jêsus muốn nói tới! Tin là muốn nói việc đặt toàn bộ đời sống của chúng ta trên Ngài và tin cậy ân điển Ngài nâng đỡ chúng ta).
(Lưu ý: Quí bạn ơi, việc vào Thiên đàng không bao giờ nương vào bạn đâu! Việc ấy nương hoàn toàn vào ân điển của Ngài!)
B. Ngài vô đối trong sự giàu ơn của Ngài (các câu 7-26) Chúa Jêsus trao đổi với người đàn bà nầy cách kiên nhẫn. Ngài bắt lấy bà ta ở chỗ Ngài tìm gặp bà ta rồi tử tế đưa bà ta đến chỗ bà ta cần phải tới đó. Ngài đưa bà ta đến chỗ mà ở đó bà ta sẵn sàng nghe nói về Ngài và về Ngài là ai. Thế thì, khi Ngài tỏ chính mình Ngài ra cho bà ta biết, câu 26, bà ta đã ở tại một chỗ mà ở đó bà ta sẵn sàng để tin theo Ngài.
(Lưu ý: Đấy là cách thức mà Chúa luôn luôn làm với con người. Ngài bắt lấy chúng ta ở nơi Ngài tìm gặp chúng ta rồi tử tế đưa chúng ta đến chỗ có đức tin nơi Ngài. Ngài luôn luôn là một người rất phong thái! Ngài đứng nơi cửa lòng của người ta rồi gõ, (Minh họa: “Gõ” ở trong thì hiện tại, cách nói chủ động. “Ngài cứ gõ!”). Ngài kiên nhẫn chờ đợi cho tới chừng nào cánh cửa ấy mở ra và Ngài có thể bước vào trong, Khải huyền 3:20. Minh họa: Hầu hết chúng ta là những người đã được cứu có thể xem lại đời sống của mình và nhìn thấy bàn tay nhịn nhục của Đức Chúa Trời đang dẫn dắt chúng ta lên tới điểm của đức tin! Ngợi khen danh Ngài!)
(Lưu ý: Đây là lý do khác tại sao chúng ta không ngã lòng khi chúng ta cầu nguyện cho những người thân bị hư mất. Đức Chúa Trời sẽ hành động trong đời sống của họ, dẫn dắt họ, và bạn không thể nhìn thấy những gì Ngài sẽ làm. Phải kiên nhẫn và cứ giữ sự cầu nguyện. Nếu Chúa đã đặt một gánh nặng trên tấm lòng của bạn vì cớ họ, thì đấy là bằng chứng cho thấy rằng Ngài muốn cứu lấy họ trong thì thuận tiện của Ngài!)
C. Ngài vô đối trong sự ban cho của Ngài (các câu 10-14) Chúa Jêsus hứa với người đàn bà nầy rằng Ngài có thể ban cho bà ta thứ “nước sống”. Ngài hứa với bà ta rằng nước nầy sẽ làm thỏa mãn bà ta nơi chỗ sâu thẳm của linh hồn bà ta. Tôi hình dung có lẽ điều nầy đang hấp dẫn bà ta. Bà ta đã thử mọi loại quan hệ về phần xác để làm thỏa mãn những khao khát sâu sắc của linh hồn mình và hết thảy họ đã bỏ bà ta lại trống không và khao khát. Tình dục không làm cho bà ta thấy thỏa mãn. Hôn nhân năm lần đã không làm cho bà ta thỏa mãn. Sống trong chỗ sâu thẳm của tội lỗi bên rìa xã hội đã không đem lại hạnh phúc cho bà ta. Ở đây, Chúa Jêsus hiến cho bà ta một cơ hội để tìm cho ra thứ mà bà ta đang trông tìm, chỉ bởi việc nhận lấy sự ban cho của Ngài.
(Lưu ý: Từ ngữ “uống” ở các câu 13 và 14 rất hay đối với ngày nay. Ở câu 13, chữ “uống”“thì hiện tại, lối nói chủ động”. Những gì Chúa Jêsus đang nói ở trong câu 13 là như vầy đây: “Mặc dù ngươi cứ uống nước của giếng nầy mãi, ngươi sẽ khát hoài”. Tuy nhiên, chữ “uống” ở câu 14 ở trong “thì bất định, lối nói chủ động”. Ở câu 14, Chúa Jêsus đang nói: “Nhưng hễ ai chịu uống nước ta cho, người ấy sẽ chẳng hề khát nữa …”.
Nói khác đi, Chúa Jêsus đang hứa rằng chỉ một chuyến đi với Ngài sẽ làm vui thỏa linh hồn cho đến đời đời. Quí bạn ơi, bạn có thể thử hết mọi thứ đi, và nếu bạn đã thử, tôi nghĩ tôi dám nói thẳng rằng việc ấy sẽ bỏ bạn lại trong trống không và không thỏa lòng đâu. Thế nhưng, nếu bạn chịu đến với Chúa Jêsus, tiếp nhận Ngài vào tấm lòng và đời sống của bạn, Ngài sẽ cứu bạn và làm thỏa mãn cho đến đời đời nổi khát khao sâu sắc nhất trong tấm lòng của bạn! Bạn sẽ uống từ cái giếng không bao giờ làm cho thỏa mãn, hay bạn sẽ uống từ một dòng suối không bao giờ thất bại trong việc cung ứng sự thỏa mãn trọn vẹn và tuyệt đối?)
(Lưu ý: Chúa Jêsus ban hiến cho điều gì vậy? Ngài đang hiến cho sự thỏa lòng và ơn cứu rỗi cho linh hồn bạn. Ngài đang hiến cho bạn cơ hội để mọi tội lỗi của bạn được tha. Ngài đang hiến cho bạn cơ hội để làm hòa lại với Đức Chúa Trời. Ngài đang hiến cho bạn cơ hội để bỏ qua Địa Ngục rồi đi thẳng đến Thiên đàng khi bạn qua đời. Vậy, phải nắm lấy cái nào đây? Chẳng có nắm bắt chi hết! Mọi sự Ngài đòi hỏi từ nơi bạn là mọi sự! Ngài muốn bạn đến trước mặt Ngài, tự xưng mình là một tội nhân và nhơn đức tin kêu cầu Ngài. Ngài muốn bạn nắm lấy sự chết của Ngài trên thập tự giá như sự trả giá cho tội lỗi của bạn. Ngài muốn bạn tin những gì Kinh thánh nói về Ngài và Ngài muốn bạn tiếp lấy mọi sự ấy trên cơ sở đức tin, Rôma 10:9. Nếu bạn chịu làm theo như thế, Ngài sẽ cứu lấy bạn và Ngài sẽ làm thỏa mãn linh hồn bạn. Mọi lôi cuốn của đời nầy sẽ mất đi cái nắm bắt của chúng trên bạn. Ngài muốn cứu lấy bạn và Ngài muốn làm cho bạn được thỏa mãn! Đấy là lý do tại sao Ngài là Cứu Chúa vô đối!)
III. ƠN CỨU RỖI DIỆU KỲ
A. Có một sự thay đổi trong sinh hoạt của bà ta (câu 28) Khi bà ta nghe được Chúa Jêsus là Đấng Mêsi, câu 26. Bà ta có mọi thông tin cần thiết rồi. Bà ta quên bẳng đi sứ mệnh của mình là lấy nước từ cái giếng kia, câu 7. Giờ đây, bà ta muốn nói cho nhiều người khác biết về giếng nước sống mà bà ta đã kinh nghiệm! Cái “giếng phun” ấy Chúa Jêsus đã nói ở câu 14 đang khởi sự tuôn tràn ra và bà ta không thể giữ nó được. Bà ta đang sống khác biệt và bà ta muốn nhiều người khác cũng kinh nghiệm cái giếng ấy nữa!
(Lưu ý: Đây là điều mà Chúa Jêsus đã làm trong từng đời sống mà Ngài cứu chuộc. Ngài thay đổi hạng tội nhân cũ rích trở thành những con người mới, II Côrinhtô 5:17. Những sinh hoạt xưa cũ và mọi lôi cuốn của tội lỗi và thế gian mất đi sức quyến rũ của chúng đối với hạng thánh đồ được lại sanh của Đức Chúa Trời. Họ biết họ đã được cứu, họ biết họ đang sống khác biệt và họ muốn nhiều người khác nghe nói thể nào Chúa Jêsus cũng có thể làm thay đổi họ nữa! Khi Chúa Jêsus ngự vào, Ngài sẽ thay đổi mọi sự! Bạn sẽ ăn ở khác đi, bạn sẽ nói năng khác đi và bạn sẽ suy nghĩ khác đi. Bạn sẽ có một đời mới và chẳng có điều chi giống như thế cả! Bạn sẽ trở thành một người mới từ đầu đến chơn, và từ trong ra ngoài).
B. Có sự thay đổi trong sự tiếp cận của bà ta (các câu 28-29) Hãy chú ý, bà ta chạy đi nói cho nhiều người đàn ông biết về Chúa Jêsus. Tại sao lại là những người đàn ông chứ? Hết thảy họ đều quen biết bà ta, có lẽ nhiều người quen biết bà ta rất mật thiết nữa là! Những người đàn bà khác đã thù ghét bà ta, còn những người đàn ông thì yêu mến bà ta. Vì vậy, bà ta chạy đến với những người nào đã dự vào lối sống tội lỗi của bà ta. Hãy tưởng tượng xem thể nào tính tò mò của họ bị chạm đến khi bà ta đang chạy đến hướng của họ. Tuy nhiên, lần nầy thì mọi việc lại ra khác đi! Giờ đây, bà ta không nói về một dịp hẹn hò; bà ta đang nói tới sự cứu chuộc. Bà ta không đến để sắp xếp một cuộc hẹn hò với một gã đàn ông; bà ta đã đến để nói tới ân điển diệu kỳ. Bà ta không đến để tìm một cuộc hẹn; bà ta đã đến để nói về một Đấng Cứu Thế! Phải, bà ta đang sống khác biệt, và những ai quan biết bà ta nhiều nhất, họ đang nhìn thấy sự thay đổi trước tiên!
(Lưu ý: Một lần nữa, khi ơn cứu rỗi là hiện thực, sẽ có một sự thay đổi trong đời sống của bạn. Bạn bè cũ sẽ nhìn thấy sự khác biệt và không còn nhìn thấy những sinh hoạt quen thuộc mà bạn thường hay có trước khi bạn gặp gỡ Chúa Jêsus. Mọi sự đà thay đổi khi bạn gặp gỡ Ngài!)
(Minh họa: Khi Jack Eckerd, chủ nhân và là sáng lập chuỗi cửa hàng Eckerd Drug đã được cứu, việc đầu tiên ông đã làm là đi thẳng vào một cửa hàng rồi đi xuống kệ sách và ông nhìn thấy quyển Playboy và Penthouse. Và ông đã xem sách ấy nhiều lần trước đây, song nó không hề làm cho ông phải bối rối. Giờ đây, ông nhìn xem chúng bằng ánh mắt mới. Ông đã trở thành một Cơ đốc nhân.
Ông đi trở lại văn phòng mình. Ông gọi nhân viên đến, ông nói: "Hãy lấy quyển Playboy và Penthouse ra khỏi cửa hàng của tôi". Nhân viên đáp: "Thưa ông Eckerd, ông không nên làm thế. Chúng ta đã tốn ba triệu đôla một năm về loại sách nầy". Ông nói: "Hãy đem chúng đi khỏi cửa hàng của tôi". Và trong 1.700 cửa hàng trên khắp nước Mỹ, bởi quyết định của một người, các loại tạp chí tục tỉu nầy đã bị dời khỏi các kệ sách vì một người đã dâng đời sống mình cho Đấng Christ. Về sau, Chuch Colson, là người hướng dẫn ông Eckerd đến với đức tin nơi Chúa Jêsus mời Jack Eckerd đến. Ông nói: "Tôi muốn dùng câu chuyện ấy. Có phải ông sống như thế vì cớ ông đã đầu phục Đấng Christ không?" Ông đáp: "Mắc cái gì tôi phải tốn ba triệu đôla? Chúa sẽ không để cho tôi đá lại mũi đót đâu".
Mặc dù ảnh hưởng của Jack Eckerd, các cửa hàng khác cũng làm theo y như vậy và rất nhiều nơi hưởng ứng theo. Và trong khoảng thời gian 12 tháng, 11.000 cửa hàng tiêu thụ lẽ ở Hoa kỳ đã cất bỏ quyển Playboy và Penthouse, không phải vì ai đó đã lập luật, mà vì Đức Chúa Trời không để cho một trong những người của Ngài đá lại mũi đót. Đấy là điều đem lại sự thay đổi.
--James S. Hewett, Illustrations Unlimited (Wheaton: Tyndale House Publishers, Inc, 1988) pp. 46-48.)
C. Có sự thay đổi trong sự công nhận của bà ta (câu 29) Hãy chú ý thể nào người đàn bà nầy đã đi từ chỗ không biết Chúa Jêsus đến chỗ rao báo Ngài là Đấng Mêsi. Ở câu 9, Ngài là một “người Giuđa”. Ở câu 11, bà ta gọi Ngài là “chúa”. Ở câu 19, bà ta xem Ngài là một “đấng tiên tri”. Đến câu 29, bà ta đạt tới chỗ mà ở đó bà ta gọi Ngài là “Đấng Christ”. Bà ta nhìn thấy Ngài là nhu cần của linh hồn bà ta. Bằng cách nào bà ta đi từ chỗ đối kháng đến chỗ chấp nhận chứ? Bà ta đã được dẫn dắt thật tử tế, bởi Chúa. Ngài đã đưa bà ta đi từ chỗ chẳng biết chi hết về Ngài đến chỗ nhìn thấy Ngài là nguồn hy vọng duy nhứt của bà ta chỉ trong mấy phút đồng hồ. Đây là công tác của ân điển!
(Lưu ý: Quí bạn ơi, nếu bạn mong được cứu, bạn phải đến tận chỗ mà ở đó bạn hiểu rõ Chúa Jêsus là nguồn trông cậy duy nhứt của bạn, Công Vụ các Sứ Đồ 4:12. Nếu bạn chịu bước theo sự sáng mà Chúa ban cho bạn, Ngài sẽ dẫn bạn đến chỗ đó!)
Phần kết luận: Có phải bạn đã được cứu hôm nay? Có phải bạn đến tận chỗ trong đời sống của bạn mà ở đó bạn đang tin cậy Chúa Jêsus và chỉ một mình Ngài để linh hồn đời đời của bạn được cứu? Nếu chưa, thế thì bạn cần phải lo làm việc ấy ngay bây giờ đi. Nếu bạn chịu đến với Ngài, Ngài ắt sẽ cứu bạn.

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

Giăng 3:16-17: "Đức Chúa Trời có thực sự cứu linh hồn tôi không?"


Giăng 3:16-17

Đức Chúa Trời có thực sự cứu linh hồn tôi không?

Phần giới thiệu:

Trong phân đoạn này, hãy nhắm vào chi tiết cuộc trao đổi giữa Chúa Jêsus và Nicôđem, Chúa phán rất rõ ràng, rằng Ngài đã đến thế gian để cung ứng ơn cứu rỗi cho tất cả mọi người. Vấn đề cứu rỗi có tầm quan trọng sống còn cho từng người theo cách nói của tôi, và trên khắp thế giới. Bạn thấy đấy, những gì bạn làm về ơn cứu rỗi của bạn sẽ quyết định nơi bạn sẽ qua cõi đời đời.

Trước khi chúng ta đi sâu hơn vào sứ điệp nầy, tôi muốn đưa ra một sự xác định. Chúng ta thường quên rằng là Cơ đốc nhân chúng ta giống như một nhóm cộng đồng nhỏ vậy. Cái điều tôi muốn nói, ấy là chúng ta có ngôn ngữ riêng và đôi khi những điều chúng ta nói chỉ đơn giản gây khó hiểu đối với những ai không biết biệt ngữ của chúng ta. Một từ mà tôi muốn xác định hôm nay là từ mà Chúa Jêsus đã dùng ở câu 17. Chúa Jêsus nói cho chúng ta biết rằng Ngài không đến thế gian để xét đoán thế gian, mà thế gian ấy, nhờ Ngài, sẽ được "cứu". Đó là từ “cứu” mà tôi muốn xem xét trong giây lát.

Chúng ta gắn từ ấy vào khắp bài giảng và trong lời làm chứng của chúng ta, nhưng người nào chưa được cứu có thể không hiểu những gì chúng ta muốn nói khi chúng ta sử dụng từ “cứu” đó. Vì vậy, để làm sáng tỏ bất kỳ một sự nhầm lẫn nào, tôi muốn nói cho bạn biết những gì từ ngữ đó muốn nói! Từ "cứu" xuất thân từ chữ Hylạp "sozw" (đọc là - sode 'zo). Từ này sát nghĩa có ý nói: "cứu vớt, giữ cho an toàn, giải cứu khỏi nguy hiểm hoặc khỏi sự hủy diệt”.

a) cứu một người (khỏi chấn thương hay nguy hiểm)

1) cứu một người đau khổ (khỏi hư mất), nghĩa là, một người đau khổ do bịnh tật, chữa lành, phục hồi sức khỏe.

2) để bảo tồn một người đang ở trong tầm nguy hiểm, cứu hay giải cứu.

b) cứu theo ý nghĩa Kinh Thánh, rất tiêu cực:

1) cứu khỏi án phạt của Đấng Mêsi

2) cứu khỏi những điều ác gây cản trở việc tiếp nhận ơn giải cứu của Đấng Mêsi.

Nếu từ này có ý nói như thế, thì tại sao chúng ta sử dụng nó nói tới linh hồn? Bởi vì, con người trong thể trạng tự nhiên, là một tội nhân, Rôma 3:23. Khi chúng ta đến với thế gian này, chúng ta đến đây dưới một bản án tử hình, Rôma 6:23. Trừ phi một người đã được "cứu", thế thì họ sẽ chết trong tội lỗi của họ và họ sẽ sống đời đời trong địa ngục, mãi mãi tách khỏi sự hiện diện và quyền phép của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Bây giờ, không có người nào biết suy nghĩ lại muốn điều đó xảy ra với họ! Vì vậy, chúng ta phải biết làm thể nào chúng ta được cứu. Đấy là điều mà tôi sẽ giải thích khi sứ điệp nầy mở ra.

Bây giờ, chúng ta biết được cứu rỗi là có ý nghĩa ra sao rồi, và tôi nghĩ hết thảy chúng ta đều muốn sự ấy cho bản thân mình, chúng ta sắp sửa tìm ra phương thức để được cứu đó. Mọi sự còn lại chỉ là một thắc mắc: "Đức Chúa Trời có thực sự cứu linh hồn tôi không?" Nghĩa là, nếu bạn làm theo những gì Kinh Thánh chép và tiếp nhận chương trình cứu rỗi của Ngài, thì Đức Chúa Trời có thực sự cứu bạn và giữ bạn ở ngoài địa ngục không? Đó là câu hỏi mà tôi muốn giải đáp sáng nay. Đức Chúa Trời có thực sự cứu linh hồn tôi không? Tôi nói: "Có đấy, Ngài sẽ cứu đấy!" Cho phép tôi cung ứng cho bạn thấy ba lý do tại sao.

I. LỜI HỨA CỦA RÔI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

A. Đây là một lời hứa từ ngàn xưa - Ban đầu, khi Đức Chúa Trời dựng nên con người theo ảnh tượng của Ngài và con người quyết định phạm tội nghịch cùng Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đã lập một lời hứa với Êva trong Vườn Êđen, Sáng thế ký 3:15. Đức Chúa Trời hứa cung ứng một phương tiện cứu rỗi thậm chí còn xưa hơn thế nữa. Khải huyền 13:8 cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus là "Chiên Con đã bị giết từ lúc sáng thế". Phierơ còn đi xa hơn, I Phierơ 1:20 chép: "đã định sẵn trước buổi sáng thế". Mấy câu nầy cho chúng ta biết, ngay cả trước khi có một tội nhân để cứu, trước khi có một tội lỗi để tẩy sạch, Chúa đã xây dựng một chương trình để chuộc những kẻ có tội. Thuộc về Ngài là một chương trình xưa hơn con người, xưa hơn tội lỗi, xưa hơn Satan và xưa hơn cả địa ngục. Lời hứa cứu rỗi của Đức Chúa Trời là một lời hứa từ ngàn xưa sẽ không bao giờ thất bại!

(Minh họa: Ngay cả trong Cựu Ước, có những cái nhìn thoáng qua rất vinh hiển về lời hứa cứu vớt tội nhân của Đức Chúa Trời, Êsai 45:22;. Êsai 43:11. Đức Chúa Trời luôn luôn và sẽ luôn luôn là một Đức Chúa Trời hay cứu rỗi. Lời hứa cứu rỗi của Ngài là xa xưa y như chính mình Đức Chúa Trời vậy, tuy nhiên lời hứa ấy là mới mẻ y như cái ngày mà bạn nhơn đức tin kêu cầu Ngài.

B. Đây là một lời hứa đang hiện thực - Trong khi lời hứa của Đức Chúa Trời là xưa hơn thế gian và thậm chí còn xưa hơn loài người, lời hứa ấy vẫn có tất cả quyền phép của Đấng Toàn Năng ở đằng sau nó. Lời hứa ấy có giá trị cho hôm nay cũng như nó đã từng có giá trị vậy. Lưu ý: Giăng 5:24; Giăng 3:16; Công Vụ các Sứ Đồ 16:31. Lời hứa này không hề và sẽ không bao giờ bị mất đi quyền phép tuyệt vời của nó. Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời hay cứu vớt và không một điều gì sẽ làm thay đổi chân lý ấy!

C. Đây là một lời hứa rộng mở - Lời hứa cứu rỗi của Đức Chúa Trời không bị hạn chế đối với một người Do thái được chọn, nhưng đó là một lời hứa được hiến cho tất cả mọi người. Có một vài phân đoạn chỉ ra sự thật này. Khải huyền 22:17; Giăng 6:37; Rôma 10:13. Giăng 6:47, chỉ nêu một vài phân đoạn thôi. Rõ ràng là từ những câu nói này mà bất cứ ai ý thức được nhu cần cứu rỗi đều có thể được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời, Giăng 7:37. Yêu cầu duy nhất để dự vào chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời, ấy là chương trình ấy chỉ dành cho hạng tội nhân mà thôi! Nếu bạn sống nhơn đức thì bạn không thể được cứu đâu. Nếu bạn là công bình, bạn không thể được cứu. Chúa Jêsus đã đến để cứu kẻ bị mất và chỉ cứu họ mà thôi - Mác 2:17.

(Minh họa: Thực tế cho thấy chúng ta hết thảy đều là tội nhân, Rôma 3:23;.... Galati 3:22. Vì vậy, hết thảy chúng ta đều xứng đáng theo các điều khoản của sự cứu rỗi. Vấn đề là, không phải ai cũng sẵn sàng thú nhận tội lỗi của mình. Tuy nhiên, Kinh Thánh nói cho chúng ta biết, chúng ta đang ở trong tình trạng xấu xa tẻ tách ngoài Đức Chúa Trời, Êsai 53:6. Thực vậy, Kinh thánh cho chúng ta biết rằng thứ tốt nhất chúng ta có thể tạo ra từ chính nỗ lực riêng của mình chỉ là một đống giẻ rách thối tha, bẩn thỉu ở trước mặt Đức Chúa Trời Toàn Năng, Êsai 64:6. Nói đơn giản, chúng ta cần những gì Đức Chúa Trời hiến cho chúng ta trong chương trình cứu rỗi của Ngài).

I. Lời hứa cứu rỗi của Đức Chúa Trời

II. QUYỀN PHÉP CỨU RỖI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

(Bây giờ chúng ta biết Chúa đã hứa sẽ cứu những ai tiếp nhận chương trình cứu rỗi của Ngài, chúng ta cần phải biết Ngài sẽ làm những gì Ngài phán Ngài sẽ làm. Đức Chúa Trời làm cách nào để đưa con người đến với chính mình Ngài? Và, khi một tội nhân chạy đến với Đức Chúa Trời để được cứu rỗi, làm sao người ấy (nam hay nữ) biết được Đức Chúa Trời sẽ làm những gì Ngài đã hứa? Có lẽ nên dành một vài phút nhìn vào quyền phép cứu rỗi của Đức Chúa Trời sẽ làm cho rõ ràng bất kỳ một sự nhầm lẫn nào).

A. Ngài có quyền phép kêu gọi tội nhân - Không một ai có thể được cứu khi họ cảm thấy thích được cứu! Kinh Thánh chép rằng tội nhân ở ngoài Đức Chúa Trời thì đã chết, Êphêsô 2:1. Nghĩa là, họ chẳng có sự sống thuộc linh và không thể tiếp cận với Đức Chúa Trời bằng sức riêng của họ, Rôma 3:11. Cách duy nhất tội nhân có thể được cứu là họ phải được Đức Chúa Trời kêu gọi - Giăng 6:44; Giăng 6:65. Sự cứu rỗi là một quá trình luôn luôn bắt nguồn với Đức Chúa Trời ở trên trời! Sự ấy không bao giờ bắt đầu với con người! (Minh họa: Đừng lo lắng, tôi tin rằng Đức Chúa Trời ban cho mỗi người một cơ hội - Giăng 1:9).

(Minh họa: Đừng bao giờ lạm dụng Đức Chúa Trời. Khi Ngài kêu gọi, ấy là lúc bạn có thể đến với Ngài - II Côrinhtô 6:2. Đức Chúa Trời không có bổn phận kêu lại lần nữa đâu. Đừng trông mong vào thời gian – Châm ngôn 27:1; Giacơ 4:14. Đồng thời, đừng tránh né những lần kêu gọi lặp đi lặp lại của Đức Chúa Trời-. Châm 29:1).

B. Ngài có quyền phép biến đổi tội nhân - Khi tội nhân đặt đức tin mình nơi Đức Chúa Jêsus Christ để được cứu, Đức Chúa Trời thực hiện công tác của ân điển cách có quyền trên đời sống của họ, công tác ấy không thể giải thích được bằng từ ngữ của con người. Nhiều việc thuộc bổn tánh thuộc linh sâu sắc diễn ra, những việc ấy làm cho lý trí phải chùn lại. Những gì tôi trình bày ở đây chỉ là một vài điều để giúp cho bạn hiểu:

1. Mọi tội lỗi ngay lập tức và hoàn toàn được tha thứ - Thi thiên 103:12; Êsai 38:17; Êsai 43:25; Giêrêmi 50:20; Michê 7:19, I Giăng 01:07.

2. Tội nhân trở thành con cái của Đức Chúa Trời - I Giăng 3:1-2

3. Tội nhân được cứu ra khỏi tội lỗi

a) Quyền lực của tội lỗi – Rôma 6:14

b) Án phạt của tội lỗi - Rôma 5:09; 8:01; Giăng 5:24 (được cứu!)

c) Sự hiện diện của tội lỗi - Khải huyền 21:27

4. Tội nhân trở thành người đồng kế tự với Đấng Christ - Rôma 8:17

5. Tội nhân kế tự một quê hương ở trên trời - Giăng 14:1-3; I Côrinhtô 2:09; Khải huyền 21:04.

6. Tội nhân trở nên một thánh đồ -

(Minh họa: I Côrinhtô 1:2 - Ngay cả những con người xác thịt được gọi là “Thánh đồ”).

Khi Chúa Jêsus cứu bạn, Ngài thay đổi bạn cho đến đời đời - II Côrinhtô 5:17.

(Minh họa: Có người Ngài đã thay đổi bởi quyền phép của Ngài: Saulơ - Công Vụ các Sứ Đồ 9; Nicôđem - Giăng 3, 7, 19; Batimê - Mác 10; Xachê - Luca 10, Tên cướp đáng chết kia - Luca 23; v.v…).

(Minh họa: Sự ấy có thể không chứng minh bất cứ điều gì cho bạn, nhưng tôi biết rõ Ngài đã làm gì cho tôi, và đó là tất cả các bằng chứng cần thiết).

(Minh họa: có nhiều tài liệu tham khảo và phước hạnh có thể kể ra, song bất nhiêu là đủ để chứng minh rằng khi Đức Chúa Trời cứu tội nhân, Ngài có quyền phép làm thay đổi họ cho đến đời đời).

C. Ngài có quyền phép để bảo tồn Thánh đồ - Khi Đức Chúa Trời kêu gọi và kẻ bị hư mất đáp ứng với sự kêu gọi đó và họ tiếp nhận Chúa Jêsus vào trong đời sống của họ, thì có thể nào người đó rơi vào chỗ bị hư mất trở lại không? Có phải người được cứu lại phải lo về việc không cứ cách nào đó họ lại trở thành "chưa được cứu" không? Có nhiều hệ phái và nhiều người khác họ sẽ nói “có”. Tuy nhiên, Kinh Thánh nói khác đi. Bạn thấy đấy, không những Đức Chúa Trời có quyền phép để kêu gọi và biến đổi tội nhân. Ngài cũng có quyền phép để giữ cho họ được cứu mãi mãi! Có một số câu chứng minh sự thật nầy - I Phierơ 1:05; Giăng 3:16-17; Giăng 10:28; Giăng 6:37; Giăng 6:47; Rôma 8:38-39; Hêbơrơ 6:1-4. Ngay cả từ ngữ "cứu" mất hết năng lực và ý nghĩa nếu người "được cứu" vẫn còn có nguy cơ bị hư mất. Nếu tôi có thể mất đi ơn cứu rỗi của mình trước khi tôi lên Thiên đàng, thế thì tôi không thể được cứu cho tới khi trước hết tôi được lên nơi đó. Nếu điều đó là đúng, thì không có ơn cứu rỗi chân chính nào ở mặt nầy của cõi đời đời! Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời khi ơn cứu rỗi đã được ban ra, ơn ấy không thể và sẽ không diễn lại một lần nữa! I Têsalônica 5:23; II Timôthê 1:12.

(Minh họa: Cảm tạ Đức Chúa Trời, có quyền phép nơi Chiên Con để cứu tội nhân!)

I. Lời hứa cứu rỗi của Đức Chúa Trời

II. Quyền phép cứu rỗi của Đức Chúa Trời

III. ĐIỀU KHOẢN CỨU RỖI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

A. Ngài cung ứng một sự thay thế quí báu - Khi con người phạm tội trong vườn, con người gánh chịu sự rủa sả của Đức Chúa Trời. Đối với một người đã được chuộc, một người đã phải chết. Tuy nhiên, không chỉ bất kỳ người nào cũng được chuộc đâu. Đấng chịu chết phải là một con người trọn vẹn. Đấng ấy không có tội và không có bất kỳ một sự gian ác nào. Đức Chúa Trời, nhìn biết nhu cần của chúng ta và sự bất lực của chúng ta không thể làm gì được cho bản thân mình, đã cung ứng một sự thay thế hoàn hảo. Ngài đã ban cho chúng ta chẳng ai khác hơn Con yêu dấu của Ngài, là Đức Chúa Jêsus Christ. Thực vậy, sự ban cho của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ minh chứng tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho bạn và tôi - Giăng 3:16; Rôma 5:6-8.

(Minh họa: Có thể bạn không thể hiểu được sự việc ấy sáng nay, nhưng khi Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá, Ngài đã gánh lấy chỗ của bạn. Ngài đã chịu chết vì bạn - Êsai 53:6;. Mathiơ 20:28; Giăng 1:29, I Timôthê 2:6; Hêbơrơ 2:9, I Giăng 2:1-2).

(Minh họa: Khi Chúa Jêsus còn ở trên thập tự giá, Đức Chúa Trời chuyển tội lỗi của bạn sang Chúa Jêsus và Ngài chịu chết để trả giá của bạn trên thập tự giá -. II Côrinhtô 5:21).

B. Ngài cung ứng một của lễ trọn vẹn - Khi Chúa Jêsus còn ở trên thập tự giá, sự chết và sự hy sinh của Ngài đủ để cung ứng nhu cần cứu rỗi của toàn thế gian. Ngài đã phó chính mình Ngài, một lần đủ cả, để chúng ta có thể được buông tha khỏi cái nắm bắt của tội lỗi và chúng ta có thể trải nghiệm ơn cứu rỗi trọn vẹn của Đức Chúa Trời, là ơn sẵn có nhờ vào Đức Chúa Jêsus Christ!

(Minh họa: Lưu ý: Thuộc về Ngài là một sự hy sinh trọn vẹn. Sự hy sinh ấy sẽ không bao giờ phải làm lại - Hêbơrơ 9:24-28; Hêbơrơ 10:10-14, và sự ấy là của lễ một lần đủ cả! Nhiều người trong thời của chúng ta muốn làm khác đi, họ không cần huyết của Chúa Jêsus. Xin cho tôi được phép nhắc nhở bạn rằng nếu không huyết quí báu của Ngài, thì sẽ chẳng có ơn cứu rỗi khả thi nào cho bất cứ ai hết? Hêbơrơ 9:22; I Phierơ 1:19-20; Khải huyền 1:5. Có nhiều người nghĩ xa xôi lắm, họ cho rằng: một ít tôn giáo là đủ rồi. Tôn giáo không thể cứu được; không một nghi lễ hoặc thực hành nào cứu được ai. Chẳng có điều chi cứu được trừ ra đức tin nơi huyết đổ ra của Chiên Con Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Jêsus Christ - Êphêsô 2:8-9).

C. Ngài cung ứng một chương trình cứu rỗi - Giờ đây, chúng ta đến với thắc mắc rất quan trọng. Nếu Đức Chúa Trời hứa cứu con người, nếu Ngài có quyền phép để cứu họ và nếu Ngài đã cung ứng phương tiện để cứu họ, thì làm thế nào để một người được cứu? Câu trả lời được thấy có trong những câu Kinh thánh chúng ta đọc sáng nay - Giăng 3:16-17. Kinh Thánh nói cho chúng ta biết một người chẳng thể làm gì được để được cứu ra khỏi tội lỗi của họ. Câu trả lời là phải tin nơi Ngài! Điều này được giải thích cho chúng ta một cách chi tiết trong Rôma 10:9-10. Mấy câu nầy cho chúng ta biết muốn được cứu, chúng ta phải công nhận những lời tuyên xưng của Đấng Christ và chúng ta phải chuyển đức tin của chúng ta ra khỏi các việc làm, tôn giáo, nỗ lực bản thân, tự xưng công bình, bất cứ điều gì chúng ta đang tin theo và tin cậy Chúa Jêsus và chỉ một mình Ngài để linh hồn chúng ta được cứu. Sự cứu rỗi rất đơn giản - Công Vụ các Sứ Đồ 16:31; Rôma 10:13, nhưng con người lại muốn làm cho ơn cứu ấy ra phức tạp. Việc tốt nhất chúng ta có thể làm là chỉ nắm lấy Đức Chúa Trời nơi Lời của Ngài và tiếp nhận ơn cứu rỗi như nó vốn có thật vậy: Sự ban cho của Đức Chúa Trời, Rôma 6:23.

Phần kết luận: Có thể ai đó ở đây sáng hôm nay và bạn đã bị hành hại với những nghi ngờ về ơn cứu rỗi. Có thể có những người biết rõ họ chưa được cứu. Nhưng, hôm nay, Đức Thánh Linh đã phán với lòng bạn và bạn đã sẵn sàng để đến với Chúa. Đức Chúa Trời đang kêu gọi và bạn biết những gì mình có cần. Bạn có thể đưa ra câu hỏi: "Đức Chúa Trời có thực cứu linh hồn tôi không?" Tôi mời bạn nhận ra cho chính mình rằng Đức Chúa Trời có thể! Bạn biết rõ tấm lòng của bạn và mọi sự tôi yêu cầu bạn thực hiện hôm nay là lắng nghe tiếng kêu gọi của Thánh Linh Đức Chúa Trời trong tâm hồn của bạn. Nếu bạn cần điều gì đó từ nơi Chúa sáng nay, tôi thách bạn hãy đến để nhận lấy ơn ấy ngay bây giờ. Liệu bạn có quyết định đến với Chúa hôm nay không?